Kinh Nghiệm Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Rút Ra Bài Học Vận Dụng Cho Việt Nam


giới. Nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quá trình điều tiết và chu chuyển vốn đã vượt khỏi giới hạn của một quốc gia làm hình thành các quan hệ tín dụng quốc tế. Như vậy, tín dụng không chỉ là một kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư trong nước mà còn là một nhân tố thúc đẩy HĐVĐT từ nước ngoài. Sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và các tổ chức tài chính trung gian tạo điều kiện cho các cơ sở du lịch huy động vốn được dễ dàng và tái cơ cấu vốn đầu tư theo hướng hiệu quả hơn cho phát triển NNLDL.

Tác động tiêu cực

Tiến trình HNKTQT gây sức ép cạnh tranh về cung NNLDL cho các CSĐTDL trong nước. Toàn cầu hóa không những thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNLDL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới mà còn làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNLDL.

Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNLDL. Như vậy, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi NNLDL Việt Nam có chất lượng, đủ về số lượng đáp ứng nhu cầu về NNLDL ngày càng thay đổi cho phù hợp với tiến trình HNKTQT. Đáp ứng nhu cầu đó, việc đào tạo nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng


phải thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam cần tăng cường liên kết đào tạo NNLDL quốc tế để tận dụng nguồn vốn đầu tư của các nước phát triển đồng thời cho ra sản phẩm nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế.

HNKTQT còn tác động đến việc huy động vốn ODA. Vốn ODA một mặt nó là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nó giúp các quốc gia nhận viện trợ tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Ngoài ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị.

1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ RÚT RA BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ở một số quốc gia trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

1.3.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan là ngành chính của nền kinh tế nước này. Ngành du lịch ở Thái Lan rất phát triển với đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Thái Lan đã huy động mọi nguồn lực để phát triển NNLDL như nguồn vốn từ Chính phủ, từ xã hội hóa, nguồn vốn nước ngoài.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Nguồn vốn từ xã hội hóa được huy động tối đa từ sự liên kết giữa CSĐTDL và nơi sử dụng nhân lực du lịch. Ở Thái Lan, nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL ở Thái Lan không chỉ dựa vào Chính phủ bởi vì các chương trình phát triển NNLDL được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính


phủ và khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp du lịch phải bỏ ra một phần chi phí khi muốn sử dụng nhân lực của CSĐTDL và thực hiện đào tạo lại nguồn nhân lực để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên. Để tăng cường huy động vốn cho NNLDL, Thái Lan liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống CSĐTDL và doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch. Do vậy, Thái Lan đã tận dụng được nguồn vốn từ xã hội hóa, nhất là trong đào tạo “tại chỗ” thuộc các doanh nghiệp du lịch. Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch, nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch, khuyến khích đào tạo nội bộ là các chính sách về phát triển NNLDL mà Thái Lan đã áp dụng [33].

Nguồn vốn từ nước ngoài được Thái Lan tận dụng qua việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong đào tạo NNLDL do đó tận dụng được nguồn vốn và kinh nghiệm từ nước ngoài. Thái Lan còn phối hợp liên ngành để phát triển NNLDL. Hoạt động phối hợp giữa các ngành với ngành Du lịch Thái Lan được triển khai khá tốt. Các Bộ, Ngành đều tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, các quy định và cử đại diện vào các Uỷ ban liên ngành để cùng phối hợp quản lý, giám sát sự hoạt động và kịp thời có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho NNLDL Thái Lan phát triển.

1.3.1.2. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Singapore

Singapore đã đẩy mạnh HĐVĐT từ hợp tác quốc tế cho phát triển NNLDL du lịch bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ Chính Phủ, nguồn vốn xã hội hóa.

Singapore đã sẵn sàng cho sự tăng vọt về nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch, ngành công nghiệp. Vì vậy, Chính phủ Singapore đã đầu tư 360 triệu đô la trong từ năm 2008 đến năm 2011 để đào tạo và đáp ứng nhu cầu về


74.000 nhân lực du lịch. Có nhiều khách du lịch nghĩa là thêm nhiều việc làm cho người dân Singapore nên nước này đã có tới 60.000 việc làm mới trong ngành công nghiệp du lịch vào năm 2011. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực du lịch. Theo thống kê của Bộ Nhân lực Singapore, có hơn 80% người lao động làm trong lĩnh vực du lịch khách sạn - một trong những ngành được ưa thích của Singapore. Mức lương khởi điểm của một người mới tốt nghiệp là 2.500 USD/1 tháng, do vậy nhu cầu được đào tạo chuyên môn về du lịch là rất lớn. Dự kiến, năm 2015 tổng thu du lịch của Singapore đạt 30 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2004. Số lượt khách du lịch tăng từ 8 triệu lượt vào năm 2004 lên 17 triệu lượt vào năm 2015 [70].

Singapore đã huy động nguồn vốn quốc tế bằng cách có những chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập du lịch, miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Chính phủ Singapore chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh.

Ngoài ra, Singapore cũng huy động vốn từ nguồn xã hội hóa từ các học viên, nhân viên ngành Du lịch. Để nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh của ngành công nghiệp du lịch, Singapore đã có ba cách phát triển NNLDL: đào tạo lại du lịch cho người đã đi làm, đào tạo trước khi đi làm việc cho sinh viên và phát triển ngành công nghiệp để thu hút lao động địa phương. Ngành Du lịch Singapore rất coi trọng và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và kết hợp với huấn luyện nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự


phục vụ trong ngành. Các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch tại Singapore thực hiện đào tạo cho khối lượng học viên, sinh viên theo học các khóa nghiệp vụ từ cấp thấp nhất đến cấp quản lý cao nhất, trong đó có các chuyên ngành đào tạo đặc biệt về pha chế rượu, quản lý nhà hàng – khách sạn chuyên nghiệp, chuyên viên cấp cao, chuyên viên bán hàng, các khoá Anh ngữ và nhiều ngoại ngữ khác... Tất cả đều nhằm vào một mục đích tối cao là tạo ra nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khách hàng trong mọi điều kiện.

Do ngành du lịch được nhiều người ưa thích, GDP bình quân đầu người ở Singgapore rất cao (cao gấp 17 lần Việt Nam vào năm 2012) nên những người tham gia học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch sẵn sàng bỏ ra mức học phí tương xứng để có được một công việc với mức lương khá cao. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các CSĐTDL HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Singapore.

1.3.1.3. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Nhật Bản

Nguồn vốn được huy động từ nhà nước và tư nhân cho phát triển NNLDL được hình thành từ ba khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Nhật Bản đã thành lập các trường dạy nghề du lịch, tổ chức các khóa đào tạo chuyên tu ngay ở cấp trung học cơ sở do đó đã tạo ra những bước đi căn bản trong việc hình thành NNLDL, đảm bảo kế hoạch phát triển du lịch và công cuộc hiện đại hóa kinh tế. Sau đó, hệ thống đại học và sau đại học ngành du lịch có các trường chuyên về đào tạo du lịch. Ngày nay, các CSĐTDL tư thục phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vốn dành cho phát triển NNLDL từ nhà nước không phải là nhỏ. Hệ thống các CSĐTDL theo hình thức đào tạo công cộng bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và NNLDL, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề. Các hoạt động phát triển NNLDL tại các cơ sở của nhà nước được thực hiện và điều phối chủ yếu


thông qua Tổ chức xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (EHDO), thành lập từ năm 1951. Với số vốn khoảng 15 tỉ USD và ngân sách hàng năm khoảng 7 tỉ USD, Chính phủ còn tổ chức các hệ thống đào tạo qua vệ tinh và bất kỳ ai có nhu cầu đều có thể đến tham dự tại các cơ sở công cộng ở các trung tâm xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực công cộng [33]. Chính phủ Nhật Bản đã trợ cấp từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động, học phí cho hệ thống đào tạo du lịch công cộng, trợ cấp những người tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ). Tổ chức đóng vai trò lớn trong việc đào tạo nghề du lịch tại Nhật Bản trong khu vực tư nhân là Hiệp hội đào tạo nghề và công nghiệp Nhật Bản. Đào tạo nghề du lịch của tổ chức này hoàn toàn là do đóng góp của thành viên (25%) và người học (75%).

Nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển NNLDL ở Nhật Bản còn được huy động chủ yếu dưới hình thức đào tạo “tại chỗ” của các doanh nghiệp du lịch. Trong phát triển NNLDL ở Nhật bản có ba hình thức đào tạo cơ bản: đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đối với hình thức đào tạo “tại chỗ” doanh nghiệp du lịch rất coi trọng. Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động [33]. Các doanh nghiệp lớn tiến hành phát triển NNLDL ở khu vực tư nhân tương đối độc lập. Doanh nghiệp du lịch có CSĐTDL riêng và có chương trình phát triển NNLDL một cách hệ thống. Doanh nghiệp du lịch dành ra lượng vốn nhất định để đầu tư đào tạo lại nhân lực dưới hai hình thức: đào tạo cho nhân lực mới vào làm việc trong ngành du


lịch và đào tạo suốt đời bằng cách nhân lực có tay nghề cao đào tạo cho nhân lực có tay nghề thấp hơn. Hình thức đào tạo cho nhân lực mới làm việc được thực hiện rộng rãi ở các doanh nghiệp du lịch lớn, còn đối với các doanh nghiệp du lịch nhỏ thì phạm vi hẹp hơn. Hình thức đào tạo suốt đời có phạm vi rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống.

1.3.1.4. Kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở Trung Quốc

Để đào tạo NNLDL, Trung Quốc đã có những chính sách gắn kết CSĐTDL và doanh nghiệp. Quy mô đào tạo của các CSĐTDL phần lớn được quyết định bởi quá trình và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nên chi phí đào tạo được giảm bớt rất nhiều. Nếu doanh nghiệp dành 60% lợi nhuận đầu tư cho trang thiết bị đào tạo thì sẽ được ưu đãi về thuế.

Để đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật công nhận các trường đào tạo công lập và dân lập đều có địa vị pháp lý như nhau. Một loạt các chính sách khuyến khích thành lập trường dân lập như khen thưởng, biểu dương với các cá nhân bỏ vốn thành lập, quyên tặng tài sản được ban hành. Khuyến khích cơ cấu tài chính theo phương thức cho vay, ưu đãi, tạo điều kiện cho trường dân lập được sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp công và kiến thiết [70].

1.3.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm phát triển NNLDL ở các nước nói trên, có thể rút ra một số bài học vận dụng cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tăng cường huy động vốn xã hội hóa từ hoạt động đào tạo du lịch

- Về cơ chế:

+ Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của Chính phủ, từ người thực hiện chính sang vai trò tạo điều kiện là chính. Chính phủ nên có cơ chế ưu đãi


về thuế cho doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào CSĐTDL. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp không tham gia vào đào tạo du lịch thì bắt buộc phải đóng góp phí đào tạo hoặc thuế cho việc sử dụng lao động du lịch đã qua đào tạo của CSĐTDL.

+ Nhà nước thành lập Quỹ phát triển NNLDL và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ phát triển nguồn nhân lực. Những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nói chung, CSĐTDL nói riêng đều hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí.

+ Ban hành chính sách về học phí theo từng ngành nghề đào tạo du lịch để đảm bảo bù đắp được chi phí đào tạo

- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch và khu vực tư nhân tham gia đào tạo du lịch được thực hiện theo hướng hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân với mục đích gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Mặt khác, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ được tái đầu tư cho hoạt động đào tạo du lịch để nâng cao nguồn thu từ xã hội hóa.

- Phát huy vai trò của các hiệp hội du lịch, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng NNLDL là nhà nước - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp du lịch. Nhà nước cần thành lập Hội đồng phát triển nguồn nhân lực để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất.

Mô hình đang được áp dụng hiệu quả để Việt Nam có thể vận dụng là mô hình của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan.

Thứ hai, đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư từ hợp tác quốc tế cho phát triển NNLDL du lịch.

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí