Vai Trò Của Việc Khai Thác Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch


Theo Ông Phan Đình Lang, tức Bốn Trang, còn gọi là Bốn Que, sinh năm 1910, ở xã Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định đã nói rằng hồi còn nhỏ ông đã nghe ông nội và bà con kể là Bài Chòi do ông Đào Duy Từ (1571 - 1634) ở ngoài Bắc vào Bình Định khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp, xây làng lập ấp. Ông còn lập gánh hát Bội, dạy hát, múa Tuồng, vui trong các ngày lễ, ngày Tết và bày ra chơi Bài Chòi. Từ việc làm các chòi giữ hoa màu khỏi bị heo, nai, thú rừng ăn phá, khi có thú về họ gõ mõ, gõ các dụng cụ để xua đuổi, các chòi làm gần nhau để hỗ trợ, canh gác, họ căng dây nối vào 2 ống tre, có bịt da ếch, nói vào ống, người phía đầu ống ở chòi bên kia để tai vào ống nghe được, "Hát ống" có từ đó, ông Đào Duy Từ mới sáng kiến bày ra trò chơi Bài Chòi trong các ngày Tết (Trần Hồng, 2003).

Nhà Âm nhạc học người Pháp tên là G.L.Bouvier đã đến Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc ở nước ta, ông Bouvier cho rằng: “Bài Chòi được hình thành và phát triển sau những năm 1470 Nam tiến, người Việt ra sức khẩn hoang từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cho tới Bình Thuận, đặc biệt đã thành công trong việc xây dựng kinh tế, văn hóa và đời sống vùng châu thổ ở Bình Định và Phú Yên rất phì nhiêu. Trong số đó, có nhiều người từ nhiều địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng, có điều kiện kết hợp nhanh chóng với nền văn hóa dân gian của địa phương, một số làn điệu dân ca, Hò, Lý, Hò chèo thuyền, Hò giã gạo, Hò đi cấy... còn giữ được bản sắc ban đầu, đồng thời phát triển, sáng tạo ra các làn điệu mới”(Trần Hồng, 2003); (“Quê hương điệu hát Bài Chòi, Sài Gòn”(1974)

Đánh Bài Chòi là trò diễn xướng dân gian rất thịnh hành ở Miền Trung từ những năm đầu thập kỷ 20 cho đến sau những năm kháng chiến chống Pháp, ở các vùng tự do còn tổ chức. Hát Bài Chòi, Nói Vè, Hô Lô Tô, Hát Dân ca được đưa vào các chương trình văn nghệ quần chúng để động viên, tuyên truyền các chính sách của Đảng rất đắc lực (Trần Hồng, 2003).

Trước năm 1945, hội chơi Bài chòi phát triển, nhất là ở vùng Nam Trung Bộ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật Bài chòi được sử dụng khá nhiều, tham gia tích cực vào việc động viên đồng bào, chiến sỹ, đả kích kẻ


thù, ca ngợi những tấm gương đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc; trong thời gian này có người còn gọi là Bài chòi kháng chiến.

Sau ngày Hòa bình được lập lại, Đoàn Văn công Liên Khu Năm tập kết ra Bắc, đã được Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa thành lập Đoàn Ca kịch Liên Khu Năm từ năm 1956 là thành viên đứng trong đại gia đình Sân khấu Việt Nam.

Ở Miền Nam, với truyền thống lấy Văn nghệ Dân gian, các điệu Hò, Vè, Bài Chòi, Dân ca để sáng tác tiết mục Văn nghệ phục vụ nhân dân và bộ đội đánh Mỹ - Ngụy cũng rất có hiệu quả, được Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Trung Trung Bộ, Ban Tuyên huấn khu và các Tỉnh đã thành lập các Đoàn Văn Công giải phóng phục vụ ở chiến trường. Các Đoàn Văn Công giải phóng các Tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều có Đoàn Kịch dân ca Bài Chòi hoạt động suốt mấy chục năm chống Mỹ - Ngụy và khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các ngành Văn hóa nghệ thuật, Các Đoàn văn công được phát huy và bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc có khoa học hiện đại và tiến bộ không ngừng...(Trần Hồng, 2003).

Giai đoạn từ sau năm 1975 đến 1990, nghệ thuật Bài chòi bị mai một và đứng trước nguy cơ bị lãng quên. Vào cuối năm 1990, nghệ thuật Bài chòi dần được phục hồi và đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chủ trương phục hồi thì loại hình nghệ thuật này đã nhanh chóng được vực dậy, được đông đảo người dân 9 tỉnh, thành ở Trung Bộ tổ chức hội chơi Bài chòi vào các dịp lễ Tết, đầu năm mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

1.2.2.2. Đặc trưng của “Bài chòi”

“Bài chòi” là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn thua như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp vui xuân. Người ta đến chơi “Bài chòi” cốt để nghe hô “Bài chòi”, thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 5

Khảo sát về tập quán người Việt xưa ở vùng Trung du, miền núi, hai ông P. Huard và M. Durand, các nhà nghiên cứu âm nhạc học người Pháp đã mô tả: "Thôn


dân ngủ đêm trên Chòi để canh heo rừng và thú dữ ra phá hoại hoa màu. Trên một chòi cao của mỗi rẫy, họ làm liên hoàn các rẫy và có nhiều chòi quanh nhau, khi có thú rừng về, các chòi đều đánh mõ, khua phèng la và xua đuổi vang động khắp vùng để hỗ trợ cho nhau. Những đêm thanh vắng họ nghĩ ra các trò chơi, hát ống để giải trí và tâm tình với nhau từ chòi này qua chòi kia. Từ đó họ sáng tạo ra Hô Bài Chòi, "Đánh Bài Chòi" được hình thành. Qua một thời gian dài Bài Chòi đã trở thành một nhu cầu giải trí lành mạnh trong kho tàng Văn nghệ dân gian Miền Trung". (Trần Hồng, 2003).

G.L.Bôviơ, một học giả, người Ba Lan gốc Pháp từng có mặt trong nhóm nghiên cứu văn hóa Phương Đông của Bồ Đào Nha, Italia đến Việt Nam từ trước đại chiến thế giới lần thứ nhất. Năm 1902, Bôviơ hoàn thành tập sách: về Hát Bài Chòi– “Voici quelques pièces Hat Bai choi tireés du Phong trao Can Vuong”, 1902.Trong tập sách của mình ông đã miêu tả “Bài chòi” như sau:

Hát Bài chòi xuất hiện ở những tụ dân cư vùng rừng núi xa xôi. Tại những nơi này, từ việc xây cất nhà cửa đến việc làm ruộng, làm rẫy, săn thú... đều dựa theo kinh nghiệm lâu đời của người địa phương. Theo đó, nhà được dựng lên bằng hình thức “dã chiến”, có thể tháo - gỡ - lắp ráp dễ dàng mỗi khi cần chuyển vùng canh tác (du canh - du cư). Nhà càng gần rừng núi, gần dã thú càng cất thu hẹp lại và càng cao hơn ở phần chân trụ (dạng nhà sàn - ngày nay vẫn còn). Dựa vào phương tiện nhà ở và nhà chòi giữ rẫy sẵn có, người ta bày ra trò chơi. Giải trí là chủ yếu, nhưng để “sát phạt - hơn thua” nhau cũng thường xảy ra. Trò chơi này về sau người ta quen gọi là “đánh Bài chòi”.

Về sau, càng có nhiều ca dao, câu vè, câu thơ được lượm lặt, sưu tầm, rộng rãi hơn dành cho những dịp cạnh tranh tổ chức giữa các nhóm hò hát bài chòi với nhau. Trong sự cạnh tranh nghề nghiệp đó "hát bài chòi" có lúc đã trở thành “diễn đàn văn nghệ” có tác dụng phê phán những thói hư tật xấu, ca ngợi những nét đẹp, cái hay trong xã hội lúc bấy giờ. Họ làm được việc ấy dù ngẫu nhiên, song đối với các vị khoa bảng, những nhà yêu nước trong lớp người đi khai hoang - lập ấp... đã chú ý và triển khai để... đưa tác phẩm văn học đại chúng của mình vào “lợi thế”


diễn đàn này. Cho tới giai đoạn hát bài chòi đã được rất nhiều người yêu chuộng, kể cả các nhân vật quý tộc, nó không còn đơn độc với giọng hò trước đó chỉ có phần đệm bằng “bộ gõ” đơn giản (đệm bằng cặp sanh - Sanh là 2 thanh gỗ chuốt tròn giống như 2 con găng cỡ lớn) mà còn có cả đàn nhị (đàn cò) và kèn lưỡi tre. Kèn này có lần người Pháp đã gọi đùa bằng tên một loại kèn xưa nhất của xứ Ả Rập (Cotarisiplet) (phát âm qua lưỡi gà, tương tự như chiếc Ascsê của Clarinét ngày nay). Phần nhạc đệm tất nhiên có trống tum (trống con) và xụp xòa làm nòng cốt.

Cũng trong tập sách của mình, G.L. Bôviơ có so sánh “Bài chòi” với dân ca Angêri. Ở đất nước nhỏ bé đó cũng có một thể loại dân ca xuất xứ từ một trò chơi kiểu như “đánh bài chòi” của Việt Nam. Nếu có khác, chỉ khác ở chỗ họ dùng những chiếc bàn con xếp vòng quanh một chiếc bàn lớn, thay vì ở Việt Nam dựng lên những chiếc chòi.Điểm giống nhất giữa hai trò chơi của hai nước này là đều dùng “hệ chu kỳ 12 con giáp” (cycle Décimal + Cycle Doudécimal) vào trong danh sách những con bài (Nguyễn Xuân Đà, 1998)

Tại Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật bài chòi dân gian Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới” tại Quy Nhơn năm 2015, GS.TS Yves Defrance (Pháp) (2015) đã so sánh bài chòi với những loại hình nghệ thuật khác trên thế giới như sau: “Bài chòi có nhiều nét tương đồng với nghệ thuật truyền thống Âsiklik của những người hát thơ cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nghệ thuật truyền thống Pansori, nghệ thuật hát kể độc diễn của Hàn Quốc hay loại hình Kutiyattam (Ấn Độ)... Nhưng bài chòi là loại hình truyền thống có nguồn gốc từ một loại hình chơi bài giải trí”.

1.3. Vai trò của việc khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch

1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) (2017) do ngân hàng Châu Á- Thái Bình Dương (APB), dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018, nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch.


Năm 2016, ngành dịch vụ đạt thành tích tốt, tăng trưởng đến 7,0% so với mức 6,3% năm 2015. Thành tích này là nhờ số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng cao đến 26.0% trong năm 2016, làm cho các dịch vụ liên quan đến du lịch tăng trưởng 6,7%. Về triển vọng kinh tế mà báo cáo này đưa ra, tăng trưởng GDP được dự báo sẽ tăng lên 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018. Với tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp và dịch vụ dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì, sản lượng nông nghiệp và khai khoáng tăng nhẹ cũng đóng góp thêm vào tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, báo cáo chỉ rõ, tăng trưởng ngành dịch vụ vốn khá mạnh trong năm 2016 được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2017 và 2018, lượng khách du lịch sẽ tiếp tục gia tăng nhờ có chiến dịch quảng bá du lịch điện tử mà Chính phủ Việt Nam mới triển khai gần đây.

Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng nghệ thuật hát bội, bài chòi vốn giàu có và phong phú đang còn tiềm ẩn chưa được sử dụng để nâng cao giá trị văn hoá địa phương đã được Nhà nước công nhận, cần phải quảng bá cho du khách trong và ngoài nước biết. Nhờ có du lịch, hằng năm trung bình từ 2 đến 3 triệu du khách quốc tế đến nước ta tham quan, họ được hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

1.3.2. Vai trò về mặt xã hội

Tạo môi trường giao tiếp cộng đồng lành mạnh: Không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian đơn thuần mà đánh “Bài chòi” còn là dịp các nghệ nhân trổ tài ứng tác và biểu diễn, vừa hát hô, đối đáp. Và đặc biệt, đây còn là môi trường giao tiếp cộng đồng và là nơi nam thanh, nữ tú đến gặp gỡ, giải trí, tìm hiểu, trao duyên... Hội “Bài chòi” cổ thường được tổ chức ở những nơi công cộng rộng rãi, thoáng mát như ở quảng trường phường xã,hoặc ở ngã ba đầu làng, sân đình.

Giáo dục về tính thẩm mỹ, lòng yêu quê hướng đất nước, hướng con người đến với chân - thịện - mỹ: Do cả những yếu tố chủ quan và khách quan mà “Hát bội” có những xu hướng thay đổi tương đối rõ rệt. Ở các vùng quê, kinh tế kém phát triển, các đình làng không có bề dày lịch sử, diễn xướng hát bội gần như bị quên lãng, chỉ còn lại những hình thức cơ bản như thắp nhang và dâng đồ thờ cúng. Ở các


lễ hội lớn, thu hút khách thập phương, lễ xây chầu đại bội được đầu tư rất lớn, diễn xướng chuyên nghiệp, vừa là nghi lễ, vừa là một cách thức quảng bá đầy tự hào của con người về danh tiếng của địa phương (Tuấn giang, 2013). Việc gìn giữ và nâng dần tầm vóc nghệ thuật “Bài chòi” nhằm vào mục đích tối thượng là đưa đến cho người xem những giá trị thẩm mỹ, những món ăn tinh thần quen thuộc và sự chân thiện mỹ. Thông qua đó, cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân gian “Bài chòi” đậm chất trữ tình sâu lắng được trở về tính nguyên gốc, giữ cho được tính hồn nhiên, dân dã. Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, hát bài chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người... thông qua những câu hô hát (còn gọi là câu Thai).

Nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân: Việc khai thác sản phẩm du lịch văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp.Đóng góp của du lịch vào việc tạo ra việc làm cũng không thể bị xem nhẹ. Lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng, đầu tư vào du lịch có xu hướng tạo ra việc làm nhiều hơn và nhanh hơn so với đầu tư vào cáchoạt động kinh tế khác (NETO, 2003).

Để phát triển được tài nguyên du lịch ở những vùng, thường là xa xôi, hẻo lánh thì đòi hỏi phải đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm thiết yếu khác. Do vậy việc phát triển dẫn đến phân phối lại thu nhập và làm giảm bớt nghèo đói; đóng góp vào việc khôi phục các nghề thủ công, lễ hội và truyền thống; và cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi chung của xã hội (UN, 1999). Nói chung, du lịch được tin tưởng là sẽ làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển.

1.3.3. Vai trò về mặt văn hóa

Tính đại diện: “Hát bộ”, “Bài chòi” mang được tính đại diện cho văn hóa vùng miền đặc sắc của miền Trung mà không phải loại hình biểu diễn nào khác có được. Hội “Bài chòi” luôn được người dân miền Trung đưa vào hàng đầu danh sách những trò chơi lễ hội Xuân tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi khi có hội chơi bài chòi là người dân trong vùng lại nô nức kéo nhau đến tham gia. Và hô bài chòi cũng là thể loại dân ca độc đáo của người dân khu vực Nam Trung Bộ và riêng Bình Định


có Đoàn Ca kich Bài chòi và nhà hát tuồng Đào Tấn chuyên nghiệp đại diện,nghệ thuật “Bài chòi” cũng được giao cho Bình Định đại diện lập hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể nhân loại. Bình Định đã đề xuất di sản “Hát bội”, “Bài chòi” cho Bộ Vă hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di sản phi vật thể

cấp quốc gia và đã được công nhận năm 2014 (UBND tỉnh Bình Định, 2016).

Giá trị thẩm mỹ: Nghệ thuật trang điểm, trang trí cho các vai diễn của “Hát bội” cũng mang yếu tố đặc sắc, tạo nên nét riêng cho từng nhân vật, mỗi khuôn mặt thể hiện một tính cách hết sức đặc trưng. Với “Hát bội”, giá trị thẩm mỹ là sự đặc sắc của trang phục, nét hóa trang cũng như từng điệu bộ, cử chỉ trong biểu diễn. Giá trị thẩm mỹ của “Bài chòi” lại là sự mộc mạc, thân quen của từng câu thơ, bài vè cũng như sự giao lưu với khán giả trong quá trình biểu diễn.

Giá trị lịch sử: Trải qua hàng trăm năm dâu bể, hát bội đã ngày càng cắm rễ trong đời sống tinh thần của người dân. Không những thế, sự giao lưu, kết hợp của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ hơn so với các đoàn tuồng của các địa phương khác.Sinh hoạt “Bài chòi” là môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời giúp bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong “Bài chòi” được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt tinh thần thiết yếu và phổ biến khắp các huyện, thị của Bình Định. Rất nhiều tục ngữ, ca dao, bài vè… liên tục được biến tấu một cách linh hoạt, diễn tả sinh động mọi cảnh đời, từ tình yêu đôi lứa đến những khúc mắc nhân tình thế thái, tạo nên sự hấp dẫn và riêng biệt của “Bài chòi” và cũng góp phần lưu giữ, phổ biến một phần của kho tàng văn học Việt Nam.

Bảo tồn tài sản văn hóa của vùng miền, của cả quốc gia: Du lịch không chỉ khai thác những giá trị văn hóa, di sản văn hóa, lịch sử của nghệ thuật hát bội, bài chòi mà còn gìn giữ, bảo tồn cho những thế hệ mai sau. Điều này được thể hiện trong việc sử dụng nguồn vốn của chương trình mục tiêu văn hóa dành cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử rất hạn hẹp, thì ngành Du lịch đã hỗ trợ kinh phí đầu


tư, tu bổ, nâng cấp một số di tích trọng điểm tại các địa phương, góp phần làm cho những di tích ấy trường tồn với thời gian và trở thành “điểm sáng” văn hóa tại địa phương, được nhân dân mến mộ, cảm kích. Ngoài ra, bằng các hoạt động của mình, du lịch đã góp phần hỗ trợ và mở ra biên độ rộng lớn cho nghệ thuật hát bội, bài chòi hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa quốc tế, nâng cao giá trị cuộc sống từ tinh thần đến vật chất cho xã hội, cho nghệ sĩ cống hiến hết mình vì nghệ thuật được tôn vinh, trân trọng.

Giao lưu văn hóa giữa các vùng miền cũng như các khu vực: Du lịch văn hoá làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân của các nước góp phần giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước và con người Việt Nam với bạn bè năm châu.

1.4. Các nhân tốt ảnh hưởng đến khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch

1.4.1. Nhân tố thuộc về tài nguyên

Nhân tố thuộc về tài nguyên có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc khai thác phát triển du lịch. Đối với di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi”, ở nơi nào có tài nguyên phong phú, có nguồn gốc lâu đời, dòng nhạc dân gian dễ cảm nhận, điệu bộ, hình ảnh thể hiện tích tuồng cao v.v… sẽ dễ khai thác để phát triển và ngược lại.

1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở hạ tầng: Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc khai thác sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng có kết cấu tốt, đồng bộ sẽ thúc đẩy việc khai thác sản phẩm du lịch tốt và ngược lại. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm các thành phần như: Hệ thống mạng lưới giao thông, các cơ sở kinh doanh phục vụ lưu trú, các cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống, mạng lưới thông tin liên lạc, các dịch vụ y tế, các dịch vụ phụ trợ khác…

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022