Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đối Với Phát Triển Xã Hội

41

2.1.4. Vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với phát triển xã hội

Edouard, cố nghị trưởng Pháp từng nói: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đỏ là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả” (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris).

Và, xét đến cùng yếu tố cấu thành nên đặc trưng văn hóa, tinh hoa văn hóa thể hiện qua di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là nguồn sức mạnh, là động lực to lớn tạo nên những minh chứng hùng hồn về truyền thống, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả tương lai của dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, cộng đồng và từng cá nhân, là chất keo cố kết các tộc người của quốc gia. Vai trò quan trọng của các di sản văn hóa phi vật thể thể hiện trong các khía cạnh sau:

- Di sản văn hóa phi vật thể tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng

Văn hóa gồm mọi khía cạnh của con người trong đời sống hàng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong đó di sản văn hóa phi vật thể là những phần cốt lòi của giá trị tinh thần tạo môi trường văn hóa nuôi dưỡng đời sống cá nhân, cộng đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc tái sản xuất sức lao động của con người. Sự tổng hòa của mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân tồn tại và phát triển với tác động qua lại với các cá nhân khác trong cộng đồng và với cộng đồng.

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ thể hiện và có hình thức biểu hiện mà còn gắn với vật thể và không gian văn hóa xung quanh, chính không gian này là rất quan trọng trong gìn giữ, lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

- Di sản văn hóa phi vật thể tạo nên nét đặc trưng riêng của cộng đồng, dân tộc

Trong cuộc cách mạng công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, mọi ranh giới hành chính bị xóa mờ, giá trị văn hóa truyền thống mang tính bản sắc dân tộc còn được lưu lại là yếu tố cá biệt hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Việc bảo vệ và phát huy được giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng, dân tộc tạo nên nguồn lực tinh thần mạnh mẽ, từ đó có bước đi vững chắc, phù hợp để phát triển. Quá trình đó sẽ tiếp nhận những giá trị tích cực từ bên ngoài cùng với giá trị văn hóa cốt lòi để phát triển. Di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng giá trị tinh thần và những tinh túy được sáng tạo trong quá khứ được lưu truyền qua các thế hệ có giá trị trong giáo dục truyền thống các tầng lớp trong xã hội nhất là thế hệ trẻ. Những giá trị truyền thống này cùng với những cái mới luôn ngừng vận động là cơ sở cho sáng tạo trong văn hóa đời sống. Theo đó, những giá trị văn hóa tốt đẹp tiếp tục được phát triển.

- Di sản văn hóa phi vật thể là nền tảng tinh thần cho dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Các giá trị truyền thống nói chung và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền tảng tinh thần của cộng đồng. Như đã phân tích ở nội dung trên, văn hóa là giá trị cốt lòi của tinh hoa dân tộc trong đó di sản

42

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 7

văn hóa vật thể là tài sản hữu hình là những biểu hiện cụ thể còn di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị tinh thần to lớn được sáng tạo qua lao động và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật trình diễn dân gian, không gian văn hóa giúp kết nối cá nhân riêng lẻ trong cộng đồng thành một tập hợp thống nhất có nội lực.

- Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản để phát triển kinh tế

Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa phi vật thể là những sáng tạo của thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay, đều là những “hòn ngọc quý”65. Xu hướng thừa nhận và khẳng định tiềm năng kinh tế to lớn của di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự ưng thuận, ủng hộ của nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia đã phát triển. Bản thân các tổ chức văn hóa và kinh tế lớn trên thế giới hiện nay như World Bank, UNCTAD, WIPO, ADB, UNESCO, DCMS (Anh) cũng đồng rằng việc hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa66 nên được tái định nghĩa lại như là một sự đầu tư cho phát triển hơn là hoạt động chi và rằng các ngành công nghiệp văn hóa là những nhân tố quan trọng cho tăng trưởng và thịnh vượng về kinh tế năng động, công cụ cho sự đổi mới, giàu có và xóa đói giảm nghèo (Jodhpur Consensus, Guiding Principle 5).

Xuất phát từ sự hiểu biết và đồng thuận này mà nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đã trở thành những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc khai thác và biến nền văn hóa cùng các di sản văn hóa của chính mình thành lợi thế cạnh tranh về kinh tế trong nhiều năm qua. Với sự phong phú, đặc sắc và giàu có về di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước Việt Nam cần hỗ trợ hỗ trợ sự phát triển công nghiệp văn hóa (cụ thể qua các dự án thuộc lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và audiovisual, xuất bản, thủ công và thiết kế, bản quyền, đa ngành). Bằng cách ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp đó, chúng ta sẽ nhận ra giá trị kinh tế lớn lao của các di sản văn hóa phi vật thể như là một nguồn tài nguyên được tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy.


65 Nguyễn Chí Bền (2007), “Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Công ty Mỹ thuật Trung ương, tr,77.

66 Theo Simon Evans của Creative Clusters (Anh) cho rằng, công nghiệp văn hóa là thành phần cơ bản cho ngành công nghiệp sáng tạo (UNCTAD, 2010:7). Một định nghĩa khác, cũng theo quan điểm phát triển, rất đáng lưu tâm về công nghiệp văn hóa và sáng tạo, đó là định nghĩa của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của Lander (06/2009), trong đó khẳng định rằng: "Ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo bao gồm tất cả các doanh nghiệp sáng tạo và văn hóa hoạt động chủ yếu theo định hướng thị trường và liên quan đến việc sáng tạo, sản xuất, phân phối và/hoặc phát tán các sản phẩm và dịch vụ văn hóa/sáng tạo") (IFH và KWF, 2011: 3). Định nghĩa này nhấn mạnh đến đặc tính định hướng thị trưởng của ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, trong đó, các doanh nghiệp liên quan đến việc kinh doanh văn hóa và sáng tạo tìm kiếm nguồn lợi tài chính thông qua thị trường hoặc nói một cách đơn giản hơn, là muốn kiếm tiền thông qua nghệ thuật, văn hóa và sáng tạo.

43

- Di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc

tế

Xu thế toàn cầu hóa tạo nhiều điều kiện cho các quốc gia trên thế giới tiếp xúc,

giao lưu, tiếp thu các giá trị tinh hoa lẫn nhau. Trên cơ sở của giao lưu văn hóa các quốc gia tạo ra mối quan hệ cho việc hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Di sản văn hóa phi vật thể là giá trị của mỗi cộng đồng và dân tộc có tính bản sắc riêng, đặc trưng, khác biệt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc tính này được đánh giá như điểm mấu chốt để giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, hội nhập và phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

2.1.5. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Quan điểm về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

UNESCO thể hiện rò quan điểm về văn hóa đối với sự phát triển cũng như cần phải bảo vệ giá trị văn hóa qua khía cạnh pháp lý. Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Phát triển kinh tế, môi trường mà thiếu đi văn hóa thì đó là sự phát triển mất cân đối nghiêm trọng, khập khiễng. Khi những giá trị văn hóa không đươc bảo lưu và phát huy trong quá trình phát triển thì tiềm năng sáng tạo sẽ bị suy yếu.

Về pháp lý, UNESCO có Công ước về bảo vệ di sản thiên thiên và văn hóa thế giới vào năm 1972 với mục tiêu chính là tập trung vào việc phục hồi, bảo tồn các di tích, địa danh và các phong cảnh nổi tiếng. Cho đến năm 1989, UNESCO lại bổ sung thêm việc bảo tồn văn hóa truyền miệng và văn hóa dân gian. Bên cạnh đó văn bản cũng đặt ra vấn đề cho các quốc gia trên thế giới có những giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể. Từ năm 2001 các di sản văn hóa phi vật thể được sự quan tâm mạnh mẽ hơn khi UNESCO đã xây dựng chương trình “những kiệt tác di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể”. Chương trình này đã trực tiếp nâng cao nhận thức của quốc gia thành viên về tầm quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua việc công bố danh sách di sản văn hóa truyền miệng và di sản văn hóa phi vật thể qua các năm để kêu gọi các quốc gia có hành động thiết thực trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên lãnh thổ của họ.

Năm 2003, Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được thông qua và sau đó có hiệu lực vào năm 2005. Công ước quy định rò để đảm bảo cho việc bảo vệ, mỗi quốc gia thành viên dựa vào năng lực riêng để xây dựng, cập nhật hệ thống thống kê di sản văn hóa phi vật thể, cũng như có hành động cụ thể cho công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tại điều 2, Công ước năm 2003 ghi rò: “Bảo vệ là các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua các hình thức giáo dục chính thức và không chính thức, cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của loại hình di sản


này”.

44


Công ước năm 2003 không đề cập đến thế nào là phát huy di sản văn hóa phi

vật thể. Tuy nhiên, trong Lời nói đầu của Công ước đề cập, “Ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng bản địa, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”. Như vậy, bằng việc tái tạo di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người- chính là phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển thêm67. Phát huy di sản văn hóa phi vật thể chính là việc sử dụng, khai thác di sản văn hóa phi vật thể một cách có hiệu quả nhất và giữ cho di sản văn hóa phi vật thể được lưu truyền lâu dài. Điều này xuất phát từ giá trị mà mỗi di sản văn hóa phi vật thể có được nên nhu cầu phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là nhu cầu đi từ thực tiễn để tăng tính phổ rộng của di sản văn hóa phi vật thể khiến di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là của một cộng đồng mà được nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia biết đến và lưu truyền.

- Khái niệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là nội dung hết sức cần thiết và quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bởi văn hóa là một phần quan trọng của sự phát triển, là yếu tố có tính cá biệt, tạo lập sự khác biệt của Việt Nam so với những quốc gia khác. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là cơ hội cho việc phát triển du lịch, tăng tính kết nối giữa các cộng động trong một quốc gia, cũng như giữa các dân tộc trên thế giới. Tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia là cơ hội, là tiềm năng, là nguồn lợi về kinh tế cho quốc gia. Như vậy, việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững mà còn giúp cho di sản “sống khỏe” trong xã hội biến đổi từng ngày.

Nếu“bảo vệ” có tính tĩnh thì “phát huy” có tính động, việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là vừa đảm bảo giá trị cốt lòi của di sản, tránh bị mài mòn. Và hơn thế nữa cùng với thời gian thì di sản văn hóa phi vật thể ngày được lan tỏa rộng rãi và giá trị của di sản ngày càng nâng lên.

Có thể khái quát về khái niệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động của các chủ thể trong việc thực hiện các biện pháp tích cực để nhận diện, gìn giữ giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian tạo điều kiện cho di sản văn hóa phi vật thể không ngừng được phát triển bền vững, làm giàu tính sáng tạo và sự đa dạng văn hóa của nhân loại.

67 Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.125, Hà Nội

45

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trước hết bởi chính cộng đồng sở hữu và không gian văn hóa nơi di sản văn hóa phi vật thể tồn tại, giúp cho di sản được nguyên vẹn, tránh bị xâm hại, tác động bởi tác nhân bên ngoài làm đối tượng đó bị thay đổi so với ban đầu thông qua việc thực hành và truyền dạy liên tục di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà còn bảo vệ các quy định, luật lệ trong di sản văn hóa phi vật thể của họ, mục đích để cho đối tượng được giữ gìn và giữ được nguyên trạng và nó không bị biến đổi theo thời gian. Bảo vệ còn là việc thực hành và truyền dạy liên tục của cộng đồng, đảm bảo tránh làm sai lệch, lạm dụng hoặc thương mại hóa di sản văn hóa phi vật thể. Bảo vệ không tách rời khỏi phát huy di sản văn hóa phi vật thể vì di sản văn hóa phi vật thể là những đối tượng sống, chứa đựng sinh lực và tồn tại trong các mối quan hệ xã hội phát triển liên tục. Một nền văn hóa đang sống không chỉ bảo vệ mà còn đảm bảo tính thích ứng thông qua những tập quán xã hội liên tục phát triển để hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng giá trị tinh thần của cộng đồng, xã hội và để bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống xã hội có nhiều yếu tố tác động quan trọng như kinh tế, thể chế, pháp luật… trong đó pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh hành vi của cá nhân, cộng đồng theo hướng bảo vệ hiệu quả và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

2.2. Mục đích, phương pháp điều chỉnh và thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

2.2.1. Mục đích điều chỉnh pháp luật trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Pháp luật là công cụ thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng từ những thập niên 80 về văn hóa68. Đây là chủ trương, đường lối mở đường cho luật hóa hoạt động nhận diện, các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản thành các hành vi được pháp luật công nhận và bảo hộ hướng đạt mục tiêu: Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc69. Cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo điều chỉnh có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể, qua đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thông qua pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các văn bản quy phạm pháp luật quy định hành vi được khuyến khích, các hành vi


68 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội

46

bắt buộc thực hiện, các hành vi vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Xác lập các chuẩn mực công khai, minh bạch để các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quyền, nghĩa vụ trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ các quy định công khai này, sớm trở thành chuẩn mực hành vi trong xã hội để cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình theo pháp luật. Qua đó, làm cơ sở cho việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Quy định pháp luật cũng là công cụ quan trọng để thúc đẩy và củng cố các hoạt động hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nói chung. Hoạt động hợp tác quốc tế và việc ký kết các Công ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở cho việc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động nghiên cứu và dự án về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

2.2.2. Phương pháp điều chỉnh pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trên cơ sở mục đích điều chỉnh, các cách thức biện pháp nhà nước sử dụng để điều chỉnh di sản văn hóa phi vật thể như: khuyến khích, cho phép và cấm đoán. Trong đó, phần lớn các quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sử dụng phương pháp khuyến khích, cho phép, không chứa đựng nhiều các hành vi cấm đoán, các hành vi cấm đoán thường được quy định thông qua các vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm phạm phát sinh trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

- Phương pháp khuyến khích: Pháp luật sử dụng công cụ khuyến khích các hoạt động, hành vi tích cực nhằm về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: các hoạt động tích cực thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trình diễn, biểu diễn các hoạt động truyền dạy của các cá nhân là nghệ nhân dân gian nắm giữ các kinh nghiệm, bí truyền của các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đối với mỗi loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác nhau thì có những công tác riêng, cụ thể phù hợp với đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể để có thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như lời hát, câu vè, câu hát, nghề thủ công truyền thống hay các trò chơi, trò diễn, nghệ thuật biểu diễn muốn được tồn tại và duy trì trong cộng đồng cần có hoạt động truyền lại kinh nghiệm, dạy lại cách thức thực hiện, phố biến những kĩ năng, kĩ xảo đó cho lớp người trẻ hơn để có thể tiếp tục kế tục những thế hệ “Nghệ nhân dân gian”, “Nghệ sỹ dân gian” trình diễn những nét văn hóa đặc sắc là di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng. Đối với các lễ hội, để gìn giữ và phát triển không dừng lại ở hoạt động truyền dạy, phổ biến mà phải tập trung vào phục dựng lại lễ hội. Các lễ hội cổ truyền là hoạt động của cộng đồng có sự tham gia của rất nhiều người với vai trò vị trí khác nhau. Các hoạt động này đều được pháp luật khuyến

47

khích thực hiện.

- Phương pháp cho phép: Pháp luật cho phép các hoạt động thực hành tín ngưỡng dân gian. Trước kia, một số các hành vi bị cấm do liên quan đến các “hủ tục lạc hậu”, thì nay lại được cho phép vì xác định lại là giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại70, do vậy, cộng đồng dân cư được phép thực hành tín ngưỡng công khai và được pháp luật bảo vệ.

- Phương pháp cấm đoán: Pháp luật nghiêm cấm chủ thể thực hiện các hành vi gây tổn hại đến hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ, Luật Di sản văn hóa quy định hành vi “Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật” là các hành vi bị nghiêm cấm71.

2.2.3. Thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm đảm bảo mục đích điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với ý chí của Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với mục đích: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất yếu phải sử dụng pháp luật như là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất. Quá trình áp dụng các quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể vào trong cuộc sống chính là việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Trước hết, chủ thể ban hành và áp dụng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội trong bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền. Đối với cộng đồng, cá nhân thực hành giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cơ chế điều chỉnh pháp luật vừa nhằm kích thích các hành vi có tính tích cực đối với hoạt động việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như khuyến khích thực hành, lan tỏa, và không ngừng sáng tạo các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời xác định các hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp chế tài xử lý đối với các vi phạm đó giúp bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể trước nhưng hành vi gây hủy hoại, lạm dụng, làm biến dạng giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thực tiễn.


70 Duy Linh (2017), Hầu đồng-Nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nhândandientu@nhandan.vn, truy cập ngày 20/8/2020.

71 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Công văn số 618/BVHTTDL-DSVH ngày 12 tháng 02 năm 2018 về việc chấn chỉnh hoạt động Hầu đồng trong thực hành di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

48

Thực hiện pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua cách thức như kiểm kê, xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Một mặt giúp chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể yên tâm thực hành giá trị di sản trong cộng đồng, mặt khác cơ chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể được triển khai ở các cấp quản lý nhà nước có tác dụng khuyến khích và phục dựng được giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng và giúp các nó phát triển và lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong cộng đồng sở hữu mà cả các nhóm cộng đồng lân cận trong quốc gia và vươn tầm vóc trên trường quốc tế.

2.3. Chủ thể, hình thức và tiêu chí bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

2.3.1. Chủ thể pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật

thể

Chủ thể được xác định bao gồm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cá nhân,

nhóm người, cộng đồng dân cư.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Các quan hệ điều chỉnh này được hoàn thiện dần cùng với sự hoàn thiện của thiết chế nhà nước tại Việt Nam. Các chủ thể là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước là người đứng đầu trong mỗi cơ quan hoặc bộ phận chuyên trách, hay hội đồng xét duyệt, đề xuất.

Luật Di sản văn hóa quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ; Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ72.

- Cá nhân, nhóm người, cộng đồng dân cư.

Chủ thể là cộng đồng, nhóm người, cá nhân là chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Cộng đồng, nhóm người và cá nhân thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hành


72 Quốc hội (2009), Điều 55 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí