Đối Với Các Cơ Sở Tham Gia Đào Tạo Nnldl Ngoài Công Lập


các khóa bồi dưỡng được cấp từ kinh phí của Bộ VHTTDL hoặc thu theo từng khóa đào tạo.

Bảng 2.13. Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí)

của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT

Năm Hệ đào tạo


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-

2013

1

Cao đẳng

6.285

6.616

6.964

7.331

7.716

13.429

18.012

17.280

83.633


2

Trung cấp chuyên nghiệp


4.932


5.247


5.465


5.814


6.185


14.279


19.355


24.696


85.973

3

Cao đẳng nghề


7.250


7.796


8.382


8.917


9.589


29.965


34.368


37.794


144.061

4

Trung cấp nghề


2.940


3.063


3.190


3.323


3.462


8.413


9.390


9.218


42.999

5

Sơ cấp nghề

4.406

4.870

5.734

6.632

7.165

8.653

11.038

13.642

62.141

6

Tổng cộng


25.813


27.591


29.736


32.017


34.117


74.739


92.163


102.630


418.806

% so với năm trước



6,9%


7,8%


7,7%


6,6%


119,1%


23,3%


11,4%


26,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

(Nguồn: Vụ Đào tạo; Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ VHTTDL)

Cơ cấu nguồn thu từ dân đóng góp (chủ yếu là học phí) chiếm khoảng 32% tổng vốn đầu tư. Từ năm 2009 trở về trước nguồn thu học phí được thực hiện theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ nên nguồn thu chỉ tăng khoảng 7% - 8% so với năm trước. Nguồn thu học phí tăng lên là do số lượng học viên tuyển sinh được từ năm 2010 trở về trước tăng, còn mức thu học phí không thay đổi. Từ năm 2011 đến nay, do áp dụng mức thu học phí Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ nên nguồn thu học phí tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, năm 2011 so với năm 2010, nguồn thu học phí tăng lên 120%, các năm sau đó tăng gần khoảng 20%, bình quân cả giai đoạn 2006 -2013 tăng hơn 26%.

+ Nguồn vốn khác

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nhiều CSĐTDL đã tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để tận thu, khai thác


nguồn thu như cho thuê phòng học, phòng ở ký túc xá, bán sản phẩm thực hành, liên kết đào tạo. Đối với các cơ sở đào tạo công lập, nguồn thu này chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng nguồn vốn đầu tư.

Nguồn vốn ngoài nước

Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư khác, nguồn vốn ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển NNLDL. Tuy nhiên, mới chỉ có nguồn vốn ODA đóng vai trò tích cực trong việc phát triển NNLDL Việt Nam và chủ yếu đầu tư cho các CSĐTDL công lập. Hiện nay, nguồn vốn FDI mới chỉ được đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch mà chưa có dự án nào đầu tư cho NNLDL.

Trong tổng quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, giai đoạn 2006- 2013 nguồn vốn đầu tư ngoài nước đạt hơn 361,5 tỷ đồng, chiếm 23,2% thông qua hình thức ODA.

Theo số liệu từ Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam, cho đến 2013, có các dự án từ Chính phủ Luxembourg, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với mục tiêu phát triển toàn diện NNLDL Việt Nam, cụ thể:

- Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam do EU tài trợ (năm 2004 đến năm 2010)

Tổng vốn đầu tư của dự án là 12 triệu EUR, trong đó vốn ODA 10,8 triệu EUR còn lại là vốn đối ứng

Mục tiêu của dự án là nâng cấp tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng đào tạo trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể là phát triển một khung tổ chức quốc gia chặt chẽ để triển khai hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch trên cơ sở định hướng của ngành và yêu cầu của doanh nghiệp; hình thành một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho 13 nghề được công nhận trong du lịch và lữ hành, đồng thời


triển khai, quản lý hệ thống chứng chỉ quốc gia; xây dựng áp dụng và triển khai chương trình phát triển đào tạo viên được công nhận đối với một số kỹ năng nghề quan trọng; hỗ trợ phát triển một chương trình công nhận khu vực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến tới công nhận chung các kỹ năng nghề của các quốc gia trong khu vực, tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực đào tạo du lịch; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về kỹ năng quản lý du lịch và các đề tài phát triển du lịch.

- Dự án Tăng cường năng lực NNLDL và khách sạn Việt Nam do Chính Phủ Luxembourg tài trợ (năm 2010 đến năm 2012)

Tổng vốn của dự án: 3.384.000 EUR, trong đó: Vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg: 2.950.000 EUR; Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 434.000 EUR

Từ năm 2010 đến năm 2012, dự án “Tăng cường năng lực NNLDL và khách sạn Việt Nam" của nhà tài trợ là Chính phủ với mục tiêu: Tăng cường năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch và khách sạn cho các trường đào tạo du lịch trọng điểm tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP, Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Kết quả chủ yếu của dự án VIE/031 là: đào tạo cho 20 cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt về phát triển và quản lý của các trường đào tạo du lịch; phát triển và quản lý có hiệu quả hướng tới đạt chuẩn quốc tế cho 05 trường tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; phát triển Trường cao đẳng nghề du lịch Huế và Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist thành các trung tâm đào tạo tiêu chuẩn; phát triển mô hình chuẩn quốc gia về đào tạo thực hành của ngành Du lịch; phát triển mô hình cơ sở đào tạo nghề du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng; phát triển kỹ năng nghề và phương pháp sư phạm cho 20 giáo viên lâu năm và 90 giáo viên mới; nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên.


- Dự án ADB “Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng” có tổng vốn đầu tư 2,5 triệu USD

Tổng ngân sách của Dự án là 11.792.000 USD tương đương 198.105,6 triệu đồng, trong đó vốn ODA: 10.000.000 USD tương đương với 168.000 triệu đồng, vốn đối ứng: 1.792.000 USD tương đương với 30.105,6 triệu đồng.

Tổng số vốn dành cho phát triển NNLDL là 510.000 USD, trong đó vốn dành cho đào tạo các đào tạo viên và doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ là

237.000 USD, vốn dành cho đào tạo cán bộ nhà nước hoạt động trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến du lịch là 273.000 USD.

Ngoài ra còn có các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha, Singapore, Bỉ, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Áo,...; nhiều chương trình nghiên cứu, khảo sát, tư vấn, cấp học bổng đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các khóa đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học được tổ chức. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị Đề án đề nghị Thụy Sĩ hỗ trợ đào tạo du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản trị kinh doanh và lao động có tay nghề cao; với Bộ LĐTBXH (Tổng cục Dạy nghề) đề nghị Hungaria hỗ trợ Dự án ODA cho Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng.

2.2.1.2. Đối với các cơ sở tham gia đào tạo NNLDL ngoài công lập

Hiện nay, trên cả nước chưa có một cơ sở nào chuyên đào tạo ngành Du lịch, chỉ có một số cơ sở có đào tạo ngành Du lịch. Qua khảo sát, 100% các CSĐTDL ngoài công lập cho biết vốn đầu tư cho NNLDL không có vốn NSNN mà hoàn toàn là vốn ngoài NSNN, trong đó chủ yếu bao gồm nguồn vốn từ dân đóng góp qua học phí, lệ phí, còn lại là tận thu từ hoạt động kinh doanh và xã hội hóa. Như vậy, nguồn vốn từ dân đóng góp qua hình thức đóng học phí, lệ phí là nguồn vốn trang trải mọi chí phí và đảm bảo sự sống


còn của cơ sở đào tạo, nhiều trường đây là nguồn thu duy nhất, cá biệt có trường có khoản tài trợ của nước ngoài (Đại học dân lập Thăng Long, đại học Hồng Bàng….) nhưng không đáng kể trong cơ cấu nguồn thu. Trong số các cơ sở được khảo sát thì 100% trả lời nguồn thu học phí, lệ phí là nguồn chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở. Nguồn thu học phí, lệ phí chiếm khoảng gần 90% tổng nguồn vốn đầu tư, còn lại là các nguồn thu từ dịch vụ tận thu và các nguồn khác.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư cho NNLDL

của các CSĐTDL ngoài công lập giai đoạn 2006-2013


Nguồn Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013 Nguồn thu từ học phí lệ 1

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)

Nguồn thu từ học phí, lệ phí được xác định theo từng ngành đào tạo, từng năm, từng hệ đào tạo. Các CSĐTDL ngoài công lập được tự chủ hoàn toàn về tài chính, do vậy mức học phí thường cao hơn rất nhiều so với mức trần học phí quy định, thường cao hơn gấp khoảng từ 2 lần - 3 lần so với mức học phí ở các trường công lập. Chẳng hạn, tại Trường Đại học Đông Đô, năm 2010, 2011, 2012, 2013 mức học phí hàng tháng/1 sinh viên lần lượt là

650.000 đồng, 720.000 đồng, 820.000 đồng, 900.000 đồng trong khi mức học phí hàng tháng trong các cơ sở đào tạo công lập là 180.000 đồng, 310.000 đồng, 395.000 đồng, 480.000 đồng. Nguồn thu học phí là nguồn chính để các cơ sở đào tạo ngoài công lập trang trải chi phí, lấy thu bù chi, tích lũy và phát


triển quy mô đào tạo. Tuy nhiên, số lượng người học của các cơ sở ngoài công lập ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thu học phí.

Trong số các cơ sở được khảo sát thì 70% cho rằng số lượng người học là yếu tố quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng đến nguồn thu học phí của đơn vị. Tiếp theo, mức thu học phí cao hơn các trường công lập là rào cản chủ yếu ảnh hưởng đến số lượng học viên. Mặt khác, ngành, nghề đào tạo, thời gian đào tạo, dạy nghề là các yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đến nguồn thu từ học phí của đơn vị.

Biểu đồ 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) trong các CSĐTDL ngoài công lập

Nguồn Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013 2 2 1 3 Đối với các doanh 2

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)

2.2.1.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch

Qua khảo sát, 60% doanh nghiệp đã dành vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Trong số các doanh nghiệp này khi được hỏi về hình thức phát triển NNLDL thì 81% cho rằng đào tạo tại chỗ, dạy nghiệp vụ du lịch thực thành ngay tại doanh nghiệp, còn lại hình thức đào tạo mới, bồi dưỡng, đào tạo lại chỉ chiếm 9% và 10%. Phương pháp đào tạo tại chỗ là phương pháp đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, trong đó nhân viên du lịch sẽ học được kiến thức,


kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ du lịch thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của nhân viên du lịch lành nghề hơn . Các dạng đào tạo tại chỗ thường là kèm cặp tại chỗ (còn gọi là đào tạo trên công việc), bao gồm: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi cố vấn, kèm cặp bởi người có kinh nghiệm hơn hoặc dạy nghiệp vụ du lịch định kỳ cho nhân viên. Ở các doanh nghiệp du lịch thường lựa chọn đào tạo tại chỗ dưới hình thức kèm cặp bởi nhân viên có kinh nghiệm hơn, họ sẽ được hưởng thêm phần phụ cấp hàng tháng cho công tác đào tạo tại chỗ này.

Biểu đồ 2.5. Các hình thức phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp du lịch

Nguồn Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013 Qua khảo sát thì 100 doanh 3

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)

Qua khảo sát thì 100% doanh nghiệp dành dưới 10% vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Như vậy, các doanh nghiệp đã dần quan tâm đến việc phát triển NNLDL nhưng ở mức độ chưa cao, nguồn vốn đầu tư vẫn khiêm tốn. Trong số nguồn vốn đầu tư thì 100% dùng từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư do lo ngại ảnh hưởng đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL tại doanh nghiệp hầu hết được tài trợ từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng quyết định đến quy mô vốn đầu


tư. Hiện nay, có một số doanh nghiệp mở trung tâm đào tạo ngay tại doanh nghiệp và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật làm nơi thực hành nên huy động được nguồn vốn từ xã hội hóa qua đóng góp của người học, người dân.

2.2.2. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013

Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư được đo bằng việc so sánh giữa mức vốn đầu tư thực tế đã huy động với nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL.

2.2.2.1. Đối với các CSĐTDL công lập

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006-2013

- Nhu cầu vốn đầu tư trong nước

Bảng 2.14. Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp (học phí) của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT

Năm

Hệ đào tạo


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-2013


1


Cao đẳng


18.771


20.324


22.368


24.592


28.551


34.357


36.991


31.392


217.346


2


Trung cấp chuyên nghiệp


19.333


21.154


23.040


25.599


30.037


32.806


39.749


44.864


236.583


3


Cao đẳng nghề


26.728


29.561


33.235


36.926


43.793


56.201


68.827


76.575


371.847


4


Trung cấp nghề


9.467


10.143


11.047


12.019


13.808


14.767


17.519


17.891


106.662


5


Sơ cấp nghề


6.168


6.474


6.907


7.361


8.285


10.295


10.744


11.896


68.130


6


Tổng cộng


80.467


87.656


96.598


106.497


124.474


148.426


173.830


182.619


1.000.568

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL giai đoạn 2006- 2013 được xác định dựa trên ba nguồn: Vốn NSNN, đóng góp của người học và từ nguồn khác (đóng góp của cộng đồng, xã hội hóa). Theo loạt bài viết về “chia sẻ chi phí” [52] trong các nguồn vốn đầu tư ở trên, nguồn NSNN chiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023