Giả thuyết H6: Truyền thông có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.
Theo Dunning (1997) và lý thuyết cạnh tranh quốc gia thì nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn những khu vực có đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả của lao động. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực hàm lượng công nghệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Nhân tố này cũng được khẳng định là có ảnh hưởng quan trọng trong nghiên cứu của Phạm Văn Nam và cộng sự (2010), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); hay nghiên cứu của Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) bằng việc khảo sát 139 doanh nghiệp về các chính sách thu hút đầu tư vào KCN tại Hà Nam lại cho thấy nhân tố chất lượng nguồn nhân lực không có ảnh hưởng nhiều đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại Hà Nam (Vũ Hùng Cường và Trần Xuân Dưỡng, 2014). Mặc dù vậy với đặc điểm là một địa phương với dân số trên 840.000 người, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao thì tác giả vẫn sử dụng yếu tố này trong mô hình như là một yếu tố lợi thế có tác động tích cực đến thu hút đầu tư. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết H7:
Giả thuyết H7: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.
Theo Dunning (1997) và Lý thuyết tổ chức công nghiệp; lý thuyết chiết trung; lý thuyết lợi thế địa điểm, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn các địa phương hay quốc gia có chi phí kinh doanh đầu vào cạnh tranh để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Các chi phí như lao động, thuê đất, giải phóng mặt bằng, xử lý nước thải, chi phí vận tải....thậm chí các chi phí không chính thức có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh cao, không cạnh tranh sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và ngược lại. Các nghiên cứu của Tetsushi Sonobe and Keijiro Otsuka (2011); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Mai Văn Nam and
Nguyễn Thanh Vũ (2010) cũng đã chỉ ra điều này. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết cho các nhân tố H8 như sau:
Giả thuyết H8: CPKD có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến quyết định đầu tư.
Xây dựng thang đo và chọn mẫu nghiên cứu
- Xây dựng thang đo
Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ và được mô tả chi tiết trong Phụ Lục 03 nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định đầu tư.
- Chọn mẫu nghiên cứu
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) kích thước mẫu tối thiểu bằng 4 hay 5 số biến trong phân tích nhân tố. Do đó để phục vụ cho quá trình điều tra, với số biến quan sát là 41 biến thì số phiếu khảo sát hợp lệ tối thiểu thu về phải là 205 phiếu. Để hạn chế khó khăn có thể xảy ra trong trường hợp số phiếu thu về phù hợp không đủ 205 phiếu, tác giả phát ra số phiếu điều tra là 280 phiếu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mức thực hiện trên toàn bộ các doanh nghiệp có đăng k đầu tư ở các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (7 KCN và 2 CCN trọng điểm). Tổng hợp kết quả mẫu điều tra: số phiếu phát ra 280, số phiếu hợp lệ thu về được đưa vào phân tích là 232 phiếu với tổng số 165 doanh nghiệp điều tra. Mỗi doanh nghiệp phỏng vấn từ 1-2 người là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Số phiếu trung bình thu được là 1,4 phiếu /1 doanh nghiệp. Việc khảo sát được thực hiện qua gửi email đối với các doanh nghiệp ở xa về mặt địa lý và phát phiếu điều tra trực tiếp qua sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý các KCCN tỉnh Phú Thọ.
c. Thảo luận kết quả nghiên cứu
c.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tác giả tiến hành khảo sát từ 6/2020 đến 12/2020 với số phiếu phát ra là 280 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 232 phiếu (tỷ lệ phiếu hợp lệ 82,86%).
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Trong 232 mẫu khảo sát các doanh nghiệp đã hoạt động trên 7 năm tập trung chủ yếu ở KCN Thụy Vân, CCN Bạch Hạc và CCN Đồng Lạng. Đây là những KCCN đã có hạ tầng cơ bản và đi vào hoạt
động, còn lại các KCCN khác chủ yếu đang thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và mới đi vào hoạt động nên các dự án thường mới hoặc từ 3-5 năm.
Thời gian hoạt động của DN
23.08%
73.94%
43.08%
<3 năm 3-7 năm >7 năm
Hình 3.11. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Hình thức sở hữu doanh nghiệp: Thống kê cho thấy trong 165 doanh nghiệp tham gia khảo sát có 82 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước (49,7%) và 83 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (50,3%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này phản ánh đúng thực tế, tính cho đến 31/12/2020 thì số dự án thu hút đầu tư vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 183 dự án, trong đó có 96 dự án vốn đầu tư trong nước và 87 dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Hình thức sở hữu DN
50.30%
49.70%
Doanh nghiệp DDI
Doanh nghiệp FDI
Hình 3.12. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trong đó nhóm ngành dệt may, giày da là nhóm ngành sử dụng nhiều nhân công và có xu hướng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất thì vẫn có tỷ trọng khá cao. Ngành điện tử là nhóm ngành sử dụng các công nghệ hiện đại, thu hút vốn đầu tư lớn thì chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chỉ nhỉnh hơn một chút so với nhóm ngành cơ khí và luyện kim.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
13.1200%
1.25%
28.45%
25.00%
32.18%
Cơ khí, lắp ráp Vật liệu XD Khác
Điện, điện tử
Dệt may, giày da, thực phẩm
Hình 3.13. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
c.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
1. Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha)
Qua kiểm định Cronbach’s Alpha, có 3 biến quan sát (NNL5; MTS6 và UDDT5) bị loại do có Tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation)<0,3. Sau khi loại 3 biến này, kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 (Phụ lục
04) cho kết quả như sau:
Thang đo “Cơ sở hạ tầng”: Thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,882>0,6 và tương quan biến tống của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,676-0,787 (thỏa mãn>0,3). Như vậy tất cả các biến của thang đo này đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Nguồn nhân lực”: Sau khi đã loại đi biến quan sát “NNL5” (Doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng nhân sự tại địa phương) thì thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát. Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi đã loại đi biến NNL5 là 0,64>0,6 (thỏa mãn), tương quan biến tổng nằm trong khoảng 0,407- 0,484, (thỏa mãn>0,3). Như vậy 4 biến quan sát NNL1, NNL2, NNL3, NNL4 đủ
điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Môi trường sống”: Sau khi đã loại đi biến quan sát “MTS6” (Người dân thân thiện) thì thang đo được đo lường bởi 5 biến quan sát. Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi đã loại đi biến MTS6 là 0,843>0,6 (thỏa mãn), tương quan biến tổng nằm trong khoảng 0,575-0,711 (thỏa mãn >0,3). Như vậy 5 biến quan sát MTS1, MTS2, MTS3, MTS4, MTS5 đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Lợi thế đầu tư”: Thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,673>0,6 và tương quan biến tống của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,402-0,614 (thỏa mãn>0,3). Như vậy tất cả các biến của thang đo này đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Thể chế địa phương”: Thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,766>0,6 và tương quan biến tống của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,421-0,698 (thỏa mãn>0,3). Như vậy tất cả các biến của thang đo này đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Truyền thông”: Thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,773>0,6 và tương quan biến tống của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,477-0,707 (thỏa mãn>0,3). Như vậy tất cả các biến của thang đo này đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Ưu đãi đầu tư”: Sau khi loại đi biến quan sát UDDT5 (Chính sách ưu đãi đầu tư công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp) thì thang đo thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,786>0,6. Tương quan biến tống của các biến quan sát cũng nằm trong khoảng từ 0,523-0,695 (thỏa mãn>0,3). Như vậy các biến còn lại của thang đo abo gồm: UDDT1, UDDT2, UDDT3, UDDT4 đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo “Chi phí kinh doanh”: Thỏa mãn Cronbach’s Alpha = 0,837>0,6 và tương quan biến tống của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,622-0,740 (thỏa mãn>0,3). Như vậy tất cả các biến của thang đo này đều đủ điều kiện để tiến hành kiểm định EFA.
Như vậy sau khi loại 3 biến NNL5, MTS6 và UDDT5, thì các thang đo còn lại
đều có hệ số CronbachAlpha>0,6. Điều này cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn là những thang đo tốt,có độ tin cậy cao. Tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng đạt yêu cầu>0,3. Do đó các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ đều đủ tin cậy để phân tích nhân tố khám phá.
2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
(i) Kiểm định tính thích hợp của EFA
Sau khi đã loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong phân tích nhân tố EFA, kết quả phân tích nhân tố khám phá thu được như sau:
Bảng 3.16. Kiểm định sự phù hợp trong phân tích nhân tố của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | 0.844 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 3719.077 |
df | 528 | |
Sig. | 0.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Huy Động Vốn Đầu Tư Qua Kênh Các Dự Án Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh Trong Kccn
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Đầu Tư Theo Lĩnh Vực, Ngành Nghề Thu Hút
- Đánh Giá Thực Trạng Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Các Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Mục Tiêu Phát Triển Các Khu, Cụm Công Nghiệp Và Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát qua chạy SPSS)
Kết quả cho thấy trị số KMO là 0,844 thỏa mãn điều kiện 0,5<0,844<1, điều này cho thấy phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
(ii) Kiểm định tương quan các biến quan sát trong thước đo đại diện
Bartlett's Test có mức nghĩa thống kê 1% (Sig. là 0,000<0,05) nên thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Để phân tích nhân tố, nghiên cứu đã sử dụng trị số đặc trưng (eigenvalue) để xác định số lượng nhân tố. Trị số đặc trưng Eigenvalues được phân tích từ 33 biến quan sát. Có 08 nhân tố có trị số đặc trưng Eigenvalues lớn hơn 1 còn lại 25 nhân tố khác có trị số đặc trưng Eigenvalues nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là 33 biến quan sát đã hội tụ về 8 nhân tố.
Bên cạnh đó chỉ số tổng bình phương tải nhân tố xoay “Rotation Sums of Squared Loadings” đạt 65,928%. Điều này có nghĩa là 65,928% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Trong nghiên cứu thuộc khoa học xã
hội, chỉ số tổng bình phương tải nhân tố xoay đạt trên 50% là đượcchấp nhận. Như vậy, có thể kết luận: có thể sử dụng 8 nhân tố trên để phản ánh những thông tin cung cấp từ 33 biến quan sát.
(iii) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Đưa toàn bộ các thanh đo và biến quan sát có chất lượng tốt vào SPSS 22 để phân tích EFA. Trong phân tích nhân tố khám phá hệ số tải nhân tố được lựa chọn theo cỡ mẫu. Hệ só tải là 0,55 với cỡ mẫu trong khoảng 150-350.
Qua phân tích nhân tố khám phá EFA từ 36 biến quan sát ban đầu sau khi loại đi 03 biến không phù hợp còn lại 33 biến quan sát thuộc 8 nhân tố. Khi phân tích nhân tố các biến quan sát không thay đổi vị trí do đó không làm thay đổi bản chất của các nhân tố nên mô hình các nhân tố vẫn giữ nguyên ban đầu.
3. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy được thực hiện sau khi đã kiểm định chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá để hiệu chỉnh mô hình. Phân tích hồi quy được thực hiện bởi phần mềm SPSS 22 và thu được kết quả được trình bày tại các bảng 3.17-
3.19 dưới đây.
Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy
R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | Durbin-Watson | |
1 | .853a | .728 | .718 | .3352 | 1.963 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát qua chạy SPSS)
Với R2 = 0,728 cho thấy sự tương thích của mô hình với biến quan sát là cao và 72,8% mức độ hài lòng của nhà đầu tư được giải thích bởi sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng, còn lại 27,2% được giải thích bởi các nhân tố khác. Bên cạnh đó giá trị R2 (hiệu chỉnh) = 0,718 phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình với tổng thể, có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa quyết định của nhà đầu tư với 8 nhân tố ảnh hưởng.
Hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị Durbin đạt
được là 1,963 nằm trong khoảng từ 1 đến 3 và chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra kết quả nghiên cứu.
Bảng 3.18. Phân tích phương sai
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression | 66.980 | 8 | 8.372 | 74.528 | .000b |
Residual | 25.052 | 223 | .112 | |||
Total | 92.032 | 231 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát qua chạy SPSS)
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị thống kê F = 74,528, mức nghĩa (sig.=0,000) cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001).
Bảng 3.19. Các tham số ước lượng của mô hình
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients (Beta) | t | Sig. | Collinearity Statistics | |||
B | Std. Error | Tolerance | VIF | ||||
(Constant) | .598 | .308 | 1.943 | .053 | |||
CSHT | .231 | .032 | .374 | 7.217 | .000 | .454 | 2.203 |
UDDT | .118 | .032 | .145 | 3.669 | .000 | .783 | 1.277 |
MTS | .183 | .035 | .264 | 5.286 | .000 | .491 | 2.036 |
LTDT | .097 | .029 | .119 | 3.319 | .001 | .949 | 1.054 |
TCDP | .133 | .030 | .159 | 4.508 | .000 | .986 | 1.014 |
TT | .024 | .027 | .031 | .867 | .387 | .965 | 1.037 |
NNL | .119 | .041 | .105 | 2.876 | .004 | .914 | 1.094 |
CPDV | -.142 | .041 | -.183 | -3.490 | .001 | .442 | 2.263 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát qua chạy SPSS)
Qua bảng 3.19 ta thấy, có 7 nhân tố có nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95% (Sig<0,05) là: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Ưu đãi đầu tư; (3) Môi trường sống;
(4) Lợi thế đầu tư; (5) Thể chế địa phương; (6) Nguồn nhân lực; (7) Chi phí kinh doanh, chỉ có nhân tố Truyền thông là không có nghĩa thống kê (Sig=0,387>0,05).