Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2006- 2013


tốc độ tăng trung bình là 10,6%. Như vậy, do số cơ sở lưu trú tăng lên nên số buồng cũng tăng với tỷ lệ gần tương xứng.

Thu nhập du lịch3

Tỷ trọng thu nhập du lịch trên tổng GDP toàn quốc giai đoạn 2006 – 2013 chiếm khoảng từ gần 4% đến gần 5%. Thu nhập du lịch và GDP toàn quốc trung bình mỗi năm tăng 22%. Đây là các số liệu được xác định theo giá hiện hành, do vậy tốc độ tăng trưởng chưa loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Trong đó, thu nhập du lịch tăng từ 51.000 tỷ đồng vào năm 2006 lên 200.000 tỷ đồng vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2010 là 41,2% và thấp nhất vào năm 2008 là 7,1%. Tổng GDP toàn quốc tăng từ hơn 1 triệu tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 4 triệu tỷ đồng vào năm 2013, trung bình cả giai đoạn tăng 22%.

Bảng 2.3. Thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013



T T


Năm

Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-2013


1

Thu nhập du lịch (*)

(tỷ đồng - giá thực tế)


51.000


56.000


60.000


68.000


96.000


130.000


160.000


200.000


821.000

So với năm trước (%)


9,8%

7,1%

13,3%

41,2%

35,4%

23,1%

25,0%

22,1%


2

Tổng GDP (**)

(tỷ đồng - giá thực tế)


1.061.565


1.246.769


1.616.047


1.809.149


2.157.828


2.779.880


3.245.419


4.221.200


18.137.857

So với năm trước (%)


17,4%

29,6%

11,9%

19,3%

28,8%

16,7%

30,1%

22,0%


3

Tỷ trọng thu nhập du lịch trên tổng GDP toàn quốc (%)


4,8%


4,5%


3,7%


3,8%


4,4%


4,7%


4,9%


4,7%


4,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

(Nguồn: (*) Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; (**) Tổng cục Thống kê)

Đầu tư phát triển du lịch

- Đầu tư của nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Giai đoạn 2001 đến 2010, nhà nước đã hỗ trợ 5.606 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trên cả nước với cơ cấu như sau:



3 Xem Phụ lục 4


+ Đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch chiếm 90%

+ Cấp điện, nước cho các khu du lịch chiếm 4,4%

+ Thoát nước, bảo vệ môi trường chiếm 5,6%

Nhu cầu vốn của các tỉnh thành về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch khoảng 2.500 đến 3.200 tỷ đồng mỗi năm nhưng Chính phủ chỉ hỗ trợ được khoảng từ 20% đến 25% nhu cầu bằng ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng [44].

- Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch

Tính đến năm 2010, tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực du lịch chiếm 28% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ , chiếm 9% tổng vốn đăng ký. Các dự án còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch có khoảng 625 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 12.258 tỷ USD. Số vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tăng gấp 4 - 5 lần số vốn đăng ký đầu tư của giai đoạn 1988 – 2006.

Hiện nay, ở nước ta chỉ có ba hình thức đầu tư nước ngoài là 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh, chưa có dự án nào thực hiện dưới hình thức B.O.T hoặc B.O. Trong số ba hình thức đầu tư nước ngoài thì hình thức thành lập công ty liên doanh chiếm tỷ trọng trên 80%, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Các dự án FDI cho lĩnh vực du lịch đều hoạt động có hiệu quả. Nguồn vốn FDI đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch phát triển.

2.1.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006- 2013

Kết quả đạt được

Trong bối cảnh HNKTQT, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực, du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ. Mục tiêu


trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 là số lượng khách quốc tế vào Việt Nam từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa là 25 đến 26 triệu lượt người thì thực tế đến năm 2010 đạt 5 triệu lượt khách quốc tế và 28 triệu lượt khách nội địa. Lượt khách quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2009 (mới chỉ đạt 91%) do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch cúm AH1N1 có ảnh hưởng đến du lịch làm hạn chế khách đi du lịch nước ngoài mà lại lựa chọn hướng đi du lịch nội địa làm số lượt khách du lịch nội địa năm 2009 tăng vọt và số lượt khách quốc tế lại tăng trưởng âm. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012 số lượt khách quốc tế tăng vọt, cuối năm 2012 cả nước đã đón gần 7 triệu lượt khách.

Thu nhập du lịch luôn tăng trưởng và tỷ trọng trong tổng GDP toàn quốc có xu hướng tăng trong những năm gần đây thể hiện nỗ lực của cả ngành Du lịch, góp phần nâng cao mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Hạn chế

Du lịch Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của HNKTQT, do vậy các dự án đầu tư đã cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch nhưng chất lượng chưa cao. Tính đến năm 2010, cả nước có 12.000 cơ sở lưu trú, đến năm 2013 có 15.120 cơ sở lưu trú nhưng 50% trong số đó chưa được xếp hạng sao. Một số khu du lịch quốc gia chưa được hoàn thành hoặc bị điều chỉnh. Một số khu du lịch vẫn chỉ còn trong kế hoạch mà chưa được đầu tư xây dựng do thiếu vốn đầu tư. Cho đến nay, nước ta chưa có cảng biển du lịch, hệ thống sân bay phục vụ khách du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đạt 12,1% thì tốc độ tăng trưởng số buồng khách sạn là 10,6%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng số buồng khách sạn còn chậm hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế.


2.1.3. Thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Để đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL được phân chia theo 5 nhóm: chỉ tiêu chung, chỉ tiêu về đào tạo, chỉ tiêu về sử dụng NNLDL, chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL. Riêng nhóm chỉ tiêu về tài chính, tác giả đề cập trong phần sau của luận án. Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá về sự phát triển NNLDL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

2.1.3.1. Thực trạng chung về phát triển NNLDL

NNLDL giai đoạn 2006-2013 có nhiều biến động về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

Về số lượng NNLDL

Bảng 2.4. Số lượng NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013



T T


Năm

Chỉ tiêu


2006*


2007*


2008*


2009*


2010*


2011**


2012**


2013**


2016-2013


1

Tổng số lao động du lịch (người)


1.060.688


1.251.803


1.358.759


1.389.592


1.474.006


1.568.000


1.664.000


1.760.000


Tăng so với năm trước (%)


18,0%

8,5%

2,3%

6,1%

6,4%

6,1%

5,8%

7,6%


2

Lao động trực tiếp (người)

310.675

391.177

424.750

434.240

462.000

490.000

520.000

550.000


Tăng so với năm trước (%)


25,9%

8,6%

2,2%

6,4%

6,1%

6,1%

5,8%

8,7%


3

Lao động gián tiếp (người)


750.013


860.626


934.009


955.352


1.012.006


1.078.000


1.144.000


1.210.000



Tăng so với năm trước (%)


14,7%

8,5%

2,3%

5,9%

6,5%

6,1%

5,8%

7,1%

Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (**)[39]

NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013, tăng từ hơn 1 triệu lao động vào năm 2006 lên gần 1,8 triệu lao động vào năm 2013 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm gần 8%. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm khoảng hơn 30% và có xu hướng giảm vào những năm gần đây. Tốc độ tăng của lao động trực tiếp tăng mỗi năm trung bình khoảng gần 9%, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của lao động gián tiếp gần 2%.


Cơ cấu NNLDL giai đoạn 2006-2013 được thể hiện trong biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013


Nguồn Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch 39 Theo 1

Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (**)[39]

Theo Biểu đồ 2.1, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%), lao động trực tiếp chiếm khoảng 30%. Cơ cấu này ổn định trong cả giai đoạn 2006-2013.

Về chất lượng NNLDL, thể hiện ở trình độ chuyên môn và trình độ đào tạo. NNLDL giai đoạn 2006 – 2013 được thể hiện qua Bảng 2.5.

Trong tổng NNLDL thì gần nửa nhân lực trực tiếp được đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Số nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo dưới sơ cấp chiếm tỷ trọng khá lớn (45,8%), số nhân lực qua đào tạo đại học và sau đại học chỉ chiếm 7,5%. NNLDL gián tiếp chiếm gần 70%. Trong đó, nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới sơ cấp chiếm hơn một nửa, trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm 33%, cao đẳng, đại học chiếm 12,2%, còn lại trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,2%. Như vậy, số nhân lực có trình độ từ trung cấp trở xuống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Du lịch có tính liên ngành và xã hội hoá cao, vì vậy ngoài trình độ chuyên môn về du lịch, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo các chuyên môn khác như ngoại ngữ, văn hoá, kinh tế, kiến trúc, xây dựng, địa lý, điều khiển phương tiện vận chuyển khá cao… Số nhân lực biết sử dụng ngoại ngữ chiếm khoảng 60% tổng số NNLDL.


Bảng 2.5. Chất lượng NNLDL giai đoạn 2006-2013


TT

Chỉ tiêu

Tỷ trọng (%)

1

Tổng NNLDL

100%

2

Nhân lực trực tiếp

Trong đó:

30,5%

Trình độ dưới sơ cấp

45,8%

Trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng

46,7%

Trình độ đại học và sau đại học

7,5%

3

Nhân lực gián tiếp Trong đó:

69,5%

Trình độ dưới sơ cấp

54,6%

Trình độ sơ cấp, trung cấp

33,0%

Trình độ cao đẳng, đại học

12,2%

Trình độ sau đại học

0,2%

(Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu từ Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch)

2.1.3.2. Thực trạng đào tạo NNLDL

Thực trạng đào tạo NNLDL thể hiện ở số người được đào tạo ngành, nghề du lịch hàng năm bao gồm đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng.

Đào tạo mới: Quy mô tuyển sinh các chuyên ngành Du lịch ở tất cả các bậc đào tạo ngày càng tăng. Mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 học sinh, sinh viên du lịch [10], trong đó số sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề du lịch chiếm khoảng 18%. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 20.000. Đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo ngắn hạn có xu hướng tăng. Từ năm 2003, một số trường đại học đã bắt đầu đào tạo sau đại học nhưng quy mô còn hạn chế.

Đào tạo lại, bồi dưỡng: Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng viên chức quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch, công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp du lịch trong những năm vừa qua


được chú trọng nhiều hơn. Các khóa đào tạo lại và bồi dưỡng chú trọng vào các nghiệp vụ du lịch. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học chuyển hướng mạnh từ đại trà, phong trào sang chiều sâu, nâng cao theo yêu cầu công vụ. Bộ VH TTDL chỉ đạo Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương các năm vừa qua tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, về tài chính cho hàng nghìn lượt học viên du lịch trong toàn quốc.

Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho các giáo viên của các trường Trung cấp Du lịch mới thành lập. Nhiều khoá bồi dưỡng chuyên đề về du lịch được tổ chức cho giám đốc, phó giám đốc khách sạn, công ty lữ hành; hướng dẫn viên; nhân viên lễ tân; nhân viên bếp. Các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, liên kết với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ lao động; tổ chức các phòng hoặc trung tâm đào tạo của doanh nghiệp, đầu tư nhiều cho đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.3.3. Thực trạng sử dụng NNLDL

Chỉ tiêu về số lao động làm việc trong ngành Du lịch, tỷ trọng số lượng lao động trong ngành Du lịch với tổng số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế

Số lao động làm việc trong ngành Du lịch chiếm tỷ trọng khoảng từ 2% đến 3% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tỷ trọng này đã tăng từ 2,3% vào năm 2006 đến 3,3% vào năm 2013, trung bình cả giai đoạn 2006 – 2013 tỷ trọng

này là 2,9%.

Cả giai đoạn 2006-2013, tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động tăng bình quân tăng 5,3%, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2007 (15,9%) và hầu như không thay đổi về tỷ trọng vào năm 2009.


Bảng 2.6. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006-2013


T T


Năm

Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-

2013


1


Tổng số lao động du lịch

(người) (*)


1.060.688


1.251.803


1.358.759


1.389.592


1.474.006


1.568.000


1.664.000


1.760.000



2


Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (nghìn người) (**)


46.238,7


47.160,3


48.209,6


49.322


50.392,9


51.398,4


52.581,3


53.698,9



3

Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế (%)


2,3%


2,7%


2,8%


2,8%


2,9%


3,1%


3,2%


3,3%


2,9%



So với năm trước (%)



15,7%


6,2%


0,0%


3,8%


4,3%


3,7%


3,6%


5,3%

Nguồn: (*)Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39]; (**)Tổng cục Thống kê

Chỉ tiêu về năng suất lao động

Bảng 2.7. Năng suất lao động du lịch giai đoạn 2006-2013



TT


Năm Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2016-2013


1

Tổng số lao động du lịch (người)


1.060.688


1.251.803


1.358.759


1.389.592


1.474.006


1.568.000


1.664.000


1.760.000



2

Thu nhập du lịch (tỷ đồng) (giá thực tế)


51.000


56.000


60.000


68.000


96.000


130.000


160.000


200.000



3

Năng suất lao động du lịch (Triệu đồng/Người)


48,1


44,7


44,2


48,9


65,1


82,9


96,2


113,6


71,2


% so với năm trước


-7,0%

-1,3%

10,8%

33,1%

27,3%

16,0%

18,2%

13,9%

Nguồn: Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39]

Giai đoạn từ 2006 đến 2013, năng suất lao động du lịch theo giá thực tế bình quân khoảng hơn 71 triệu đồng/1 lao động, trung bình cả giai đoạn tăng 14%. So với năm 2006, năng suất lao động du lịch đã tăng hơn 2 lần vào năm 2013. Như vậy, cả giai đoạn cứ bình quân một lao động du lịch đã làm ra khoảng hơn 71 triệu đồng, đóng góp một phần lớn cho GDP của cả nền kinh tế.

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí