33
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở VIỆT NAM
2.1. Những vấn đề lý luận về di sản văn hóa phi vật thể và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
2.1.1. Khái niệm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
2.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là một trong hai thành tố hữu cơ của di sản văn hóa. Hay nói cách khác, di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: vật thể (tangible) và phi vật thể (intangible). Văn hóa vật thể chủ yếu là các công trình kiến trúc (đình, chùa, đền, miếu mạo, nhà thờ, nhà hát…). Văn hóa phi vật thể về đại thể nằm trong trí nhớ con người và thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các loại hình văn học nghệ thuật. Tuy nhiên việc phân biệt như vậy cũng chỉ mang tính tương đối vì trong giá trị văn hóa vật thể- như đình chùa- cũng có phi vật thể, đó là sự sáng tạo nghệ thuật của người thiết kế- thi công ra chúng. Trong cái gọi là phi vật thể- như phong tục, lối sống- cũng dễ thấy những giá trị văn hóa vật thể- chẳng hạn như trang phục, trang sức48…
Sau những tổn thất nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) gây ra cho nhân loại, nhận thấy nguy cơ các di sản văn hóa có thể bị hủy diệt, năm 1954 Công ước bảo vệ di sản văn hóa trong điều kiện xung đột vũ trang ra đời đã thể hiện sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề này. Lời nói đầu khẳng định: “Bảo vệ di sản văn hóa là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới và quan trọng là di sản đó phải nhận được sự bảo vệ tầm quốc tế”49. Tiếp đó đến năm 1972, di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa. UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới vào năm 1972 tại Paris và đưa ra định nghĩa về di sản văn hóa là: i) các di tích: công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; ii) các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về
Có thể bạn quan tâm!
- Những Điểm Mới Và Ý Nghĩa Khoa Học Của Luận Án
- Các Nghiên Cứu Pháp Luật Về Di Sản Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Vấn Đề Đặt Ra Cho Nghiên Cứu
- Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đối Với Phát Triển Xã Hội
- Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Châu Á Về Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
48 Phan Hồng Giang (2007), “Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Công ty Mỹ thuật Trung ương , tr.24.
49 UNESCO (1954), “Considering that the preservation of the cultural heritage is of great importance for all peoples of the world and that it is important that this heritage should receive international protection”, http://www.icomos.ors/hag, truy cập ngày 12/8/2020.
34
phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan; iii) các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học50.
Định nghĩa di sản văn hóa của UNESCO mô tả tập trung vào các tài sản văn hóa bất động (movable) như công trình xây dựng, di chỉ khảo cổ học, rất gần với phạm trù di sản văn hóa vật thể (tangible cultural heritage), đặc trưng theo chủ đề những vật cụ thể và sau đó mở rộng ra nội dung về truyền thống, niên đại, tính địa lý của di sản. Bên cạnh đó thì di sản văn hóa cũng được phát triển rộng ra từ các giá trị lịch sử và nghệ thuật thành giá trị văn hóa, giá trị bản sắc và năng lực. Không chỉ thế, cách tiếp cận công nhận di sản cũng thay đổi. Nếu như trước đó việc tiếp nhận này là thụ động dựa theo danh sách được công bố, thì sau đó việc tiếp cận công nhận mang tính chủ động hơn xuất phát từ cộng đồng nơi mà di sản văn hóa được sáng tạo ra. Công nhận danh sách dựa trên đề xuất, công nhận của bản thân cộng đồng đó. Nhìn chung di sản văn hóa đặc trưng bởi việc mở rộng phát triển theo chủ đề, tiêu chí lựa chọn, cách tiếp cận công nhận di sản.
2.1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể
Sau một thời gian dài nhận thức về di sản văn hóa và tự nhiên có một ý nghĩa đặc biệt cần thiết phải bảo tồn như là một yếu tố của di sản thế giới của toàn thể nhân loại. Và, đối với tất cả các dân tộc trên thế giới việc bảo tồn các di sản độc nhất và không thể thay thế được, mặc dù chúng thuộc về dân tộc nào. Người ta mới xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa vật thể (tangible cultural heritage) với di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage) và nhận thấy rằng các quá trình toàn cầu hoá và chuyển đổi cơ cấu xã hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nẩy sinh, tương tự như hiện tượng của sự không khoan dung gây ra, những mối đe doạ về sự suy thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là do thiếu những nguồn lực dành cho việc bảo vệ loại hình di sản này. Do vậy, cần phải bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan, nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.
Đến năm 2003, sau rất nhiều các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Tuyên bố Toàn cầu về nhân quyền năm 1948, Công ước về quyền tác giả (Copyright Convention) năm 1952 có đề cập đến văn hóa dân gian - như là một
50 UNESCO (1972), “Convention concering the protection of the world cultural and natural heritage” https://whc.Unesco.org/archive/convention-en.pdf, truy cập ngày 12/8/2020.
35
phạm trù lần đầu tiên được đề cập đến của di sản văn hóa phi vật thể - Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1996 và Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966, Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Dân gian năm 1989, Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn hóa năm 2001, và Tuyên bố Istanbul được Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 3 thông qua năm 2002. Xét đến tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững, UNESCO thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, qua đó định nghĩa: Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người51.
Tiệm cận định nghĩa này của UNESCO, các quốc gia xây dựng quan điểm về di sản văn hóa phi vật thể, về tiêu chí đánh, về các hình thức biểu đạt, về hệ thống phân chia loại hình di sản văn hóa phi vật thể…,với cách tiếp cận rất đa dạng, phong phú, thấm đậm nền văn hóa của các quốc gia là khác nhau. Do vậy việc xây dựng các thiết chế để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng khác nhau.
Hà Lan là một quốc gia phát triển ở châu Âu đã từng phê chuẩn và tham gia vào nhiều Công ước như Công ước của UNESCO năm 1972 về Bảo vệ văn hóa thế giới và di sản tự nhiên (Convention on the protection of World cultural and natural heritage)52, Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1985 về bảo vệ di sản kiến trúc53. Tuy nhiên, Hà Lan không phê chuẩn Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Theo Hà Lan, việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là điều cần được quan tâm, vì nó gây trở ngại cho sự biến đối vốn là bản chất của di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều chuyên gia của Hà Lan còn nhấn mạnh rằng, di sản văn hóa phi vật thế là hiện tượng sống nên việc thay đổi là đặc thù đương nhiên54. Sự thay đổi khiến cho việc bảo vệ trở nên khó khăn hay chính xác
51 UNESCO (2003), Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, Paris, p.4.
52 Protection and preservation of Cultural heritage in the Netherlands in the 21th century- Katia Lubina Netherlands comparative law association, http://www.ejcl.ors/132/art132-4.pdf, truy cập ngày 12/11/2020
53 Instrument of the Council of Europe on the protection cultural heritage in Times of Peace-Protection and preservation of Cultural heritage in the Netherlands in the 21th century- Katia Lubina- Netherlands comparative law association, http://www.ejcl ore/132/arti 32-4. Pdf, truy cập ngày 12/11/2020
54 Framework for Safeguarding Intangible Cultural heritage -Protection and preservation of Cultural heritage in the Netherlands in the 21th century- Katia Lubina-Netherlands comparative law association, http://www.ejcl.org/132/art132-4.pdf, truy cập ngày 12/11/2020
36
đó là điều không thể. Do đó không cần có khung pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thay vào đó, việc bảo vệ được thực hành bằng sự bảo đảm cơ sở hạ tầng mà ở đó di sản văn hóa phi vật thể sẽ được nghiên cứu và trải nghiệm. Chính phủ đóng vai trò chính trong việc cung cấp quỹ cần thiết để xây dựng các cơ sở hạ tầng này.
Đối với các quốc gia thành viên của Công ước năm 2003 của UNESCO cần thông qua các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp55 nhằm bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình. Sau 10 năm thực hiện Công ước năm 2003 của UNESCO đã có 93 quốc gia thành viên đã đưa 257 di sản vào Danh sách đại điện và 31 di sản vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp, và 10 di sản vào danh sách thực hành tốt56. Tác động của Công ước đối với chính sách di sản văn hóa phi vật thể của các nước rất đáng chú ý, nhiều quốc gia đã thể hiện cam kết bằng việc luật hóa (ban hành luật mới hoặc sửa đổi luật) điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau:
Quan điểm của Nhật Bản về di sản văn hóa phi vật thể: “di sản văn hóa phi vật thể là nghệ thuật, kỹ năng thu nhập từ các vở kịch, âm nhạc và nghệ thuật ứng dụng và những sản phẩm văn hóa phi vật thể khác sở hữu giá trị lớn về lịch sử và nghệ thuật đối với một đất nước”57. Quốc gia này khuôn hẹp ba loại hình của di sản văn hóa phi vật thể được công nhận. Tương tự như sự phát triển khái niệm di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới, ở Nhật Bản các loại hình di sản văn hóa phi vật thể không ngừng được mở rộng theo thời gian cùng với sự sửa đổi, bổ sung luật pháp của nước này về tài sản văn hóa vật thể qua các năm 1952, 1975, 1996, 2004.
Hàn Quốc coi di sản văn hóa phi vật thể là “Tài sản văn hóa phi vật thể chỉ dẫn đến kịch, âm nhạc, nghề thủ công và các hình thức biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể khác có giá trị nổi bật về lịch sử, nghệ thuật và học thuật”58. Tương tự khái niệm di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc cũng nhắc đến ba loại hình cơ bản được công nhận bởi nước này là kịch, âm nhạc, nghề thủ công có giá trị. Theo Luật Bảo vệ tài sản văn hóa của Hàn Quốc, di sản văn hóa phi vật thể được coi tài sản văn hóa phi vật thể là bất kỳ di sản văn hóa phi vật thể nào sau đây đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ gồm: nghệ thuật biểu diễn truyền thống; kỹ năng truyền thống liên quan đến thủ công mỹ nghệ; kiến thức truyền thống về y học, nông nghiệp và cá; truyền thống và cách diễn đạt lối sống truyền thống như nghi lễ rượu; ý thức xã hội như tín ngưỡng dân gian; trò chơi truyền thống, lễ hội, nghệ thuật và vò thuật (Luật Bảo vệ tài sản văn hóa Hàn
55 UNESCO (1954), “Considering that the preservation of the cultural heritage is of great importance for all peoples of the world and that it is important that this heritage should receive international protection”, http://www.icomos.ors/hag, truy cập ngày 12/11/2020.
56 Sammul Lee, “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để làm gì”, 10 năm thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2015, tr.357.
57 Điều 2 Luật Bảo vệ tài sản văn hóa của Nhật Bản.
58 UNESCO (2001), International Round table “Intangible Cultural Heritage”–working definitions, Piedmont, Italy, 14 to 17 March 2001.
37
Quốc)59. Khi tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, chính phủ Hàn Quốc và nhân dân đã sớm nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của các di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh luật, Hàn Quốc còn có một hệ thống các chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Với các chính sách cụ thể này, từng địa phương phải có trách nhiệm quan tâm bảo vệ di sản ở nơi đó. Mỗi địa phương, khu vực đều có cách bảo vệ riêng để thu hút khách du lịch. Người dân Hàn Quốc ý thức được và biết cách bảo vệ di sản. Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ di sản văn hóa.
Myanmar đưa ra cách hiểu theo lối nêu ra đặc tính cơ bản của di sản văn hóa phi vật thể: “Văn hóa vật thể là khía cạnh vật chất, còn văn hóa phi vật thể là khía cạnh về tinh thần của đời sống. Những ngành nghệ thuật nhìn được bằng thị giác thuộc về văn hóa vật thể, nghệ thuật biểu diễn là văn hóa phi vật thể”60. Khái niệm do Myanmar đưa ra là cách diễn giải cụ thể phân biệt luôn những giá trị không thuộc về vật chất thì được xếp vào văn hóa phi vật thể và nghệ thuật biểu diễn là ví dụ cụ thể của văn hóa phi vật thể.
Croatia coi tài sản văn hóa phi vật thể có thể bao trùm các dạng đặc biệt và hiện tượng của hoạt động sáng tạo trí óc được truyền từ đời này sang đời khác bằng bất kỳ cách thức nào, đặc biệt là “ngôn ngữ, thổ ngữ, tiếng bản địa và tất cả các dạng văn học truyền thống: sáng tạo dân tộc trong những lĩnh vực nhạc, múa, truyền thuyết, trò chơi, lễ hội, phong tục cũng như các giá trị dân tộc truyền thống khác, kỹ năng truyền thống và nghề thủ công”61. Cách quan niệm của Croatia thông qua liệt kê cụ thể các hình thức biểu hiện của văn hóa phi vật thể một cách rò ràng, dễ hiểu.
- Việt Nam cũng đưa ra quan điểm riêng về di sản văn hóa phi vật thể: “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác62. Trên cơ sở tiếp thu tinh thần Công ước năm 2003 khi sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa năm 2009 thì khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được khái quát như sau: “Di sản văn hóa phi vật thể sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
59 http://www.law.go.kr.
60 UNESCO (2001), International Round table “Intangible Cultural Heritage” – working definitions, Piedmont, Italy, 14 to 17 March 2001.
61 UNESCO (2001), International Round table “Intangible Cultural Heritage” – working definitions, Piedmont, Italy, 14 to 17 March 2001.
62 Quốc hội (2001), Điều 4 khoản 1 Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.
38
nghề, trình diễn và các hình thức khác”63. Các hình thức biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể bao gồm 07 nhóm sau: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian64. Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể trong Luật di sản văn hóa là cơ sở pháp lý để nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hiện nay ở Việt Nam.
Qua khái niệm này, có thể thấy, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ hạn chế ở một hình thức biểu hiện mà có thể bao gồm nhiều loại hình thuộc một số hình thức khác nhau. Ví dụ, lễ hội là một loại hình phức hợp của di sản văn hóa phi vật thể bao gồm hát, múa, kịch, ẩm thực, các truyền thống truyền khẩu, kể chuyện, nghệ thuật thủ công, thể thao và các hình thức giải trí khác. Ranh giới giữa các hình thức thường rất linh động và thường giao thoa giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, khó phân loại các loại hình di sản văn hóa phi vật thể một cách cứng nhắc. Cách phân loại di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay tiếp thu tinh thần Công ước năm 2003 là đặt ra một khung xác định các loại hình di sản văn hóa phi vật thể
- danh sách các hình thức biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể nhưng hướng tới việc bao gộp các loại hình di sản hơn là loại trừ và danh sách này không nhất thiết phải “đầy đủ”. Chúng ta bám khá sát theo các hình thức biểu đạt cụ thể di sản văn hóa phi vật thể theo khái niệm của Công ước năm 2003 nhưng có bổ sung các hình thức hay các tiểu phạm trù mới cho các hình thức đã có. Đây có thể là các “tiểu hình thức” đã được phân loại tại các quốc gia, ở đó có các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận, như “các trò chơi và kịch cổ truyền”, “ẩm thực truyền thống”, “chăn nuôi súc vật”, “tục hành hương” hay “các địa danh tưởng niệm”v.v… Đó cũng là lý do tại sao Công ước UNESCO năm 2003 bao gồm có 5 loại di sản văn hóa phi vật thể. Trong khi đó, theo Luật Di sản Văn hóa 2001 và Luật Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2009, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của ta được chia ra làm 7 loại.
2.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể
Các di sản văn hóa phi vật thể là một loại của di sản văn hóa, đó là phần hồn của cộng đồng qua quá trình lao động sản xuất. Thực tế, không phải giá trị văn hóa truyền thống nào cũng có thể trở thành di sản văn hóa phi vật thể. Tương tự như vậy, không phải hoạt động văn hóa tinh thần nào cũng là di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa phi vật thể có đặc điểm riêng để có thể nhận biết nó so với các đối tượng khác. Về cơ bản di sản văn hóa phi vật thể có bốn đặc điểm cơ bản sau:
- Tính chuyển giao giữa nhiều thế hệ, được tái tạo để thích nghi với môi trường sống.
63 Quốc hội (2009), Điều 4, khoản 1 Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, Hà Nội.
64 Chính phủ (2010), Điều 2 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009).
39
Các di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao và đi qua các thế hệ, và thay đổi để có thể phù hợp với thế hệ mới nhưng vẫn giữ những giá trị, tính nguyên thủy của di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể ra đời cùng với sáng tạo trong lao động sản xuất của con người, gắn bó chặt chẽ với đời sống con người và phải đang sống. Theo thời gian, công cụ lao động của con người thay đổi, đời sống cộng đồng vì thế cũng luôn thay đổi không ngừng, chính vì thế mà di sản văn hóa phi vật thể cũng thay đổi theo sự phát triển của xã hội loài người và hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Tính chuyển giao giữa các thế hệ người sống là đặc điểm quan trọng xác định di sản văn hóa phi vật mang tính truyền thống, được lưu truyền nhưng cũng dễ bị biến mất vì nó gắn với con người sống. Nếu họ mất đi mà di sản văn hóa phi vật thể họ đang nắm giữ không được chuyển giao, kế thừa thì sẽ vĩnh viễn không còn nữa.
- Đối tượng đã được hoặc đang được lưu truyền, sử dụng rộng rãi trong cộng
đồng.
Di sản văn hóa phi vật thể phải là đối tượng đã được hoặc đã từng được sử
dụng, lưu truyền xuyên suốt theo thời gian nhất định trong cộng đồng. Đó như là một phần không thể thiếu của cộng đồng mà mỗi cá nhân đều biết đến và sử dụng, trải nghiệm. Di sản văn hóa phi vật thể giúp cho cá nhân gắn kết với cộng đồng của họ và được cộng đồng không ngừng sáng tạo và hình thành trong mỗi cá nhân trong cộng đồng ý thức về bản sắc và sự kế tục.
- Tính đại diện cho bản sắc dân tộc
Để một văn hóa phi vật thể di sản văn hóa phi vật thể thì bản thân nó phải là đại diện cho cộng đồng, dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể phải thể hiện được những giá trị văn hóa tốt đẹp như lối sống, cách sống của cộng đồng khiến cho cộng đồng đó trở nên khác biệt, đặc trưng, nổi bật hơn so với cộng đồng khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là một sản phẩm văn hóa vì giá trị riêng biệt và đặc sắc mà nó đại diện, mà nó cần phát triển dựa trên cộng đồng và phụ thuộc vào các tri thức truyền thống, kỹ năng và phong tục tập quán được lưu truyền trong cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, hay được truyền cho các cộng đồng khác.
- Đối tượng cần được công nhận bởi cộng đồng sáng tạo
Muốn trở thành di sản văn hóa phi vật thể thì đối tượng đó phải có những đặc điểm trên và quan trọng hơn nó phải được thừa nhận bởi cộng đồng sáng tạo ra nó. Di sản văn hóa phi vật thể muốn được tồn tại phải có đất sống đó chính là cộng đồng sáng tạo ra giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó. Tính thừa nhận của cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể là tiêu chí quan trọng của UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Di sản văn hóa phi vật thể được công nhận bởi cộng đồng giống như việc xác định nguồn gốc của di sản văn hóa phi vật thể. Điều này cũng thể hiện rò ràng tính sở
40
hữu về di sản văn hóa phi vật thể là của cộng đồng nhất định mà nó thuộc về, được gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ.
2.1.3. Tiêu chí của di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện ở nhiều hình thái, cấu trúc, thành tố, chức năng khác nhau, do vậy iệc đánh giá cần dựa trên những quan điểm và những tiêu chí nhất định. Đối với việc đánh giá các di sản văn hoá nói chung, di sản văn hoá phi vật thể nói riêng, có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều này phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, đồng thời cũng phụ thuộc vào những quan điểm và tiêu chí xã hội nhất định được thể hiện cụ thể ở những người đánh giá. Trên cơ sở các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những tiêu chí về văn hóa phi vật thể do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Cục Di sản văn hóa về nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa, xác định tiêu chí của di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương, nhưng không giới hạn về số lượng. Về chất lượng loại hình văn hoá phi vật thể nào càng phản ánh được các giá trị cổ truyền, dân tộc mà cộng đồng đang thực hành, thừa nhận như là bản sắc văn hóa của họ thì càng được đánh giá cao. Nói cách khác, cần đề cao các giá trị riêng có tính lịch sử tạo nên bản sắc văn hóa của các nhóm cộng đồng, tộc người thực hành các loại hình di sản văn hoá này.
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể có hình thức hiểu hiện riêng qua câu hát, điệu múa, nghệ thuật trình diễn nào đó.., chỉ cần xác định tính chất, đặc điểm của di sản là phải được chuyển giao qua nhiều thế hệ, được tái tạo thích nghi với môi trường sống thì cần được công nhận. Trong quá trình tiến hành điều tra nghiên cứu, kiểm kê, ngoài những giá trị văn hóa có tính lịch sử, kế thừa, cần ghi nhận những biến đổi của thực hành di sản, trong đó có những yếu tố mới, mặc dù có thể chưa hình thành nên giá trị văn hoá cho cộng đồng, hoặc đang gây tranh cãi trong cộng đồng và xã hội.
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài: di sản đã hoặc đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, đại diện cho bản sắc cộng đồng; được cộng đồng công nhận.
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ: cộng đồng dân cư là chủ thể nắm giữ, bảo vệ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể. Giá trị của di sản trên các khía cạnh: lịch sử, nghệ thuật, khoa học, gắn kết cộng đồng. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể cần thể hiện được giá trị của nó trên cả ba lĩnh vực về lịch sử, về nghệ thuật, về khoa học. Hơn nữa, điều quan trọng khác là nó có giá trị trong tăng tính liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng và tăng tính cố kết cộng đồng. Do vậy, cộng đồng có trách nhiệm tự nguyện đề cử, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.