Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh - 12


mà chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể. Thông tư đã tạo cơ sở ban đầu cho việc nhận thức cũng như định hướng cho việc tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác KTQT trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất thương mại nói riêng là một công việc rất khó khăn do thói quen tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp Việt Nam là thực hiện theo cá quy định của chế độ tài chính kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Do đó, Bộ tài chính cần ban hành thêm các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại nhằm giúp cho doanh nghiệp định hướng được việc tổ chức công tác KTQT nói chung và KTQT doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng sao cho phù hợp với đặc thụ hoạt động của doanh nghiệp mình. Một số giải pháp kiến nghị với Nhà nước:

Thứ nhất, trên cơ sở thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung những quy định về cơ chế quản lý cho phù hợp, đồng bộ với việc tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thứ hai, với đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, kế toán quản trị là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ, các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của KTQT. Mặt khác trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán còn nhiều hạn chế. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn định hướng của Nhà nước về tổ chức KTQT bao gồm: nội dung, phương pháp và mô hình tổ chức cho các loại hình doanh nghiệp theo ngành, theo quy mô.

Thứ ba, Nhà nước cần tạo ra hành lang và môi trường pháp lý thuận tiện hơn nữa cho công tác quản lý kinh tế, tài chính, đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm cho DN. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo ra sự ổn định chính trị lâu dài tạo điều kiện thuận lợi cho các doạnh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà đảm bảo thủ tục nhanh gọn, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc và thủ tụ hành chính cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước cần nâng cao nhận thức về vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp. Ngoài việc ban hành các chuẩn mực kế toán, luật kế toán thì Nhà nước cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức kế


toán trong các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho tổ chức nghề nghiệp kế toán, thúc đẩy và phát triển hơn nữa các hoạt động dịch vụ tư vấn về kế toán và kiểm toán.

Thứ năm, Nhà nước cần xây dựng và thống nhất nội dung giảng dậy KTQT trong các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán. Từ đó cần có các hướng dẫn cụ thể hơn về mô hình và nội dung tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng.

Về phía doanh nghiệp:

Công ty cần phải nhận thức rõ được ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị nói chung tại công ty và công tác kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của của công ty phải đảm bảo đúng theo các yêu cầu quản lý của Nhà nước, tuân thủ chấp hành các chính sách, chế độ kế toán hiện hành đồng thời phải cung cấp đầy đủ, chính xác, khách quan những thông tin kế toán trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Nhà quản lý cần nhận thức đúng về vai trò, chức năng của KTQT trong quản lý Cty. Từ đó, chủ động xây dựng mô hình tổ chức KTQT thích hợp với Cty của mình. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, đảm bảo sự kết nối giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của Cty với nhau một cách chặt chẽ, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin KTQT.

Yếu tố con người trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó công tác tuyển dụng và đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, đặc biệt là kiến thức về kế toán quản trị cho nhân viên phòng kế toán cần được quan tâm và chú trọng.Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật tình hình thay đổi về chế độ, chính sách về kế toán tài chính để điều chỉnh công việc kế toán cho phù hợp. Các kế toán viên cần nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ trong hạch toán kế toán sẽ giúp cho các Báo cáo kế toán của DN phản ánh được chính xác hoạt động SXKD của đơn vị. Hiện nay, Bộ Tài chính ban hành và thay đổi rất nhiều văn bản pháp quy đòi hỏi các kế toán viên phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin, chủ trương, chính sách của Bộ và của Nhà nước.

Xây dựng hệ thống định mức CP chính xác và phù hợp áp dụng trong Cty nhằm cung cấp những dữ liệu tin cậy cho KTQT trong việc dự báo và kiểm soát CP.


Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm KTQT nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cũng như lưu giữ, hệ thống hoá được thông tin một cách tốt hơn, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định.

Công ty phải tiến hành tái cơ cấu để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm gạch mem, gạch xây dựng ngay trên sân nhà. Công ty cần nâng cấp công nghệ các công nghệ lạc hiện đại, bảo vệ môi trường… mới có đủ sức cạnh tranh đảm bảo SX có hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, công ty cần đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết giữa công ty cùng nghành nghề với nhau, tạo dựng thành những thương hiệu mạnh, chuyển hướng đầu tư SX các chủng loại gạch men, gạch xây dựng trong nước chưa SX được.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của chương 1 và thực trạng kế toán quản trị doanh thu chi phí, kết quả kinh doanh của của công ty được nêu ở chương 2, luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty ở chương 3. Luận văn đã đề cập đến sự cần thiết, yêu cầu, nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó, đề xuất những giải pháp cũng như điều kiện thực hiện của việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại công ty.


KẾT LUẬN

Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang bùng nổ ở nước ta, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện vận hành kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là công việc mang tính bắt buộc.Sự cạnh tranh và cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, việc chớp cơ hội kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào thời điểm đưa ra quyết định.Để đưa ra được quyết định nhà quản trị phải có được thông tin tin cậy. Do đó yêu cầu thông tin kế toán cung cấp phải được thu thập và xử lý thành các thông tin phù hợp và hữu ích cho nhà quản lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng và hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ cho nhà quản trị là việc làm cần thiết, góp phần không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp.

Qua quá trình tìm hiểu và làm việc thực tế tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh, với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của đồng chí KTT Lê Tiến Yên, các anh, chị trong phòng kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn PGS.TS Đỗ Minh Thành đã giúp tôi hoàn thành luận văn với đề tài “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh”. Luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. Qua đó cũng khái quát thực trạng công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó đã đưa ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác kế toán quản trị của công ty.Trên cơ sở tồn tại những hạn chế, luận văn đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh.

Do thời gian ngắn, trình độ kiến thức của bản thân còn hạn chế, việc trình bày trong luận văn chỉ mới đề cập đến những vấn đề có tính cơ bản nhất của Kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh, cũng như chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH sản xuất và thương mại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh cũng như các bạn học viên quan tâm đến công trình luận văn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.


Một lần nữa, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn trực tiếp: PGS.TS Đỗ Minh Thành, Kế toán trưởng Lê Tiến Yên và các anh, chị phòng kế toán của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ tài chính (2004), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 6 chuẩn mực kế toán mới (đợt 3), NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006

3. Bộ tài chính (2009), Hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

4. Bộ tài chính (2014), Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

5. Nguyễn Phú Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Nguyễn Thị Giang (2019), luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần nhựa Châu Âu”, trường đại học Thương Mại.

7. Lê Thị Thu Huyền (2011), luận văn thạc sĩ “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8”, trường Đại học Thương Mại.

8. Khuất Thu Hương (2016), luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hà Phát”, trường Đại học Lao động – xã hội.

9. Trịnh Thị Thu Hường (2017), luận văn thạc sĩ “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Đô Thị và Thương Mại”, trường đại học Thương Mại.

10. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.

11. PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang, Giáo trình kế toán quản trị (2014), NXB trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1 : BẢNG HỎI

Đối tượng điều tra: Quản lý, nhân viên Phòng Kế toán tài chính

- Tổng số phiếu điều tra: 10

- Tổng số phiếu điều tra thu về: 10

- Số người thực hiện phỏng vấn: 10

THÔNG TIN CƠ BẢN

Tên doanh nghiệp: ………………………………………….……………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………….…………………………….……………………………………. Số điện thoại: …………………………………………..……….……………………………………………. Địa chỉ website: ……………………………………………….……………………………………………. Tên người được phỏng vấn: ……………………….………………….……………………………. Tuổi: ……………………………………….…………………………………………………………………………. Chức danh: ……………………………………….………….………………..…………………………………. Bộ phận công tác: ……………………………………………..……………………………………………. Dưới đây là kết quả tổng hợp chung:



STT

Nội dung câu hỏi

Lựa chọn

1

Công ty của ông bà hoạt động trong lĩnh vực nào?



Sản xuất

x


Gia công


2

Trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán trong công ty?



- Sau đại học



- Đại học


3

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình nào?



Tập chung

x


Phân tán



Vừa tập trung vừa phân tán


4

Chế độ kế toán công ty đang áp dụng?



Theo thông tư 133



Theo thông tư 200

x

5

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nào?



- Nhật ký chung

x


- Chứng từ ghi sổ



- Nhât ký sổ cái



- Nhật ký chứng từ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh - 12

- Kế toán trên máy vi tính


6

Công ty tính và nộp thuế theo phương pháp nào?



- Phương pháp khấu trừ

x


- Phương pháp trực tiếp


7

Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp



- Bình quân gia quyền

x


- Nhập sau – Xuất trước



- Nhập trước – Xuất trước



-Thực tế đích danh


8

Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp nào?



-Khấu hao theo đường thẳng

x


- Khấu hao theo số dư giảm dần



- Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm


9

Công ty phân loại chi phí theo cách nào?



- Cách khác: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chí phí SXC, chi phí

BH, chi phí QLDN, Chi phí hoạt động TC, chi phí khác

x

10

Trong công ty có những chi phí nào?



- Chi phí NVLTT

x


- Chi phí NCTT

x


- Chi phí sản xuất chung:

x


- Chi phí bán hàng

x


- Chi phí quản lý doanh nghiệp

x


- Chi phí hoạt động tài chính

x


- Chi phí khác

x

11

Chi phí bán hàng bao gồm những chi phí nào? (liệt kê những chi phí bán hàng phát sinh tại công ty)



- Lương và các khoản trích theo lương, công tác phí, quảng cáo, tiếp

thị, hội nghị khách hàng,…

x

12

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí nào (liệt kê những chi phí QLDN phát sinh tại công ty)



- Lương và các khoản trích theo lương, Các khoản thưởng, Khấu hao TSCD, Các chi phí liên quan đến văn phòng, Công tác phí, Tiếp khách, Điện, nước, Chi phí kiểm toán, họp hội đồng quản trị, thuê ngoài sửa chữa, DV mua ngoài khác; CP Hội nghị, tiếp khách,

công tác phí, KP đào tạo, nghiệp vụ phí n. hàng, chi phí ytế,…


x


- Ngoài ra, một số công ty còn có thêm các chi phí sau:



+ BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất

x


+ Điện thoại của toàn công ty kể cả điện thoại ở phân xưởng, tổ đội

sản xuất

x


+ Chi phí nhân viên quản lý (bộ phận bán hàng + quản lý doanh

nghiệp)

x

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023