Bên cạnh đó tiêu chí Collinearity Statistics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình đều <10 thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể.
Từ kết quả phân tích hồi quy trên, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ được phản ánh như sau:
QDDT = 0,598 + 0,231.CSHT + 0,118.UDDT+ 0,183.MTS + 0,097.LTDT
+ 0,133.TCDP + 0,119NNL - 0,142CPKD + ei
Theo phương trình hồi quy trên cho thấy quyết định của nhà đầu tư có quan hệ tuyến tính với các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó các biến trong thang đo quyết định của nhà đầu tư có 7 biến có hệ số β dương và 1 biến có hệ số β âm, kết quả này cũng cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H7, H8 là phù hợp.
c.3. Thảo luận kết quả
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng khác nhau đến quyết định của các nhà đầu tư theo thứ tự tầm quan trọng là: (1) cơ sở hạ tầng; (2) môi trường sống; (3) chi phí kinh doanh; (4) thể chế địa phương; (5) nguồn nhân lực; (6) ưu đãi đầu tư; (7) lợi thế đầu tư. Riêng nhân tố Truyền thông là không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (ở mức nghĩa thống kê 95%), điều này có thể lý giải do công tác truyền thông tại các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn chưa có nhiều nổi bật và không gây được ấn tượng đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó qua kết quả khảo sát ghi nhận như sau:
Một là, nhân tố cơ sở hạ tầng. Theo kết quả điều tra có 39,22-48,28% doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng tốt (đồng và hoàn toàn đồng ý), 25-35,34% doanh nghiệp đánh giá trung bình (bình thường), còn lại 25,43-28,45% doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng chưa tốt (không đồng và hoàn toàn không đồng ý). Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố cơ sở hạ tầng được đánh giá tốt tốt (điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, logistic đáp ứng nhu cầu) thì quyết định đầu tư sẽ tăng lên 23,1%.
Hai là, nhân tố môi trường sống. Theo kết quả điều tra có 32,33-53,45%
doanh nghiệp đánh giá môi trường sống tốt, 22,84-51,72% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 15,09-29,31% doanh nghiệp đánh giá môi trường sống chưa tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố môi trường sống được đánh giá tốt tốt (hệ thống trường học, y tế, vui chơi giải trí, môi trường, chi phí sinh hoạt hợp lý) thì quyết định đầu tư sẽ tăng lên 18,3%.
Ba là, nhân tố chi phí kinh doanh. Theo kết quả điều tra có 13,79-28,02% doanh nghiệp đánh giá chi phí kinh doanh hợp lý, 21,98-50,86% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 29,74-50% doanh nghiệp đánh giá các khoản chi phí kinh doanh chưa tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố chi phí kinh doanh được đánh giá không hợp l (giá thuê đất, chi phí lao động, giá điện nước cước vận tải, giá dịch vụ) thì sẽ làm giảm quyết định đầu tư 14,2%.
Bốn là, nhân tố thể chế địa phương. Theo kết quả điều tra có 16,38-37,50% doanh nghiệp đánh giá thể chế địa phương tốt, 20,69-72,84% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 17,24-41,81% doanh nghiệp đánh giá thể chế địa phương chưa tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố thể chế địa phương được đánh giá tốt (lãnh đạo địa phương năng động, thủ tục hành chính, sự trợ giúp của chính quyền địa phương, hoạt động xúc tiến đầu tư tốt) thì sẽ làm tăng quyết định đầu tư 13,3%.
Năm là, nhân tố nguồn nhân lực. Theo kết quả điều tra có 7,33-25,43% doanh nghiệp đánh giá nguồn nhân lực tốt, 46,55-82,76% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 9,91-29,74% doanh nghiệp đánh giá nguồn lao động cung cấp cho các KCCN tỉnh Phú Thọ chưa tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố nguồn nhân lực được đánh giá tốt (lao động phổ thông dồi dào, có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ tốt, các trường đào tạo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp) thì sẽ làm tăng quyết định đầu tư 11,9%.
Sáu là, nhân tố ưu đãi đầu tư. Theo kết quả điều tra có 23,28-25,43% doanh nghiệp đánh giá các chính sách ưu đãi đầu tư tại các KCCN tỉnh Phú Thọ là tốt, 48,71-55,17% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 21,55-26,29% doanh nghiệp
đánh giá các chính sách ưu đãi đầu tư tại các KCCN tỉnh Phú Thọ chưa tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố ưu đãi đầu tư được đánh giá tốt (ưu đãi đầu tư hấp dẫn, có chính sách miễn giảm thuế, thủ tục thuê và cấp đất nhanh gọn, ưu đãi miễn/giảm tiền thuê đất) thì sẽ làm tăng quyết định đầu tư 11,8%.
Bảy là, nhân tố lợi thế đầu tư. Theo kết quả điều tra có 17,24-33,19% doanh nghiệp đánh giá KCCN tỉnh Phú Thọ có lợi thế đầu tư tốt, 36,21-53,45% doanh nghiệp đánh giá trung bình, còn lại 29,31-44,83% doanh nghiệp đánh giá các KCCN tỉnh Phú Thọ chưa có các lợi thế đầu tư tốt. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá của mô hình thì khi nhân tố lợi thế đầu tư được đánh giá tốt (thuận tiện về nguyên vật liệu, thuận tiện về thị trường tiêu thụ, thuận tiện cho phân phối sản phẩm) thì sẽ làm tăng quyết định đầu tư 9,7%.
Như vậy, qua việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư của các chủ đầu tư vào KCCN thì có thể thấy rằng để tăng cường huy động vốn đầu tư vào KCCN, đặc biệt là vào sản xuất kinh doanh trong KCCN, địa phương cần quan tâm hơn đến việc hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (môi trường sống và làm việc), các chính sách ưu đãi về chi phí thuê đất, thuê hạ tầng, thuế suất, về thể chế địa phương, đồng thời có những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng được các chính sách ưu đãi đặc thù và phát huy các lợi thế đầu tư của tỉnh.
3.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Kết quả đạt được
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, các KCCN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trở thành động lực quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp và dịch vụ; góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách địa phương... Bên cạnh đó, việc huy động vốn đầu tư cho KCCN cũng đã tạo tiền đề để xác lập một số ngành công nghiệp mới, ngành công nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới…Những kết quả cụ thể mà các KCCN tỉnh Phú Thọ đạt
được trong giai đoạn vừa qua là:
Thứ nhất, công tác huy động vốn đã gắn chặt với công tác quy hoạch và xây dựng các KCCN, cơ bản đã được thể chế hóa bằng chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh.
Dựa trên quy hoạch phát triển các KCCN giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư đã được xác định tương đối chính xác. Căn cứ nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng trong từng giai đoạn để có giải pháp huy động từng loại vốn phù hợp. Có thể nói, với quy hoạch xây dựng các KCCN, đã góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn. Mặt khác, công tác huy động vốn đã được thể chế hóa bằng chủ trương của tỉnh và cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho công tác huy động vốn.
Thứ hai, gia tăng quy mô nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng các KCCN.
Trong giai đoạn 2015-2020, quy mô nguồn vốn thực hiện đầu tư hạ tầng các KCCN tăng đều qua các năm và đạt 1.003.063 triệu đồng vào năm 2020 (tăng 11,48 lần so với năm 2015). Cơ cấu nguồn vốn thì có xu hướng dịch chuyển từ nguồn vốn ngân sách là chủ yếu sang nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng các KCCN. Riêng trong giai đoạn 2015-2020 thì tỉnh đã thu hút thêm được 02 dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư đăng k hơn 4.000 tỷ đồng vào 2 KCN Phú Hà và Cẩm Khê. Như vậy có thể thấy với xu thế hiện tại thì bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thì tỉnh cũng đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư hạ tầng các KCCN.
Thứ ba, đẩy mạnh huy động vốn qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCCN .
Lũy kế đến tháng 12/2020, tổng số dự án đầu tư thu hút trong giai đoạn 2015- 2020 là 183 dự án trong đó có 96 dự án đầu tư trong nước và 87 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng k lũy kế tính đến 31/12/2020 là 20.701,86 tỷ đồng và 1.041,92 triệu USD tương đương 23.380,68 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua thu hút các dự án đầu tư vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung khá cân đối giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài (52,46% dự án đầu tư trong nước và 47,54% dự án đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên với số dự đầu tư FDI chỉ
chiếm tỷ trọng 47,54% trong khi tổng quy mô nguồn vốn FDI lại chiểm tỷ trọng 53,04% trên tổng nguồn vốn thu hút đầu tư thì có thể thấy trong thời gian tới việc đẩy mạnh hơn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCCN là điều cần thiết để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCCN.
Thứ tư, từng bước đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho KCCN.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2015-2020 công tác huy động vốn đầu tư cho KCCN đã được tỉnh khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn vốn khác nhau. Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn viện trợ ODA thì tỉnh đã rất chú trọng khai thác nguồn vốn từ khu vực tư nhân, hay đẩy mạnh các chính sách ưu đãi, thu hút vốn FDI vào sản xuất kinh doanh trong KCCN.
3.3.2. Một số mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, quy mô nguồn vốn huy động còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế trong nước.
- Để các KCCN có thể thu hút đầu tư hiệu quả thì cần xây dựng và đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào. Mặc dù quy mô nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng hạ tầng KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn đầu tư. Đặc biệt là nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp.
Bảng 3.20. Tỷ trọng vốn đầu tư hạ tầng trên tổng quy mô nguồn vốn
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Quy mô nguồn vốn | 17.021 | 24.295 | 30.207 | 37.330 | 39.669 | 44.161 |
VĐT hạ tầng | 87 | 363 | 295 | 326 | 446 | 1,003 |
Tỷ trọng VĐT hạ tầng trên tổng quy mô vốn (%) | 0,51% | 1,49% | 0,98% | 0,87% | 1,12% | 2,27% |
Có thể bạn quan tâm!
- Huy Động Vốn Đầu Tư Qua Kênh Các Dự Án Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh Trong Kccn
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Đầu Tư Theo Lĩnh Vực, Ngành Nghề Thu Hút
- Kiểm Định Chất Lượng Thang Đo (Cronbach’S Alpha)
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Các Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Mục Tiêu Phát Triển Các Khu, Cụm Công Nghiệp Và Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Ưu Đãi Đầu Tư
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)
Qua bảng 3.20 ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng cơ cấu nguồn vốn huy động đầu tư cho KCCN. Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2020 (chiếm 2,27% trên tổng quy mô nguồn vốn) và thấp nhất vào năm 2015 (chiếm 0,51% trên tổng quy mô nguồn vốn). Như vậy có thể thấy với nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng lớn, đặc biệt là trong thời gian tới với chủ trương quy hoạch và xây dựng nốt 03 KCN còn lại thì đòi hỏi phải huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng là rất lớn.
- Nguồn vốn đầu tư hạ tầng còn phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế trong nước, khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN thì nguồn vốn huy động từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp (thấp nhất là 0,63% năm 2017 và cao nhất là 28,61% năm 2015). Và nguồn vốn huy động từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính cho đến 31/12/2020 chỉ có duy nhất 1 dự án FDI còn lại chủ yếu là nguồn vốn ODA (NaUy) cho xây dựng nhà máy xử l nước thải ở KCN Thụy Vân.
Thứ hai, chưa đa dạng được kênh và hình thức huy động.
Hiện nay việc huy động vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung vào các kênh như huy động từ khu vực ngân sách nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân (giai đoạn trước năm 2015 gần như 100% là vốn huy động từ ngân sách nhà nước, sau 2015 mới có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên quy mô vốn còn nhỏ). Các hình thức huy động khác như hình thức xã hội hóa, kết hợp nhà nước và tư nhân, hợp tác công tư (PPP) hay huy động qua kênh thị trường chứng khoán, qua đầu tư trực tiếp hay kênh vốn tín dụng cho đầu tư hạ tầng còn chưa tiếp cận được.
Thứ ba, tốc độ tăng quy mô nguồn vốn huy động chưa tương xứng với số dự án đầu tư thu hút.
Trong giai đoạn 2015-2020, tổng nguồn vốn huy động qua thu hút các dự án đầu tư vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng lại chưa được ổn định qua các năm. Quy mô nguồn vốn đăng k đầu tư
trong nước đạt: 20.701,86 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài đạt: 1.041,92 triệu USD (tương đương 23.380,68 tỷ đồng), tuy nhiên tốc độ tăng quy mô nguồn vốn lại chưa tương xứng với số dự án đầu tư thu hút. Các dự án thu hút chủ yếu là các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, thậm chí một số ngành nghề lĩnh vực còn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng xung quanh. Các dự án FDI thu hút cũng chủ yếu là các dự án có quy mô, hàm lượng chất xám thấp, không có nhiều các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Các đối tác cũng chủ yếu đến từ Chấu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc) mà chưa có các nhà đầu tư Châu Âu tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn thu hút vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn phân bố chưa đều tại các KCCN. Các KCN mới thành lập và ra đời sau như KCN Phú Hà, Cẩm Khê với vốn đầu tư hạ tầng lớn, tốc độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhanh đã giúp cho các KCN này nhanh chóng thu hút được các dự án đầu tư.
Thứ tư, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư chưa có sự khác biệt.
Về cơ chế và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ thì còn khá phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách của Nhà nước mà chưa tạo được sự khác biệt. Địa phương vẫn chưa mạnh dạn đưa ra những cơ chế, chính sách linh hoạt hơn để thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp. Ví dụ như đối với chính sách ưu đãi về thuế thì vẫn chỉ dừng lại ở hai loại thuế chủ yếu để tác động đến các doanh nghiệp là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, do đó chưa tạo được động lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Về khung thuế suất và các khoản tiền thuê đất, thuê hạ tầng, các khoản phí chưa có điểm nhấn rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư thứ cấp. Bên cạnh đó chính sách ưu đãi về tín dụng cũng chưa phát huy được hiệu quả. Hầu hết các nhà đầu tư vào KCCN của tỉnh đều chưa tiếp cận với các chương trình này, đặc biệt là chính sách ưu đãi về tín dụng đối với các dự án xây nhà ở cho người lao động là hầu như chưa có. Mặc dù các ưu đãi tín dụng có thể vượt khả năng và thẩm quyền của địa phương song tỉnh có thể xây dựng đề án và xin cơ chế đặc thù cho tín dụng ưu đãi ở
địa phương mình. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, hoặc đối với các dự án xây dựng nhà ở, khu giải trí, dịch vụ cho người lao động làm việc trong KCCN. Bên cạnh đó một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đã không còn phù hợp, không khả thi, nên khó thuyết phục nhà đầu tư; nhất là cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư vào kết cấu hạ tầng các KCN; chưa thực sự có giải pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả, tạo được sức hút, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn và chưa phát huy lợi thế xúc tiến đầu tư thông qua các nhà đầu tư và doanh nghiệp hiện có.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng các KCCN tỉnh Phú Thọ chưa được đầu tư đồng bộ gây cản trở đến hoạt động thu hút đầu tư.
Ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và các KCCN ở Việt Nam nói chung hiện nay vẫn quy hoạch phát triển các KCCN chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương, tư duy quy hoạch mang tính cục bộ, không tạo ra được khả năng liên kết giữa các KCCN trong vùng, dẫn đến chưa thực sự gắn quy hoạch phát triển các KCCN với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển đô thị. Bên cạnh đó việc quy hoạch các KCCN còn thiếu tính đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào, chưa chú trọng đến các công trình hạ tầng xã hội như khu nhà ở cho công nhân, trạm y tế, khu vui chơi giải trí,…Nguời lao động phải thuê nhà do dân cư xây cho thuê với giá cao mà chất luợng không đảm bảo khiến nguời lao động không mặn mà với các KCCN, nhiều lao động bỏ về quê hoặc các nơi khác. Mặt khác, việc thiếu quan tâm đến các công trình hạ tầng xã hội cũng gây ra tình trạng quá tải cho khu vực xunh quanh KCCN. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu đồng bộ trên do việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như xây dựng hệ thống giao thông, đuờng ống nuớc,… điều này phần nào gây ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư vào các KCCN.
Thứ hai, tỉnh còn khá e dè và chưa chủ động trong việc đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng các KCCN.
Hiện nay tỉnh vẫn chủ yếu tập trung vào kênh ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, việc huy động qua các tổ chức tài chính trung gian, qua kênh thị trường