Biểu Đồ Số Lượng Báo Cáo Kiểm Kê Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Các Tỉnh, Thành Phố (2011-2019)

73

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước. Quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được quy định như: ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dòi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa sau khi được phê duyệt; đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là Di sản thế giới; đưa di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.91

+ Cục Di sản văn hóa là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Quyền và trách nhiệm của Cục Di sản văn hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được quy định như: công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; phê duyệt hoặc thỏa thuận dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; cấp phép cho người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; phối hợp thẩm định hồ sơ xét tặng danh hiệu vinh dự cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; phối hợp hướng dẫn hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích và nhân vật lịch sử; thẩm định dự án, đề án kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể và các đề án, dự án chuyên môn khác thuộc lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể92. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia93.

+ Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (National Council for Cultural Heritage- NCCH) là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến



91 Chính phủ (2017), Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

92 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Quyết định số 3356/QĐ-BVHTTDL ngày 20/09/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Cục Di sản văn hóa.

93 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020), Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tư vấn với hai hình thức theo yêu cầu và độc lập. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các nội dung liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như sau: thẩm định các hồ sơ đề nghị unesco đưa di tích, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu tiêu biểu của việt nam vào danh mục di sản thế giới; các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia thẩm định hồ sơ về di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; tham gia ý kiến đối với các vấn đề quan trọng khác về di sản văn hóa do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức các hoạt động của Hội đồng (các phiên họp thường kỳ và đột xuất, chuyên đề, khảo sát, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế...).94

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền đối với việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm kê, phê duyệt kế hoạch kiểm kê và bố trí kinh phí cho việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Luật Ngân sách; quyết định thành lập ban kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể95.

+ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: lập kế hoạch kiểm kê ngắn hạn và dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; giới thiệu, quảng bá mục đích, nhiệm vụ kiểm kê nhằm nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê; báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả kiểm kê ở địa phương hằng năm. Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 10. Ngoài ra, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia96.

+ Cán bộ quản lý di sản văn hóa phi vật thể là củ thể tham gia trực tiếp vào


94 Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 1522/QĐ-TTg ngày 07/10/2020 về việc thành lập Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

95 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

96 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

75

nhiều khâu của công tác quản lý và thực hiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Họ có kiến thức về pháp luật di sản văn hóa phi vật thể cũng như kỹ năng trong công tác và nghiệp vụ chuyên môn qua việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể. Những hoạt động này, góp phần nhận diện giá trị của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, từ đó đánh giá được hiện trạng, sức sống của di sản để triển khai kịp thời các đề án/dự án bảo vệ, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, thất truyền, góp phần tích cực trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa tộc.

Như vậy, hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương xuống địa phương đã phân cấp cụ thể, rò ràng trong các văn bản pháp quy, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, đã có 63.371 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh/thành phố được kiểm kê, 364 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia97 và 14 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh (13 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách đại diện và 01 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp).


Hình 3 1 Biểu đồ số lượng Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 1

Hình 3.1. Biểu đồ số lượng Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các tỉnh, thành phố (2011-2019)


97 Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, “Xây dựng bộ công cụ giám sát bảo tồn di sản”, http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=418907, truy cập ngày 05/01/2021.

76

Hình 3 2 Số lượng di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật 2


Hình 3.2. Số lượng di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia qua các năm (tính đến tháng 11/2020)


3.1.2.2. Chủ thể là cá nhân, nhóm người, cộng đồng dân cư, nhân dân trong quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Chủ thể sở hữu và thực hành giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Ở Việt Nam mặc dù có quy định cá nhân sở hữu di sản văn hóa phi vật thể nhưng trong thực tế hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho quốc gia và nhân loại được vinh danh đều là giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc sở hữu của cộng đồng. Nhưng trong thực tế, các cá nhân là chủ thể chủ yếu nắm giữ tri thức bí truyền hoặc đang truyền dạy và thực hành giá trị di sản văn hóa phi vật thể (trình diễn, biểu diễn, diễn trò) gồm thành 2 loại sau: i) người có nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng tốt trong nắm giữ, gìn giữ, truyền dạy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú; ii) cá nhân đang tiếp tục lưu truyền, thực hành giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm cả các nghệ sỹ.

Công tác vinh danh cá nhân những người có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/06/2014 với 2 danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú”. Trong giai đoạn từ 2015-2019 đã có hơn 1000 cá nhân được phong tặng danh hiệu. Trong đó có 62 Nghệ nhân nhân dân và 26 Nghệ nhân ưu tú. Trong đó, phần lớn là các cá nhân được vinh danh trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian. Hoạt động tổ chức vinh danh các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có tác dụng khuyến khích các chủ thể trong xã hội tích cực tham gia vào thực hành, gìn giữ, truyền dạy hơn nữa.

77

Hình 3 3 Biểu đồ số lượng phân bố Nghệ nhân nhân dân ở các loại hình di 3

Hình 3.3. Biểu đồ số lượng phân bố Nghệ nhân nhân dân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Hình 3 4 Biểu đồ số lượng phân bố Nghệ nhân ưu tú ở các loại hình di 4

Hình 3.4. Biểu đồ số lượng phân bố Nghệ nhân ưu tú ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể năm 2015 và 2019

- Chủ thể là cộng đồng sở hữu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sở hữu cộng đồng về giá trị di sản văn hóa phi vật thể là đặc trưng của loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Cộng đồng có vai trò quan trọng trong lưu truyền các giá trị di sản văn hóa phi vật thể bởi lẽ di sản văn hóa phi vật thể không thể tồn tại tách riêng khỏi sinh hoạt của cộng đồng mà di sản văn hóa phi vật thể không gian cồng chiêng Tây Nguyên là một ví dụ. Có trường hợp giá trị di sản văn hóa phi vật thể không phải chỉ thuộc một cộng đồng của một địa phương mà thuộc nhiều

78

cộng đồng ở các tỉnh khác nhau. Việc ghi nhận hoạt động đó là di sản văn hóa phi vật thể không có nghĩa là hoạt động này ở một địa phương khác không phải là di sản. Thông qua quá trình gìn giữ, lưu truyền và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cộng đồng không ngừng sáng tạo. Những sáng tạo mới không phù hợp với giá trị của giá trị đã được đánh giá trước đây, có thể xem xét thủ tục đưa di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh mà không còn phù hợp ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định trong Luật như tại điều 14 Luật Di sản văn hóa quy định: tổ chức và cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau: sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa. Đối với tổ chức, cá nhân được tiếp nhận quản lý trực tiếp di sản văn hóa, theo Điều 16 Luật Di sản văn hóa thì các chủ thể này có thêm các quyền và nghĩa vụ sau: i) bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa; ii) thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa; iii) thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ hủy hoại; iv) tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa; v) thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các quyền trên, cộng đồng, cá nhân là chủ sở hữu được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập còn được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 60 Luật Di sản văn hóa.

- Chủ thể khác có liên quan đến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: nhà nghiên cứu, khách tham quan và các bên khác. Đối với nhà nghiên cứu, luật có quy định cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, du lịch nhưng không quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý của nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Như vậy, các chủ thể có vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Về mặt quản lý nhà nước, chủ thể Nhà nước giữ vai trò quan trọng thông qua việc tạo cơ chế, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về di sản văn hóa cũng như tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể qua hệ thống cơ quan từ trung ương đến địa phương có chức năng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đứng về góc độ tồn tại của di sản, cộng đồng sở hữu là chủ thể quan trọng nhất. Không chỉ đóng vai trò của chủ sở hữu mà đây cũng là đối tượng tác động của các chính sách bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bởi lẽ di sản văn hóa phi vật thể không tự nó có thể sống mà cần có một cộng đồng sở hữu nó thường xuyên thực hành. Nếu di sản văn hóa chỉ được lưu truyền, bản thân nó không được cộng đồng lưu giữ, truyền dạy, thực hành và không có ý nghĩa đối với tính cố kết của cộng đồng đó thì không còn nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể.

79

3.1.3. Khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Việt Nam đã và đang nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vể tầm quan trọng của di sản vàn hóa phi vật thể như là “động lực chính của đa dạng văn hóa và là một sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững”98 của nhân loại. Vì vậy, xác định khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để làm rò vai trò của hoạt động quản lý nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật nhằm mục đích biên soạn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quá trình hoàn thiện từng bước phải thích ứng với yêu cầu của thực tế đời sống xã hội cũng như sự thay đổi trong nhận thức khoa học.

Khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là: giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể dựa trên chủ trương, quan điểm, đường lối do Đảng lãnh đạo xuất phát từ nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, các công cụ quản lý nhà nước thông qua việc ban hành pháp luật cần tạo ra không gian tinh thần lành mạnh và dân chủ, cũng như các điều kiện cẩn thiết đảm bảo cho cộng đổng xã hội tham gia vào sự nghiệp đó. Nghĩa là, mọi người dân đều có quyển tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa, đồng thời có nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, công sức và tiền của cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Khách thể của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là lợi ích về mặt tinh thần mà cá nhân, cộng đồng tham gia vào giúp cho việc thực hành di sản có được. Ngoài ra, còn có lợi ích về mặt kinh tế của cá nhân, cộng đồng khi tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Các lợi ích có được này cần phù hợp với lợi ích của xã hội nói chung và không ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong việc điều chỉnh về di sản văn hóa phi vật thể, ngoài vai trò của Nhà nước, rất cần có cơ chế thực hành các hình thức tự quản của Nhân dân, đảm bảo tính phong phú, đa dạng của văn hóa và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu văn hóa của Nhân dân, cũng tức là góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển bển vững. Để đạt được những mục tiêu cao nhất đặt ra trong việc bảo đảm thực hiện khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể , chúng ta nhất thiết phải thiết lập và luôn hoàn chỉnh vấn đề sau đây:



98 Đặng Văn Bài, Nguyễn Thị Thu Mai (2020), “ Di sản văn hóa phi vật thể từ góc nhìn quản lý văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 03, tr.19.

80

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế (cơ chế, chính sách, quy phạm pháp luật, quy hoạch...) làm công cụ chủ yếu phục vụ các yêu cầu quản lý.

- Quan tâm đúng mức/thỏa đáng việc đẩu tư tài chính cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể .

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cũng như thực hiện triệt để việc phân cấp quản lý, xác định rò chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm giữa các cấp quản lý từ Trung ương tới địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và kịp thời điều chỉnh những sai sót và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật làm suy giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể .

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyển miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác99. Do vậy, để đảm bảo yếu tố bền vững của khách thể di sản văn hóa phi vật thể cần lưu ý các yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên di sản văn hóa phi vật thể : i) các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học được biểu hiện dưới dạng: các tập quán xã hội, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác... hỗ trợ cho các chủ thể trong việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể ;

ii) không gian văn hóa (môi trường thiên nhiên và môi trường nhân tạo) nơi di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra và đang tiếp tục được thực hành, không gian văn hóa đó thể hiện khả năng thích nghi và khai thác của cộng đồng, nhóm người và cá biệt là các cá nhân đối với các điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội để sáng tạo, tái tạo di sản văn hóa phi vật thể; iii) cộng đồng, nhóm người, các cá nhân với tư cách là chủ thể văn hóa đã sáng tạo, nắm giữ và thực hành, tái tạo và liên tục trao truyền di sản văn hóa phi vật thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng phương thức đó, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chắt lọc, kế thừa, kết tinh thành những tinh hoa văn hóa, góp phần bổ sung và làm giàu thêm cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trong di sản văn hóa phi vật thể, vấn đề bản sắc văn hóa của từng cộng đồng và quốc gia dân tộc cũng như việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa cùng tính sáng tạo của con người cần được khích lệ.

Về phương diện xã hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là tổng thể các biện pháp và thái độ ứng xử của chủ thể quản lý đối với các nhóm cộng đồng/giai tầng xã hội khác nhau để tạo ra động cơ hoạt động cho họ nhằm đạt được những mục tiêu chung của phát triển bền vững. Trường hợp này là vì mục tiêu bảo tổn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm phục vụ có hiệu quả việc phát triển bền vững (17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề xuất), dựa căn bản vào ba nguyên tắc: nhân quyền - bình đẳng - tính bền vững.


99 Quốc hội (2009), Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Hà Nội.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí