Các Nghiên Cứu Pháp Luật Về Di Sản Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

17

Nhật Bản (IRCI) (2021)23, tổ chức tọa đàm Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Vicas) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Nhật Bản (IRCI). Tọa đàm được tổ chức với các nội dung: đánh giá công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam và theo Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO; những vấn đề cấp thiết trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hiện nay; định hướng và giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam giai đoạn hiện nay và trong tương lai. IRCI là một trung tâm cấp 2 của UNESCO trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể. Được thành lập vào năm 2011 tại Nhật Bản, IRCI giúp tuyên truyền và thực hiện Công ước 2003 cùng với các tổ chức liên quan. IRCI làm việc nhằm nâng cao việc bảo tồn của Di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc chủ trì và điều phối các nghiên cứu trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương phù hợp với Chiến lược của UNESCO. Năm 2019, IRCI đã khởi động dự án Thu thập Dữ liệu Nghiên cứu một cách bền vững cho việc Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nhằm cải thiện cơ chế thu thập dữ liệu; trong đó, IRCI đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều Viện nghiên cứu. Vicas là một trong những đối tác quan trọng không chỉ đảm bảo việc thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách bền vững mà còn thúc đẩy nghiên cứu như một trong những biện pháp bảo vệ, đã được đề cập trong Công ước năm 2003. Việc thúc đẩy nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể thực sự là một vấn đề cấp bách... Và IRCI sẽ tham gia tích cực vào việc bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

1.2. Các nghiên cứu pháp luật về di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể

Có các công trình khoa học nghiên cứu pháp luật về di sản văn hóa, qua đó đề cập đến di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước. Nghiên cứu bình luận về quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, về bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với hệ thống pháp luật hiện hành.

Erika J.Techera (2011)24 có bài viết về luật pháp và chính sách ở Fiji. Bài viết bàn về vấn đề di sản văn hóa, đặc biệt chú ý đến di sản văn hóa phi vật thể bản địa của người Fijian và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ sự tồn tại của nó. Tác giả đánh giá rằng mặc dù di sản văn hóa đã được công nhận là có giá trị giữ gìn bản sắc



23 Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Vicas) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Nhật Bản (IRCI) (2021), “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp”,

https://bvhttdl.gov.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-tai-viet-nam-20211130212000307.htm, truy cập ngày 29/12/2021.

24 Erika J. Teachera (2011), “Safeguarding cultural heritage: Law and policy in Fiji”, Journal of Cultural Heritage, Issue number 3, Pages (from-to)329-334.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

18

quốc gia, tiềm năng phát triển về kinh tế và bảo vệ môi trường, nhưng nó đang phải chịu áp lực của một loạt các quá trình tác động đa chiều, các mối đe dọa đối với nó đã được cộng đồng toàn cầu, các chính phủ quốc gia và người dân địa phương thừa nhận. Điều này đã kích hoạt hành động bao gồm cả việc mở rộng nhanh chóng luật di sản quốc tế trong thập kỷ qua, luật này vừa thúc đẩy vừa bổ sung cho các sáng kiến quốc gia và địa phương. Fiji là một quốc gia có bề dày lịch sử và di sản văn hóa, hiện đang phải đối mặt với những thách thức đương đại tương tự như nhiều bang khác. Fiji đã nỗ lực trong thực thi luật pháp và chính sách quốc tế, quốc gia ở quốc đảo này. Kinh nghiệm về việc ban hành khung pháp lý cho bảo vệ di sản văn hóa gồm: phê chuẩn Công ước di sản thế giới (WHC), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (CSICH); thành lập bộ “di sản trong tay trẻ” được hỗ trợ bởi “Trung tâm di sản thế giới” và điều hành các hội thảo giáo dục trẻ về bảo tồn di sản. Tuy nhiên, quốc gia này chưa có Luật Di sản văn hóa. Bảo vệ di sản văn hóa của Fiji bị hạn chế do thiếu chuyên môn kỹ thuật và đặc biệt là các điểm yếu trong pháp luật về di sản văn hóa. Bên cạnh đó thiếu nguồn lực kỹ thuật, tài chính.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 4

Zhao Chan (2012)25 trong bài tham luận hội thảo tập trung vào việc so sánh Luật Di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc (2011) và Luật Bảo vệ văn hóa của Nhật Bản (1952) cho rằng Luật Di sản văn hóa phi vật thể được ban hành trong hệ thống pháp luật cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc. Luật không chỉ có ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung mà còn thiết lập nền tảng cho Chính phủ thực hiện hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể theo quy định. Đây được xem là bước phát triển đột phá trong lĩnh vực văn hóa xã hội của Trung Quốc. Luật cũng sẽ đảm bảo sự tôn trọng tối thiểu với sáng tạo văn hóa của mọi người trong không gian văn hóa được bảo vệ.

Lucas Lixinski (2016)26cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc bảo vệ hợp pháp di sản văn hóa phi vật thể. Sự cần thiết phải lập bản đồ pháp lý, cả trong các thể chế và các giải pháp thực chất hơn, liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Bằng cách kết hợp các cách thức khác nhau về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ di sản phi vật thể, tác giả đề cập cách thức thực hiện luật pháp để bảo vệ các cộng đồng, như những cộng đồng từ nơi di sản văn hóa phi vật thể bắt nguồn và những lợi ích từ việc khai thác nó phải trả lại cho ai. Di sản văn hóa phi vật thể có thể được bảo vệ bởi các tổ chức ở ba cấp độ khác nhau: quốc tế, khu vực và quốc gia. Ở cấp độ quốc tế, hàng đầu là Công ước UNESCO năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Ở cấp khu vực, các sáng kiến được thực hiện cả trong các kế hoạch hội nhập kinh tế và chính trị, một chủ đề chung là di sản văn hóa phi vật thể giúp thúc đẩy bản sắc chung cho khu vực, do đó trở thành một yếu tố chính của hội nhập. Trong nước, các phản ứng bao gồm từ các cách thức bảo vệ Hiến pháp mạnh mẽ


25 Zhao Chan (2012), “The comparative study of the act on safeguarding intangible cultural heritage between Japan and China, Law School, Chongqing University.

26 Lucas Lixinski (2016)“Intangible Cultural Heritage in International Law”, Oxford University Press

19

đến các chính sách thiết yếu khác nhằm mục đích chủ yếu là thu hút viện trợ nước ngoài. Di sản phi vật thể cũng có thể được bảo vệ thông qua luật thực định và về mặt này, cần xem xét những tiềm năng và cạm bẫy của luật nhân quyền, các công cụ sở hữu trí tuệ và phương pháp tiếp cận theo hợp đồng. Luật nhân quyền là một công cụ hữu ích vì mối liên hệ giữa di sản văn hóa phi vật thể và bản sắc văn hóa, nhưng nó lại coi thường khía cạnh nhóm quan trọng của di sản. Sở hữu trí tuệ cung cấp hình thức bảo hộ mạnh mẽ nhất, nhưng nó dễ dàng phá vỡ di sản. Cuối cùng, các phương pháp tiếp cận theo hợp đồng có thể được sử dụng, nghĩa là các thỏa thuận pháp lý trực tiếp giữa các bên liên quan khác nhau quan tâm đến việc khai thác kinh tế di sản phi vật thể.

Janet Blake (2015)27, khám phá luật quốc tế bao gồm cả khu vực, hiện đang điều chỉnh việc bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa trong thời bình và việc hoạch định chính sách văn hóa quốc tế liên quan. Di sản văn hóa thường không bị ràng buộc bởi lãnh thổ quốc gia và chỉ có thể được bảo vệ một cách hiệu quả thông qua hợp tác quốc tế. Đây là động lực chính của các sáng kiến đương đại, khu vực và song phương, bao gồm cả các biện pháp pháp lý. Do đó, phạm vi của nó không chỉ giới hạn trong luật quốc tế và một khía cạnh quan trọng là sự nhấn mạnh vào chính sách rộng hơn và các bối cảnh khác mà luật này đã phát triển. Theo cách tiếp cận này, tác giả đề cập đến một chủ đề cụ thể liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa trong thời bình và nhấn mạnh vào môi trường chính sách rộng lớn hơn (bao gồm các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội) mà luật áp dụng. Các chủ đề cụ thể được đề cập là: giới thiệu luật di sản văn hóa quốc tế và vị trí của nó trong luật quốc tế nói chung; việc khai quật, xuất khẩu và buôn bán bất hợp pháp các vật thể văn hóa; di sản văn hóa nằm dưới nước; di sản văn hóa và môi trường; các khía cạnh phi vật thể của di sản văn hóa; bảo hộ các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ văn hoá; luật sở hữu trí tuệ và di sản; di sản văn hóa và quyền con người; và các cách tiếp cận và phát triển của khu vực trong việc hoạch định chính sách và pháp luật về di sản văn hóa. Ngoài ra, các chủ đề và thách thức mới xuất hiện cũng được giải quyết, bao gồm mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển bền vững và động lực giới của di sản văn hóa.

Nguyễn Quốc Hùng (2004)28 đánh giá tài sản văn hóa ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng phấn đấu cho cho sự phát triển bền vững thì khuynh hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ nổi trội, lấn át khuynh hướng bảo tồn di sản. Hiện có ba khuynh hướng bảo tồn di sản: thứ nhất, nếu các quốc gia không tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn di sản, từ việc xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực trong thực tiễn, đến việc xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý có quyền lực thực sự và đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo về số lượng và


27 Janet Blake (2015), “International Cultural Heritage Law, Oxford University Press

28 Nguyễn Quốc Hùng (2004), “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 9, tr.3-10.

20

chất lượng, cùng những chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn kinh phí đầu tư đảm bảo và được cộng đồng ủng hộ, thực hiện nghiêm túc, thì môi trường của di sản sẽ không những không được cải thiện mà ngày càng bị xâm phạm nhiều hơn, di sản sẽ mất dần môi trường tự nhiên và xã hội vốn có của nó; thứ hai ngược lại với khuynh hướng trên, nếu chúng ta đáp ứng được tất cả các yêu cầu về nguồn lực và các điều kiện để bảo vệ di sản, công việc của chúng ta được sự ủng hộ của các cấp, các ngành và cộng đồng, thì môi trường di sản văn hóa sẽ không những được giữ vững mà còn có thể được cải thiện; thứ ba, đó là sự dung hòa giữa hai khuynh hướng trên, trước hết cố gắng ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng xâm phạm môi trường cảnh quan di tích trên phạm vi cả nước, không để di tích bị xâm phạm thêm nữa; tiếp đến từng bước giải quyết việc vi phạm không gian di tích theo trình tự ưu tiên tùy từng di tích cụ thể để đề ra phương án đầu tư kinh phí phù hợp nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường di sản. Tác giả nhận định tại các nước phát triển, để đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển đã khó, tại các nước đang phát triển (các nước nghèo) công việc này còn khó gấp bội. Việt Nam có xu hướng theo khuynh hướng thứ ba, do vậy gánh nặng này, không chỉ đặt trên vai các nhà làm công tác bảo tồn di sản mà còn nằm ngay trong ý thức của các nhà hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương, những người có hoạt động liên quan đến di sản trong cộng đồng. Vì vậy, song song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cần có sự tăng cường hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo cả số lượng và chất lượng, đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với di sản văn hóa vật thể, đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một vấn đề rất quan trọng cho tương lai.

Phan Đăng Nhật (2007)29, xác định luật tục (droit coutumier- tiếng Pháp) hoặc (customary law- tiếng Anh) mang giá trị di sản phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, Êđê, Mnông, Jrai, Bana, Sri, Mạ…luật tục là một hiện tượng văn hoá đặc sắc, bộ phận cấu thành của văn hóa pháp lý30. Luật tục là thành quả của sáng tạo tinh thần của cộng đồng được truyền qua bao thế hệ, do “ông bà để lại cho". Các thế hệ dựa vào những điều được kế truyền, điểu chỉnh bổ sung hoặc loại trừ,



29 Phan Đăng Nhật (2007), “Luật tục- một giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1 (18), tr.36-42.

30 Lê Đức Tiến (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam, Nxb Tư pháp, tr.34, Hà Nội.

“Văn hoá pháp lý là một dạng, một bộ phận hợp thành của nền văn hoá dân tộc. Cũng như các dạng, các thành phần khác, văn hoá pháp lý bao gồm trong nó ba yếu tố: Ý thức pháp luật của Nhà nước, của dân tộc, của các cộng đồng và của các công dân qua các thời kỳ lịch sử; nền pháp luật, bao gồm pháp luật thành văn và chưa thành văn được xây dựng nên qua các thời kỳ lịch sử; trình độ kỹ năng, kỹ thuật sử dụng pháp luật với vai trò là vũ khí bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là công cụ quản lý thống nhất của Nhà nước, là căn cứ pháp lý điều chỉnh mọi mặt hoạt động của Nhà nước, của xã hội, là mực thước xử sự đúng pháp luật của mọi công dân”

21

khiến cho nội dung ngày càng thích hợp với cuộc sống đương thời.. đây là một sự sáng tạo đồng bộ của nhiều bộ phận, các bộ phận đó ăn khớp, gắn bó với nhau và tác động tương hỗ. Các điều của luật tục bao quát khá đầy đủ các mặt, các phạm vi cần thiết của đời sống cộng đồng như: quy định về nguyên tắc chung, quan hệ hai chiều giữa người đầu làng và cộng đồng, hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ, con cái, về tài sản, về đất đai, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước,...Để bảo đảm cho các điều luật được thi hành nghiêm túc, có một cơ chế tổ chức - thường có “hội đồng" già làng (có nơi quy định rò gồm chủ làng và chủ núi), người điều tra (pô grong-gong lan), ơ dưới “hội đồng” cấp làng, thường có ban xét xử của tộc họ. Khi việc xét xử diễn ra khó khăn phức tạp, ngày xưa thường có các hình thức thử tội như lặn nước, đổ chì, bóp trứng, mò kim trong nước sôi…Sau khi xét xử có hình thức tuyên thệ (cầm vòng), thề trước cộng đồng và thần linh là sẽ thi hành và không phản lại những điều đã đồng tình, thể hiện tinh thần hoà hợp, dân chủ, bình đẳng, hữu ái. Do vậy, văn hóa luật tục vừa là hình thức biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể, vừa có ý nghĩa trong việc thể hiện sự tôn trọng phong tục, tập quán và pháp luật, mà luật tục là trung gian giữa luật và tục của đồng bào. Đó cũng là chủ trương, chính sách tiến bộ, tốt đẹp của Nhà nước ta nhằm phát huy giá trị văn hóa luật tục trong quá trình hội nhập hiện nay.

Lê Thị Minh Lý (2008)31 có bài viết bàn về Công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ra đời năm 2003, với sự đồng thuận của 120 quốc gia. Mục tiêu là tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và thống nhất hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Công ước yêu cầu các quốc gia cam kết phải có biện pháp bảo vệ và duy trì sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể. Đến 20/04/2006 Công ước đã có hiệu lực và đi vào đời sống văn hóa nhân loại. Liên quan đến việc bảo vệ và phát huy di sản, tác giả cho rằng: cần các biện pháp bảo vệ di sản gồm kiểm kê, tư liệu hóa, chuyển giao/truyền dạy, giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, sự tham gia của cộng đồng, biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở cấp độ quốc tế.

Nguyễn Thế Hùng (2013)32 phân tích đánh giá về Luật Di sản văn hóa, các hệ thống văn bản dưới luật, cũng như công tác thực thi pháp luật về di sản văn hóa. Theo tác giả, quá trình từ khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực (01/01/2002) cho đến khi được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Quốc hội khóa XII) Luật Di sản văn hóa đã giải quyết được cơ bản những vấn đề bất cập trong việc thực thi. Hơn nữa cũng giải quyết tốt vấn đề giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá quá trình 10 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa đối với di sản văn hoá phi vật thể, tác giả đề cập đến số lượng các di sản văn hóa phi vật thể cho đến năm 2016 và những nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia Ủy ban liên chính phủ về Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 4 (2006-2010). Riêng các hoạt động về nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, bảo tồn, truyền dạy, phát


31 Lê Thị Minh Lý (2008), “Công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Văn hóa - nghệ thuật, số 289 - tr.3-6.

32 Nguyễn Thế Hùng (2012), “10 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 03 - tr.3-11.

22

huy di sản văn hóa phi vật thể, tác giả cho rằng các nội dung công việc này đã thực hiện trong nhiều năm nhưng mang tính đơn lẻ, không liên tục. Tác giả đánh giá Luật Di sản văn hóa là cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, trong đó tất yếu đề cập di sản văn hóa phi vật thể. Nhờ đó hiệu quả công tác quản lý trong lĩnh vực này được tăng cường, chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được triển khai sâu rộng và xác lập được vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên còn một số vấn đề tồn tại trong việc thi hành và tổ chức thực hiện Luật Di sản văn hóa, do vậy cần thực hiện một số nội dung sau: tăng cường công tác kiểm tra, phát huy hiệu lực vai trò của giám sát của nhân dân trong việc thực hiện các dự án bảo tồn di sản văn hóa tại cơ sở và tham gia ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích; tăng cường công tác kiểm tra, phát huy hiệu lực vai trò của giám sát của nhân dân trong việc thực hiện các dự án bảo tồn di sản văn hóa tại cơ sở và tham gia ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, nâng cao vai trò quản lý và định hướng của nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đến công tác truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ; tích cực triển khai xếp hạng di tích, tập trung vào việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp tỉnh, thành phố và hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ di tích; tăng cường công tác bảo vệ cổ vật, di chỉ khảo cổ học, lập quy hoạch khảo cổ; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của bảo tàng, di tích nhằm thu hút đông đảo khách tham quan; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa trong bảo tàng, di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trần Thái Dương (2015)33 phân tích về chính sách pháp luật văn hoá được thể hiện trong đường lối, chủ trương phát triển hệ thống pháp luật, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá. Chính sách pháp luật văn hoá là bộ phận hợp thành quan trọng, không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống chính sách pháp luật. Đối với chính sách pháp luật văn hoá yêu cầu phát triển bền vững là tổng thể các nguyên tắc, định hướng mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật văn hoá nhằm điều chỉnh một cách toàn diện, đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả các quan hệ xã hội theo hướng phát triển bền vững của đất nước. Yêu cầu phát triển bền vững đối với chính sách pháp luật văn hoá được xác định chủ yếu qua các chính sách như: chính sách phát triển bền vững, chính sách pháp luật, chính sách pháp luật văn hoá và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội nói chung của đất nước. Để hoàn thiện chính sách pháp luật văn hoá theo yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập


33 Trần Thái Dương (2015), “Hoàn thiện chính sách pháp luật về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23(303), tr.14-20.

23

quốc tế hiện nay cần xây dựng trên ba nội dung: i) chính sách pháp luật phát triển: trên cơ sở kết hợp hài hoà các yếu tố cơ bản (trụ cột của sự phát triển) gồm: chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, trong đó chính sách pháp luật văn hoá phải được coi là yếu tố bên trong, cấu thành nên các trụ cột hay bệ đỡ của chính sách pháp luật phát triển bền vững của Việt Nam; ii) hình thành những nguyên tắc xây dựng các mô hình, tiêu chuẩn pháp lý về nền văn hoá Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững nhằm thiết lập các hệ chuẩn, tiêu chí, mô hình pháp lý về nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, hình thành nên những nguyên tắc xác định các yếu tố “xây”, yếu tố “giữ gìn”, “bảo tồn”, “phát huy”, yếu tố “bản sắc” riêng của nền văn hoá dân tộc, chính sách pháp luật văn hoá cũng cần định hình rò nguyên tắc xác định các yếu tố cần phải “chống”, loại bỏ hay hạn chế, không khuyến khích; iii) đổi mới phương thức ban hành, hình thức thể hiện chính sách pháp luật văn hoá; iv) đổi mới nội dung, phương thức cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật văn hoá.

Trương Quốc Bình (2016)34, đánh giá về thực trạng của bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Trong bài viết, tác giả tổng hợp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Việt Nam trong đó có nhận xét về phân bố của các di sản văn hóa trên lãnh thổ. Theo đó các di sản văn hóa tập trung hơn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và trục quốc lộ xuyên qua các đô thị lớn. Di sản văn hóa có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, du lịch của địa phương và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Thông qua các di sản văn hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh và giao lưu văn hóa trên thế giới. Liên quan đến thành tựu của công tác quản lý bảo tồn di sản văn hóa: có đầu tư trong tu bổ, tôn tạo, phục hồi, phát triển. Tác giả cho rằng có một số thách thức mới của sự phát triển bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam: yêu cầu ngày càng cao; bùng nổ các loại hình văn hóa trên toàn thế giới; nguy cơ tan loãng văn hóa truyền thống. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trên quan điểm của phát triển bền vững gồm: tăng cường đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đổi mới các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích các hoạt động nhằm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị -xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ và khai thác di sản văn hóa và thiên nhiên tại các khu vực biển đảo, chuẩn bị ứng phó với những nguy cơ rủi ro thiên tai và những tác động của biến đổi khí hậu; đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức làm


34 Trương Quốc Bình (2016), “Bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, tập 32, số IS, tr.68-76.

24

công tác nghiên cứu, quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Riêng trong vấn đề về pháp luật di sản văn hóa, nhóm tác giả cũng chỉ ra cần có giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Lê Hồng Lý và cộng sự (2018)35 tiến hành nghiên cứu quy mô lớn và thực hiện điều tra thực trạng toàn bộ các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh, từ đó phân tích hiện trạng vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung cũng đề cập đến quan điểm, các tiếp cận cập nhật nhất về di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó, hướng tới nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo tinh thần của Công ước quốc tế năm 2003 và Luật Di sản văn hóa.

Như vậy, các nghiên cứu đã có đánh giá về pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, đã rà soát và phát hiện một số vấn đề còn hạn chế như: quy định nhằm kiểm soát việc đưa ra các danh hiệu vinh danh người có công đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; cơ chế phối hợp và thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn nhỏ lẻ chưa được thống nhất.

1.3. Các nghiên cứu pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trên thế giới và ở Việt Nam không có nhiều các nghiên cứu mang tính chuyên sâu về pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cụ thể của văn hóa phi vật thể hay tiếp cận trong một phạm vi hẹp của các lĩnh vực văn hóa phi vật thể của địa phương.

Josephine Caust và cộng sự (2017)36 có bài viết trong Tạp chí Di sản văn hóa về vấn đề công nhận di sản của UNESCO tạo thuận lợi và khó khăn gì cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Theo quan điểm của nhóm tác giả này, việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tạo điều kiện tốt để quảng bá hình ảnh du lịch cho quốc gia sở hữu di sản, nhờ đó mà du lịch được phát triển hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể khó khăn, điều này là giảm tính bền vững trong phát triển.

Lin Qing và Lian Zheng (2018)37 đặt ra vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ của Luật về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc. Theo nhóm tác giả, Trung Quốc là quốc gia có số lượng di sản văn hóa phi vật thể cao nhất trên thế giới. Tính đến tháng 6 năm 2017, Trung Quốc có 39 di sản trong Danh sách Di sản Văn hóa



35 Lê Hồng Lý và cộng sự (2018), “Điều tra thực trạng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh”, Đề tài cấp bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

36 Josephine Caust and Mecco Marillena (2017), “Is UNESCO world heritage recognition a blessing or burden? Evidence from developing Asian countries”. Journal of Cultural heritage, vol 11, issue 3, pp.321-324.

37 Lin Qing and Lian Zheng (2018), “On protection of intangible Cultural Heritage in China from the intellectual property rights perspective”, Sustainability, 10(12), 4369. https:// www.mdpi.com/ 2071-1050/10/12/4369/htm.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí