Một Số Vấn Đề Về Khai Thác Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch


khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch cần sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng và trang thiết bị khá hiện đại. Nếu hệ thống cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì các đoàn phải biểu diễn lưu động tại nhiều địa bàn khác nhau ở địa phương, địa điểm biểu diễn của các đoàn kịch Bài chòi thường là sân khấu ngoài trời, hoặc các nhà văn hóa vốn không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật - nội thất phục vụ cho yêu cầu biểu diễn của nghệ thuật sân khấu. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các buổi biểu diễn và sự tiếp nhận của công chúng. Địa điểm tổ chức cho “Bài chòi” cần thuận tiện, dễ dàng tiếp cần, đủ diện tích để tổ chức biểu diễn. Đồng thời phải đảm bảo vấn đề về thoát hiểm, an ninh và an toàn khi tổ chức đông người.

1.4.3. Nhân tố về nguồn nhân lực

Nhân lực khai thác di sản văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi”: Để đưa được sản phẩm “Hát bội”, “Bài chòi” đến được với du khách cần phải có nguồn nhân lực thực hiện. Đó là các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước, các phương tiện truyền thông, báo đài hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm. Nếu làm tốt ở các bước này việc các du khách trong và ngoài nước dễ dàng có được thông tin về “Hát bội”, “Bài chòi” sẽ tạo cơ hội cho du khách lựa chọn sản phẩm.

Nhân lực biểu diễn, nghệ nhân: là nguồn nhân lực cốt lõi cấu thành nên sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Họ là đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân và những người có khả năng biểu diễn nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi”. Các nguồn lực này phải được đào tạo bài bản, có thời gian luyện tập thường xuyên, có cơ hội biểu diễn chuyên nghiệp để từng bước nâng cao tay nghề cũng như củng cố lòng yêu nghề. Phải có đội ngũ kế thừa tài năng, được trang bị các phương tiện hỗ trợ biểu diễn đẩy đủ, chuyên nghiệp.

1.4.4. Chính sách quy hoạch của địa phương

Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành. Ví dụ như một


số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.

Đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn của tỉnh ảnh hưởng rất quan trọng đến việc khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch.Chính sách của chính quyền hỗ trợ tốt sẽ giúp việc khai thác sản phẩm văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” tốt hơn và ngược lại. Trong đó, các hỗ trợ từ chính phủ sẽ giúp cho “Hát bội”, “Bài chòi” thông qua các vấn đề như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển: Việc công nhận “Hát bội”, “Bài chòi” là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia đã giúp “Hát bội”, “Bài chòi” được biết đến một cách rộng rãi trong và ngoài nước. Đưa sản phẩm du lịch văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” lên thành sản phẩm du lịch văn hóa của quốc gia.

Hỗ trợ kinh phí: Có chính sách hỗ trợ kinh phí từ chính phủ để cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư vào công tác đào tạo đội ngũ kế thừa, khen thưởng cho các nghệ nhân, nghệ sĩ có thành tích đóng góp cho đoàn, cho câu lạc bộ.

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 6

Liên kết giáo dục: Đưa nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” vào phổ cập giáo dục,tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên - nhạc công, truyền nghề cho đội ngũ diễn viên kế thừa.

Bảo tồn: Có kế hoạch đầu tư thỏa đáng để lưu trữ và bảo tồn các tư liệu về các vở diễn, trích đoạn hay, hình ảnh của các nghệ sĩ để bảo tồn; đồng thời phục vụ công tác quảng bá, minh họa giới thiệu nghệ thuật tuồng cho du khách và thế hệ trẻ mai sau.

1.5. Một số vấn đề về khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch

Dựa vào bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong kinh doanh du lịch tại các quốc gia và tại Việt Nam. Cũng như căn cứ vào yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay với nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chúng ta cần nghiên cứu thực trạng các vấn đề sau:


1.5.1. Chính sách quy hoạch

Chính sách khai thác Di sản văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” nhằm tiếp tục giữ gìn, phát huy, phổ biến, lưu truyền cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo của “Hát bội”, “Bài chòi”. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, từng bước bảo tồn, phát huy giá trị “Hát bội”, “Bài chòi” trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Nhà nước nên tập trung váo các chính sách quy hoạch như sau:

1.5.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch

Để quản lý khai thác tốt di sản văn hoá trong hoạt động du lịch cần có bộ máy quản lý thống nhất từ trung ương đến các địa phương, có phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp. Trong công tác quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản văn hóa luôn chú ý đến việc thực hiện và triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy di sản vǎn hóa dân tộc. Tiến hành việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn vǎn hóa truyền thống, phiên dịch, giới thiệu kho tàng vǎn hóa các dân tộc.

1.5.1.2. Đánh giá tài nguyên di sản văn hoá trong hoạt động du lịch

Các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), Sở VHTT&DL các tỉnh, địa phương cần điều tra, đánh giá tài nguyên như: các lợi thế về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của địa phương, điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch làng quê… để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch từ đó tạo ra các điểm du lịch thu hút đượng sự quan tâm và lui tới của khách du lịch trong và ngoài nước.

1.5.1.3. Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá

Trong thời đại ngày nay, nhu cầu và đòi hỏi của du khách về hưởng thụ văn hóa trở nên ngày một cao hơn. Các sản phẩm du lịch văn hóa phải đáp ứng được thị hiếu ngày càng khắt khe của họ. Giữa thời đại bùng nổ thông tin, du khách có thể dễ dàng lựa chọn điểm đến của mình. Nếu không có điểm tựa văn hóa, chỉ dựa vào tài


nguyên thiên nhiên, tài nguyên khí hậu thì du lịch địa phương sẽ khó có sức cạnh tranh cao.

Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa trong phát triển du lịch đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Việc khai thác di sản quá mức, phát triển du lịch quá nóng, thiếu nguyên tắc đang đem tới những mặt trái, những tác động tiêu cực đến di sản. Nhiều di sản văn hóa Việt Nam phải đối mặt với những thách thức, áp lực từ tình trạng xuống cấp, xâm hại di sản, sự thương mại hóa, làm tổn thương hoặc biến dạng di sản, nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Không ít sản phẩm văn hóa do chạy theo mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế đã bóp méo, cải biên di sản, phản ánh không chân thực giá trị của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh văn hóa dân tộc.

Do vậy, việc khai thác, phát huy di sản văn hóa phải gắn liền với việc giữ gìn, bảo tồn. Bảo vệ di sản văn hóa chính là một trong 3 tiêu chí để đảm bảo phát triển du lịch bền vững: bền vững về kinh tế; bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa - xã hội.

Vì vậy, khi khai thác di sản phục vụ du lịch, việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển là một bài toán khó cho ngành du lịch, bảo tồn không cản trở sự phát triển; phát triển không làm tổn hại đến bảo tồn.

1.5.1.4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là


những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.5.2. Công tác nghiên cứu tiềm năng

Các công tác nghiên cứu tiềm năng ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng khai thác phát triển sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể. Công tác nghiên cứu tiềm năng cần tập trung vào các điểm sau:

- Khuyến khích các cá nhân tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về di sản văn hóa nhằm khẳng định giá trị của di sản văn hóa.

- Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

- Khuyến khích nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của sản phẩm văn hóa.

1.5.3. Công tác tổ chức khai thác

1.5.3.1. Nhà nước

Trong các định hướng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước quan tâm tới phát huy các giá trị văn hoá truyền thống nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhà nước ban hành và xây dựng các cơ quan quản lý mang tầm vĩ mô với các loại hình văn hoá.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề ra và xây dựng những chiến lược cụ thể cho phát triển nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi”.

1.5.3.2. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp du lịch đặt ra những kế hoạch cụ thể cho công tác marketing và thực hiện các chương trình du lịch có liên quan tới các giá trị văn hoá truyền thống nói chung và nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” nói riêng.

Doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên nghệ thuật “Hát bội”, Bài chòi” và ngày càng hoàn thiện chúng, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.


1.5.3.3. Địa phương

Quan tâm và phát huy các giá trị văn hoá của nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” nhằm tạo môi trường quản lý thuận lợi cho nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” đến được với đông đảo người dân.

1.5.4. Công tác đào tạo

Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi vì, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng của nguồn nhân lực.

Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng về di sản văn hoá để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT-XH của địa phương. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực nên tập trung vào:

Nhân lực quản lý

-Nhân lực quản lý trong lĩnh vực du lịch: bồi dưỡng, phát triển năng lực quản

lý.

- Nhân lực ngành du lịch: phát triển kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm

phục vụ khách tốt nhất.

Nghệ nhân

- Nghệ nhân chuyên nghiệp như là các nghệ nhân cao tuổi, các nghệ sĩ chuyên nghiệp, các nghệ sĩ trẻ: Tạo cơ hội cho các nghệ nhân trao dồi, phát huy tài năng; huấn luyện các nghệ sĩ trẻ kế thừa và phát huy cái hay, cái đặc sắc của nghề nghiệp.

- Các nghệ nhân không chuyên: hỗ trợ tập huấn, đào tạo bài bản.


1.5.5. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất

Sân khấu chuyên nghiệp: Các sân khấu chuyên nghiệp dành cho “Hát bội”, các địa điểm đủ điều kiện để tổ chức hội “Bài chòi”.

Câu lạc bộ sinh hoạt: Các câu lạc bộ là nơi các nghệ nhân, nghệ sĩ tham gia giao lưu, sinh hoạt nhằm có nhiều cơ hội trau dồi, học hỏi kinh nghiệm cũng như truyền đạt lại cho các thế hệ diễn viên trẻ, thế hệ kế thừa.

Hội diễn, liên hoan nghệ thuật: Sân chơi dành cho các nghệ sĩ “Hát bội”, “Bài chòi”, đó là các hội diễn, liên hoan nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi”. Bởi đây là nơi các nghệ sĩ trên khắp cả nước gặp và trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những vui buồn trong nghề nghiệp, đúc rút những bài họctrong việc phát triển nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi”. Đây cũng là dịp để các tài năng được tôn vinh cũng như tìm kiếm, phát hiện những tài năng mới.

1.5.6. Marketing

1.5.6.1. Du lịch

Tuyên truyền, marketing dưới góc độ sản phẩm du lịch. Muốn hoạt động khai thác di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch được đẩy mạnh và đạt hiệu quả, cần phải tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, tập trung giới thiệu rộng rãi các di sản văn hoá dưới góc độ tài nguyên du lịch văn hoá cho du khách trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, mạng Internet.

Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá trong du lịch. Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di sản văn hoá bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa điểm khách du lịch lui tới để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán.


1.5.6.2. Văn hóa

Tuyên truyền dưới góc độ bảo tồn di sản văn hóa đang bị mai một. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di sản, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá.

Tăng cường công tác truyền dạy di sản thông qua các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức hướng đến quảng đại công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ (phối hợp cả truyền dạy tại cộng đồng và truyền dạy trong các trường phổ thông).

1.6. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam.

1.6.1. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch trên thế giới

1.6.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vậy, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành động lực của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. Di sản văn hoá đã được người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản văn hoá. Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Đối với đất nước Nhật Bản, việc đề ra các chính sách để phát triển du lịchvăn hóa cũng rất được coi trọng. Luật Bảo vệ tài sản văn hóa (Law for the Protection of Cultural Properties)được sửa đổi năm 1975, hệ thống các khu bảo tồn nằm trong các nhà truyền thống cũng được giới thiệu trong luật sửa đổi (ACAJ, 2013). Hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa…. Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản, những nơi này đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng. Vào những năm gần đây, trong bộ luật quy

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí