Một Số Kinh Nghiệm Từ Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Châu Á Trong Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

65

Đến năm 1975, Luật Bảo vệ di sản văn hóa Nhật Bản tiếp tục sửa đổi “vật liệu dân gian” thành “tính chất văn hóa dân gian”; “Tài sản văn hóa dân gian phi vật thể” chỉ tập trung vào văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng. Ngoài ra cũng thêm cả thuật ngữ về “nghệ thuật biểu diễn dân gian” “kỹ thuật bảo tồn văn hóa”. Bộ Giáo dục ban hành các tiêu chí để chỉ định là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng và chứng nhận chủ sở hữu. Ngày 22 tháng 12 năm 1975, tiêu chí lựa chọn kỹ thuật bảo tồn văn hóa đã được thông qua tại Nhật Bản. Đến năm 2004, các công cụ, vật tư liên quan đến đời sống và sản xuất của địa phương cũng được đưa vào danh mục. Sau các lần sửa đổi, luật pháp Nhật Bản quy định ba loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài biểu diễn, Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo kịch nô, bunraku, múa rối, kabuki. Ca kịch truyền thống kumiodori của vùng Okinawa được giảng dạy ở Nhà hát Quốc gia ở Okinawa. Nhà hát Quốc gia Nhật Bản đã tổ chức một khóa đào tạo cho các nghệ sỹ về ba thể loại của bunraku: tayũ (hát); chơi đàn syamisen và biểu diễn múa rối. Hiện nay, hơn một nửa số học viên theo học bunraku đã tốt nghiệp khóa đào tạo.

2.5.4. Một số kinh nghiệm từ pháp luật của một số quốc gia Châu Á trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Một là, di sản văn hóa phi vật thể là chất keo gắn kết cộng đồng dân tộc trong quốc gia, thể hiện chủ quyền văn hóa quốc gia.

Pháp luật về di sản văn hóa ở các quốc gia trên thế giới đã có từ nửa sau của thế kỷ XX, sớm hơn rất nhiều so với pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới đến thời điểm hiện tại cho thấy Trung Quốc ban hành cả Luật Văn hóa và Luật Di sản văn hóa phi vật thể với quan niệm rằng: di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc là một biểu hiện ý chí của quyền lực chính trị88. Tất cả các văn bản chính thức đều bắt đầu với tuyên bố “Trung Quốc có 56 dân tộc và tất cả đều góp phần làm phong phú văn hóa của đất nước”.

Người Trung Quốc đều biết rằng đến hôm nay căng thẳng chính trị vẫn còn rất mạnh mẽ, các dân tộc thiểu số vẫn sống trong các ngôi làng và xa rời sự phát triển kinh tế hiện nay. Trong trường hợp đó, di sản văn hóa phi vật thể mang đến lợi ích thể hiện một cách bình đẳng tất cả các đóng góp của dân tộc thiểu số và nó làm gia tăng các giá trị của những dân tộc thiểu số “truyền thống nhất”, đó là những dân tộc vẫn giữ nếp sống và tập quán cổ xưa và thường là rất nghèo so với tiêu chuẩn hiện hành của cuộc sống. Nhưng đồng thời, các di sản văn hóa phi vật thể có thể coi như là một nguồn tài nguyên kinh tế trong bối cảnh phát triển bền vững của dân tộc thiểu số trong lãnh thổ mình. Đối với chính phủ Trung Quốc, chủ quyền văn hóa đảm bảo sự duy trì của tư tưởng về một mặt trận thống nhất và gắn bó giữa các dân tộc của họ. Nhưng hơn thế nữa, việc mở rộng công nghiệp văn hóa là một chiến


88 Jing Wang (2015), “Di sản văn hóa phi vật thể theo cách hiểu và cách làm của Trung Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể củaUNESCO, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

66

lược để phát triển kinh tế và xã hội bao trùm của đất nước, và khi quốc gia này phấn đấu trở thành một công ty toàn cầu, văn hóa và nghệ thuật truyền thống của quốc gia này trở thành một công cụ hữu ích để nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Hai là, việc ban hành quy định pháp luật quốc gia trên tinh thần thực hiện cam kết Công ước quốc tế năm 2003 là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Trên tinh thần tiếp thu quan điểm của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể, Nhật Bản là quốc gia chỉ dùng đến Luật Di sản văn hóa để điều chỉnh cả lĩnh vực di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể mà không có riêng Luật về di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua các quy định pháp luật, người Nhật đã xóa bỏ được những quan điểm lạc hậu về các thể loại di sản văn hóa phi vật thể và hơn thế nữa là có cách thức truyền dạy để lưu truyền loại hình này rất hiệu quả trong cuộc sống đương đại. Như trong lĩnh vực âm nhạc, người ta đưa vào giảng dạy tại trường Đại học các thể loại nhạc cổ xưa- dễ liên tưởng đến tàn dư của chế độ cũ. Ở Okinawa, sanshin- một loại nhạc cụ có ba dây- là loại nhạc cụ phổ biến nhất. Có thể nói nó đại diện cho văn hóa Okinawa. Cho đến giữa thế kỷ XIX, sanshin đã làm tròn vai trò không thể thiếu được trong thể loại ca kịch kumiodori ở một xã hội cao hơn đối với công chúng ở Okinawa. Tuy nhiên, nó lại làm người ta liên tưởng đến khu đèn đỏ, thậm chí đến giữa thế kỷ XX, các giáo viên dạy nhạc vẫn còn có ấn tượng này. Điều đó đã làm cho sanshin không được giới thiệu ở các lóp học âm nhạc ở trường. Đến thế kỷ XXI, ấn tượng này đã bị các giáo viên hủy bỏ, kết quả là sansin đã chiếm một vị thế cao trong các trường công lập ở Okinawa.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 10

Ba là, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với bối cảnh phát triển bền vững quốc gia và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Chính phủ và người dân Nhật Bản rất thành công khi lan tỏa được thái độ tích cực đối với bối cảnh hóa. Điều này có nghĩa là đặt một thể loại di sản văn hóa phi vật thể vào một bối cảnh khác với bối cảnh ban đầu. Nhạc cung đình châu Âu đã từng trải qua một quá trình bối cảnh hóa. Thể loại âm nhạc được thể hiện qua các bản nhạc giao hưởng và nhạc thính phòng này đã từng được trình diễn ở các phòng hòa nhạc, sau khi các cung điện của hoàng đế và hoàng gia biến mất ở châu Âu. Nhạc cung đình Việt Nam cũng như nhạc cung đình Hàn Quốc, akk, dang-ak và hyang-ak cũng đã trải qua một quá trình bối cảnh hóa. Ở cả hai nước, nhạc cung đình được trình diễn ở phòng hòa nhạc, khi cung vua ở Việt Nam và Hàn Quốc biến mất vào năm 1945. Ở Hàn Quốc, nhạc cung đình được bảo vệ chặt chẽ bởi hệ thống Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật truyền thống quốc gia đặt tại Seoul và khai trương thêm tại Busan ở miền nam bắt đầu tuyên truyền về nhạc cung đình ngày một rộng rãi. Đối với các hình thức biểu đạt của di sản văn hoá phi vật thể, Công ước năm 2003 của UNESCO quy định 5 hình thức biểu đạt, thì Hàn Quốc cũng như Việt

67

Nam ghi nhận số lượng 7 hình thức biểu đạt của di sản vật hóa phi vật thể. Tuy nhiên, thay vì sử dụng nguyên bản với đầy các từ ngữ cổ xưa, rất khó hiểu đối với giới trẻ hiện nay, nên sử dụng ngôn ngữ hiện đại để thay thế và truyền tải.

Bốn là, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể không tách rời việc tôn vinh, bảo đảm quyền và lợi ích của nghệ nhân nắm giữ, truyền dạy, lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể.

Các quốc gia đều coi trọng và có những nỗ lực trong việc bảo tồn và tiếp tục việc truyền tải di sản văn hóa phi vật thể của những người có kỹ năng và hiểu biết nhất. Tại Hàn Quốc di sản văn hóa phi vật thể được xem xét trong một hệ thống cho sự tiếp tục truyền tải hơn là đơn thuần chỉ chỉ định loại hình di sản như một mục đích duy nhất. Đối với những cá nhân được công nhận là di sản nhân văn sống về di sản văn hóa phi vật thể thì phải truyền dạy cho thế hệ trẻ những kỹ thuật về nghệ thuật đó. Những người học không phải trả tiền cho khóa học đào tạo này. Những người đang gìn giữ, lưu truyền, truyền dạy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Hàn Quốc có chính sách hỗ trợ riêng. Đối với nghệ nhân, Hàn Quốc có chính sách hỗ trợ nghệ nhân thành 4 cấp. Chính phủ Hàn Quốc trả cho các di sản nhân văn sống một khoản phụ cấp là 125.000 won (tương đương 1.100 USD)/ tháng, được chữa bệnh miễn phí và các hỗ trợ đặc biệt khác. Đối với cá nhân khác là những người gìn giữ di sản (có thể là con cháu của nghệ nhân) nhận các khoản trợ cấp theo tháng thay vì chế độ nhận khoản trợ cấp không thường xuyên cho việc bảo vệ và gìn giữ di sản89. Những đặc ân này giúp nâng cao uy tín của các di sản nhân văn sống. Ngày trước họ bị xem thường hơn là coi trọng. Tuy nhiên, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể hiện nay đã mang lại cho các nghệ nhân không chỉ là những đền bù về kinh tế mà còn là uy tín và sự tôn trọng bản thân.

Nhật Bản cho rằng di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ chủ yếu trong trí nhớ con người. Người ta sẽ quên dần nó đi nếu trong một thời gian dài không thực hành nó. Và khi con người chết đi thì vốn di sản văn hóa phi vật thể cũng đi xuống mồ theo họ. Do vậy, những người dân ưu tú của mỗi cộng đồng dân cư, là người nổi trội hơn cả trong việc lưu giữ, trao truyền và thể hiện những bí quyết, kỹ thuật và nghệ thuật của văn hóa dân gian mà Nhật Bản xem họ là tác giả, được tôn vinh là “Báu vật nhân văn sống” (Living Human Treasures) và có chính sách thỏa đáng với nghệ nhân - như là một phần của việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 1994 Nhật Bản đã có Sắc lệnh “Nghệ sĩ Quốc gia”. Ngoài các chính sách đãi ngộ hàng tháng, chính sách chăm sóc sức khỏe đặc biệt, miễn phí, hàng năm đích thân Thủ tướng Nhật Bản đều tổ chức buổi đón tiếp trọng thị đối với


89 Daenhee Yim (2015), Đánh giá về Công ướcUNESCO 2003 ở Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo 10 năm thực hiện Công ước bản bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr.155

68

các nghệ nhân, Ngài Thủ tướng sẽ xuống từ bậc thềm thấp nhất để đón các nghệ nhân khi đến Phủ Thủ tướng90.

Có thể thấy, các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã làm một công việc phi thường trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó Nhật Bản, với Luật Bảo vệ Tài sản Văn hóa năm 1950 , là nước đầu tiên ban hành luật bảo tồn và quảng bá văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản văn hóa phi vật thể quan trọng đã được chỉ định, và “những người nắm giữ” đã được công nhận. Hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đều bắt đầu phát triển theo hướng thương mại hóa và du lịch. Ở Việt Nam, thuật ngữ di sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được chính thức đề cập trong Luật Di sản văn hóa năm 2001, sự ra đời khá muộn đồng nghĩa với việc chúng ta phải có những hành động khẩn trương, mạnh mẽ, đúng đắn để có thể khắc phục những hạn chế trong lịch sử của việc bảo vệ phát triển di sản văn hóa phi vật thể, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc xây dựng luật pháp Việt Nam hoàn thiện hơn phù hợp với đặc trưng riêng của nền chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam.



90 Đỗ Lan Phương (2007), “Chương trình văn hóa phi vật thể ở Việt Nam và việc bảo vệ những báu vật nhân văn sống của UNESCO”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm mang giá trị tinh thần của nhân loại được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia mà quy định về các di sản văn hóa phi vật thể có sự thay đổi là khác biệt tùy theo đặc trưng riêng của quốc gia đó. Tựu chung lại, di sản văn hóa phi vật thể là: đối tượng đã, đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng; có tính chuyển giao giữa các thế hệ và được tái tạo để thích nghi với môi trường mới; đại diện cho bản sắc cộng đồng/dân tộc; và được cộng đồng sáng tạo ra công nhận nó. Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của đời sống hiện đại. Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa và cân bằng của con người cả về vật chất và tinh thần. Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị trong các lĩnh vực về lịch sử, khoa học, nghệ thuật, kinh tế và gắn kết cộng đồng.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có những đặc điểm rất riêng về chủ thể của quan hệ pháp luật này vừa là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể vừa là thi hành các hành vi nhằm gìn giữ, lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể vừa là chủ thể sở hữu di sản văn hóa phi vật thể vừa là chủ thể lưu truyền gìn giữ và phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, đây cũng là chủ thể sáng tạo di sản văn hóa phi vật thể và tồn tại song song với di sản văn hóa phi vật thể.

Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chính là các công tác nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: nhận diện, kiểm đếm, lập hồ sơ khoa học, lưu trữ, thực hành giá trị di sản văn hóa phi vật thể, truyền dạy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động bao gồm trình độ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng chính trị, những đặc điểm phong tục, tập quán và những cam kết quốc tế. Các yếu tố này tác động theo hai chiều ngược nhau nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chính các quan hệ xã hội theo hướng công bằng, văn minh và tôn trọng sự khác biệt.

Kinh nghiệm từ pháp luật của một số quốc gia Châu Á trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là việc cần sớm có văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ và phát huy và giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa phi vật thể được sớm nhận diện, kiểm kê, bảo tồn và giữ gìn phát huy và “Báu vật nhân văn sống” (Living Human Treasures) đã được công nhận và bảo hộ quyền lợi về sở hữu trí tuệ, quyền được tôn vinh, coi trọng. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đều bắt đầu phát triển theo hướng thương mại hóa và du lịch mở rộng công nghiệp văn hóa là một chiến lược để phát triển kinh tế và xã hội bao trùm của đất nước.

70

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

3.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Pháp luật ở Việt Nam về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mới được chính thức đề cập và phát triển trong hai thập kỷ qua. So với các hệ thống pháp luật ở lĩnh vực khác hay hệ thống luật pháp về di sản văn hóa phi vật thể ở các quốc gia khác là muộn hơn nhiều. Ví dụ quy định pháp luật về đất đai đã có trong Bộ luật Hồng Đức thế kỷ XV cách đây 600 năm, Luật về di sản văn hóa ở Nhật có từ những năm 60 của thế kỷ XX. Những ví dụ này cho thấy sự muộn màng của Nhà nước ta khi ban hành pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể. Có thể liệt kê quá trình ban hành văn bản pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chia làm 3 giai đoạn sau:

- Từ năm 1975- 2001: Thời kỳ đất nước thống nhất, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

+ Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN7 ngày 04/4/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh.

- Từ năm 2001 - 2009: Luật hóa chủ trương của Nghị quyết TW 5 khóa VIII năm 1998 của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Luật Di sản văn hóa 2001;

+ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (đã hết hiệu lực);

+ Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia;

+ Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin.

- Từ năm 2009 tới nay: Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa năm 2001 phù hợp với tinh thần Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009;

71

+ Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Dự án "Xây dựng các trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam";

+ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

+ Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá;

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

+ Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/08/2010 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;

+ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Quyết định số 4137/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2012 thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

+ Quyết định số 4138/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

+ Thông tư số 20/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di, cổ vật, bảo vật quốc gia;

+ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/3013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

+ Quyết định số 4343/QĐ-BVHTTDL ngày 12/12/2013 thành lập Hội đồng thẩm định nhánh dự án Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu thuộc Dự án Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015;

+ Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013 tổ chức “Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh”;

+ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/06/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

72

+ Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn;

+ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể góp phần thúc đẩy các nguồn lực xã hội tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, bảo đảm để hoạt động này được phát triển phong phú và đa dạng hơn theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực pháp luật quy định. Từ đó, nhiều di sản văn hoá phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hóa được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia, góp phần tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, dần loại bỏ những sự hủ tục lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam đã sớm tích cực tham gia các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa và kịp thời thể chế hóa các nguyên tắc, chuẩn mực về các hoạt động liên quan đến ngành trong luật pháp quốc gia. Nhiều hoạt động hợp tác về chuyên môn, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, di sản văn hóa truyền thống, điển hình các dân tộc ta ra thế giới, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới đã được thực hiện, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời làm phong phú thêm văn hóa dân tộc để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.

3.1.2. Chủ thể pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật

thể

3.1.2.1. Chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quan hệ pháp luật

về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở Trung ương

+ Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thông qua; quyết định chính sách cụ thể để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Chính phủ ban hành nghị định theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm về di sản văn hóa. Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia về di sản văn hóa; Ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về di sản văn hóa; xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; Phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có quy mô đầu tư lớn; Công nhận khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí