Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu “Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)” là kết quả của chỉ tiêu Mã số 01 – Mã số 02
1.2.3.1 Trình bày thông tin chi phí trên BCTC
Giá vốn hàng bán (Mã số 11) được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và mục 3 phần VII – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh của Bản thuyết mình báo cáo tài chính
Chỉ tiêu “Chi phí bán hàng (Mã số 24)” được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và mục 8 phần VII của Bản thuyết minh BCTC
Chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25)" của Báo cáo kết quả kinh doanh và mục 8 phần VII của Bản thuyết minh BCTC
1.2.3.3 Trình bày thông tin kết quả kinh doanh trên BCTC
Kết quả hoạt động kinh doanh: Số liệu này được thể hiện trên chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)” của Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu này là kết quả của Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25. Trong đó Mã số 21 là chỉ tiêu Doanh thu hoạt động tài chính.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp
- Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Số 03 “Tài Sản Cố Định Hữu Hình” Và Số 04 “ Tài Sản Cố Định Vô Hình”
- Trình Bày Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Bctc
- Phân Tích Các Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh
- Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Hà Nội Dưới Góc Độ Kế Toán Tài Chính
- Kế Toán Chi Phí Hoạt Động Tài Chính
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị
1.3.1 Xây dựng dự toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Dự toán cung cấp cho DN thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như sau: Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.
Căn cứ để xây dựng dự toán
Để lập dự toán SXKD hàng năm của DN một cách khả thi, khi lập hệ thống dự toán quản trị DN phải dựa vào những căn cứ sau: Hệ thống SXKD hàng năm của
DN, các bản dự toán SXKD của các kỳ kinh doanh năm trước, các định mức CP tiêu chuẩn, phân tích điều kiện cụ thể của từng DN về kinh tế – kỹ thuật – tài chính.
Dự toán tiêu thụ của doanh nghiệp
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên khi lập dự toán tiêu thụ thì đây là khởi nguồn của cả hệ thống.
Dự toán tiêu thụ phải giải quyết được những mục tiêu cơ bản như: ước tính sản lượng tiêu thụ kế hoạch trong kỳ dự toán, ước tính giá bán kế hoạch từ đó xác định doanh thu kế hoạch và cuối cùng là ước tính lượng tiền có thể thu được từ doanh thu phát sinh.
Để lập được dự toán tiêu thụ ta cần tham khảo hàng loạt những thông tin cơ sở
về:
- Tình hình tiêu thụ các kỳ trước và chính sách giá của doanh nghiệp
- Nhu cầu thị trường và giá bán của đối thủ cạnh tranh
- Phương thức bán hàng và thời hạn thanh toán
Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng
đắn; Liên kết toàn bộ các hoạt động của DN bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau.
Khi lập dự toán tiêu thụ cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ khác nhau.
Dự toán chi phí
Dự toán giá vốn hàng bán và dự toán tồn kho cuối kỳ:
Dự toán giá vốn hàng bán cung cấp cho chúng ta thông tin về giá vốn hàng bán dự toán – một chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán sau này:
Giá vốn hàng bán được xác định theo công thức:
Giá vốn Giá vốn thành Tổng giá thành Giá vốn thành Hàng bán = phẩm tồn kho + sản phẩm sản - phẩm tồn kho Dự toán đầu kỳ xuất trong kỳ cuối kỳ
Dự toán giá vốn hàng bán bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Chi phí vật liệu trực tiếp
+ Chí phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
+ Tổng giá thành sản phẩm
+ Giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ
+ Giá vốn thành phẩm sẵn sang để bán
+ Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ
+ Giá vốn hàng bán
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là bản dự toán bao gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm của một doanh nghiệp và chi phí quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Với bản dự toán này nhà quản lý có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tuy nhiên chi phí biến đổi lại có thay đổi. Thông thường, chi phí biến đổi sẽ được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên doanh thu như tiền hoa hồng bán hàng. Việc xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính qua 2 bước: (1) dùng doanh thu bán hàng dự toán nhân (x) tỷ lê chi phí biến đổi; (2) chi phí cố định cộng (+) chi phí biến đổi để xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận kế toán quản trị lập các báo cáo kết quả kinh doanh dự toán. Số liệu dự toán trên các báo cáo tài chính này thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp và có thể được xem như một công cụ quản lý của doanh nghiệp cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
Dự toán này được lập căn cứ vào các dự toán doanh thu, dự toán giá vốn, và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã được lập. Dự toán này có thể được lập theo phương pháp toàn bộ hoặc theo phương pháp trực tiếp.
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Dự báo dòng tiền
Dự báo dòng tiền là việc ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt một kỳ kế toán.
Tiền ước tình thu vào được cộng với số tiền công lúc đầu kỳ, sau đó trừ đi tiền ước tính chi ra để xem tiền thừa hay thiếu. Thông thường dự toán dòng tiền được lập cho tháng 12 nên nhà quản trị sẽ căn cứ vào đó để nắm rõ sự thay đổi tiền trong cả kỳ kế toán năm để có biện pháp cân đối dòng tiền trong cả năm. Dự toán dòng tiền cũng có thể giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định ngắn hạn và dài hạn về quản lý tiền.Ví dụ, nhà quản trị có thể lựa chọn việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán với lợi ích cao hơn thay vì chi trả ngay các khoản nợ chưa đến hạn trả.
Để lập được dự toàn dòng tiền kỳ này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lịch trình thu tiền và lịch trình chi tiền trên cơ sở doanh thu bán hàng và giá trị hàng mua vào trong kỳ. Nguyên tắc kế toán được sử dụng để xác định lịch trình dòng tiền là nguyên tắc cơ sở dồn tích, tức là kế toán sẽ ghi nhận doanh thu phát sinh nghiệp vụ mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền.
Dự toán báo cáo tài chính
Gồm các báo cáo tài chính dự kiến, Bảng cân đối kế toán dự kiến, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Những dự toàn này trình bày các kết quả tài chính của các hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán. Dự toán báo
1.3.2. Thu thập thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Đối tượng sử dụng thông tin
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán của đơn vị thường có lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp tại đơn vị đó. Nhu cầu thông tin của các đối tượng này sẽ chi phối đến mục tiêu cung cấp thông tin của hệ thống kế toán đơn vị.
Các đối tượng sử dụng thông tin:
- Nhà quản lý đơn vị
Nhà quản lý đơn vị có nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp tại đơn vị. Họ là những người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng và kiểm soát nguồn lực của đơn vị, đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị có hiệu quảvà duy trì lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Do vậy, nhà quản lý đơn vị rất cần nắm được các thông tin về tình hình tài chính, luồng tiền, kết quả hoạt động kinh doanh... của đơn vị nhằm thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức tình hình thực hiện kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Để có thể thực hiện được các chức năng này, nhà quản lý đơn vị cần nhiều nguồn thông tin, một trong những nguồn thông tin quan trọng đó là thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
- Chủ sở hữu
Chủ sở hữu có thể là nhà nước, chính phủ, tổ chức, cá nhân, tùy thuộc vào loại hình đơn vị là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân... Chủ sở hữu đơn vị là người cấp vốn cho đơn vị, lợi ích của họ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy, nhu cầu thông tin của họ thường có phạm vi rộng hơn các đối tượng khác như thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh, luồng tiền... Nhưng một trong những thông tin mà chủ sở hữu quan tâm nhất vẫn là doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Chủ nợ
Chủ nợ là những nhà cấp tín dụng cho đơn vị dưới dạng cho vay; hoặc tín dụng thương mại... Chủ nợ có quyền lợi kinh tế hợp pháp tại đơn vị, được nhận thanh toán khi khoản nợ đáo hạn, đối với chủ nợ tín dụng còn được hưởng lãi suất cố định từ khoản cho đơn vị vay. Đối tượng được coi là chủ nợ đối với đơn vị rất đa dạng và phong phú, có thể là những người cung cấp tiền tệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị và chấp nhận thanh toán chậm. Chủ nợ quan tâm tới khả năng thanh toán và sinh lời của đơn vị. Do đó, doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một trong những thông tin mà Chủ nợ rất quan tâm. Nó phần nào phản ánh được khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của đơn vị.
- Chính phủ
Chính phủ thông qua các cơ quan đại diện như Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế.... để thực hiện vai trò và chức năng của mình. Những thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định, trong đó có thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc quản lý nghĩa vụ Thuế của đơn vị đối với nhà nước.
- Các đối tượng khác
Các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán gồm người lao động, tổ chức công đoàn, các tổ chức kiểm toán, công chúng...Các đối tượng sử dụng thông tin đều cần đến những thông tin phản ánh tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động, tình hình lưu chuyển tiền và những thông tin chung khác của đơn vị. Do vậy, họ có nhu cầu được cung cấp, đọc và hiểu thông tin phản ánh tình hình kinh tế của đơn vị: Doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh.
Yêu cầu thông tin cung cấp
- Trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính (BCTC) phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
Thiết kế cung cấp thông tin của kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu
Đây chính là công việc tổ chức thu nhận thông tin về doanh thu, chi phí phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ và giao dịch đó.
Công việc này chính là công việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ đã được ban hành,qui định các mẫu biểu chứng từ nội bộ. Tổ chức công tác hoạch toán ban đầu doanh thu, chi phí đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu, chi phí đều được phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời vào các chứng từ kế toán theo quy định.
Những công việc chính của nội dung tổ chức này là:
+ Xác định hệ thống chứng từ kế toán doanh thu, chi phí áp dụng tại đơn vị. Dựa vào hệ thống chứng từ kế toán của Nhà nước ban hành và quy định những chứng từ nội bộ.
+ Tổ chức hạch toán ban đầu doanh thu, chi phí (thiết lập các quy định về lập chứng từ, xử lý, kiểm tra chứng từ, phân loại và tổng hợp chứng từ )
+ Tổ chức luân chuyển chửng từ và ghi sổ kế toán
+ Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán sau khi đã được sử dụng để ghi sổ kế toán.
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công việc này chính là vận dụng hệ thống tài khoản đã được ban hành, trên cơ sở mục đích và yêu cầu quản lý chi tiết để mở các tài khoản chi tiết theo dõi doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. Việc thiết kế chi tiết tài khoản cho phù hợp (mở tới nhiều cấp, chi tiết nhiều nội dung) phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng thông tin.
Những công việc chính của nội dung tố chức này là:
+ Xác định số lượng tài khoản kế toán tổng hợp, tài khoản kế toán chi tiết doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Xác định nội dung, kết cấu, phạm vi ghi chép trên các tài khoản kế toán tổng hợp và tài khoản kế toán chi tiết doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần được thiết kế một cách khoa học và hợp lý với mẫu sổ cụ thể để thuận tiện cho việc tổng hợp , quản lý, theo dõi thông tin.
Nội dung của sổ kế toán chi tiết doanh thu phải phản ánh chi tiết doanh thu ( theo từng hoạt động, từng hợp đồng, từng mặt hàng,...) theo yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ theo dõi và quản lý doanh thu.
Nội dung của sổ kế toán chi tiết chi phí phải đảm bảo theo dõi được chi tiết từng khoản mục chi phí, yếu tố chi phí,.. .Phân tích được chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin chi phí.
- Hệ thống báo cáo kế toán cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh
Để có thể cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh một cách hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp thì tổ chức một hệ thống báo