trị tốt chi phí và hỗ trợ cho việc định giá bán sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận Công ty nên phân loại chi phí các bộ phận theo cách ứng xử thành chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Mặc dù tính chất hoạt động vừa thương mại, sản xuất rất khó để phân loại chi phí nhưng phân loại chi phí như vậy sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát, phân tích biến động chi phí khi các yếu tố liên quan thay đổi và hỗ trợ việc định giá bán thích hợp trong các hoàn cảnh khác nhau.
Với cách phân loại chi phí như vậy, đơn vị có thể tính toán điểm hòa vốn cho từng dịch vụ của mình dựa trên doanh thu chung của toàn công ty.
Tóm lại, với cách phân loại chi phí như trên, ngoài việc xác định điểm hòa vốn công ty còn có thể xác định được vùng doanh thu an toàn, hay chính là vị trí của công ty trên thị trường, từ đó có những chính sách quản lý chi phí phù hợp, đặt ra mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận cũng như các quyết định kinh doanh thích hợp cho doanh thu và lợi nhuận.
Về phân loại KQKD, công ty nên phân loại có hệ thống chi tiết các KQKD của từng sản phẩm và loại hình sản xuất (kết quả kinh doanh hàng tự sản xuất, kết quả kinh doanh hàng liên kết sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm mới) để có thể đánh giá được hiệu quả của từng sản phẩm mang lại, đặc biệt là những sản phẩm mới tham gia thị trường, từ đó có phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý.
3.2.3 Giải pháp về lập dự toán doanh thu chi phí kết quả kinh doanh:
Về dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh: trong xu thế hội nhập, việc xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi đơn vị. Các dự toán là cơ sở cho nhà quản trị công ty thiết lập mục tiêu, so sánh, kiểm soát, đánh giá được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được những vấn đề tiềm ẩn để có biện pháp đối phó và xử lý một cách hợp lý trong tương lai. Để xây dựng dự toán, công ty căn cứ vào các báo cáo sản xuất kinh doanh hàng năm, dự toán SXKD của các kỳ kinh doanh trước…
Về dự toán tiêu thụ, công ty nên bổ sung lập Bảng dự kiến lịch thu tiền bán hàng để có kế hoạch cân đối tài chính và tình hình công nợ của công ty. Khoản phải thu của năm trước, kế toán viên căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 131 của năm trước để tập hợp số liệu. Căn cứ vào số liệu của “Khoản phải thu của năm trước” cùng tình hình công nợ của các năm trước đó, báo cáo dự toán doanh thu năm hiện tại, kế toán ước tính số liệu “Dự kiến lịch thu tiền bán hàng” của năm hiện tại.
Về dự toán chi phí sản xuất, công ty nên lập các dự toán CPNVLTT, dự toán CPNCTT (Phụ lục 1.5), dự toán CPSXC dự toán CPBH, dự toán CPQLDN để phục vụ cho việc kiểm soát, phân tích, ra quyết định của các nhà quản trị nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện được công tác này, công ty cần thực hiện phân loại chi phí thành biến phí và định phí.
Trong dự toán chi phí NVLTT, Chỉ tiêu “Sản lượng sản phẩm sản xuất” được lấy từ “Dự toán sản xuất”, vật liệu chính là các nguyên dược liệu như: đất BN, hoa đào,than cụ 4A; than cục,…; vật liệu phụ là các nguyên liệu hoá chất, bao bì phụ liệu,… Chỉ tiêu “NVL trực tiếp tính cho 1 ĐVSP” được tập hợp căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu (các công thức dược do phòng Kế hoạch tổng hợp cung cấp) và lượng vật liệu hao hụt dự kiến. Chỉ tiêu “tổng NVL cần cho sản xuất” được xác định bằng “NVL trực tiếp tính cho 1 ĐVSP” nhân với “Sản lượng sản phẩm sản xuất”. Đơn giá NVL dựa trên đơn giá dự tính ở Bảng Kế hoạch vật tư và chi phí thu mua dự kiến. Theo đó, CPNVLTT dự kiến được xác định bằng “Đơn giá NVL” nhân với “Tổng NVL cần cho SX”.
Trong dự toán chi phí NCTT, chỉ tiêu “Khối lượng SPSX” được tập hợp từ “Dự toán sản xuất”. Chỉ tiêu “Thời gian trực tiếp sản xuất 1SP” được tập hợp bằng cách lập bảng tính, phân bổ thời gian sản xuất cho từng sản phẩm tại một phân xưởng, căn cứ vào Bảng đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, qua đó xác định được thời gian trung bình sản xuất 1 sản phẩm. Đơn giá giờ công được xác định căn cứ vào Kế hoạch tiền lương của phòng Kế hoạch tổng hợp, phân bổ cho từng sản phẩm. “Tổng thời gian lao động trực tiếp” được xác định bằng tích của khối lượng SPSX và thời gian trực tiếp SX 1 SP. Theo đó, CPNCTT được xác định bằng “Đơn giá giờ công nhân” với “Tổng thời gian lao động trực tiếp”.
Trong dự toán chi phí sản xuất chung, chỉ tiêu tổng thời gian lao động trực tiếp được tập hợp từ chỉ tiêu Tổng thời gian lao động ở Dự toán NCTT. Đơn gía biến phí SXC được xác định dựa trên đơn giá nhân công trực tiếp nhân với một tỷ lệ phân bổ nhất định dựa theo đặc điểm, quy trình sản xuất của phân xưởng. Qua đó, xác định được tổng biến phí SXC tương tự như Dự toán CPNCTT. Định phí SXC thường được xác định dựa vào dự toán năm trước và tỷ lệ phân bổ định phí trong tổng CPSXC. Theo đó, CPSXC được xác định bằng tổng biến phí SXC và định phí SXC.
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN được xác định tương tự như chi phí SXC dựa vào số liệu do bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm các phòng
ban gián tiếp cung cấp: phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh tiếp thị…
Ngoài ra, công ty nên xác định chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất bao gồm hàng hoá tự sản xuất 100%, hàng hoá liên kết sản xuất và hợp tác sản xuất bán thành phẩm. Công ty có thể lập bảng dự toán chi phí phát sinh riêng cho từng lĩnh vực.
3.2.4 Giải pháp về thu thập và phân tích thông tin KTQT doanh thu chi phí kết quả kinh doanh:
Hiện tại do công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh thông tin kế toán quản trị về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh còn thiếu nhất là các thông tin tương lai và nguồn thông tin từ các báo cáo kế toán quản trị các năm trước. Do vậy, công ty cần xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là hệ thống thu nhận dữ liệu và hệ thống xử lý dữ liệu.
Hệ thống thu nhận dữ liệu là giai đoạn đầu tiên trong quy trình thông tin KTQT, có vai trò vô cùng quan trọng, hệ thống thu nhận bao gồm các nội dung:
- Đội ngũ nhân viên để tổ chức thu nhận dữ liệu: nhân viên có trình độ KTQT và công nghệ thông tin để phối hợp với các bộ phận khác trong công ty trong quá trình thu thập dữ liệu.
- Các quy trình khi nhập dữ liệu: trước tiên, công ty cần phải xây dựng các quy trình nhập dữ liệu, từ đó đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục để hệ thống thu nhận dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả.
- Tính chất của dữ liệu: thông tin quá khứ (nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra), hoặc thông tin tương lai (kế hoạch, dự toán, dự báo, dự đoán).
- Nguồn dữ liệu: được thu thập phòng kế toán tài chính, từ các bộ phận, phòng ban khác trong công ty (phòng Kế hoạch- Kỹ thuật, phòng Kinh doanh – Tiếp thị, các phân xưởng), từ cơ quan quản lý Nhà nước, từ đối thủ cạnh tranh, từ các hiệp hội nghề nghiệp, từ báo cáo phân tích của các chuyên gia...
- Phương pháp thu thập dữ liệu: người làm KTQT nên áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thống kê, phương pháp thực nghiệm…
Hệ thống xử lý dữ liệu: có nhiệm vụ chuyển dữ liệu ban đầu thành thông tin KTQT có ích cho nhà quản trị. Hệ thống xử lý dữ liệu cần thực hiện:
- Chuẩn hóa dữ liệu thu thập: đây là giai đoạn làm cho dữ liệu có giá trị, hiệu chỉnh dữ liệu và mã hóa dữ liệu để xử lý. Nhân viên KTQT công ty nên kiểm tra
tính đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được, trên cả góc độ định tính và định lượng, tiến hành hiệu chỉnh lại dữ liệu nếu có, đồng thời mã hóa dữ liệu bằng hệ thống tài khoản chi tiết hoặc các phương pháp phù hợp.
- Tổng hợp dữ liệu: Sau khi chuẩn hóa xong, dữ liệu KTQT phải được tổ chức tổng hợp theo các nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật xử lý của KTQT để cung cấp thông tin.
Về báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện công ty cần bổ sung một số báo cáo dự toán liên quan đến doanh thu và chi phí bao gồm: Báo cáo dự kiến lịch thu tiền bán hàng, báo cáo dự toán CP NVLTT, báo cáo dự toán CPNCTT, báo cáo dự toán CP SXC, báo cáo dự toán CPBH, báo cáo dự toán CP QLDN
Bảng 3.1 Bảng kết quả kinh doanh 2018
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh
Xã Việt Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu | Thuyết minh | Quý 1/2018 | Quý 2/2018 | Quý 3/2018 | Quý 4/2018 | Năm 2018 | |
01 | 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | VI.25 | 74 324 948 685 | 107 497 787 001 | 115 779 064 261 | 102 880 575 036 | 400 482 374 983 |
02 | 2. Các khoản giảm trừ | 64 614 000 | 4 784 425 000 | 4 849 039 000 | |||
04 | - Chiết khấu thơng mại | 4 784 425 000 | 4 784 425 000 | ||||
05 | - Giảm giá hàng bán | ||||||
06 | - Hàng bán bị trả lại | 64 614 000 | 64 614 000 | ||||
07 | - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp | ||||||
10 | 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cÊp dịch vụ (10 = 01 - 02) | 74 324 948 685 | 107 433 173 001 | 115 779 064 261 | 98 096 150 036 | 395 633 335 983 | |
11 | 4. Giá vốn hàng bán | VI.27 | 65 844 971 555 | 91 781 819 124 | 99 022 992 527 | 89 275 442 466 | 345 925 225 672 |
20 | 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cÊp dịch vụ (20 = 10 - 11) | 8 479 977 130 | 15 651 353 877 | 16 756 071 734 | 8 820 707 570 | 49 708 110 311 | |
21 | 6. Doanh thu hoạt động tài chính | VI.26 | 168 714 309 | 176 566 821 | 225 766 436 | 119 897 125 | 690 944 691 |
22 | 7. Chi phí tài chính | VI.28 | 768 882 025 | 1 848 355 696 | 1 042 504 447 | 749 549 788 | 4 409 291 956 |
23 | - Trong đó: Lãi vay phải trả | 579 994 911 | 1 399 571 199 | 980 409 610 | 608 658 692 | 3 568 634 412 | |
24 | 8. Chi phí bán hàng | 197 773 182 | 239 470 000 | 276 851 541 | 255 010 317 | 969 105 040 | |
25 | 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 1 187 176 515 | 1 318 351 543 | 1 460 342 917 | 1 435 967 801 | 5 401 838 776 | |
30 | 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} | 6 494 859 717 | 12 421 743 459 | 14 202 139 265 | 6 500 076 789 | 39 618 819 230 | |
31 | 11. Thu nhập khác | 500 000 | 500 000 | ||||
32 | 12. Chi phí khác | 3 279 | 3 263 | 6 542 | |||
40 | 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) | - 3 279 | 500 000 | - 3 263 | 493 458 | ||
50 | 14. Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế (50 = 30 + 40) | 6 494 859 717 | 12 422 243 459 | 14 202 139 265 | 6 500 073 526 | 39 619 312 688 | |
51 | 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành | VI.30 | 7 988 505 758 | 7 988 505 758 | |||
52 | 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | VI.30 | |||||
60 | 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) | 6 494 859 717 | 12 422 243 459 | 14 202 139 265 | 6 500 073 526 | 39 619 312 688 | |
70 | 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Diện Phân Loại Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty
- Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh.
- Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Việt Anh
- Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh - 12
- Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh - 13
- Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh - 14
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Bảng 3.2 Báo cáo thực hiện chi phí bán hàng
Quý | Cả năm | ||||
I | II | III | IV | ||
1.Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế | |||||
2.Đơn giá biến phí bán hàng (đ/SP) | |||||
3.Biến phí bán hàng (đ) | |||||
4.Định phí bán hàng (đ) | |||||
5.Chi phí bán hàng (đ) |
Bảng 3.3 Báo cáo thực hiện CP QLDN
Quý | Cả năm | ||||
I | II | III | IV | ||
1. Số lượng SP tiêu thụ thực tế | |||||
2. Đơn giá biến phí QLDN(đ/SP) | |||||
3. Tổng biến phí | |||||
4.Định phí QLDN | |||||
5.Tổng cộng CPQLDN |
Bảng 3.4 Báo cáo KQKD theo cách ứng xử chi phí
Tổng số | |
Doanh thu Biến phí sản xuất hàng bán Biến phí bán hàng và QLDN Số dư đảm phí Định phí sản xuất chung Định phí bán hàng và QLDN Lợi nhuần từ HĐKD |
Bảng 3.5 Báo cáo phân tích chi phí
Dự toán | Thực hiện | Chênh lệch | |
Chi phí sản xuất | |||
CPNVLTT | |||
CPNCTT | |||
CPSXC | |||
Chi phí bán hàng | |||
Chi phí QLDN | |||
Chi phí tài chính | |||
TỔNG |
Bảng 3.6 Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh
Dự toán | Thực hiện | Chênh lệch | |
Doanh thu | |||
Biến phí sản xuất của hàng bán | |||
Biến phí BH và QLDN | |||
Số dư đảm phí | |||
Định phí SX | |||
Định phí BH và QLDN | |||
Lơi nhuận kinh doanh |
Bảng 3.7 Báo cáo phân tích CVP
Trường hợp gốc | Giảm giá | Thay đổi biến phí | Thay đổi biến phí và định phí | Thay đổi định phí và doanh thu | |
Đơn giá | |||||
Biến phí | |||||
Định phí | |||||
Số lượng tiêu thụ (sp) | |||||
Sản lượng hoà vốn (sp) | |||||
Lợi nhuận(đ) |
3.3. Một số kiến nghị đề xuất: Về phía nhà nước:
Kế toán quản trị là một công cụ quản lý đắc lực của doanh nghiệp.Tuy nhiên, ở Việt nam, KTQT còn là một lĩnh vực mới mẻ. Tổ chức kế toán quản trị như thế nào còn thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lỷ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán tại từng doanh nghiệp. Do đó, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật KTQT tại doanh nghiệp bằng các chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mang tính chất bắt buộc mà chỉ nên ban hành những văn bản mang tính chất hướng dẫn, định hướng về tổ chức kế toán quản trị đối với doanh nghiệp như: nội dung, phương pháp, mô hình tổ chức KTQT.
Hiện nay, đội ngũ kế toán nhiều đơn vị chưa nhận biết được tầm quan trọng của KTQT cũng như nội dung, phương pháp và công việc của KTQT trong từng loại hình doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng KTQT vào trong doanh nghiệp còn chưa được quan tâm và thực hiện. Điều này một phần là do trong quá trình học tập chuyên ngành kế toán tại các trường Cao đẳng, đại học môn kế toán tài chính chiếm phần lớn tổng khối lượng kiến thức chuyên ngành, môn học KTQT được xây dựng nội dung chung chung, chưa hướng đến từng loại hình doanh nghiệp làm hạn chế tầm hiểu biết của người học về KTQT. Vì thế, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng và thống nhất nội dung giảng dạy môn KTQT theo từng loại hình doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành kế toán. Các trường đại học cao đẳng đào tạo chuyên nghành kế toán cần nghiên cứu tìm ra các giải pháp để xây dựng mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành bằng việc lập ra các phòng “Kế toán ảo” để sinh viên thường xuyên được thực hành với các tình huống thực tế. Người học khi đã được tiếp xúc với môn học này nhiều hơn sẽ phát huy được vai trò chủ động, có tư duy kế toán quản trị tốt hơn và tiến tới mục tiêu kế toán không chỉ là những người ghi chép chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp như hiện nay mà còn là người trợ lý đắc lực cho các nhà quản trị ra quyết định
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, triển khai, phát triển KTQT ở doanh nghiệp.
Mặc dù ngày 12/6/2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhưng nội dung của Thông tư mới chỉ là những hướng dẫn có tính chung chung, giải thích thuật ngữ là chính