Thực Trạng Phát Triển Nnldl Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Giai Đoạn 2006-2013


Áp dụng một số chính sách mà Chính phủ Singapore đang áp dụng để hợp tác cùng một số quốc gia đã thành công trong đào tạo NNLDL để đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam. Chính phủ cũng cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện sinh viên nước ngoài có thể đến học tập tại nước ta. Qua việc hợp tác quốc tế về đào tạo có thể làm giảm gánh nặng về tài chính thông qua nguồn thu và nâng cao chất lượng NNLDL. Mô hình đang được áp dụng hiệu quả là mô hình đào tạo du lịch tại Singapore.

Thứ ba, tận dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL qua đào tạo “tại chỗ”

Đào tạo NNLDL cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hệ thống đào tạo kép gắn đào tạo lý thuyết ở nhà trường với đào tạo thực hành tại doanh nghiệp. Chuyển hướng từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch, nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động.

Qua việc đào tạo “tại chỗ”, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được tận dụng từ chính cách doanh nghiệp du lịch sử dụng nhân lực. Đối với đào tạo du lịch, mô hình đang được áp dụng hiệu quả có thể vận dụng tốt đó đào tạo tại doanh nghiệp theo mô hình của Nhật Bản và Trung Quốc.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đề cập những vấn đề lý luận về HNKTQT, du lịch, NNLDL, phát triển nguồn NNLDL; các đặc điểm, đặc trưng của NNLDL trong mối quan hệ với thị trường lao động. Đặc biệt, luận án tập trung phân tích vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL, bao gồm: nhu cầu vốn đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm HĐVĐT cho phát triển NNLDL; các kênh HĐVĐT, từ đó khẳng định sự cần thiết phải đa dạng hóa kênh HĐVĐT cho


phát triển NNLDL. Luận án cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL, phân tích tác động từ hội nhập đến việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL; khảo cứu kinh nghiệm một số quốc gia ở Châu Á đã thành công trong việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan để rút ra bài học nhằm phát triển NNLDL Việt Nam đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện HNKTQT.


Chương 2


THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2013


2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NNLDL VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2013

2.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 – 2013

Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hội nhập đa phương và song phương, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch và NNLDL.

2.1.1.1. Hội nhập đa phương

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hội nhập ở cấp độ đa phương với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

- Việt Nam đã khôi phục lại quan hệ với IMF và WB. IMF và WB đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Việt Nam chương trình tín dụng trung hạn Hai tổ chức này có quan hệ gắn bó với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và được xác định mối quan hệ tương hỗ trong Hiệp định khung của WTO. Việt Nam tập trung vào việc tự do hoá mậu dịch với ba nội dung chính là xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu.


- Việt Nam tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đến nay Việt Nam đã tham gia hợp tác kinh tế kỹ thuật với các nước thành viên khác của ASEAN trong các lĩnh vực gia AFTA và tích cực tham gia hợp tác trong nội khối ASEAN trên nhiều mặt, cam kết hợp tác trong lĩnh vực hải quan, tích cực tham gia hợp tác trong nội khối ASEAN trên nhiều mặt. Việt Nam đã tham gia các hiệp định về du lịch, hợp tác và đầu tư, công nghệ, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông nội vùng ASEAN… Đặc biệt, Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN ký hiệp định khung về thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998 nhằm tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2020. Theo hiệp định này đến năm 2010 Việt Nam đã mở cửa ngành nghề cho các quốc gia thành viên ASEAN hưởng quy chế đối xử quốc gia, sau đó mở cho các nước ngoài ASEAN. Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia và ký các nghị định thư cụ thể hoá hiệp định này.

- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - một tổ chức khu vực bao gồm 21 nước thành viên dọc hai bờ Thái Bình Dương. Tham gia vào APEC là một lợi thế của Việt Nam để tận dụng các ưu đãi và hợp tác kinh tế nội khối APEC. Việt Nam tham gia vào APEC trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông, du lịch, nông nghiệp và xúc tiến thương mại. Về mặt tự do hoá mậu dịch, Việt Nam đã thực hiện minh bạch hoá chính sách hiện tại.

- Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM): Tháng 3 năm1996, Việt Nam đã tham gia ASEM với tư cách là một trong những thành viên sáng lập. Mục đích của ASEM là tạo ra một diễn đàn nhằm thúc đẩy đối thoại chính trị, xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa


hai châu lục; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, môi trường và phát triển nguồn nhân lực.

- Tiến trình gia nhập WTO: WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới. Là thành viên của WTO, những năm vừa qua Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm và cam kết WTO và khai thác được các lợi thế mà WTO mang lại.

HNKTQTgiai đoạn vừa qua đã thúc đẩy tăng trưởng các quan hệ kinh tế hợp tác khu vực và thế giới từ đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, hội nhập đã tạo môi trường của một thị trường chung thống nhất nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài. Hội nhập đã tăng cường vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước khác.

2.1.1.2. Hội nhập song phương

Trong HNKTQT, hoạt động hợp tác song phương cũng có tầm quan trọng đặc biệt và được triển khai đồng bộ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương với một số đối tác chủ lực.

- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Hai nước đã ký Hiệp định thương mại ngày 7/11/1991 và nhiều Hiệp định về khoa học kỹ thuật, đầu tư, du lịch, giải quyết vấn đề biên giới… Tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc và Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam là bạn hàng lớn của nhau.

- Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Nhật Bản được coi là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản luôn là nước viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam. Tổng số ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng số vốn ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế hỗ trợ cho Việt Nam [40].

- Quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU): Từ năm 1996, khi Liên minh châu Âu (EU) chính thức mở Phái đoàn đại diện tại Hà Nội, quan


hệ hai bên đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, EU là bạn hàng xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam chỉ sau các nước Châu Á, là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa, du lịch.

Ngoài các đối tác chủ lực kể trên, Việt Nam tiếp tục khai thác và giữ thị trường truyền thống với Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Cận Đông và tích cực xúc tiến mở rộng thị trường châu Phi, Châu Mỹ La Tinh.

Nhìn tổng thể, hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam đến nay đã đóng góp rất to lớn vào phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác lợi thế, hỗ trợ nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên liệu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006- 2013

2.1.2.1. Du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, thu nhập du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia.

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh với 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo


du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP toàn cầu (tương đương 10 nghìn tỷ USD).

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, là nước có tốc độ phát triển du lịch đứng đầu trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế trong khu vực và góp phần vào sự phát triển chung của khu vực. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, du lịch Việt Nam đã thực hiện được các mục tiêu phát triển như sau:

Khách du lịch1

Bảng 2.1. Khách du lịch giai đoạn 2006 – 2013



T T


Năm

Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013

Giai đoạn 2006-

2013


1

Khách quốc tế

(nghìn lượt)


3.583,5


4.229,4


4.235,8


3.773,4


5.049,9


6.014


6.847,7


7.572,4


41.306,1


Tốc độ tăng trưởng (%)



18%


0,2%


-10,9%


33,8%


19,1%


13,9%


10,6%


12,1%


2

Khách nội địa

(nghìn lượt)


17.500


19.200


20.500


25.000


28.000


30.000


32.500


35.000


207.700

Tốc độ tăng trưởng (%)



9,7%


6,8%


22,0%


12%


7,1%


8,3%


7,7%


10,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 11

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; Tổng cục Du lịch)

Nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nên mở rộng hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho lượng người nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày một tăng. Điều này đã thúc đẩy số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa đi du lịch nước ngoài tăng lên.



1 Xem Phụ lục 1


Qua số liệu ở bảng trên cho thấy lượng khách du lịch quốc tế từ năm 2006 đến năm 2013 đã tăng từ 3.583.500 lượt lên 7.572.400 lượt, nâng số lượng khách trong cả giai đoạn là hơn 41 triệu lượt. So với năm 2006, lượng khách quốc tế đã tăng hơn 2 lần, tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn là 12,1%, trong đó riêng năm 2009 so với năm 2008 giảm 10,9%.

Lượng khách nội địa đều tăng qua các năm nhưng hầu hết tốc độ tăng trưởng đều thấp hơn so với tốc độ tăng của khách quốc tế. Riêng năm 2009, lượng khách quốc tế tăng trưởng âm thì tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng mạnh nhất với 22%. Lượng khách nội địa giai đoạn 2006 – 2013 tăng trung bình 10,5% thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của khách quốc tế. Như vậy, những năm gần đây, khách quốc tế đều tăng với tốc độ cao hơn khách nội địa.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch 2

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng khách sạn giai đoạn 2006-2013


T

T

Năm

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2006-

2013

1.

Số cơ sở lưu

trú

7.039

9.080

10.406

11.467

12.000

13.000

13.500

15.120

91.612

So với năm

trước (%)


29,0%

14,6%

10,2%

4,6%

8,3%

3,8%

12,0%

11,8%

2.

Số buồng

160.500

178.348

202.776

216.675

235.000

265.000

285.000

324.800

1.868.099

So với năm

trước (%)


11,1%

13,7%

6,9%

8,5%

12,8%

7,5%

14,0%

10,6%

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL)

Số cơ sở lưu trú đã tăng từ 7.039 cơ sở vào năm 2006 lên 15.120 cơ sở vào năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 11,8%, nâng tổng số cơ sở lưu trú của cả giai đoạn là 91.612 cơ sở, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2007 là 29% và thấp nhất vào năm 2012 là 3,8%. Tương ứng, số buồng đã tăng từ hơn 160 nghìn buồng vào năm 2006 lên hơn 324 nghìn buồng vào năm 2013 với



2 Xem Phụ lục 2, 3

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí