PHỤ LỤC B.
HỆ THỐNG SƠ ĐỒ - BẢN ĐỒ - LƯU ĐỒ
Hình B. 1. Liên hệ phát triển kinh tế với các cùng kinh tế trọng điểm tỉnh Bình Thuận.
Hình B. 2. Vị trí các dự án du lịch năm 2006 và năm 2010.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tổng Hợp Các Tiêu Chí Đánh Giá Của Ngành Titanium Và Du Lịch.
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 8
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 9
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Hình B. 3. Hạ tầng giao thông ven biển 2006 và năm 2010.
Hình B. 4. Khu vực khai thác titanium Thiện Ái – Hòa Thắng năm 2006 và năm 2010
Hình B. 5. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil27 Công nghệ luyện xỉ titanium
truyền thống là công nghệ luyện trực tiếp quặng ilmenit trong lò điện hồ quang dòng điện xoay chiều. Trải qua thời gian, công nghệ này đã được cải tiến khá nhiều. Đầu tiên luyện trong lò hồ quang kiểu hở, sau đó luyện trong lò kiểu kín. Hàm lượng TiO2 trong xỉ cũng thay đổi khá nhiều, thường 70-75% TiO2, sau nâng lên 80-90% TiO2, gần đây đã nâng lên rất cao tới 95% TiO2.
Để sản xuất được loại xỉ titanium rất giàu TiO2 người ta đã phải dùng thêm khí oxy để trợ giúp khi tháo sản phẩm xỉ ra khỏi lò. Ngày nay để cải thiện công nghệ luyện xỉ titanium trên thế giới đang thử nghiệm áp dụng theo bốn hướng khác nhau:
Hướng 1. Khí thải của lò luyện được tận dụng để gia nhiệt trước quặng ilmenit trước khi đưa vào lò luyện. Nhờ đó mà cải thiện được một số chỉ tiêu công nghệ luyện, đặc biệt chỉ tiêu chi phí điện năng và chi phí điện cực graphit được giảm đi nhiều. Công nghệ này thực hiện ở các nhà máy của các hãng: Namakwa Sands, Ticor South Arica.
Hướng 2. Ilmenit được hoàn nguyên trước để chuyển hầu hết sắt oxit thành sắt kim loại, sau đó
mới luyện trong lò điện hồ quang nhận xỉ titanium. Tiến bộ này cải thiện được một số chỉ tiêu công nghệ, nhờ đó mà giảm được chi phí điện năng và điện cực graphít.
Hướng 3. Luyện xỉ ti tan trong lò điện hồ quang dòng điện một chiều. Đây là một hướng công nghệ rất mới, có nhiều ưu điểm: Năng suất lò cao, thiết bị gọn nhẹ hơn, chi phí vận hành thấp hơn. Đã áp dụng ở các công ty: Namakwa Sands (NS), Ticor South Arica,Vredenbug và Empangeni in South Arica.
Hướng 4. (Kết hợp hướng 1 và 2). Trước đây người ta thường thiêu hoàn nguyên trong lò quay, ngày nay đã chuyển hướng thiêu trong lò lớp sôi. Quặng sau khi thiêu hoàn nguyên trong lò lớp sôi được chuyển trực tiếp vào luyện trong lò hồ quang, nhờ đó mà tận dụng được nhiệt dư của lò thiêu lớp sôi và đồng thời giảm được chi phí điện năng cho công đoạn
27Nguồn: Website Công ty Hợp Long. http://hoplong.com/index.php?option=com_content&task=view&id=66&Itemid=55
hoàn nguyên sắt nên chi phí điện năng chung cho luyện xỉ titanium giảm đi rất nhiều. Hơn nữa năng suất lò cũng tăng, giảm được sự cố do xỉ sôi dâng trào, chi phí chất hoàn nguyên giảm, chi phí đầu tư và chi phí vận hành giảm đáng kể.
(Nguồn: Tham khảo tài liệu của KS.Cao Văn Hồng - Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim) Hình B. 6. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) từ xỉ titanium (sponge).
Hình B. 7. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) sang các bộ phận của máy bay.
Hình B. 8. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil phổ biến ở Bình Thuận28.
Bơm cát
Quặng cát
Nước
Vít xoắn
Cát thải
Thùng cấp liệu
Hệ thống vít tuyển
Thùng cát thải
Hồ chứa
Thu gom vào bể lắng
Khoáng vật nặng
Hình B. 9. Sơ đồ quy trình tuyển xử lý nước thải trong quá trình quyển quặng.
Hồ nước
Hình B. 10. Các ngành tiêu thụ Titanium trên toàn cầu.
Nguồn: GoldInsider, 2006.
Hình B. 11. Đóng góp ngành du lịch vào GDPthế giới từ 2001 – 2011 và dự báo đến 2021.
Nguồn: Travel and Tourism Economic Impact World 2011 [28](www.wttc.org)
28 Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác titanium tại khu vực Thiện Ái, Bắc Bình.
Hình B. 12. Lượng khách du lịch thế giới giai đoạn 2001 – 2011 và dự báo đến 2021.
Nguồn: Travel and Tourism Economic Impact World 2011 (www.wttc.org)
Hình B. 13. Chỉ số giá titanium của nhà sản xuất giai đoạn 1971 đến 200629.
29 Tham khảo các sự kiện chính làm biến động giá titanium tại Bảng A.10, Phụ lục A.
PHỤ LỤC C.
THÔNG TIN ĐA CHI ỀU VỀ KHAI THÁC TITANIUM
Hộp C. 1. Khảo sát mẫu: Mâu thuẫn trong sử dụng đất, ảnh hưởng và tác động đối với việc lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ven biển tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận có bờ biển dài 192 km với diện tích ven biển chiếm hơn 18% tổng diện tích tự nhiên (781 nghìn hecta) nên có tiềm năng về kinh tế biển rất lớn. Quy hoạch sử dụng đất của khu vực ven biển này được đưa ra với nhiều mục đích: nuôi trồng thủy sản, hạ tầng dịch vụ phụ trợ ngành thủy sản, du lịch sinh thái và khai thác titanium. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, diện tích đất ven biển phần lớn được quy hoạch sử dụng du lịch sinh thái biển và khai thác titanium.
Những mâu thuẫn về nhu cầu sử dụng đất du lịch sinh thái và đất khai thác titanium giữa các cơ quan quản lý, cấp phép sử dụng (Trung ương và địa phương) và các đối tượng sử dụng đất (doanh nghiệp, người dân địa phương) đã dẫn đến việc sử dụng đất thiếu hiệu quả, một số trường hợp sử dụng đất sai mục đích dẫn đến tình trạng nhiều diện tích đất đã có kế hoạch sử dụng (du lịch, đô thị, dự án điện gió) nhưng không thể triển khai do chờ khảo sát trữ lượng titanium của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phần lớn các dự án titanium khai thác tận thu trên đất quy hoạch du lịch sinh thái gây thoái hóa đất và làm giảm chất lượng nước ngầm trong khu vực.
Những nỗ lực hiện nay của chính quyền địa phương là tập trung kiểm soát việc chấp hành các tiêu chuẩn về môi trường của các dự án khai thác titanium đã được cấp phép; cân nhắc kỹ khi lựa chọn dự án, đồng thời đốc thúc Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có đánh giá trữ lượng titanium trên diện tích đất ven biển để tỉnh Bình Thuận triển khai các dự án thế mạnh của địa phương như du lịch, điện gió, thủy sản… nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho tỉnh Bình Thuận.
Nguồn: Thu thập và tổng hợp của tác giả.
Hộp C. 2. Hậu khai thác titanium – tình huống của tỉnh Hà Tĩnh30 (2008)
Hà Tĩnh có tiềm năng lớn về nguồn khoáng sản titan. Chỉ tính riêng danh mục 11 mỏ, điểm quặng khai thác quy mô công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh thì tổng trữ lượng titan của toàn tỉnh hiện đã lên đến 5,4 triệu tấn. Ông Nguyễn Huy Tâm (Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh) nói, kinh doanh titan mang lại những khoản lợi nhuận rất lớn cho chủ đầu tư và khẳng định rằng, titan ở Hà Tĩnh đang được xuất thô cho Đài Loan, Nhật Bản. “Lợi nhuận thực của các dự án titan chẳng ai có thể biết rõ lớn đến đâu vì họ (công ty khai thác) không công bố. Nhưng hậu quả của việc khai thác ồ ạt, không có quy hoạch lại rất rõ”,
30 Trích dẫn từ bài : Ăn xổi… titan!, Thời báo Kinh tế Sài Gòn (24/7/2008). Website: http://www.thesaigontimes.vn/Home/business/trade/5905/
ông Tâm nói.
Hàng loạt hậu quả được ông Tâm nêu ra, như khai thác sâu ven biển làm ngập mặn và ô nhiễm nguồn nước, vận chuyển nguyên vật liệu làm sụt lở đất, toàn bộ thảm thực vật, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá hết. Theo ông Tâm, hệ cây phi lao chắn cát ven biển bị chặt nhiều lần để nhường chỗ cho khai thác titan.
Theo TS. Đào Trọng Hưng, Viện Sinh thái - tài nguyên sinh vật, khai thác titan chắc chắn phải trả giá bằng thảm thực vật mất đi, hệ thống nước ngầm bị ảnh hưởng, nguồn nước bị thối, đục, nước bị ngập mặn, cát biển không được phi lao che chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống dân cư ven biển nhất là vào mùa gió Lào, rồi ô nhiễm tiếng ồn, bụi bặm... Ngoài Mitraco, Công ty Khoáng sản 4 cũng đang có 12 giàn máy vít xoắn khai thác titan và cũng tiến hành lấy đất theo cách của Mitraco.
Ông Hoàng Bá Thuận, ở thôn Song Yên, xã Cẩm Long, thị trấn Thiên Cầm, cho Mitraco thuê 9.000 mét vuông đất với giá 22 triệu đồng trong vòng một tháng nhưng việc đàm phán giao đất chỉ diễn ra giữa hai bên, không có sự hiện diện của chính quyền. Số tiền này tưởng nhiều song cũng chỉ đủ để làm con đường vào nhà, cải tạo vườn, trồng lại cây mà chẳng dôi ra bao nhiêu cho ông.
“Sau khi họ rút đi mảnh đất của gia đình tôi tan hoang hẳn. Không có phi lao, bạch đàn, cát bay ngập trời, ngập cát trong vườn. Họ hứa miệng sẽ trồng lại cây và hoa màu cho gia đình nhưng không thực hiện. Trồng lại cây như cũ phải mất năm năm”, ông Thuận bức xúc. Ông Thuận cũng cho biết, gia đình ông không hề giữ hợp đồng thuê đất mà công ty giữ hết.
Anh Nguyễn Văn Khấn cũng cho Mitraco thuê 4.000 mét vuông đất đổi lấy 14 triệu đồng nhưng sau đó mới thấm thía cái giá phải trả quá đắt. “Nước ăn bị nhiễm phèn, đục ngầu không dùng nổi, phải lọc mới dùng được. Công ty cũng hứa bảo vệ môi trường, khôi phục cây nhưng không làm gì”.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn (24/7/2008)
Hộp C. 3. Bài phỏng vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận.
Từ những năm 2000, UBND tỉnh Bình Thuận đã lập và phê duyệt quy hoạch phát triển CN khoáng sản titan- zircon tại Quyết định số 3894 QĐ/CT-UBBT ngày 9/9/ 2004. Quy hoạch này có bản đồ, tọa độ, vị trí cụ thể, đã khoanh định được 27 điểm mỏ, khoáng sản với diện tích gần 79 km2, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo gần 4 triệu tấn.
Theo quy định của Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2005, Bộ Công thương lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng sa khoáng titan-zircon và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007.Quy hoạch này không có bản đồ, tọa độ, vị trí cụ thể; các số liệu được lấy từ tài liệu quy hoạch của tỉnh phê duyệt năm 2004. Cả hai Báo cáo quy hoạch này hiện không còn phù hợp. Bởi theo quy định của Luật Khoáng sản (sửa đổi), quy hoạch do địa phương lập và phê duyệt không phải là căn cứ để cấp Giấy Phép thăm dò, khai thác, chế biến. Còn quy hoạch do Bộ Công thương lập (được Chính phủ phê duyệt) lại không có bản đồ, vị trí, tọa độ cụ thể, nên cũng không có căn cứ để xác định khu vực nằm trong hoặc ngoài quy hoạch để Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh quản lý, cấp phép khai thác.
* Với quy hoạch như vậy, hoạt động thăm dò, khai thác titan trên địa bàn Bình Thuận được triển khai ra sao?
Tại Bình Thuận hiện có 6 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 7 Giấy phép thăm dò với tổng diện tích gần 1900 ha, trữ lượng theo đề án gần 4 triệu tấn nhưng chưa hoàn tất thủ tục để Bộ cấp phép khai thác.
Hoạt động khai thác titan ở Bình Thuận bắt đầu từ những năm 1991 tại mỏ Chùm Găng (Hàm Thuận Nam) và mỏ Bàu Dòi (Hàm Tân), công nghệ khai thác là những máng gỗ, sau phát triển thành các vít xoắn. Những khu vực đã khai thác titan như Chùm Găng, Bàu Dòi đã bàn giao đất để phát triển du lịch, Bình Nhơn (Bắc Bình) được trồng cây dương đang phát triển tốt. Tổng diện tích đã khai thác khoảng 300 ha, sản lượng 700.000 tấn khoáng vật nặng (KVN). Các mỏ đang khai thác có tổng diện tích 600 ha, sản lượng khoảng 700.000 tấn KVN. Khai thác thu hồi được tiến hành tại Hòa Thắng (Bắc Bình), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Sơn Mỹ (Hàm Tân); hiện tỉnh đã cấp phép khai thác cho 8 đơn vị. Khai thác công nghiệp được triển khai tại Gò Đình- La Gi, Suối Nhum (Hàm Thuận Nam)
* Việc tổ chức khai thác, chế biến titan trên địa bàn được đánh giá như thế nào, thưa ông?
Tại các khu vực đã khai thác titan được trồng cây và phát triển tốt.Những khu vực đang khai thác chưa nhận