hoạch thành phố lịch sử ban hành năm 2008, các vấn đề giữa phát triển vùng và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng một chính sách (Kakiuchi, 2014).
Tại Nhật Bản các biện pháp quản lý với di sản văn hóa được thực hiện trước, các biện pháp đối với du lịch được thực hiện ngay sau đó. Quá trình hình thành các khung chính sách gồm hệ thống luật pháp, các quy định…về bảo vệ di sản và phát triển DLVH của Nhật Bản hết sức chặt chẽ nhằm làm hoạt động này trở nên bền vững hơn được thể hiện tại bảng 1.2
Bảng 1. 2. Quá trình hình thành khung chính sách về bảo vệ di sản và phát triển DLVH bền vững tại Nhật Bản
STT Mục tiêu Chính sách Năm ban hành
1 Hình thành khung chính sách về bảo
Luật bảo vệ tài sản văn hóa 1950
Luật du lịch 1963
tồn di sản văn hóa
Luật đặc biệt bảo tồn khu vực lịch
1966
sử trong các thành phố cổ | ||
Phát triển bảo tồn lịch sử bằng các | 1970 | |
2. Sử dụng các di sản | hoạt động cộng đồng | |
văn hóa cho mục đích du lịch | Sửa đổi luật bảo vệ các tài sản văn hóa | 1975 |
thiết lập hệ thống bảo tồn các khu | 1975 | |
vực có nhà cổ | ||
Khởi động các cuộc hội thảo quốc | 1978 | |
gia hàng năm tại các khu vực được | ||
bảo tồn | ||
Phát triển các họat động quảng bá | 1982 | |
văn hóa bởi các cơ quan chính | ||
3. Thúc đẩy hoạt động | quyền địa phương |
Có thể bạn quan tâm!
- Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “ Hát Bội ”, “ Bài Chòi ”
- Vai Trò Của Việc Khai Thác Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Một Số Vấn Đề Về Khai Thác Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Du Lịch Di Sản Văn Hóa “ Hát Bội ”, “ Bài Chòi ” Bình Định
- Một Số Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tiêu Biểu Của Bình Định
- Sơ Đồ Bố Trí Hệ Thống Các Chòi Trong Hội Đánh Bài Chòi Dân Gian Ở Bình Định
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Mục tiêu | Chính sách | Năm ban hành | |
du lịch di sản văn hóa tới cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng | Mở rộng hệ thống đăng ký cho các di sản văn hóa | 1986 | |
Tuyên bố của Chính phủ về xây dựng một đất nước du lịch | 2003 | ||
Sửa đổi luật bảo vệ tài sản văn hóa | 2004 | ||
Luật cơ bản về quảng bá du lịch quốc gia | 2006 | ||
Luật phát triển các điểm đến du lịch | 2008 |
(Nguồn: Theo Nguyễn Quyết Thắng, 2017)
Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai thác các disản văn hoá là:
- Phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao,tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật.
- Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan.
- Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới. Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế) của các hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhận trong cộng đồng quốc tế.
1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các di sản văn hoá lịch sử, thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấp chính quyền đưa việc bảo vệ văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vào quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, vào ngân sách, vào cải
cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của cộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ văn vật. Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cương về chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước.
Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ di sản văn hoá đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình về bảo vệ di sản văn hoá. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của di sản văn hoá Trung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ di sản văn hoá.Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực. Đặc biệt từ sau khi gia nhậpWTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá di sản văn hoá dân tộc củaTrung Quốc càng được coi trọng.
Trung Quốc chú trọng mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình ra các nước và khu vực trên thế giới mà châu Phi là một ví dụ điển hình. Trung Quốc đã ký với các nước châu Phi các hiệp định văn hóa và dự án văn hóa. Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động “Thực hành văn hóa Trung Quốc ở châu Phi”,cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhân biểu diễn lần lượt ở các nước châu Phi, những hoạt động này đã nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa của Trung Quốc ở châu Phi (Cục Di sản, 1989).
1.6.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia
Đền Borobodur của Indonesia nổi tiếng bởi đây là công trình kiến trúc Phật giáo bằng đá lớn nhất thế giới, do người Java xây dựng từ thế kỷ IX, sau đó bị quên lãng trong rừng cho đến khi người Anh phát hiện ra vào năm 1814.Năm 1973, Chính phủ Indonesia tiến hành chương trình khôi phục đền Borobudur do UNESCO hỗ trợ ¼ số kinh phí. Ngoài việc khôi phục đền, Chính phủ còn cho xây công viên ngoài ngôi đền dành cho khách du lịch. Một đơn vị trực thuộc Bộ Du lịch quản lý công viên.Khu công viên rộng 85ha gồm khu vực công viên, bảo tàng khảo cổ, nhà
khách, hai nhà hàng, một tàu điện đưa khách đi thăm quan, 78 kiot và khu vực đỗ xe, 22 quán cà phê do người dân địa phương thuê. Khu vực này được gọi là “Công viên khảo cổ đền Borobodur”, bắt đầu đưa vào vận hành năm 1985.
Có 364 nhân viên làm việc cho công viên. Khu công viên này đồng thời quản lý cả hiệp hội hướng dẫn viên và chụp ảnh trong đền, hầu hết những người hành nghề đều là người dân địa phương. Theo thống kê, năm 1992, có1,989,448 khách đến đây du lịch, trong đó có 1,677,511 khách nội địa và312,448 khách du lịch quốc tế.
Ngày nay, Chính phủ cho phép cơ quan Phật giáo quốc gia quản lý, tổchức lễ waisak trong đền. Trước đây lễ waisak diễn ra hàng năm nhưng không được phép tổ chức trong đền, và quy mô nhỏ hơn. Hiện nay, lễ waisak này thu hút hàng nghìn phật tử khắp nơi trong cả nước về dự. Điều thú vị là thế hệ con cháu của tộc người Java trước kia xây dựng đền thì nay đều theo đạo Hồi và họ không quan tâm đến ngôi đền Borobudur. Trong khi đó, những người tham dự lễ Waisak hiện nay hầu hết thuộc tộc người khác. Điều này chứng tỏ rằng, Chính phủ Indonesia muốn sử dụng đền là trung tâm hành lễ theo truyền thống văn hóa mới. Phật tử không nhất thiết phải là người xây dựng đền trước đây miễn là họ là người Indonesia.
Tại Indonesia - Đất nước với hơn 17.000 hòn đảo, trong đó có 5 đảo chính và 30 đảo nhỏ hơn là nơi sinh sống của đa số dân số. Indonexia có khoảng 250 dân tộc, với hơn 580 ngôn ngữ, ngôn ngữ chính thức của quốc gia là Bahasa Indonesia.
Indonesia là quốc gia có sự đa dạng sinh hoc
và văn hóa thuôc
loaị lớn nhất thế giới
sau Brazil. Để bào vệ, khôi phục và phát huy giá trị bản sắc văn hóa; trong nhiều năm vừa qua, Bộ Du lịch và Nghệ Thuật (Ministry for Tourism and Arts), Tổng cục Bảo vệ Thiên nhiên và Bảo tồn văn hóa (Dirjen Perlindungan dan Konservasi Alam) và các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương đã nỗ lực đề ra các chính sách và hoạt động cụ thể để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tai các cộng đồng dân cư phục vụ du lịch (Ardiwidjaja, 2009). Các nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch nhằm bảo vệ hệ sinh thái và không gian văn hóa đã dược xây dựng khá sớm tại Indonexia thể hiện tại bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số nguyên tắc trọng tâm trong phát triển du lịch tại các cộng đồng địa phương tại Indonexia
Nguyên tắc | |
1. Nguyên tắc 1 | Duy trì sự cân bằng của tự nhiên trong hệ sinh thái và văn hóa cộng đồng, duy trì sự cân bằng của hệ thống hỗ trợ cuộc sống người dân |
2. Nguyên tắc 2 | Bảo vệ đa dạng sinh học, văn hóa cộng đồng và sử dụng nó để nghiên cứu |
3. Nguyên tắc 3 | Cung cấp nguồn cho các cơ sở nghiên cứu, phát triển, giáo dục và đào tạo |
4. Nguyên tắc 4 | Cung cấp sản phẩm cho ngành du lịch, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa địa phương |
5. Nguyên tắc 5 | Duy trì sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa |
(Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Quyết Thắng, 2017)
1.6.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phi vật thể của các tỉnh ở Việt Nam
1.6.2.1. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại Mai Châu-Hòa Bình
Mai Châu là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ 65km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có 22 xã, 1 thị trấn với 137 thôn, bản, dân số trên
52.000 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 62%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông. Mai Châu là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc.Vùng đất Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và cả hệ thống các hang động, thác nước tạo nên cảnh quan sinh động. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trên địa bàn huyện có 102 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 5 khách sạn, 20 nhà nghỉ, 77 nhà nghỉ cộng đồng. Gần đây, huyện đã
thu hút các nguồn lực, kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển hạ tầng, tổ chức liên doanh liên kết, xây dựng các tua, tuyến du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách trong nước và quốc tế (Hương Lan, 2015).
Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên chính là thế mạnh của du lịch Mai Châu. Với nét đặc sắc, độc đáo riêng, từ lâu du lịch Mai Châu đã có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Mai Châu được coi là điểm sáng trong việc phát triển du lịch tại khu vực phía Bắc, đặc biệt là biết khai thác các giá trị văn hóa, tự nhiên vào phục vụ du lịch; phát huy có hiệu quả du lịch cộng đồng tại địa phương. Tổng số lượt khách tham quan du lịch tăng nhanh qua các năm. Năm 2015, ước tính toàn Huyện đón 340.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 80.000 lượt khách, khách nội địa 260.000 lượt khách; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 51 tỷ đồng (UBND Huyện Mai Châu, 2015).
- Phát triển du lịch văn hóa gắn với sinh hoạt cộng đồng
Hình 1.1: Múa dân tộc phục vụ khách tại bản Lác - Mai Châu
Một trong những điểm sáng của du lịch gắn với cộng đồng của Mai Châu đó là bản Lác. Nơi đây là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Thái. Bản đã có trên 100 hộ dân sinh sống, trước đây dân bản sống bằng nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Sau này vẻ đep tiềm ẩn của Bản Lác dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Đến nay, dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản và loại hình du lịch “homestay” sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách ưa chuộng, đặc
biệt là khách quốc tế. Hiện tại, ở Bản Lác có trên 50 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng và được xây cất theo quy hoạch, mỗi nhà đều được đánh số thứ tự, nhà nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống lối kiến trúc nhà sàn cổ, bên trong có đầy đủ
chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng (Đỗ Hà, 2014). Du khách sẽ được thưởng thức những món ngon dân dã như gà đồi, xôi nếp nương, măng đắng, cá đồ, cá hấp, cơm lam, thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn ngon mà bất kỳ ai từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên.
Sau bữa cơm tối, du khách đến với không gian của những lời ca, điệu múa, tiếng trống chiêng rộn ràng mang đậm bản sắc văn hóa Thái. Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tâp thể như cắm trại, đốt lửa trại, nhảy sạp… Các điệu múa, bài hát của người Thái đã làm cho du khách đến đây say mê. Những buổi biểu diễn như thế đã được hình thành đã hơn 10 năm nay và hoàn toàn do người dân tự xây dựng và duy trì. Họ biểu diễn tất cả với tình cảm, mong muốn mang lại cho di khách cảm giác thoải mái và những trải nghiệm thú vị khi đến với bản làng của mình (Kim Định, 2015).
- Khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng để phục vụ du lịch
Trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, Huyện ủy Mai Châu đã ra Nghị quyết số 03 về việc phát triển du lịch làng nghề, trên cơ sở đó, các ban, ngành xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, làng, bản văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của địa phương để phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện, nhờ đó, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã có sự phát triển. (UBND Huyện Mai Châu, 2013). Ngoài Bản Lác, du khách có thể tới thăm và khám phá nét sống sinh hoạt, phong tục của các dân tộc tại bản Pom Coong, bản Văn, bản Nà Mo, bản Nà Mèo,…
Song song với việc khuyến khích người dân tại các bản xây dựng một không gian văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái. Mai Châu cũng đã định hướng để phát triển thêm những sản phẩm truyền thống là thế mạnh của địa phương như dệt thổ cẩm, rượu Mai Hạ, tỏi tía ở Pù bin Noong Luông... Từ những kết quả đạt được, huyện Mai Châu tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện ngày
càng phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng các sản phẩm sẵn có ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tăng cường mối quan hệ về KT-XH với các địa phương trong và ngoài nước, đồng thời gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.
1.6.2.2. Kinh nghiệm phát huy di sản thế giới không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn Cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, Cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc Cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng Cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Ngày 25/11/2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã nhạc Huế, được UNESCO công nhận là “Kiệt tác