Năng Suất Lao Động Tính Theo Gdp Của Nền Kinh Tế Giai Đoạn 2006-2013


Bảng 2.8. Năng suất lao động tính theo GDP của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013

T T

Năm

Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2016-2013


1

Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (nghìn người)


46.238,7


47.160,3


48.209,6


49.322


50.392,9


51.398,4


52.581,3


53.698,9



2

Tổng GDP (tỷ đồng - giá thực tế)


1.061.565


1.246.769


1.616.047


1.809.149


2.157.828


2.779.880


3.245.419


4.221.200



3

Năng suất lao động chung của nền kinh tế (Triệu

đồng/Người)


22,96


26,44


33,52


36,68


42,82


54,08


61,72


78,61


45,46

% so với năm trước



15,2%


26,8%


9,4%


16,7%


26,3%


14,1%


27,4%


19,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.2. Năng suất lao động du lịch so với

năng suất lao động bình quân của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013

Năng suất lao động du lịch

Năng suất lao động chung của nền kinh tế

48.1

23.0

44.7

26.4

44.2

33.5

48.9

36.7

65.1

42.8

82.9

54.1

96.2

61.7

113.6

78.6


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Nguồn: Tổng cục Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, [39], Tổng cục Thống kê

So với năng suất lao động của cả nền kinh tế, năng suất lao động du lịch luôn cao hơn khoảng 1,5 lần. So với năm 2006, năng suất lao động của cả nền kinh tế tăng hơn 3 lần, trung bình mỗi năm tăng khoảng gần 20%. Như vậy, năng suất lao động du lịch khá cao so với bình quân của cả nền kinh tế.

2.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam thời gian qua

Kết quả đạt được

Số lượng NNLDL có sự tăng trưởng khá mạnh, tỷ lệ lao động có chuyên môn về du lịch và qua đào tạo đã được gia tăng. Nhân lực gián tiếp có


xu hướng tăng với quy mô lớn hơn lao động trực tiếp, phản ánh vai trò của ngành Du lịch và tính hiệu quả của việc xã hội hoá hoạt động du lịch qua tạo công ăn việc làm từ đó tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm và nhiều hiệu quả gia tăng khác.

Quy mô đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng hàng năm tăng dần. Quy mô đào tạo mới tăng mạnh, dần gắn với nhu cầu xã hội. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo du lịch từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều ngành, nghề đào tạo du lịch mới xuất hiện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nhu cầu đào tạo du lịch nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội trong HNKTQT nói chung. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng được chú trọng. Đào tạo tại chỗ, truyền nghề và bồi dưỡng nhân lực được các cơ sở du lịch, doanh nghiệp du lịch đầu tư nhiều hơn.

Lực lượng lao động trong du lịch ngày càng tăng về quy mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự phát triển du lịch trong điều kiện HNKTQT. Năng suất lao động trong ngành Du lịch tăng dần qua các năm và cao hơn so với năng suất lao động bình quân của nền kinh tế. Điều này cho thấy sự đóng góp to lớn của NNLDL vào sự phát triển của du lịch nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Hạn chế

Quy mô đào tạo mới tuy tăng mạnh, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo mới đáp ứng được hơn 65% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội (đã loại trừ nhu cầu ảo), khoảng 75% nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp của ngành Du lịch [10].

Đào tạo lại và bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu về số lượng và chất lượng. Số lượng lao động du lịch phải đào tạo lại và bồi dưỡng rất lớn, nhưng các trung tâm đào tạo ở các doanh nghiệp du lịch và các lớp đào tạo lại, bồi dưỡng do Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch và các Sở VHTTDL tổ chức đáp


ứng thấp. Chất lượng đào tạo mới chưa đảm bảo. Tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp du lịch thiếu nhân lực tay nghề cao trong khi nhiều cử nhân du lịch phải làm những công việc đòi hỏi chỉ cần đào tạo ở trình độ thấp hơn, nhưng kỹ năng phải lành nghề. Chất lượng đào tạo lại, bồi dưỡng hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch trong tiến trình HNKTQT [10].

Tính chuyên nghiệp của NNLDL còn thấp so với cạnh tranh của ngành dịch vụ trong điều kiện HNKTQT. Lực lượng NNLDL chưa qua đào tạo còn cao. Du lịch tăng trưởng tạo thêm nhiều việc làm và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu cao đối với NNLDL cần đào tạo. Nhiều kỹ năng hiếm, ngôn ngữ hiếm yêu cầu cần đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là rất khó khăn. Thu nhập của người làm du lịch có xu hướng giảm nên kém hấp dẫn người học, khó thu hút được đầu vào trong các cơ sở du lịch.

Những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài và đầu tư du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống cơ sở du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn. Nguồn lực đầu tư cho phát triển NNLDL còn hạn chế, trình độ mức sống dân cư thấp gây khó khăn trong tổ chức đào tạo, huấn luyện nghề du lịch hoặc tuyển sinh vào các cơ sở du lịch.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013

NNLDL được cung cấp từ các cơ sở du lịch khác nhau, trong đó chủ yếu là CSĐTDL công lập, ngoài công lập, doanh nghiệp du lịch. Hơn nữa, nội dung phát triển NNLDL bao gồm hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ. Vì vậy, trong phạm vi của luận án, tác giả chọn mẫu


nghiên cứu tại các cơ sở chuyên đào tạo về du lịch tại Bộ VHTTDL4 khảo sát thêm 20 CSĐTDL công lập khác, 28 CSĐTDL ngoài công lập có tham gia đào tạo các ngành, nghề du lịch, 43 doanh nghiệp du lịch. Tác giả khảo sát tình hình HĐVĐT cho phát triển NNLDL bằng cách phát phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp, qua thư điện tử hoặc fax.

2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013

Tổng vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được tổng hợp từ các nguồn vốn đã huy động theo phạm vi. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước (nguồn vốn NSNN, nguồn dân đóng góp thông qua học phí, lệ phí, nguồn đóng góp từ cộng đồng) và nguồn vốn đầu tư ngoài nước. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được nghiên cứu đối với các CSĐTDL công lập, ngoài công lập và doanh nghiệp du lịch.

2.2.1.1. Đối với các CSĐTDL công lập

Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

TT

Nguồn vốn đầu tư

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

1

Nguồn vốn đầu tư trong nước (*)

1.197.169

76,8%

2

Nguồn vốn đầu tư ngoài nước (**)

361.500

23,2%

3

Tổng cộng

1.558.669

100,0%

Nguồn: (*) Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL ; (**) Dự án Phát triển NNLDL Việt Nam



4 Các cơ sở du lịch thuộc Bộ VH,TT&DL hiện nay bao gồm các trường: Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng, Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt, Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ.


Trong tổng quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, nguồn vốn đầu tư trong nước đạt gần 1,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,8%, nguồn vốn đầu tư ngoài nước đạt hơn 361,5 tỷ đồng, chiếm 23,2% thông qua hình thức ODA. Như vậy, nguồn vốn đầu tư trong nước nước chiếm chủ yếu trong tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư trong nước

Tổng vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2006-2013 tăng từ hơn 108 tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 215 tỷ đồng vào năm 2013. Bình quân mỗi năm tăng gần 11%, trong đó năm 2011 so với năm 2010 tăng hơn 39%.

- Nguồn vốn NSNN là nguồn vốn quan trọng đến việc hình thành, mở rộng, phát triển NNLDL. Nguồn vốn NSNN bao gồm vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển. Vốn sự nghiệp là các khoản chi thường xuyên là các khoản chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở thuộc phạm vi cấp phát vốn của NSNN, bao gồm chi cho con người, chi về nghiệp vụ chuyên môn, quản lý hành chính, mua sắm sửa chữa. Vốn đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN là việc sử dụng nguồn vốn được hình thành từ NSNN cho hoạt động đầu tư, bao gồm các khoản chi đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bao gồm xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Đối với các CSĐTDL công lập, theo số liệu Bảng 2.10, nguồn vốn NSNN tăng từ hơn 73 tỷ đồng vào năm 2006 lên hơn 96 tỷ đồng vào năm 2013, trung bình mỗi năm tăng hơn 4%. Nguồn vốn NSNN bình quân chiếm 57% trong tổng vốn đầu tư trong nước. Quy mô nguồn vốn NSNN tăng dần trong những năm gần đây nhưng tỷ trọng lại giảm dần từ gần 68% vào năm 2006 xuống gần 45% vào năm 2013.

Vốn sự nghiệp tăng từ gần 50 tỷ đồng vào năm 2006 lên gần 63 tỷ đồng vào năm 2013, bình quân cả giai đoạn chiếm khoảng gần 66%, còn lại là vốn


đầu tư, phát triển. Như vậy, quan điểm chi NSNN vẫn là dành cho chi thường xuyên chứ không phải chi đầu tư, phát triển.

Bảng 2.10. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Năm

Nguồn vốn


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-

2013


1


Tổng cộng


108.369


110.291


120.578


126.141


131.211


182.489


202.444


215.647


1.197.169


% so với năm trước



1,8%


9,3%


4,6%


4,0%


39,1%


10,9%


6,5%


10,9%


2


Nguồn vốn NSNN


73.521


73.595


81.772


82.598


85.153


94.614


95.570


96.526


683.350


% so với năm trước



0,1%


11,1%


1,0%


3,1%


11,1%


1,0%


1,0%


4,1%


Tỷ trọng (%)


67,8%


66,7%


67,8%


65,5%


64,9%


51,8%


47,2%


44,8%


57,1%


3


Nguồn vốn ngoài NSNN


34.847


36.696


38.806


43.543


46.058


87.874


106.874


119.121


513.819

% so với năm trước


5,3%

5,7%

12,2%

5,8%

90,8%

21,6%

11,5%

21,8%


Tỷ trọng (%)


32,2%


33,3%


32,2%


34,5%


35,1%


48,2%


52,8%


55,2%


42,9%

(Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL)

Bảng 2.11. Nguồn vốn NSNN của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



T T


Năm

Vốn NSNN


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-2013

1

Tổng cộng


73.521


73.595


81.772


82.598


85.153


94.614


95.570


96.526


683.350

2

Vốn sự nghiệp


49.995


49.677


53.397


55.093


56.286


61.689


61.570


62.801


450.508

Tỷ trọng (%)


68,0%


67,5%


65,3%


66,7%


66,1%


65,2%


64,4%


65,1%


65,9%

3

Vốn đầu tư, phát triển


23.527


23.918


28.375


27.505


28.867


32.926


34.000


33.724


232.842


Tỷ trọng (%)

32,0%

32,5%

34,7%

33,3%

33,9%

34,8%

35,6%

34,9%

34,1%

(Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL)


- Nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN

Bảng 2.12: Nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN của

các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Năm

Nguồn vốn


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2006-

2013

1

Nguồn vốn ngoài NSNN


34.847


36.696


38.806


43.543


46.058


87.874


106.874


119.121


513.819


2


Nguồn dân đóng góp (Học phí)


25.813


27.591


29.736


32.017


34.117


74.739


92.163


102.630


418.806

Tỷ trọng (%)

74,1%

75,2%

76,6%

73,5%

74,1%

85,1%

86,2%

86,2%

81,5%

3

Nguồn vốn khác


9.034


9.105


9.070


11.526


11.941


13.135


14.711


16.491


95.013

Tỷ trọng (%)

25,9%

24,8%

23,4%

26,5%

25,9%

14,9%

13,8%

13,8%

18,5%

(Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ VHTTDL)

Nguồn vốn ngoài NSNN tăng từ hơn 35 tỷ đồng vào năm 2006 lên gần 120 tỷ đồng vào năm 2013, bình quân cả giai đoạn tăng khoảng 22%, trong đó năm 2011 so với năm 2010 tăng đến gần 91%. Nguồn vốn này tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Tỷ trọng nguồn vốn ngoài NSNN tăng từ hơn 32% lên hơn 52%, bình quân cả giai đoạn chiếm khoảng 43% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy xu hướng xã hội hóa trong phát triển NNLDL do sự phát triển đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập hiện nay.

Nguồn vốn ngoài NSNN cho phát triển NNLDL bao gồm các khoản đầu tư từ người học đóng góp (chủ yếu là học phí), từ các doanh nghiệp, tổ chức, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từ hoạt động sản xuất kinh doanh… Trong đó, nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN là học phí, lệ phí.

+ Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí)

Trong các nguồn vốn ngoài NSNN, nguồn từ người học đóng góp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn thu từ người học đóng góp qua đào tạo lần đầu


là chính, đào tạo lại và bồi dưỡng do CSĐTDL đóng góp. Hiện nay, chưa có một CSĐTDL nào chuyên đào tạo trình độ đại học trở lên mà chỉ có Khoa Du lịch ở một số trường đại học trên cả nước.

Nguồn thu từ học phí từ các trình độ đào tạo tương ứng được tính theo công thức sau:

Nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí)


=

Số lượng học viên


×

Mức học phí

/tháng/học viên


×

Số tháng học

theo chương trình đào tạo

Do vậy, nguồn thu từ học phí phụ thuộc vào số lượng học sinh, sinh viên (gọi tắt là học viên), mức học phí và thời gian học.

Số lượng học viên5 từ hệ trung cấp nghề trở lên tuyển sinh hàng năm

phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao của Bộ GDĐT. Số lượng học viên của các CSĐTDL mỗi năm tăng khoảng 5% -7%

Mức học phí mà các CSĐTDL thu được quy định trong khung học phí của nhà nước. Cụ thể, từ năm 2009 trở về trước, các CSĐTDL công lập áp dụng khung học phí theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ6 . Quyết định này có hiệu lực hơn mười năm nên trong nhiều năm các CSĐTDL đã phải thu học phí dưới chi phí đào tạo. Cho đến nay, khung học phí đã được nhà nước điều chỉnh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ và được áp dụng cho năm học 2010 -2011 đến năm 20157.

Mức thu học phí của các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được quy định theo từng khóa học và theo quy định của từng cơ sở đào tạo. Học phí của




5 Xem Phụ lục 13


6 Xem Phụ lục 11


7 Xem Phụ lục 12

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí