57
phát huy đa dạng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, coi đây là những tài nguyên văn hóa quan trọng cho đời sống xã hội cũng như cho phát triển kinh tế. Đặc biệt hơn, việc ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể trong UNESCO cũng giúp cho các loại hình di sản văn hóa phi vật thể phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ví dụ điển hình là sự phát triển của Nghi lễ thờ Mẫu Tam tứ phủ trong nhiều năm trở lại đây từ sau khi UNESCO ghi danh vào Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016.
Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về định hướng chính trị và con đường phát triển kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật, các nhân tố về phong tục, tập quán ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật và tạo ra tính cá biệt riêng của quốc gia, còn việc tham gia các điều ước quốc tế lại có tác động khiến hệ thống pháp luật Việt Nam thống nhất với hệ thống pháp luật quốc tế. Các yếu tố tác động vừa có chiều hướng tính cực vừa có chiều hướng tiêu cực và giúp cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện riêng của quốc gia.
2.5. Pháp luật của một số quốc gia châu Á về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa là lĩnh vực bất kỳ quốc gia nào trên thế thế giới cũng đều quan tâm mặc dù ở những cách tiếp cận và triển khai thực hiện khác nhau. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay của các quốc gia trên thế giới diễn ra trên mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vấn đề đặt ra là trong tiến trình hội nhập và phát triển xét dưới góc độ lĩnh vực văn hóa, mô hình văn hóa nào sẽ phù hợp hơn cho Việt Nam, để chúng ta có thể tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp và học hỏi kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, có những mô hình bảo tồn và phát triển văn hóa rất thành công ở quốc gia này, nhưng khi đem áp dụng tại quốc gia khác thì lại không hề đem lại hiệu quả mong muốn, thậm chí là phản tác dụng. Các mô hình về phát triển kinh tế, xã hội cũng chịu ảnh hưởng từ thực tiễn này. Vậy cơ hội cho sự thành công ở đây là gì. Theo tác giả Luận án phải xuất phát từ “nền tảng văn hóa” của mỗi quốc gia. Mà nền tảng văn hóa quốc gia chính là sự tương đồng về vị trí địa lý, về tư duy văn hóa, về môi trường văn hóa, về lịch sử văn hóa… Vậy thì nền tảng văn hóa Việt Nam phù hợp với mô hình, thể chế nào. Chúng ta là quốc gia Châu Á, về mặt vị trí địa lý, Việt Nam thuộc về nhóm các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, chúng ta lại thuộc về nhóm các chủ thể Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore78. Từ cách tiếp cận này, tác giả tập trung nghiên cứu và trình bày về pháp luật của một số quốc gia
78 Nguyễn Sĩ Dũng, “Để Việt Nam hóa rồng”, https://vnexpress.net/de-viet-nam-hoa-rong-4236975.html, truy cập ngày 03/4/2021.
58
châu Á, khối các nước Đông Bắc Á về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
2.5.1. Pháp luật của Trung Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Bảo Vệ, Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đối Với Phát Triển Xã Hội
- Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Một Số Kinh Nghiệm Từ Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Châu Á Trong Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Biểu Đồ Số Lượng Báo Cáo Kiểm Kê Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Các Tỉnh, Thành Phố (2011-2019)
- Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Trung Quốc là một đất nước rất rộng lớn, nổi tiếng với sự hiện hữu của di sản văn hóa cả về số lượng và chất lượng. Quốc gia này sở hữu số lượng di sản văn hóa phi vật thể lớn theo 5 loại của UNESCO (Lin Qing và Lian Zheng, 2018). Trong quá trình phát triển và quá độ của chế độ chính trị nhất là sau cách mạng Đại văn hóa, Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Suốt những năm sau đó, đường lối của Ban chấp hành Trung ương và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đều coi trọng cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Năm 1982, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ văn hóa. Luật này có mối quan hệ chặt chẽ với các Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, Luật Tố tụng. Các văn bản dưới Luật sau đó mở rộng thêm về “thị trường văn hóa”, coi văn hóa như một tiềm năng cho khai thác phát triển kinh tế. Năm 1989, Trung Quốc thành lập Cục Quản lý thị trường văn hóa thuộc Bộ Văn hóa.
Một năm sau khi Công ước năm 2003 của UNESCO được thông qua, Trung Quốc trở thành một trong số quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã không tiếc nỗ lực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình, hoạch định chính sách chiến lược, xây dựng luật và sự ra đời các cơ quan dưới sự bảo trợ của Bộ Văn hóa để áp dụng các chính sách, pháp luật dẫn đến cơn sốt di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc hiện dẫn đầu với 30 hạng mục trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Vậy điều gì đằng sau nỗ lực bảo vệ văn hóa của chính phủ Trung Quốc! Văn hóa đóng vai trò gì đối với sự thịnh vượng kinh tế và vị thế quốc tế của nó? Nó có tác động gì đến văn hóa và cộng đồng?… Thế giới phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã rất thành công trong việc công bố các Kiệt tác và việc phê chuẩn Công ước đã tạo động lực cho các nỗ lực toàn diện của chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình. Chương trình Bảo tồn Văn hóa Dân gian và Quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu vào năm 1998; Sau khi đệ trình đề xuất lên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào năm 2002, các nỗ lực bảo vệ đã bắt đầu một cách nghiêm túc. Vào thời điểm Trung Quốc được bầu tại Đại hội đồng UNESCO với tư cách là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ 18 thành viên về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2006, cam kết của Trung Quốc đối với điều này bắt đầu thực sự có động lực. Một Trung tâm Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa được thành lập để giám sát công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. Các hội thảo và hội nghị chuyên đề quốc tế và quốc gia về chủ đề này đã diễn ra sau đó với sự tham gia của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như ông Chen
59
Feilong thành viên của cơ quan trung ương về nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, giáo sư tại Viện Hàn lâm nghệ thuật Trung Quốc đã giới thiệu chính sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nước này79. Bài viết của ông cập nhật tình hình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc, bám sát các dự án đang được tiến hành và cung cấp nhiếu số liệu về lọai hình này. Xu Yiyi, giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Nam Kinh và là thành viên của Ủy ban Chuyên gia Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia chỉ ra: “Điều kiện tiên quyết để phát triển và sử dụng di sản văn hóa phi vật thể là sự tôn trọng”80.
Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập ngày thứ Bảy tuần thứ hai của tháng 6 là Ngày Di sản Văn hóa và thiên nhiên Trung Quốc, và năm 2011 Trung Quốc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể81 sau 30 năm có Luật Văn hóa. Luật Di sản văn hóa phi vật thể có 7 Chương gồm: Chương I là Quy định chung; Chương II là Khảo sát văn hóa phi vật thể; Chương III là Danh sách các hạng mục đại diện của văn hóa phi vật thể; Chương IV là Truyền thống và tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể; Chương V là Trách nhiệm pháp lý; Chương VI là Điều khoản bổ sung. Nội dung của 7 chương trình bày thành 45 Điều.
Việc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với mục tiêu thực hiện chương trình bảo tồn trong ba giai đoạn: từ năm 2004 đến năm 2008, các kế hoạch thí điểm và kiểm kê nhằm cứu vãn các loại hình văn hóa đang biến mất được ưu tiên hàng đầu; Năm 2009 đến năm 2013 sẽ bao gồm việc bảo vệ toàn diện và tập trung các di sản văn hóa phi vật thể đã niêm yết; giai đoạn 2015 - 2020 tập trung hoàn thiện và củng cố hệ thống bảo vệ an toàn. Mục đích là “tăng cường công tác bảo vệ văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa hào hùng của dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiến bộ mang bản sắc xã hội chủ nghĩa Trung Quốc”. Tuyên bố này là một dấu hiệu cho thấy ý định của Trung Quốc trong việc định hình việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của họ mặc dù theo tiêu chuẩn đánh giá của Công ước 2003.
Mặc dù tạo nhiều thuận lợi cho việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể nhưng Luật Di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều quy định không thực sự có hiệu quả đối với bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ dân sự mà chỉ có ý nghĩa ở góc độ hành chính. Điều này do đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể là rất đa dạng nhiều loại hình nên các quy định pháp luật mang tính bao quát không phủ hết được các di sản văn hóa phi vật thể có nhiều đặc điểm riêng, mang tính cá biệt. Hơn nữa, đó là sự lạc hậu trong pháp luật về bảo vệ di sản
79 Chen Feilong (2009), Chính sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc, Tạp chí L’Internationale de rimaginaire ra tháng 6/2009.
80 Xu Yiyi ( 2009), "Bảo vệ di sản phi vật thể: Tìm lại giá trị của "Bàn tay", "Oriental Morning Post", ngày 16 tháng 2 năm 2009.
81 Xem thêm http://www.gov.cn/flfg/2011-02/25/content_1857449.htm.
60
văn hóa phi vật thể82, về khả năng, lợi thế và bất lợi của việc bảo vệ “di sản văn hóa phi vật thể” bằng việc “thị trường hóa” và “công nghiệp hóa”. Từ đó, Trung Quốc hướng tới sự hoàn thiện pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo ba hướng: thứ nhất là cải thiện bảo vệ về quyền sở hữu cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ hai là cải thiện về nhãn hiệu và bảo vệ địa lý cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ ba là cải thiện về bảo vệ bằng sáng chế cho di sản văn hóa phi vật thể hay quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, trong thời đại mới của công nghệ hiện đại và cách mạng 4.0 thì cần có tiếp cận sáng tạo, đổi mới trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và thiết lập ra phương án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, giữ gìn các di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc.
2.5.2. Pháp luật của Hàn Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Hàn Quốc là một quốc gia vùng Đông Bắc Á, người dân Hàn Quốc từ lâu đã phát triển nền văn hóa đa dạng, độc đáo dựa trên cảm nhận nghệ thuật ưu việt. Điều kiện địa lý đặc thù của bán đảo mang đến cho người Hàn Quốc cơ hội tiếp nhận cả văn hóa lục địa, văn hóa biển và dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, nhờ đó hình thành nền văn hóa độc đáo mang tính đồng cảm cao. Hàn Quốc bảo tồn được rất nhiều di sản văn hóa và được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1990. Tính đến năm 2019, Hàn Quốc có tổng cộng có 49 di sản văn hóa được đăng ký vào di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới và bao gồm trong số đó là 20 di sản văn hóa phi vật thể83.
Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phát triển khá sớm. Hàn Quốc có Đạo luật Bảo vệ di sản văn hóa từ năm 196284, bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngay từ khi đó, Chính phủ đã có các hoạt động hỗ trợ tài chính để bảo vệ các di sản của mình. Đạo luật Bảo vệ di sản văn hóa được đề ra vẫn được tiếp tục có hiệu lực đến bây giờ và luôn được điều chỉnh để cập nhật với thực tiễn. Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ di sản văn hóa.
Ở một số quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể còn được gọi là di sản tinh thần và trí tuệ, tại Hàn Quốc di sản văn hóa phi vật thể được hiểu theo nghĩa đen là “ di sản phi dạng thể”85, vì di sản văn hóa phi vật thể không có hình dáng hữu hình và không phải là thực thể vật chất, nên nó không có hình dáng cố định hoặc hình dạng tĩnh. Di sản văn hóa phi vật thể có đặc tính phát triển vì hình thức và nội dung của nó luôn luôn thay đổi, thích nghi với bối cảnh xã hội và lịch sử. Di sản văn hóa phi
82 Lin Qing and Lian Zheng (2018), “On protection of intangible Cultural Heritage in China from the intellectual property rights perspective”, Sustainability, 10(12), 4369. https:// www.mdpi.com/2071-1050/10/12/4369/htm.
83 https://m.korea.net/vietnamese/AboutKorea/Culture-and-the-Arts/UNESCO-Treasures-in-Korea
84 Matija Dronjic (2017), “An Outline of the Repulic of Korea’s Intangible Cultural Heritage Safeguarding Framework”, Ethnological Research, No 22, pp9-24.
85 Samuel Lee (2015), “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để làm gì?”, 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.358.
61
vật thể được định nghĩa là âm nhạc, múa, kịch, trò chơi, lễ hội, vò thuật, nghệ thuật thủ công và các loại hình nghệ thuật có liên quan khác cũng như kỹ thuật chế biến thức ăn và các thứ cầu hàng ngày khác có giá trị lớn về mặt lịch sử, khoa học, nghệ thuật, bao gồm các sản phẩm thể hiện văn hóa phi vật thể và màu sắc của địa phương.
Di sản văn hóa phi vật thể không cần có những hình thức đã định sẵn, mà cần được truyền tải bởi nghệ thuật và kỹ thuật mà người ta đã được nghe thấy và nhìn thấy. Vì thế, để bảo tồn và tiếp tục việc truyền tải di sản này, những người có kỹ năng và hiểu biết nhất, những người nắm giữ một kỹ thuật hoặc một nghệ thuật đặc biệt đã được công nhận và được khuyến khích để chuyển tải cho những người khác. Những người có tài nghệ và kỹ năng về những di sản văn hóa phi vật thể quan trọng nhất đã được công nhận theo nghĩa đen của từ ngữ là "người duy trì", thông qua thuật ngữ này họ được gọi theo cách nói thông thường của Hàn Quốc là “in' gan munhwaje” đúng nghĩa đen là "di sản nhân văn sống- living human treasurers".
Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng bắt đầu từ những năm 1960 dân cư chuyển từ những làng quê lên thành thị, thời gian này văn hóa phương Tây lấy Mỹ làm trung tâm đã có một ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc. Quá trình phương Tây hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra đồng thời, lối sống cũ cũng biến mất một cách nhanh chóng. Các nghi lễ, nghệ thuật và những biểu đạt văn hóa phi vật thể cổ đã từng chi phối lối sống có nguy cơ nhanh chóng biến mất. Kế hoạch về một di sản văn hóa phi vật thể dự định để ghi danh những hình thức biểu đạt có giá trị cũng đã bị đẩy tới bước đường cùng vì sự văn minh hiện đại để bảo vệ chúng, và để sự chuyển giao liên tục. Trong số những loại hình nghệ thuật được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa dân gian độc đáo của Hàn Quốc chiếm đa số nhưng phần lớn mọi người coi văn hóa dân gian thấp hơn nghệ thuật cao quí của tầng lớp người trong xã hội được xem là tinh túy, coi văn hóa dân gian như một cái gì đó chưa chín chắn và vì vậy không xứng đáng bảo vệ. Vì văn hóa dân gian được xem như một cản trở của sự phát triển, nên nhiều người đã ủng hộ việc hủy diệt nó hơn là bảo vệ nó. Hậu quả là, rất ít người muốn học nghệ thuật dân gian và sự biến mất của các nghệ thuật dân gian dường như là một sự phát triển văn hóa tất yếu. Và, bởi vì văn hóa dân gian có quan hệ gần gũi với đời sống của quá khứ, hơn nữa nó sẽ biến mất bời lối sống đang bị phá hủy hoàn toàn vì quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong hoàn cảnh đó, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian sẽ biến mất nếu một hệ thống bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và các chính sách khác không được thực hiện để bảo vệ chúng.
Sự ra đời của Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã có tác động lớn đối với những nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc, chính tác động này đã tác động trong việc tái suy nghĩ và sửa đổi hệ thống hơn là việc tạo ra các chương trình hoàn toàn mới. Chính phủ Hàn Quốc xác
62
định nhiệm vụ của họ hiện tại là cải thiện hệ thống quản lý di sản văn hóa nhất là lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nâng cao ý chí của những người kế thừa tài sản văn hóa phi vật thể, ý chí tự cường của văn hóa truyền thống để củng cố nền tảng cho việc truyền bá văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hàn ra thế giới.
Cho đến năm 2015, sau hơn 50 năm có Luật Di sản văn hóa, Hàn Quốc thông qua Luật Tài sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng có nhiều Chương trình nhằm hỗ trợ việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào kế hoạch 5 năm của Cục Quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc. Luật Tài sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc tạo ra môi trường pháp lý cho việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, thúc đẩy và tăng cường văn hóa cũng như truyền tải và giao lưu văn hóa, gồm 10 chương: Chương 1 là Quy định chung; Chương 2 là Thiết lập và thúc đẩy chính sách tài sản văn hóa phi vật thể; Chương 3 là Chỉ định của tài sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Chương 4 là Công nhận cá nhân tổ chức sở hữu; Chương 5 là Đào tạo và công bố; Chương 6 là Thuộc tính của văn hóa phi vật thể; Chương 7 là Thúc đẩy các thuộc tính của văn hóa phi vật thể; Chương 8 là Thực hiện Công ước UNESCO; Chương 9 là Quy định bổ sung; Chương 10 là Hình phạt. Nội dung của 10 chương được trình bày thành 58 điều. Năm 2019, Hàn Quốc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tài sản văn hóa phi vật thể.
Để tăng cường hơn các nội dung trong bảo vệ cho các di sản văn hóa phi vật thể, ngoài các nội dung trong pháp luật về di sản văn hóa, Hàn Quốc còn có các chính sách cụ thể cấp Trung ương và địa phương trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể như đưa vào trong Kế hoạch tổng thể 5 năm về bảo tồn, quản lý và sử dụng, mà Cục Quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc là một phần của chính quyền trung ương phát triển cứ sau 5 năm.
Hàn Quốc cũng đưa ra quy tắc về chỉ định các yếu tố di sản phi vật thể và công nhận thạc sĩ và trợ lý thạc sĩ, được ban hành vào tháng 1 năm 2011. Việc Hàn Quốc ban hành Luật Tài sản văn hóa phi vật thể đã tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của nước này. Mục đích chính của Luật này là thúc đẩy và tăng cường văn hóa, đóng góp nhiều hơn cho phát triển văn hóa của nhân loại bằng cách truyền tải sáng tạo văn hóa truyền thống và xây dựng kế hoạch tổng thể cấp quốc gia về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 5 năm một lần86. Trong đó chính sách của Hàn Quốc là truyền bá văn hóa nhưng duy trì nguyên mẫu của di sản văn hóa phi vật thể và nâng cao giá trị của các di sản này (Thu Thu Aung, 2018). Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, mặc dù Luật Di sản văn hóa đã giải quyết phần nào trong việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhưng việc đưa ra một Luật riêng về di sản văn hóa phi vật thể là hết
86 Act on the safequarding and promotion of intangible cultural heritage (2015) [Enforcement Date 21. Jun, 2017.] [Act No.14434, 20. Dec, 2016., Partial Amendment].
63
sức cần thiết, tạo môi trường pháp lý ổn định để bảo vệ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể trong nước và quốc tế.
2.5.3. Pháp luật của Nhật Bản về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Nhật Bản cũng là quốc gia Đông Á như Hàn Quốc. Về góc độ luật pháp, Nhật Bản có Luật Di sản văn hóa sớm hơn so với Hàn Quốc. Quốc gia này có Luật Di sản văn hóa từ năm 1950 và được sửa đổi 4 lần vào các năm 1954, 1975, 1996, 2004. Tuy nhiên quốc gia này không có Luật Tài sản văn hóa phi vật thể riêng như Hàn Quốc hay Luật Di sản văn hóa phi vật thể như Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản tiếp cận quan điểm của ngài Matsuura Koichiro vào năm 2006, lúc bấy giờ là Tổng Giám đốc UNESCO về các khóa đào tạo thạc sỹ liên quan đến chính sách văn hóa tại trường Đại học Mờ Nhật Bàn (sử dụng truyền hình, từ 2007 - 2012)87 nhấn mạnh ở một số nội dung sau: i) tầm quan trọng của việc bảo tồn tính đa dạng văn hóa; ii) tầm quan trọng của việc gộp di sản phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung;
iii) một số ý kiến cực đoan phản đối việc gộp di sản phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung ở một số nước châu Âu, và ông cho rằng di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể là hiển nhiên.
Khi bàn về di sản văn hóa phi vật thể, người Nhật có xu hướng coi chúng là đại diện văn hóa cho đất nước và nền hóa của những di sản ấy. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đi sản văn hóa phi vật thể bao hàm sự hợp tác vượt ra ngoài giới hạn văn hóa của nó. Tương tự, chính sách văn hóa về di sản văn hóa phi vật thể không thể chỉ giới hạn trong một quốc gia. Công bố của UNESCO năm 2003 cũng chỉ ra sự lựa chọn các thể loại nghệ thuật cụ thể không thể chỉ do quốc gia có loại hình nghệ thuật đó quyết định mà còn do các tổ chức quốc tế nữa. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, nhà nước có hệ thống chỉ định những di sản văn hóa phi vật thể quan trọng. Động cơ cho những chỉ định này chủ yếu là do ý thức rằng những thể loại đó cần được bảo tồn để tránh tình trạng xuống cấp. Kết quả là, chính người dân ở đất nước đó nhận ra sự tồn tại của những loại hình nghệ thuật này. Nói một cách khác, nếu không có những chỉ định như vậy thì thậm chí một số thể loại chưa chắc đã được người dân biết đến.
Quan niệm và cách hiểu về di sản văn hóa phi vật thể như vậy, cũng áp dụng khi Nhật Bản ban hành Luật Bảo vệ di sản văn hóa năm 1950. Ban đầu khái niệm di sản văn hóa phi vật thể chỉ mong muốn bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể hướng đến là “có nguy cơ bị biến mất”. Thời điểm đó, các nghệ sỹ biểu diễn đại diện cho các thể loại quan trọng đã được coi là “kho tàng sống quốc gia”, và là người có trách nhiệm truyền lại các loại hình nghệ thuật đó. Mỗi người trong số họ đều được hưởng trợ cấp trọn đời và “kho tàng sống quốc gia” có liên hệ chặt chẽ với quan
87 Tokumaru Yosihiko (2015), “Sự không nhất quán giữa giáo dục âm nhạc và di sản văn hóa phi vật thể”, 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr.616.
64
điểm về truyền thống của người Nhật. Tại Nhật Bản, nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn, không kể đến thời điểm nổi trội của chúng, đều được gìn giữ như truyền thống. Theo tư duy của người Nhật, có một điều kiện tuyệt đối rằng một phong cách âm nhạc, nếu muốn được coi là “truyền thống”, phải được duy trì bời một nhóm biểu diễn đương thời và phải được truyền lại cho thế hệ sau. Nói cách khác, truyền thống luôn được xem xét trong bối cảnh tổng hợp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai hơn là chỉ xét về quá khứ.
Kết quả của ý tưởng này là, các kho tàng sống quốc gia đã được trao một trọng trách là bảo tồn loại hình nghệ thuật của họ. Nói một cách khác, nếu họ cho rằng một số thành tố của thể loại đó cần phải thay đổi để có thể truyền cho đời sau thì họ cũng dám thay đổi phong cách âm nhạc của họ ở một khía cạnh nào đó và thính giả cũng chấp nhận những thay đổi này. Ví dụ về lĩnh vực âm nhạc, phần lớn các “kho tàng sống” rất năng động trong sáng tác những bản mới trong thể loại âm nhạc của họ, nên việc bảo tồn vốn tiết mục cũ về mặt biểu diễn và đưa thêm vào vốn tiết mục những bản nhạc mới sáng tác được coi là hỗ trợ cho việc bảo tồn thể loại âm nhạc này, quan điểm này cũng liên quan đến tính xác thực. Tối thiểu là ở Nhật Bản, tính xác thực của âm nhạc được xem là tồn tại trong cơ thể của những nhạc công tuyệt diệu, chứ không phải chỉ tồn tại trong tư liệu như những bảng tổng phổ hay những băng thu thanh. Bằng cách này, nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã tồn tại được ở Nhật Bản cho đến tận ngày nay.
Đến năm 1954, Luật Bảo vệ di sản văn hóa sửa đổi thay đổi định nghĩa về văn hóa phi vật thể từ “có nguy cơ bị biến mất” thành “có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao”. Ngoài ra, trong nội dung sửa đổi lần này cũng có khái niệm về “vật liệu dân gian” là một thể loại mới bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Trong đó có “tài liệu dân gian phi vật thể”. Từ những năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng Nhà hát Quốc gia nhằm tăng cường các loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Tokyo, Osaka và Okinawa. Nhà hát mới nhất được xây dựng ở Okinawa năm 2004. Năm thể loại truyền thống của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đã được hưởng lợi rất nhiều từ những nhà hát này. Nhà hát Quốc gia của Nhật Bản đã làm cho khán giả có thể tiếp cận nghệ thuật biểu diễn dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Họ trình diễn những thể loại truyền thống cũng như truyền thống dân gian. Ngay cả một số nghi lễ Phật giáo (cái luôn được xem là nghệ thuật biểu diễn quan trọng) cũng được biểu diễn trên sân khấu của Nhà hát Quốc gia. Người dân có thể đặt vé và thưởng thức những màn biểu diễn mà không cần phải đến những đền chùa xa xôi. Nhà hát Quốc gia còn trình diễn các buổi biểu diễn có tính chất thử nghiệm, cái mà các nhà hát thương mại luôn cố tránh. Họ đề nghị các nghệ sỹ diễn lại các vở bị lãng quên trong kịch nô, kabuki, buraku v.v… và đồng thời đặt hàng các nghệ sỹ và chuyên gia sáng tác thêm những vở diễn mới.