Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Du Lịch Dựa Vào Di Sản


4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

4.1. Nguồn số liệu sử dụng

Số liệu thứ cấp:Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê… đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của Tổng cuc̣ thống kê; Bộ VH - TT - DL; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; UBND Tỉnh Bình Định; Sở VH - TT- DL Tỉnh Bình Định, các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác...

Số liệu sơ cấp:Số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều tra,

phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch…và các du khách về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm:

Phương pháp thống kê mô tả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, UBND Tỉnh Bình Định; Sở VH-TT-DL Tỉnh Bình Định, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu chính thức được công bố của các tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Bình Định, …. Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định.

Phương pháp chuyên gia

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 3

Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý văn hóa, du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch để phỏng vấn, điều tra, có thêm


dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp

Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã được công bố, những mô hình, cách làm hiệu quả trong khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch.

Phương phá p so sánh

Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu.

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến việc đánh giá khai thác các sản phẩm phi vật thể nhằm định giá sản phẩm du lịch, đánh giá giá trị khai thác sản phẩm du lịch nhằm định hướng phát triển du lịch cũng như phát triển du lịch bền vững tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Nghiên cứu của Rodzi và các cộng sự (2013) về “Du lịch và di sản văn hoá phi vật thể” (Between Tourism and Intangible Cultural Heritage), việc khai thác di sản văn hóa Melaka có thể có mặt tiêu cực và tích cực. Mục tiêu của bài nghiên cứu là giới thiệu các nghiên cứu trước đây về du lịch trong mối quan hệ với di sản văn hoá phi vật thể và xem xét các quan điểm tích cực và tiêu cực về tầm quan trọng của du lịch và di sản văn hoá. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ định hướng khai thác về du lịch và di sản văn hoá phi vật thể ở Malacca mà còn phát triển một bản đồ văn hoá trong những nỗ lực ban đầu để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.

Nghiên cứu “Tăng trưởng du lịch tài nguyên thiên nhiên của thành phố Lazarevac” của Malinic và công sự (2015). Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc bình ổn giá du lịch ở Lazarevac thông qua tiến hành khảo sát du khách các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của du khách như: Khía cạnh du


lịch và khía cạnh quản lý. Đối với khía cạnh du lịch, các tác giả tiến hành đo lường các yếu tố như: sự hấp dẫn của thị trường, các yếu tố quan trọng khi thiết kế sản phẩm du lịch. Khía cạnh quản lý, các yếu tố được đo lường là: Tầm quan trọng của văn hóa, sự bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Du lịch, văn hoá và mối quan hệ lẫn nhau ngày càng trở nên quan trọng hơn khi lập kế hoạch phát triển bền vững. Để cải thiện đô thị du lịch Lazarevac và để sử dụng tốt hơn các nguồn lực du lịch điều cần thiết là phải đầu tư lớn hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng công cộng và du lịch; Các đơn vị lưu trú nhỏ và các dịch vụ phụ trợ.

Nghiên cứu “Lễ hội và hội chợ của người La Mã - Các yếu tố chính trong việc thúc đẩy di sản văn hoá phi vật thể” của Georgiana và cộng sự (2016). Hội chợ và lễ hội trong việc quảng bá sản phẩm văn hóa phi vật thể của Rumani ảnh hưởng lớn lao đối với nền kinh tế của đất nước. Nghiên cứu đã được tiến hành để hiểu được hành vi của khách du lịch ở Rumani liên quan đến việc tham dự và ý định của họ để đi du lịch tại một địa điểm chỉ để tham dự hội chợ hoặc các lễ hội. Bài nghiên cứu này dựa trên những phát hiện của cuộc điều tra định lượng được thực hiện vào năm 2016. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định xem người Rumani có quan tâm đến việc tham dự các hội chợ và lễ hội và liệu họ sẵn sàng đi du lịch cho mục đích này. Những phát hiện của nghiên cứu phản ánh rằng những người trả lời là có quan tâm đến việc tham dự các sự kiện chiếm phần lớn (84%), có nghĩa là người dân Rumani vẫn quan tâm đến việc tìm kiếm nhiều điều về truyền thống, giá trị văn hóa khi lựa chọn điểm đến du lịch của họ.

5.2. Nghiên cứu trong nước

Lê Thị Minh Huế (2009) với đề tài:“Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch”.Nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề của di sản văn hóa Quan họ, bao gồm: khái niệm, lịch sử hình thành phát triển, phân bố các làng Quan họ, hình thức tổ chức, diễn xướng, làn điệu, ca từ Quan họ, không gian Quan họ tồn tại, phát triển. Phân tích vai trò ý nghĩa của di sản văn hóa Quan họ với hoạt động du lịch, và đánh giá vai trò của di sản văn hóa Quan họ trong phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Nghiên cứu


công tác tổ chức, quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phục vụ du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác Quan họ trong hoạt động du lịch hiện nay của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần giải quyết. Đưa ra một số định hướng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về tổ chức, quản lý; nguồn nhân lực; đầu tư cho khách du lịch Quan họ; thị trường khách du lịch; xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến du lịch Quan họ.

Trần Thị Huyền (2012) với đề tài: “Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”. Nghiên cứu trình bày những vấn đề cơ bản về ca trù, lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù, nghệ thuật ca trù tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù. Nghiên cứu thực trạng khai thác các giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù vào hoạt động kinh doanh du lịch hiện nay ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch của nghệ thuật ca trù.

Phan Văn Ngoạn (2015), nghiên cứu “Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển du lịch”.Khi nói đến miền Nam là nói Đờn ca Tài tử - một thể loại âm nhạc kết hợp hòa quyện hai tính chất bác học và dân gian, hay sân khấu Cải lương năng động, luôn thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Cùng với các thành tố văn hóa khác, nghệ thuật dân tộc - truyền thống ở các vùng miền đã tạo thành diện mạo văn hóa Việt Nam, khẳng định được bản sắc dân tộc trong quá trình giữ nước và dựng nước. Nghiên cứu trình bày những vấn đề về Cải lương, lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian đậm chất Nam bộ, đồng thời cũng phân tích thực trạng khai thác để đưa ra các giải pháp nhằm khai thác nghệ thuật Cải lương phục vụ phát triển du lịch hiệu quả.

Nghiên cứu “Tiếp thị di sản văn hoá để thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở các vùng ngoại vi của Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững” của Nguyễn Quỳnh Hoa (2016). Để thu hút khách du lịch đến từ các thị trường quốc tế khác có thu nhập cao, nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần phải hiểu được hành vi của khách hàng, ý định mua, thái độ và các yếu tố ảnh hưởng khác để nhà tiếp thị du lịch có thể làm nổi bật và tăng cường hình ảnh du lịch Việt Nam trong nhận thức


của du khách quốc tế, đặc biệt là các di sản văn hóa vô giá của mình. Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng nhận thấy những ưu điểm của việc du lịch, họ sẽ nhận thấy sự cần thiết phải duy trì các truyền thống, phong tục văn hoá và môi trường tự nhiên vì lợi ích lâu dài. Đây sẽ là nền tảng cho chính quyền địa phương lập kế hoạch chiến lược chung cho phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn và miền núi.

6. Điểm mới của đề tài

6.1. Về lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về sản phẩm du lịch văn hóa, các di sản phi vật thể,…

6.2. Thực tiễn

Đưa di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định phục vụ phát triển du lịch.

Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển ngành du lịch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định.

Xây dựng chiến lược, lộ trình để đưa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng có đóng góp lớn cho cơ cấu phát triển kinh tế của Tỉnh Bình Định, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương và nâng cao phúc lợi xã hội.

7. Kết cấu của luận văn

Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 03 chương như

sau:


Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiêm


trong và ngoài nướ c về khai thác di

sản văn hoá phi vât thể dân ca, trò chơi dân gian phục vụ phát triển du lịch:

Trình bày các khái niệm có liên quan và các nghiên cứu có liên quan trên thế giới cũng như trong nước.

Chương 2: Thực trạng về đánh giá giá trị khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định: Trình bày khái quát về di sản văn hóa hát bội, bài chòi của Bình Định đồng thời những


khóa khăn, thuận lợi trong việc khai thác sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ du lịch tại Bình Định.

Chương 3: Các giải pháp khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định: Đánh giá chung tình hình khai thác Di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi Bình Định và đưa ra các giải pháp cho việc khai thác nhằm phát triển du lịch Bình Định.


CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIÊṂ NƯỚ C VỀ KHAI THÁ C DI SẢ N VĂN HOÁ PHI VÂT

TRONG VÀ NGOÀ I THỂ DÂN CA, TRÒ

CHƠI DÂN GIAN PHUC

VU ̣ PHÁ T TRIỂ N DU LICH

1.1. Một số khái niệm cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể và du lịch dựa vào di sản

1.1.1. Di sản văn hoá

Prentice (1993) đã định nghĩa thuật ngữ "di sản" không chỉ là các cảnh quan, lịch sử tự nhiên, các tòa nhà, hiện vật, truyền thống văn hoá và những thứ tương tự theo nghĩa đen hay ẩn dụ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những sản phẩm này có thể được quảng bá là sản phẩm du lịch. Ông cũng gợi ý rằng, các di sản nên được phân biệt theo các loại di sản: di sản xây dựng, di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

Định nghĩa về di sản văn hoá có ý nghĩa rộng và mối quan hệ giữa tự nhiên và con người (UNESCO, 2011) vì di sản văn hoá không chỉ có nghĩa là những vật hữu hình như các di tích cổ và các công trình kiến trúc (Di sản văn hóa hữu hình) mà còn vô hình như kỹ năng, kiến thức, khả năng của con người và nhóm người, cũng như cách thể hiện lối sống, tín ngưỡng, truyền thống,…gọi là “Di sản văn hoá phi vật thể”.

Theo luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2001/QH10 về di sản văn hoá, tại chương 1, điều 1 có ghi rõ: “Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Quốc hội, 2001).

Như vậy, di sản văn hóa là khái niệm chung bao gồm các di sản hữu hình và cả các di sản vô hình hiện hữu trên một quốc gia, lãnh thổ hay trên toàn thế giới.

1.1.2. Di sản văn hoá phi vật thể

Năm 2003, UNESCO đã chia di sản văn hóa phi vật thể thành 5 loại (UNESCO, 2003: (Điều 2.1)):


1. Truyền thống miệng và các biểu thức bao gồm ngôn ngữ như một phương tiện di sản văn hoá phi vật thể.

2. Nghệ thuật biểu diễn.

3. Thực tiễn xã hội, nghi lễ và các sự kiện lễ hội.

4. Kiến thức và thực tiễn liên quan đến tự nhiên và vũ trụ.

5. Thủ công truyền thống.

Trong Chương Tổng quát, Điều 2 của Công ước UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể năm 2003 cũng tuyên bố rằng "Di sản văn hoá phi vật thể" có nghĩa là thực hành, đại diện và biểu hiện kiến thức, kỹ năng, công cụ, tài liệu, phát minh và các lĩnh vực văn hoá Từ những vấn đề mà cộng đồng và trong một số trường hợp cá nhân chấp nhận chúng như là một phần của di sản văn hoá của họ.

Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về di sản văn hóa phi vật thể, coi nó chỉ là một bộ phận mang tính chức năng của di sản văn hóa vật thể mà không phải là một dạng di sản có tính độc lập tương đối. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng và thậm chí còn bị mai một, thất truyền. Chỉ sau cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 32, UNESCO đã thông qua Công ước bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta mới có cách tiếp cận tương đối toàn diện về loại hình di sản văn hóa này. Tuy nhiên, trong thực tế từng quốc gia vẫn có cách định nghĩa và phân loại riêng, phù hợp với điều kiện lịch sử và văn hóa của mình.

Theo Điều 4, Chương 1 Luật Di sản văn hóa được ban hành tại Việt Nam (2013) “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” (Quốc hội, 2013).

Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối: Di

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022