Thứ Tự Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tỉnh Bình Dương


cầu của đội ngũ này phải am hiểu sâu sắc về quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, có khả năng sáng tạo, linh hoạt, có khả năng làm việc nhóm và phối hợp với các nhân viên ở các bộ phận chức năng khác trong DN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương gồm: Mức độ cạnh tranh; Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp; Đặc điểm tổ chức sản xuất; Công nghệ thông tin; Trình độ nhân viên kế toán. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến việcvận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuấtkhác nhau. Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng, quan điểm và kiến nghị nhằm tăng cường sự hiệu quả trong vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4, chương 5 sẽ trình bày các kết luận về tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách cho vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương. Cuối cùng là các hạn chế của nghiên cứu và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng thành phần này. Từ kết quả nghiên cứu đề tài. Tác giả rút những kết luận sau:

- Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố này bao gồm: Mức độ cạnh tranh; Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp; Đặc điểm tổ chức sản xuất; Công nghệ thông tin; Trình độ nhân viên kế toán.

- Với mục tiêu xác định đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương, qua nghiên cứu cho thấy trong 5 nhân tố ảnh hưởng vận dụng KTQTCP tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương thì nhân tố Công nghệ thông tin ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0,431; nhân tố Mức độ cạnh tranh ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.387; nhân tố Trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.371; nhân tố tiếp theo Đặc điểm tổ chức sản xuất ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.329; nhân tố Nhu cầu thông tin ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0,305.

Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc theo thứ tự tác động từ cao đến thấp được trình bày ở bảng dưới đây:


Bảng 5.1: Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương


STT


Nhân tố

Mức độ tác

động


Tỷ trọng

Thứ tự ảnh hưởng

1.

Mức độ cạnh tranh

.387

21.23

2


2.

Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía

nhà quản trị doanh nghiệp

.305

16.73

5

3.

Đặc điểm tổ chức sản xuất

.329

18.05

4

4.

Công nghệ thông tin

.431

23.64

1

5.

Trình độ nhân viên kế toán

.371

20.35

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương - 12

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

5.2 Kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương như sau:

5.2.1 Công nghệ thông tin

Đểcó thểứng dụng công nghệthông tin một cách thành công, đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả phục vụ cho vận dụng kế toán quản trị chi phí các công ty sản xuất tại tỉnh Bình Dương cần phải thực sự hiểu rõ về các mức độ ứng dụng công nghệthông tin;đặc điểm công nghệthông tin; và tầm quan trọng của nó, đặc biệt là đối với các nhà quản lý. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, các đơn vị cần quan tâm đến:


lý, ...

-Những tiến bộ về phần cứng như khả năng xử lý, khả năng lưu trữ, tốc độ xử


-Những sự phát triển của phần mềm như sự phát triển của các hệ quản trị cơ sở

dữ liệu (DBMS), các giải pháp lưu trữ, truy xuất thông tin, các giải pháp đảm bảo an


toàn cho dữ liệu, thông tin mà đặc biệt là các dữ liệu phục vụ cho công tác kế toán quản trị chi phí tại đơn vị.

-Khả năng chia sẻ tài nguyên, hay khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng nội bộ(LAN), mạng diện rộng (WAN), hay Internet, qua đó, dữ liệu, thông tin kế toán quản trị sẽ được chuyển tại đến các đối tượng sử dụng thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Bên cạnh đó khi xử lý số liệu trên phần mềm kế toán như hiện nay, một số chương trình diệt virus tự động có thể xóa mất dữ liệu trên phần mềm kế toán nói chung cũng như các thông tin kế toán phục vụ cho quản trị chi phí vì nó hiểu phần mềm công ty sử dụng như một phần mềm độc hại. Từ đó dẫn đến mất đi dữ liệu kếtoán và dữ liệu kế toán chi phí. Vì thế cần thiết kế phần mềm kế toán, không chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin kế toán tài chính, mà cũng phải đáp ứng yêu cầu về thông tin kế toán quản trị chi phí, để một mặt đảm bảo nội dung kinh tế mặt khác còn phải đảm bảo tính an toàn về kỹ thuật phần mềm.

5.2.2 Mức độ cạnh tranh

Khi mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng cao như hiện nay thì để tồn tại thì các doanh nghiệp sản xuất Bình Dương phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong điều kiện nguồn lực. Để đạt được những mục tiêu này, các doanh nghiệp sản xuất Bình Dương cần sử dụng các kênh truyền thông nội bộ một cách hiệu quả nhằm giúp chuyển đổi những áp lực cạnh tranh với những đối thủ không chỉ tầm cỡ về quy mô, tiềm lực kinh tế mà còn có trình độ quản lý cao thành động lực để hoàn thiện hệ thống quản lý của DN mà cụ thể chính là KTQTCP. Bên cạnh đó, việc truyền thông thông suốt trong toàn bộ DN còn giúp người lao động hiểu rõ được nhu cầu đổi mới quản trị nhằm đối phó với những thách thức cũng như nắm bắt các cơ hội từ toàn cầu hóa, từ đó tạo ra được sự chuyển biến trong tư duy về công việc và khuyến khích việc học tập nâng cao kiến thức về KTQTCP hay việc vận dụng các kỹ thuật của KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng trong DN. Những điều này là vô cùng quan trong để DN đạt được sự nhất quán trong việc vận dụng KTQTCP vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương.


5.2.3 Trình độ nhân viên kế toán

Con người luôn là yếu tố trung tâm cho mọi hoạt động, mà trong đó có tổ chức kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp. Vì thế, theo tác giả, để kế toán quản trị chi phí phát huy được vai trò của mình phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán có trình độ chuyên môn, am hiểu về tổ chức, quy trình hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, mà đặc biệt là nắm được các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán quản trịchi phí trong doanh nghiệp là công việc yêu cầu người thực hiện không chỉ có kiến thức mà còn phải vận dụng được kiến thức vào công tác kế toán quản trị chi phí mang đặc thù của doanh nghiệp, các loại chi phí, phân loại chi phí đối với đặc thù doanh nghiệp sản xuất, đồng thời kế toán quản trị chi phí không hoạt động độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tổng thể với kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản trị doanh nghiệp, ... vì thế người làm kế toán cũng yêu cầu phải có khả năng thích nghi và linh hoạt cao khi thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí.

Mặc dù yêu cầu về người làm kế toán quản trị chi phí được đề ra khá cao nhưng theo tác giả có nhiều rào cản cho các doanh nghiệp trong vấn đề này. Thứ nhất, triển vọng nghề nghiệp của người làm kế toán quản trị chi phí không cao nên khó thu hút được người có trình độ cao vào làm việc ở vị trí này, điều này là xuất phát từ vị thế, vai trò của kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng trongcác doanh nghiệp sản xuất Bình Dương. Đi cùng với triển vọng nghề nghiệp không cao còn có thù lao không cao. Đây là hai yếu tố quan trọng làm hạn chế thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm công tác kế toán quản trị chi phí.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên như sau:

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng đồng thời có nghiệp vụ về KTTC và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ. Hệ thống KTQT chi phílà một phức hệ bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Việc vận dụng kế toán quản trị chi phí cần quan tâm đến chức năng của dữ liệu hệ thống KTQT chi phí, dựa trên cơ sở trình độ chuyên môn, kinh


nghiệm của phân tích viên. Do đó, để vận hành có hiệu quả hệ thống KTQT chi phí công ty phải có đủ nhân viên được đào tạo bài bản. Xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận và nhân viên liên quan đến hệ thống KTQT chi phí.

+ Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp cần thiết lập trong mối quan hệ với các bộ phận khác. Công việc hàng ngày của KTQT chi phí là tiếp xúc thường xuyên với các nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau của công ty. Để sự có sự phối hợp giữa các bộ phận và nhân viên với nhau vì mục tiêu chung của công ty nhất thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận đó với nhau. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KTQT chi phí.

+ Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động là cơ sở để quản trị các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống KTQT chi phí, chẳng hạn như: Quản trị sự sai lệch trong kế hoạch và thực tế liên quan đến các loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên; Đảm bảo kỷ luật lao động; Điều chỉnh quy định về cung cấp dữ liệu về chi phí cần thiết để thực hiện công việc,…

+ Đào tạo, hướng dẫn để các nhân viên kế toán áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Thông tin hỗ trợ cho các quá trình hoạch định, kiểm soát, phân tích và ra quyết định quản lý đòi hỏi việc thu thập, truyền tải và xử lý dữ liệu phải có tốc độ cao. Không áp dụng công nghệ thông tin hoặc áp dụng không hiệu quả làm cản trở việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống KTQT chi phí như: độ tin cập, tính đầy đủ, tính kịp thời và tính thường xuyên của thông tin.

5.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất ở Bình Dương nói riêng thì quy trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Do đó điều đầu tiên để tổ chức vận dụng kế toán quản trị chi phí đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải từng bước cải tiến quy trình sản xuất theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ISO, qua đó góp phần quản lý chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hiệu quả hơn, góp phần giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm


từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiến hành rà soát, hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp và thống nhất trong toàn ngành, mà đặc biệt liên quan đến các định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp,.... Một khi các quy trình sản xuất được chuẩn hóa thì việc thiết kế và vận hành hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí được thực hiện dễ dàng hơn, thêm vào đó lúc này hệ thống kế toán quản trị chi phí mang đến những thông tin vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp trong việc tính toán các loại chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí khác cũng như xác định đúng giá vốn hàng bán của sản phẩm. Có như vậy sản phẩm của doanh nghiệp mới có đủ khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thêm vào đó để triển khai kế toán quản trị chi phí một cách hiệu quảcần thiết có tính liên thông về thông tin giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong việc phối hợp và chia sẻ thông tin vừa đảm bảo tính liên thông thông tin vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin của mỗi bộ phận. Ví dụ như sự liên thông thông tin dựa trên một chuỗi kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm, tiếp đó là sự liên thông tin giữa các loại chi phí là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu hàng hóa để điều hành phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.

5.2.5 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp

Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động trong doanh nghiệp, vì thế quan điểm của nhà quản trị là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, mục đích của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp, vì thế nếu nhà quản trị có nhu cầu thông tin kinh tế của kế toán quản trị chi phí thì kế toán quản trị chi phí sẽ được xây dựng, và phát triển để đáp ứng nhu cầu này.

Bên cạnh đó, nhà quản trị còn phải là người chủ động phát triển kế toán quản trị nói chung mà đặc biệt là kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, nhà quản trị

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí