sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại; Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác.
1.1.3. Khái niệm du lịch dựa vào di sản
Du lịch di sản văn hóa có nghĩa là đi du lịch để giải trí và học hỏi kiến thức trong môi trường xung quanh bao gồm những thứ do con người tạo ra như là kết quả của cuộc sống xã hội hiện tại trong hệ sinh thái (Feilden và Jokilehto, 1993).
Hall và Zeppel (1990) đề xuất các định nghĩa cho du lịch văn hoá và du lịch di sản. Trước đây, du lịch văn hóa gắn liền với những điểm thu hút trực quan, nghệ thuật trình diễn và các lễ hội, trong khi gần đây thì di sản văn hóa lại liên quan đến các di tích lịch sử, tòa nhà và đài kỷ niệm. Du lịch di sản được gọi là du lịch trải nghiệm vì du khách thường muốn đắm mình trong môi trường lịch sử và trải nghiệm.
Du lịch di sản được mô tả là một hoạt động kinh tế liên quan đến việc sử dụng các tài sản di truyền và văn hoá xã hội để thu hút khách du lịch (Fyall và Garrod, 1998). Du khách hài lòng với các điểm đến di sản văn hoá có xu hướng mở rộng thời gian lưu lại và quay trở lại.
Fyall và Garrod (1998) tin rằng du lịch văn hoá là một loại hình hoạt động kinh tế, nhờ di sản văn hóa, nhằm kích thích nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, Poria và các cộng sự (2001) tuyên bố rằng đó là một hiện tượng dựa trên động lực và nhận thức của du khách hơn là do các thuộc tính thu hút đó. Hơn nữa, Kowalczyk (2008, trang 13) chorằng du lịch văn hoá là "tất cả các hành vi du lịch gắn liền với sự quan tâm thực sự của họ đến các di sản văn hoá (tượng đài, văn hoá dân gian, địa điểm các sự kiện quan trọng ...) và sự tham gia của họ vào cuộc sống văn hoá đương đại được hiểu rộng rãi ".
Trong nghiên cứu của Peterson (1994) về mối liên hệ giữa di sản và du lịch, đã cho thấy ba lý do chính để thăm các di tích lịch sử: Trải nghiệm thời gian và địa
điểm khác nhau, học cách thưởng thức trải nghiệm về tâm trí, chia sẻ với người khác hoặc dạy cho trẻ biết lịch sử của di tích. Du lịch di sản cũng được miêu tả như là một phân khúc khách du lịch được đánh giá cao về nghệ thuật biểu diễn, triển lãm văn hoá và các điểm tham quan khác có liên quan.
Sở Tài nguyên Lịch sử Virginia (1998) đã thống kê một số lợi ích của Du lịch văn hoá / di sản cung cấp cho du khách và người dân, cũng như các chính phủ:
Một là, du lịch văn hóa / di sản bảo vệ các nguồn tài nguyên lịch sử, văn hoá và tài nguyên thiên nhiên trong các cộng đồng, thị xã và thành phố. Mọi người tham gia vào cộng đồng khi họ có thể liên quan đến di sản cá nhân, gia đình, cộng đồng, khu vực hoặc quốc gia. Sự liên kết này thúc đẩy cư dân bảo vệ tài nguyên đã chia sẻ của họ và thực hiện việc quản lý tốt.
Hai là, du lịch văn hoá / di sản giáo dục người dân và khách du lịch về lịch sử và truyền thống địa phương / khu vực. Thông qua nghiên cứu và phát triển các điểm di sản / văn hoá, người dân sẽ được thông tin tốt hơn về lịch sử và truyền thống địa phương / khu vực có thể được chia sẻ với khách du lịch.
Ba là, du lịch văn hoá / di sản xây dựng các cộng đồng gần gũi, mạnh hơn. Kiến thức về di sản cung cấp sự liên tục và bối cảnh cho các cộng đồng, nâng cao sự tôn trọng của người dân, tăng cường giá trị công dân, xây dựng niềm tự hào của cộng đồng, và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bốn là, du lịch văn hóa / di sản thúc đẩy sức sống kinh tế và công dân của một cộng đồng hoặc khu vực. Lợi ích kinh tế bao gồm: việc tạo ra các công việc mới trong ngành du lịch, tại các điểm tham quan văn hoá và trong các cơ sở liên quan đến du lịch; Đa dạng hóa kinh tế trong ngành dịch vụ (nhà hàng, khách sạn / nhà nghỉ, giường ngủ, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch), sản xuất (nghệ thuật và hàng thủ công, quà lưu niệm, ấn phẩm) và nông nghiệp (vườn đặc sản hoặc chợ nông dân); Khuyến khích sở hữu địa phương của các doanh nghiệp nhỏ; giá trị tài sản cao hơn; tăng doanh số bán lẻ; Và thu nhập thuế đáng kể.
1.2. Di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi”
1.2.1. Di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”
1.2.1.1. Lịch sử hình thành
Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam. Là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Ðến cuối thế kỷ 18, Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. Trong thế kỷ 19, Tuồng đã có một giai đoạn phát triển cực thịnh trong lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật này.
Theo quyển “Sự tích và nghệ thuật hát bộ” của Đoàn Nông (1943), tác giả cho rằng hát bộ phát triển từ thời kỳ thôn ổ đến thời kỳ vương cung.
Còn theo ông Diệp Văn Ký thì một số người Bình Định qua Tàu học hát bộ về lập gánh hát tại tỉnh nhà vì thế cho nên khắp Trung Kỳ các con hát đều hát theo giọng Bình Định.
Trong quyển "Nghệ thuật Tuồng Bắc” tác giả Hoàng Chương khẳng định: “Tuồng là của Việt Nam, bắt nguồn từ những trò diễn xướng dân gian trên miền Bắc rồi lan dần vào Nam tiếp thu nhiều yếu tố nghệ thuật khác mới hình thành rõ nét là hát bội (có nơi gọi là hát bộ) và hát bội phổ biến rất mạnh ở Bình Định (quê hương hậu tổ Đào Tấn) và khắp miền Trung, sau lan dần vào Nam Bộ. Và cũng từ miền Nam quay trở lại miền Bắc thành bộ môn tuồng mang phong cách Bắc”. (Nghê ̣thuâṭ tuồng Bắc, NXB Sân khấu, 2000)
Tuồng ra đời thế kỷ XVIII, năm 1792 tại Huế (theo tư liêu ảnh Baraw đăng lại trên Tạp chi Sử địa Sài Gòn, số 9-10 năm 1968. Ông Lê Văn Chiêu minh họa ảnh cảnh diễn Tuồng tại Huế, trong cuốn Nghệ thuật sân khấu Hát bội NXB Trẻ- 2007). Tuy nhiên, trước phát hiện của Baraw nhiều nơi đã diễn Tuồng, nhưng bằng chứng mới xác định hình ảnh ghi nhận sớm nhất tại Huế. Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801, phát triển vào Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu XX, xuất hiện một số tác giả soạn Tuồng, ban hát mạnh. Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807, tại
Nghệ An. Hiện còn kịch bản Tuồng của Trần Cao Khải, Phan Bội Châu, một số cá nhân giữ tư liệu Tuồng Bắc. Đầu thế kỷ XX, Tuồng phát triển ra Bắc, xuất hiện một số ban hát diễn ở làng quê Bắc Bộ: Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...Sách cổ ghi Tuồng xuất hiện đầu tiên ở xứ Bắc diễn các vở: Vương mẫu hiếu bàn đào, Mười hai vị thần thánh, Sơn hậu, Giác Oan... Qua nhiều nguồn tư liệu sát thực, chứng minh: Tuồng hình thành từ một trò diễn xướng dân gian tiến lên sân khấu, ra đời cuối thế kỷ XVIII, với các mốc thời gian như sau:
- Tuồng ra đời đầu tiên 1792 tại Huế.
- Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801.
- Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807.
- Tuồng Bình Định năm 1867, khởi nghiệp từ Đào Tấn.
Tuồng Chèo Xứ Bắc cùng trên cả nước, chỉ xuất hiện khi hoàn chỉnh nền thơ ca, văn học Việt Nam rực rỡ khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Đây là điều kiện tiên quyết đặt lời vào bài ca: làn, điệu Tuồng Chèo bằng nhiều thể thơ, văn (Tuấn Giang, 2013).
Chúng ta biết rằng trong cùng thời kỳ này tại vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có Chèo và Múa Rối. Tuy nhiên, hai loại hình nghệ thuật kể trên chỉ tồn tại trong khu vực nông thôn ở miền Bắc Việt Nam, không phổ biến trên quy mô toàn quốc như Tuồng. Ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, sánh như Kinh kịch của Trung Quốc hay kịch Noh của Nhật Bản.
Bảng 1. 1. Các giai đoạn phát triển của “Hát bội”
Hát bội miền Bắc | Hát bội miền Trung | Hát bội miền Nam | |
Thế kỉ 19 đến năm 1945 | Diễn ở làng quê, lễ hội Đình làng, nhiều đội Tuồng tồn tại đời này qua đời khác . Xứ Bắc phát triển | Ra đời phát triển mạnh, theo nhiều nhà nghiên cứu, sử sách chép do | Tuồng độc tôn, rực rỡ trên mảnh đất Phương Nam, phát triển mạnh ở Sài Gòn – Gia Định |
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 1
- Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 2
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Du Lịch Dựa Vào Di Sản
- Vai Trò Của Việc Khai Thác Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Một Số Vấn Đề Về Khai Thác Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Quá Trình Hình Thành Khung Chính Sách Về Bảo Vệ Di Sản Và Phát Triển Dlvh Bền Vững Tại Nhật Bản
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Hát bội miền Bắc | Hát bội miền Trung | Hát bội miền Nam | |
Tuồng mạnh, nhưng thiếu tác giả tên tuổi. | Đào Duy Từ soạn ra truyền dậy vào thế kỷ XVII. | xuống một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ. | |
1945 đến 1954 (Dưới chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) | Nhiều nơi cấm Tuồng, Cải lương cho là của đế quốc phong kiến. | Tuồng Miền Trung phát triển mạnh ngay từ đầu cuộc kháng chiến. | Có hai loại nghệ thuật phát triển: Ca nhạc tài tử và Tuồng. |
1945 đến 1954 (Dưới chế độ Pháp) | Tuồng vùng tạm chiếm khó tồn tại, có lẽ thuộc loại nghệ thuật cổ, nên Cải lương, kịch nói, Chèo phát triển hơn. | do cuộc chiến ác liệt nên tuồng không phát triển | Thời 1945 – 1954 Tuồng tồn tại nhiều nơi diễn doanh thu, chuyên nghiệp. |
1955 đến 1975 | Nhà nước luôn chăm lo văn hóa nghệ thuật, cải tạo những đoàn: Kịch nói, Chèo, Tuồng, Cải lương tư nhân sang các đoàn nửa tư nhân, dần tiến đến Nhà nước hóa. | Gần cuối cuộc chiến tranh, Tuồng đi xuống. Sân khấu sơ lược, ít hào hoa, lộng lẫy. Trang trí sân khấu gắn với tả thực ước lệ, tượng trưng. | Sài Gòn gần cuối cuộc chiến, lòng người bất an, sân khấu khủng hoảng đổ vỡ, chỉ còn những ban lớn: Tân Thành, Ba Ngoạn, Tám Dọi, Khánh Hồng |
1975 - 2011 | Phía Bắc còn hai đoàn Tuồng : Nhà hát Tuồng Việt | Nghệ thuật Tuồng từng bước xã hội hoá, | Sài Gòn hậu chiến như mới bắt đầu, nhiều ban Tuồng tan |
Hát bội miền Bắc | Hát bội miền Trung | Hát bội miền Nam | |
Nam, Đoàn Tuồng Thanh Hoá, diễn doanh thu theo hợp đồng, bán vé thất thu. Nhà hát Tuồng Việt Nam thường diễn về nông thôn theo hợp đồng, đôi khi bán vé doanh thu vào dịp lễ hội cùng sự hỗ trợ địa phương. | tiếp thị sân khấu. Tuồng sau đổi mới suy giảm công chúng, suy giảm số đoàn, diễn viên giảm đến mức tối thiểu. Sân khấu xuất hiện nhiều xu hướng mới, các đoàn tư nhân phát triển trở lại ngày một gia tăng. | rã, chỉ còn một số đoàn Tuồng: Minh Tơ ( Sài Gòn).Nhà nước đầu tư kinh phí cao.Tuồng,sân khấu dân tộc quan tâm động viên khích lệ dựng vở hoành tráng. Xuất hiện nhiều CLB, nhiều hình thức biểu diễn, tự đào tạo diễn viên. |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tuấn Giang, 2013)
1.2.1.2. Đặc trưng của “Hát bội”
Trong những ngày hội hè, tế, lễ, nhân dân thường tổ chức những trò diễn xướng dân gian, nội dung thoả mãn tình cảm, nguyên vọng của dân chúng. Mối quan hệ giữa sân khấu với người xem gần gũi, thân thiết, khán giả cùng giao lưu, tưởng tượng, khích lệ diễn viên sáng tạo làm cho buổi biểu diễn phong phú, hấp dẫn và hoàn chỉnh khung cảnh nghệ thuật.
Sân khấu “Hát bội” biến không thành có, biến cái hạn chế thành cái vô hạn. Cùng với người diễn viên, cảnh tượng sân khấu hiện dần lên, địa điểm, thời gian vở “Hát bội” được xác định. Bằng các phương tiện hát, múa và nhạc đệm, nghệ thuật biểu diễn của diễn viên hát bội làm sáng tỏ ý nghĩa của câu chuyện, tạo ra sự khoái cảm về thẩm mỹ của trí tuệ.
Hát bội là nghệ thuật có tính tổng hợp cao, nó là sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn giữa văn học, âm nhạc, vũ đạo, hội họa và các trò diễn xướng dân gian. Mỗi một vở hay một tiết mục hát bội đều phải dựng trên một kịch bản văn học. Trong đó lời thoại và lời hát đều sử dụng các thể thơ. Những kịch bản của hát bội cung đình luôn khẳng định, ca ngợi sự tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện và đạo lý của con người. Chất bi hùng đã tạo nên đặc trưng thẩm mỹ độc đáo nhất của vở. Mỗi vở hát bội, mỗi nhân vật trình diễn đều là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là đạo trung quân ái quốc.Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Xuân Mỹ (2017) đã nêu các đặc trưng của “Hát bội” như sau:
Âm nhạc:Gồm hai bộ phận chủ đạo là khí nhạc và thanh nhạc. Khí nhạc về cơ bản gồm các nhạc cụ dân tộc như trống chầu, trống chiến, trống lệnh, thanh la, cồng, mõ và kèn. Thanh nhạc là phần hát, hát bội là sự kết hợp của: nói lối (hình thức nói cách điệu có tiết tấu, có giai điệu, thường được viết bằng chữ Nôm), nhịp phách và làn điệu. Sự kết hợp đa dạng khác nhau của các yếu tố này sẽ tạo ra những nhân vật khác với tính cách, tâm trạng và hoàn cảnh khác nhau.
Yếu tố hội họa: Hát bội cổ thể hiện rõ nhất trong mặt nạ và trang phục. Mỗi một nhân vật khi xuất hiện trên sân khấu đều được vẽ mặt nạ kỹ lưỡng thể hiện rõ đặc trưng của vai diễn, ví dụ tướng trung hậu có nền mặt đỏ, kẻ gian thần có nền mặt trắng, nền mặt xanh cho các vai quỷ quái hay các linh hồn, các nét vằn vện trên mặt cho các vai hung tợn bạo tàn… Vẽ mặt nạ trong hát bội có thể nói là một nghệ thuật hội họa độc đáo mang lại nhiều mỹ cảm cho người xem.
Diễn xuất:Hát bội mang đậm lối diễn xướng có tính cách điệu và biểu trưng của diễn xướng dân gian, nhưng tính cách điệu ở đây không tùy tiện mà có chuẩn mực.
Tính cách điệu, tính biểu trưng:Là đặc trưng quan trọng của hát bội. Tính cách và thần thái của nhân vật được lột tả và khắc họa bằng thủ pháp khoa trương, cách điệu, từ lối đi đứng, vũ đạo, lời ca, giai điệu và các động tác hình thể khác, đặc biệt hỗ trợ cho diễn xuất của nhân vật còn có mặt nạ. Mặt nạ là cách để diễn tả sâu sắc cái thần thái của nhân vật. Với tính cách điển hình, nhất quán từ khi bắt đầu cho
đến cuối vở diễn, nhân vật luôn luôn được vẽ một mặt nạ mà chỉ cần nhìn nó người xem có hiểu biết đã dễ dàng nhận ra nhân vật ấy là tốt hay xấu, thiện hay ác.
Không gian và thời gian: Được tái hiện trên sân khấu bằng thủ pháp cách điệu một cách tài tình. Hát bội không quan tâm đến việc bài trí sân khấu để tạo ra không gian như các môn kịch nghệ khác. Không gian và thời gian kịch sẽ xuất hiện cùng nhân vật. Ví dụ nếu nhân vật diễn những động tác trèo đèo lội suối vất vả thì khán giả sẽ tưởng tượng sân khấu lúc ấy là rừng núi, suối đèo; ánh đèn sân khấu mờ đi, rồi sáng lên ba lần tức là anh ta đã trèo đèo, lội suối ba ngày đêm rồi. Thủ pháp tái hiện không gian và thời gian độc đáo này nó làm cho vở diễn có sự tham gia tích cực của người xem. Chính trí tưởng tượng của người xem đã hoàn thiện câu chuyện mà diễn viên đang kể trên sân khấu. Đặc trưng này đã tạo cho Tuồng có những khán giả say mê đến cuồng nhiệt, nếu họ xem và hiểu kỹ được vở diễn.
Sự dẫn dắtngười xem: Vai trò dẫn dắt này được giao cho người cầm trống chầu. Đó là một quan chức hay một người am hiểu về hát bội. Người này còn đóng vai trò như một giám khảo của đêm diễn. Nếu diễn viên nào diễn hay, ông ta sẽ đánh lên mặt trống dể khen. Trống thúc dồn thì tức diễn rất hay, người xem theo đó vỗ tay nhiệt liệt; diễn dở ông ta đánh lên cạnh trống để chê. Nhờ có sự dẫn dắt của vị cầm chầu mà người xem được giáo dục cách cảm thụ vở diễn một cách gián tiếp, nhưng thường xuyên.
Hát bội có nhiều vở kinh điển như Sơn Hậu, Nữ tướng Đào Tam Xuân, Triệu Đình Long cứu chúa, Nghêu Sò Ốc Hến… Một số hoạt cảnh nổi tiếng như Ông già cõng vợ chơi xuân, Hồ Nguyệt Cô hóa Cáo, Ngũ biến… đã từng là niềm say mê của nhiều thế hệ người Việt Nam.
1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể “Bài chòi”
1.2.2.1. Lịch sử hình thành
Bài Chòi là một sản phẩm văn hóa rất độc đáo của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai. Cho đến nay, Bài Chòi vẫn tồn tại mạnh mẽ, sâu rộng trong làng xã khắp nơi trong tỉnh Bình Định.