Mean ± SE | Cv% | Mean ± SE | Cv% | Mean ± SE | Cv% | ||
Cái | 367,96a±5,30 | 14,03 | 435,28b±6,49 | 14,15 | 473,70c±5,50 | 11,32 | |
Ss-6 | Đực | 378,54a±5,27 | 13,58 | 484,72b±6,23 | 12,20 | 517,60c±6,55 | 12,34 |
Chung | 373,25a±3,75 | 13,84 | 460,00b±4,85 | 14,15 | 495,70c±4,55 | 12,66 | |
Cái | 266,20a±3,26 | 11,95 | 270,06a±3,42 | 12,01 | 260,35a±4,04 | 15,14 | |
6-9 | Đực | 254,04a±3,51 | 13,48 | 280,27b±6,27 | 21,21 | 288,89b±2,12 | 7,16 |
Chung | 260,12a±2,43 | 12,89 | 275,22b±3,58 | 17,46 | 274,62b±2,50 | 12,56 | |
Cái | 283,51a±4,31 | 14,81 | 279,88a±5,58 | 18,91 | 330,76b±4,04 | 11,92 | |
9-12 | Đực | 325,03a±4,63 | 13,87 | 388,89b±7,11 | 17,35 | 370,53c±4,31 | 11,33 |
Chung | 304,27a±3,49 | 15,83 | 334,38b±6,08 | 24,38 | 350,64c±3,28 | 12,90 | |
Cái | 287,60a±3,36 | 11,39 | 336,17b±4,96 | 14,00 | 419,06c±3,45 | 8,02 | |
12- | Đực | 379,53a±3,70 | 9,51 | 387,72a±4,44 | 10,87 | 453,98b±3,39 | 7,29 |
18 | Chung | 333,57a±4,17 | 17,24 | 361,94b±3,84 | 14,23 | 436,52c±2,73 | 8,61 |
Cái | 148,19a±2,02 | 13,31 | 275,49b±3,94 | 13,58 | 270,06b±2,35 | 8,48 | |
18- | Đực | 183,80a±2,35 | 12,44 | 273,15b±3,48 | 12,10 | 342,40c±2,45 | 6,96 |
24 | Chung | 165,99a±2,02 | 16,74 | 274,32b±2,63 | 12,84 | 306,23c±3,13 | 14,08 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) Giai Đoạn 18 Đến 21 Và Từ 21 Đến 24 Tháng Tuổi.
- Chỉ Tiêu Và Thời Điểm Đánh Giá Chất Lượng Thịt
- Tăng Khối Lượng Của Bò Lai Hướng Thịt Qua Các Tháng Tuổi
- A. Sinh Trưởng Tương Đối Của Bò Lai Hướng Thịt Nuôi Trong Nông Hộ
- B. Dài Thân Chéo Của Bò Nuôi Theo Dõi Qua Các Tháng Tuổi
- Tiêu Tốn Thức Ăn Và Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn Của Bò Lai Hướng Thịt
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
tuyệt đối khá cao, quá trình tăng khối lượng tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn và quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều.
Bảng 3.2a. Tăng khối lượng của bò lai hướng thịt nuôi trong nông hộ
(g/con/ngày)
Tuổi
Tính biệt
Lai Sind (n = 190)
F1(Bra × LS) (n = 180)
F1(Char × LS) (n = 190)
Ghi chú: Các giá trị trên cùng hàng có số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi bê Lai Sind và các nhóm bê lai hướng thịt có sinh trưởng tuyệt đối cao nhất: Lai Sind đạt 373,25 g/con/ngày,
F1(Brahman × Lai Sind) 460 g/con/ngày và F1(Charolais × Lai Sind) 495,70 g/con/ngày, sai khác có ý nghĩa (P<0,05), tương ứng bê nuôi theo dõi đạt 384,88; 472,60 và 505,30 g/con/ngày. Sự tăng trọng cao trong giai đoạn này của các nhóm bê hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia súc. Đây là giai đoạn gia súc non có quá trình sinh trưởng phát dục mạnh, nguồn thức ăn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò mẹ nuôi con trong giai đoạn này được dự án hỗ trợ thức ăn tinh nhằm tạo điều kiện duy trì lượng sữa nuôi con.
Lai Sind F1 (Bra x LS) F1 (Char x LS)
600
500
400
300
200
100
0
460
373.25
495.7
350.64
275.22
.38
304.27
334
436.52
361.94
333.57
260.12 274.62
306.23
274.32
165.99
Ss - 6
6-9
9-12
Tuổi (tháng)
12-18
18-24
Tăng (g/ ngày)
Nguyễn Trọng Tiến (1991)[58] cho rằng cơ bắp là thành phần chính của thịt xẻ, sự sinh trưởng, phát dục của cơ bắp có quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng, phát dục của bê, nghé. Cơ bắp sinh trưởng mạnh nhất giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.
Hình 3.1. Tăng khối lượng của bò lai hướng thịt nuôi trong nông hộ
Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của các cặp bê lai giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi chúng tôi nhận thấy bê F1(Brahman × Lai Sind); F1(Charolais
× Lai Sind) vượt bê Lai Sind 23,24; 32,81 % ; F1(Charolais × Lai Sind) vượt
F1(Brahman × Lai Sind) 7,76%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Bảng 3.2b. Tăng khối lượng tuyệt đối của bò lai hướng thịt nuôi theo dõi
(g/con/ngày)
Mean ± SE | Cv% | Mean ± SE | Cv% | Mean ± SE | Cv% | ||
Cái | 371,30a±14,00 | 16,85 | 433,47b±9,49 | 9,79 | 481,10c±17,40 | 16,15 | |
Ss-6 | Đực | 397,50a±12,70 | 14,29 | 511,70b±13,50 | 11,80 | 529,40c±17,00 | 14,37 |
Chung | 384,88a±9,56 | 15,73 | 472,60b±10,30 | 13,75 | 505,30c±12,60 | 15,78 | |
Cái | 282,22a±7,79 | 12,34 | 317,22b±5,06 | 7,14 | 344,44b±22,90 | 19,7 | |
6-9 | Đực | 298,33a±5,60 | 8,40 | 387,78b±5,03 | 5,80 | 371,10b±5,78 | 6,96 |
Chung | 290,28a±4,91 | 10,69 | 352,50b±6,66 | 11,94 | 357,78b±11,80 | 20,94 | |
Cái | 327,22a±7,88 | 10,76 | 356,11b±8,28 | 10,40 | 425,56c±10,10 | 12,07 | |
9-12 | Đực | 347,20a±10,70 | 13,73 | 376,70ab±10,10 | 11,95 | 448,90b±20,80 | 20,76 |
Chung | 337,22a±6,73 | 12,63 | 366,39b±6,64 | 11,46 | 437,22c±11,90 | 17,20 | |
Cái | 361,11a±6,36 | 7,88 | 381,67a±7,61 | 8,91 | 496,67b±10,10 | 9,05 | |
12-18 | Đực | 393,06a±8,68 | 9,88 | 448,90b±11,30 | 11,22 | 508,06c±10,70 | 9,39 |
Chung | 377,08a±5,89 | 9,89 | 415,28b±8,60 | 13,10 | 502,36c±7,29 | 9,18 | |
Cái | 272,50a±6,79 | 11,14 | 333,33b±8,84 | 11,86 | 292,50a±5,97 | 9,13 | |
18-24 | Đực | 324,40a±10,40 | 14,31 | 384,40b±11,90 | 13,85 | 341,70a±13,60 | 17,85 |
Chung | 298,47a±7,40 | 15,68 | 358,89b±8,39 | 14,78 | 317,08a±9,14 | 18,24 |
Tuổi (tháng)
Tính biệt
Lai Sind (n =40)
F1(Bra × LS) (n = 40)
F1(Char × LS) (n = 40)
Tăng trọng (g/ ngày)
Ghi chú:Các giá trị trên cùng 1 hàng có số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
472.6 505.3 437.22 384.88 357.78 366.39 352.5 337.22 290.28 Ss - 6 6-9 9-12 Tuổi (tháng) | 502.36 | |||
500 | 415.28 | |||
400 | 377.08 | 358.89 298.47 317.08 | ||
300 | ||||
200 | ||||
100 | ||||
0 | ||||
12-18 | 18-24 | |||
Lai Sind F1 (Bra x LS) | F1 (Char x LS) |
Hình 3.2. Tăng khối lượng của bò lai hướng thịt nuôi theo dõi
Dhuyvetter và Cs (2007)[83] cho thấy bê lai sinh ra từ đực Charolais và Limousin với bò cái lai F1 Hereford, F1 Angus, F1 Simmental, F1 Brown Swiss, F1 Jersey có tăng trọng tuyệt đối tương ứng 940 và 909 g/con/ngày, tương ứng khối lượng cai sữa (205 ngày) đạt 231,20 và 222,20 kg. Tăng trọng của bò lai hướng thịt trong thí nghiệm nhỏ hơn (459,97; 495,70 g/con/ngày). Theo chúng tôi bò cái Lai Sind có lượng sữa thấp đã ảnh hưởng đến tăng trọng của bê lai hướng thịt trong giai đoạn này.
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Quyến (2001)[48] tăng trưởng tuyệt đối của bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi F1 Charolais đạt 393,06 g/ngày; F1 Hereford 352,59 g/ngày; F1 Simmental 334,22 g/ngày và Lai Sind 343,06 g/ngày. Kết quả chúng tôi thu được trên bò F1 Charolais tại Đăk Lăk cao hơn so với kết quả của Phạm Văn Quyến: F1(Brahman × Lai Sind) đạt 459,97 và F1(Charolais × Lai Sind) đạt 495,70 g/con/ngày.
Kết quả thu được của chúng tôi về tăng trọng tuyệt đối của cả hai nhóm bò lai hướng thịt đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Trường (2001)[60] nghiên cứu trên bò F1(Brahman × Lai Sind) cho kết quả tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh - 6 tháng đạt 396,7 g/ngày.
Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] cho kết quả tăng trọng tuyệt đối của bò lai hướng thịt giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi F1 Charolais 537,73 g/ngày; F1 Abondance 526,07 g/ngày; F1 Tarentaise 515,46 g/ngày và F1 Lai Sind 520,42 g/ngày, tương ứng lúc 3 đến 6 tháng tuổi đạt tương ứng 374,01; 293,74; 288,28 và 247,74 g/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt tương đương với nhóm bò lai F1 Charolais và có phần cao hơn so với các nhóm bò lai khác nuôi tại Bình Dương.
Kết quả tăng trưởng tuyệt đối của bê F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) trong thí nghiệm đạt 459 - 495,70 g/con/ngày, cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đây của Vũ Văn Nội (1994)[39] tăng
trọng tuyệt đối của F1 Zebu, F1 Charolais, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi tương ứng 411 và 413 g/con/ngày.
Giai đoạn từ 6 - 9 tháng tuổi tăng trưởng tuyệt đối của bê lai hướng thịt giảm thấp so với giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bê Lai Sind đạt 260,12; F1(Brahman × Lai Sind) 275,22 và F1(Charolais × Lai Sind) đạt 274,62 g/con/ngày. Biểu đồ tăng trưởng tuyệt đối của bê trong giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi xuống thấp, Tăng trưởng giảm rõ rệt so với giai đoạn sơ sinh. Bê nuôi theo dõi giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi có tăng trưởng khá hơn Lai Sind 290,28g/con/ngày; F1(Brahman × Lai Sind) 352,50 g/con/ngày và F1(Charolais × Lai Sind) 357,78 g/con/ngày. Bê F1(Brahman × Lai Sind); F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai sind 21,42% - 23,25%. Bê nuôi theo dõi vượt bê nuôi trong nông hộ tương ứng 11,59%; 28,08% và 30,29%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Tăng trưởng tuyệt đối giai đoạn này giảm thấp nguyên nhân do thay đổi nguồn thức ăn đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, bê sau cai sữa mất đi nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc này hệ thống tiêu hóa thức ăn thô xanh chưa phát triển hoàn thiện, do vậy ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng cao của các nhóm bê lai.
Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] công bố kết quả nghiên cứu của các nhóm bê lai lúc 6 - 9 tháng tuổi: F1 Charolais; F1 Abondance; F1 Tarentaise và Lai Sind đạt tương ứng 259,38; 183,36; 253,88 và 186,08 g/con/ngày, sau đó mức tăng trưởng được cải thiện dần. Theo tác giả thời kỳ này là thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng nhất trong quá trình phát triển của bê bởi vì chúng chưa tự cung cấp dinh dưỡng từ nguồn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả. Nguyễn Tiến Vởn (1984)[63] cho rằng nguyên nhân của tăng trưởng tuyệt đối thấp trong giai đoạn này là do chế độ thức ăn không đủ dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng. Tác giả kết luận ưu thế lai của bò F1 có liên quan chặt chẽ đến chế độ nuôi dưỡng. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho bê giai đoạn 6 -
9 tháng tuổi mức tăng trọng có thể đạt 500g/ngày. Vì vậy bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu cho bê sau cai sữa là một vấn đề cần thiết nhằm duy trì tăng trưởng cao của bê lai hướng thịt.
Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi sau khi bị stress do cai sữa, bê lai hướng thịt đã phục hồi lại quá trình tăng trưởng. Bê Lai Sind; F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) đạt tăng trưởng tuyệt đối tương ứng 304,27; 334,38 và 350,64 g/con/ngày. Bê nuôi theo dõi đạt 337,22; 366,39 và 437,22 g/con/ngày. Bê lai hướng thịt nuôi theo dõi có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn bê nuôi trong nông hộ 9,57% - 24,69%. F1(Brahman × Lai Sind) cao hơn Lai Sind 8,65%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 29,65% và vượt F1(Brahman × Lai Sind) 19,33%, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi tăng trưởng tuyệt đối của các nhóm bò đều tăng cao. Giai đoạn này bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) nuôi trong nông hộ khối lượng tăng tương ứng : 333,57; 361,94 và 436,52 g/con/ngày, tương ứng nuôi theo dõi đạt 377,08; 415,28 và 502,36 g/con/ngày. Tăng trưởng tuyệt đối của bò F1(Brahman × Lai Sind) nuôi theo dõi vượt Lai Sind 10,13%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 33,22%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt F1(Brahman × Lai Sind) 20,96%, sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt đã tạo điều kiện cho ưu thế lai phát huy tác dụng, ưu thế tăng trọng nhanh của các nhóm bò lai có bố hướng chuyên dụng thịt. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt F1(Charolais × Lai Sind) phát huy tác dụng tốt ưu thế của giống cao sản. Tăng trưởng tuyệt đối của bò nuôi theo dõi cao hơn bò nuôi trong nông hộ 13,53% - 18,52%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Các tổ hợp bò lai hướng thịt giữa bò đực hướng chuyên dụng thịt với bò Lai Sind đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý mới phát huy được ưu thế của con lai.
Vũ Văn Nội (1994)[39] cho thấy các tổ hợp bê lai nuôi trong điều kiện
chăn thả trên đồng cỏ không bổ sung thức ăn chỉ cho tăng trọng 208 - 257 g/ngày, trong khi đó bê được bổ sung thức ăn tinh cho tăng trọng 215 - 431 g/ngày. Hoàng Văn Trường (2001)[60] cho kết quả khi nghiên cứu trên bò F1 Brahman chăn thả đạt 272,2 g/con/ngày, chăn thả có bổ sung thức ăn đạt 392,2 g/con/ngày. Vũ Chí Cương (2007)[12] tiến hành nghiên cứu trên Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, tăng trọng tuyệt đối từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi cho kết quả 317; 346 và 405 g/con/ngày ở con đực và 289; 315; 332 g/con/ngày ở con cái. Sinh trưởng tuyệt đối đạt được khá cao phản ánh ưu thế của con lai hướng thịt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được về tăng trưởng tuyệt đối của F1(Charolais × Lai Sind) tương đương với các nghiên cứu của các tác giả trên ở các địa phương khác nhau trong nước, nhưng cao hơn các kết quả thu được so với các cặp bò lai hướng thịt khác.
Giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi các cặp lai hướng thịt cũng như bò Lai Sind đều có quá trình tăng trưởng tuyệt đối giảm thấp xuống, bò Lai Sind 165,99; F1(Brahman × Lai Sind) 274,32 và F1(Charolais × Lai Sind) 306,23 g/con/ngày, tương ứng nuôi theo dõi đạt 298,47; 358,89 và 317,08 g/con/ngày. Giai đoạn này quá trình sinh trưởng của bò chậm lại, con vật trưởng thành về tầm vóc. Quá trình sinh trưởng đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của bò. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991) [58] sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích lũy mỡ tăng kèm theo lượng calori tăng, còn mỡ liên kết giảm, khả năng tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ bị kìm hãm.
Kết quả thu được trên F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) của chúng tôi ở giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Nội (1994)[39] nghiên cứu trên bò lai kinh tế chăn thả, không bổ sung thức ăn chỉ cho tăng trọng 137 - 237 g/con/ngày và nhóm bò lai hướng
thịt nuôi có bổ sung thức ăn tinh cũng chỉ đạt 165 - 262 g/con/ngày tùy thuộc vào giống đực trong công thức lai.
Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của bò lai hướng thịt ở hai phương thức nuôi khác nhau cho chúng ta thấy muốn nâng cao tăng trọng của bò lai hướng thịt cần phải cải thiện khẩu phần ăn thích hợp, giàu dinh dưỡng và phải tập ăn sớm cho bê lai nhằm tránh stress trong giai đoạn nuôi dưỡng sau cai sữa. Con lai có kiểu di truyền khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau và yêu cầu có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau.
3.1.1.3 Sinh trưởng tương đối của bò lai hướng thịt qua các tháng tuổi
Sinh trưởng tương đối là một tính trạng phản ánh quá trình sinh trưởng của gia súc. Quá trình đó tùy thuộc vào từng phẩm giống, quá trình chăm sóc và yêu cầu của phẩm giống đòi hỏi. Sinh trưởng tương đối cũng tuân theo quy luật sinh trưởng không đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) được trình bày ở bảng 3.3a; 3.3b.
Tăng trưởng tương đối của bò lai hướng thịt tuân theo quy luật giảm dần theo tháng tuổi. Thời kỳ 6 tháng tuổi so với thời kỳ sơ sinh các nhóm bê lai có quá trình sinh trưởng khá cao: bê Lai Sind 127,48%; F1(Brahman × Lai Sind) 130,16% và F1(Charolais × Lai Sind) 131,79%.
Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi là thời kỳ con vật non có quá trình
sinh trưởng mạnh, bê lai hướng thịt đã tỏ rõ ưu thế của giống đực chuyên dụng thịt, tăng trọng nhanh, khối lượng lớn hơn. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới quá trình sinh trưởng về sau của bê lai hướng thịt. Vấn đề đặt ra là cần phải chăm sóc tốt đàn bê trong giai đoạn cai sữa, cần tập ăn sớm và cung cấp đầy đủ các loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhằm phát huy khả năng tăng trọng cao ở giai đoạn này.