Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Ưu Đãi Đầu Tư


tài nguyên đất; còn KCCN quá nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác, kết hợp với phân tích thực tế các KCCN ở một số địa phương, tác giả thấy rằng quy mô tối thiểu để đưa vào quy hoạch KCN là 200 ha, CCN là 20ha; đối với các địa phương không có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư quy mô KCN tối đa là 600 ha, CCN tối đa là 75ha. Hiện nay trong 7 KCN và 2 CCN trọng điểm đã được Chính Phủ phê duyệt xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì có KCN Phù Ninh (đang quy hoạch xây dựng chi tiết) có quy mô nhỏ nhất là 100 ha, CCN Đồng Lạng 40ha và KCN Cẩm Khê (đang mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng) có quy mô lớn nhất là 450 ha, CCN Bạch Hạc là 79,29ha (vượt 4,29ha so với quy định về CCN là 75 ha).

- Quy hoạch các KCN phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tỷ lệ lấp đầyKCCN hiện có khi muốn mở rộng hay bổ sung quy hoạch KCCN mới của các địa phương theo Nghị định số 82/2018/NÐ-CP (quy định về KCN) và Nghị định 68/2017/NÐ-CP của Chính phủ (quy định về CCN). Từ đó có căn cứ và lộ trình điều chỉnh quy hoạch KCCN cho phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên đất. Tránh tình trạng nhiều KCCN không thể thu hút được đầu tư hoặc đạt tỷ lệ sử dụng đất KCCN rất thấp để đất hoang hóa trong khi nguời dân không có đất sản xuất; hoặc thiếu đất công nghiệp cho thuê, lỡ mất cơ hội phát triển nông nghiệp của địa phương.

Thứ ba, quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của KCCN.

- Quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của KCCN phải phát huy được lợi thế so sánh và đúng định hướng phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ. Với lợi thế nổi trội về vị trí địa l , tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo đồng thời sẵn sàng quỹ đất rộng với những địa hình khác nhau như: đồng bằng, trung du, miền núi, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tỉnh nên tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Nông - lâm nghiệp (ưu tiên dự án đầu tư vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xuất khẩu: Chè, chuối, chăn nuôi bò, lợn chất lượng cao, chế biến gỗ xuất khẩu...); công


nghiệp (các ngành công nghiệp mới, chế tạo, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao, điện tử, sản xuất phần mềm ứng dụng, dược phẩm, mỹ phẩm, các ngành công nghiệp phụ trợ…); thương mại, dịch vụ (ưu tiên các dự án đầu tư lĩnh vực khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các trung tâm thương mại bán buôn, bán lẻ...).

- Quy hoạch phát triển các KCCN theo hướng hiện đại như: chuyển từ KCCN sử dụng nhiều lao động với mục tiêu lấp đầy KCCN thành những KCCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao; chuyển từ KCCN chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất cho xuất khẩu, sang mô hình KCCN tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa). Các dịch vụ phục vụ hoạt động trong KCCN bao gồm: ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý các hoạt động dịch vụ khác; chuyển từ KCCN không có dân cư sang KCCN có dân cư thường gọi là khu kinh tế mở hay đặc khu kinh tế.

- Quy hoạch phát triển KCCN theo huớng thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCCN hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ: chuyển từ KCCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, nhiều tài nguyên sang KCCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao; chuyển từ KCCN bao gồm ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch, theo hướng hình thành các công viên công nghiệp (indutrial parks), như mô hình của nhiều nước đã và đang triển khai; chuyển từ KCCN sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang KCCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học công nghệ kỹ thuật cao.

Thứ tư, quy hoạch xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài KCCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

- Quy hoạch hạ tầng trong KCCN như: mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc phải đồng bộ với hạ tầng ngoài KCCN như hệ thống giao thông. Nếu các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCCN đầy đủ, hiện đại nhưng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCCN lại thiếu, không thuận tiện thì cũng giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Quy hoạch phát triển các KCCN phải tính đến sự phát triển đồng bộ giữa hạ

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 20


tầng kinh tế và hạ tầng xã hội theo hướng như: Ðối với các KCCN ở gần đô thị thì nên sử dụng hệ thống hạ tầng xã hội sẵn có của đô thị để phục vụ cho KCCN. Ðối với các KCCN xa đô thị thì liên kết các KCCN gần nhau để phát triển khu dân cư, khu vui chơi giải trí gắn với các KCCN đó để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng. Khu dân cư mới này phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển của đô thị.

Hai là, tăng cường các hoạt động xúc tiến nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Thời gian qua, mặc dù các KCCN tỉnh Phú Thọ đã thu hút một luợng vốn đầu tư tương đối lớn vào các KCCN, tuy nhiên hoạt dộng thu hút đầu tư vẫn tồn tại một số hạn chế như: cơ cấu ngành nghề thu hút chưa hợp l , trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCCN chưa cao, tính liên kết kinh tế của các doanh nghiệp trong KCCN còn yếu. Vì vậy, tăng cường các hoạt động xúc tiến đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCCN trên địa bàn tỉnh Phú thọ là giải pháp quan trọng và được tác giả đề xuất như sau:

Thứ nhất, định hướng lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

+ Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác; đặc biệt là hạ tầng các KCCN.

+ Tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin; công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.

Thứ hai, xác định thị trường mục tiêu.

+ Thị trường trong nước: Ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư có uy tín, có thương hiệu trong các lĩnh vực tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư; những nhà đầu tư là đối tác có uy tín của các ngân hàng, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước; những nhà đầu tư đã sản xuất kinh doanh thành công tại các tỉnh, thành phố khác, có nhu cầu chuyển đến sản xuất kinh doanh tại Phú Thọ, những doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang đầu tư thành công, uy tín tại tỉnh Phú Thọ.

+ Thị trường nước ngoài: Tập trung đay mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các thị


trường truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản,...; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thể hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, lợi thế vị trí chiến lược của địa phương về hạ tầng, nguồn lao động chi phí thấp; nhóm các nhà đầu tư từ các nước khác.

Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư.

- Cải cách thủ tục hành chính: Mặc dù trogn thời giab qua tỉnh Phú Thọ cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, thông thoáng để giảm thiểu chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư. Tỉnh đã bãi bỏ một số thủ tục hành chính liên quan không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư (từ 35 ngày còn 18 ngày), tuy nhiên cần rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư xuống còn 15 ngày; đồng thời áp dụng hình thức đăng k kinh doanh qua mạng, đẩy mạnh hình thức đăng k đầu tư online, tiếp tục cải thiện chỉ số xếp loại PCI cấp tỉnh.

- Nghiên cứu, đánh giá thị trường, xu hướng, đối tác đầu tư.

+ Đối với thị trường đầu tư trong nước: Tỉnh cần tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ các dự án đã được cấp phép, tích cực tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy mạnh tiến độ dự án, đảm bảo khởi công trong năm 2021. Bên cạnh đó cũng chuẩn bị các điều kiện, thông tin sẵn sàng để xúc tiến mời gọi đầu tư mọi lúc, mọi nơi, cụ thể. Tăng cường kêu gọi đầu tư vào ngành hạ tầng KCCN và khu đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, trong đó tập trung kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng cho KCN Hạ Hòa, Tam Nông và tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN Phú Hà, Cẩm Khê.Đối với thu hút đầu tư vào trong các KCCN: Căn cứ quy hoạch phân khu chức năng đã được phê duyệt, xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp; nghiên cứu, đề xuất kế hoạch marketing các khu công nghiệp bằng việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp, đem lại giá trị gia tăng cao; thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo; ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử, ô tô, xe máy, du lịch,...Đối với các khu vực ngoài KCCN: Đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng các KCCN để kêu gọi


đầu tư nhà đầu tư thứ cấp các lĩnh vực: Sản xuất chế tạo máy móc thiết bị công nghiệp, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp,...Đồng thời tham gia một số hoạt động xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức xúc tiến: Jetro, Kotra,. và các Hiệp hội đầu tư nước ngoài, các tham tán đầu tư và thương mại, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở các nước.

+ Đối với thị trường đầu tư nước ngoài: Tỉnh cần cử các cán bộ tham gia các chương trình Hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức để học hỏi và nâng cao kinh nghiệm, đồng thời phối hợp cùng các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc trong năm 2022 khi dịch Covid -19 được kiểm soát hoặc trực tuyến.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

+ Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh bằng các thứ tiếng: Việt - Anh - Nhật- Hàn.

+ Nâng cấp, hoàn thiện trang website của tỉnh bằng tiếng Anh theo một giao diện thân thiện, dễ hiểu, hướng đến nhà đầu tư nước ngoài.

+ Tiếp tục hoàn thiện cuốn cẩm nang xúc tiến đầu tư bằng các thứ tiếng: Việt, Anh, Nhật, Hàn.

+ Xây dựng cẩm nang hướng dẫn thủ tục cho nhà đầu tư (Handbook) bao gồm thông tin đầy đủ và toàn diện về quy trình thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng sau khi quy trình thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn được phê duyệt, ban hành.

+ Tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ các dự án kêu gọi đầu tư trên toàn tỉnh giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận, cập nhật thông tin và địa điểm của các dự án kêu gọi đầu tư một cách thuận tiện và dễ dàng.

+ Hình thành cơ sở dữ liệu thông tin xúc tiến đầu tư điện tử lưu dưới dạng điện tử (QR Code) để thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin đến các nhà đầu tư một cách chủ động và được cập nhật thường xuyên trên trang web tiếng Anh.


+ Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư triển khai phần mềm quản lý các dự án đầu tư của doanh nghiệp, phối hợp với các sở, ban ngành để cập nhật, khai thác, sử dụng phần mềm có hiệu quả.

+ Tích hợp các thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh vào USB bằng các thứ tiếng: Việt - Anh - Nhật - Hàn cung cấp cho các nhà đầu tư.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông.

Qua kết quả khảo sát và kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng thì nhân tố truyền thông không tác động đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại các KCCN tỉnh Phú Thọ. Điều này cho thấy công tác truyền thông hay cụ thể hơn là các hoạt động quảng bá và truyền thông tại KCCN tỉnh Phú Thọ chưa thực sự có nhiều khác biệt so với các địa phương khác. Trong khi đó kinh nghiệm thu hút đầu tư từ một số địa phương lại chỉ ra rằng hoạt động quảng bá và truyền thông, đặc biệt là cung cấp các thông tin về ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư là một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực cho việc thu hút đầu tư vào KCCN. Do đó tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động quảng bá và công tác truyền thông tại KCCN tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quảng bá thông tin.

+ Đây là giải pháp không thể thiếu trong hoạt động xúc tiến đầu tư, hoạt động này có thể thực hiện được trên các phương tiện thông tin hiện đại như: website, báo chí, tờ rơi,... hiện nay phương pháp quảng bá thông tin ra nước ngoài hiệu quả nhất là thông qua website giới thiệu về các KCCN ở địa phương mình và thực hiện các thủ tục đầu tư thông qua mạng. Trong khi đó, các KCCN ở tỉnh Phú Thọ mặc dù đã có website giới thiệu về các KCCN nhưng hiện nay thông tin không cập nhật thường xuyên nên chưa trở thành địa chỉ tin cậy, quen thuộc đối với nhà đầu tư. Do đó cần xây dựng một website với đầy đủ thông tin cập nhật và chính xác. Điều này sẽ tạo điều kiện rất lớn để các nhà đầu tư nước ngoài biết đến cũng như thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các KCCN tại địa phương.

+ Tích cực tuyên truyền và đăng thông tin trên báo đầu tư (Investment Review), Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines, tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí


KCN, Vietnam Business Forum, và các đơn vị uy tín khác, đảm bảo tần suất xuất hiện của trên các trang thông tin điện tử uy tín (hàng tháng).

+ Tiếp tục tuyên truyền và quảng bá thường xuyên trên website xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh, đặc biệt đối với hỗ trợ đầu tư vào các KCCN. Xây dựng các chiến lược truyền thông cụ thể cho từng dự án mang tính đặc thù.

Thứ hai, tổ chức tham gia các cuộc hội thảo kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Đây là hình thức quảng bá môi trường đầu tư trực tiếp với nhà đầu tư. Thông qua các cuộc hội thảo, hình ảnh các địa phương cũng như các chủ trương chính sách ưu đãi của tỉnh sẽ được giới thiệu đến từng nhà đầu tư cụ thể. Ưu điểm của hình thức này là cùng một lúc chúng ta có thể tiếp cận và cung cấp được nhiều thông tin cho một lượng nhà đầu tư nhất định, đồng thời có thể đáp ứng ngay những thắc mắc về môi trường đầu tư với các nhà đầu tư.

Thứ ba, gặp gỡ trực tiếp đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Dựa trên mối quan hệ với các nhà đầu tư thành công tại Phú Thọ hay các tổ chức hợp tác đầu tư, có thể giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng để gặp gỡ trực tiếpvới lãnh đạo địa phương và những người làm công tác xúc tiến đầu tư. Đây là biện pháp quảng bá thông tin đến đối tác rất hữu hiệu, thông tin sẽ đến đúng địa chỉ là những nhà đầu tư tiềm năng, những người có khả năng đầu tư lớn vào Phú Thọ. Ngoài ra nhà đầu tư tiềm năng cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhà lãnh đạo địa phương, những người làm công tác xúc tiến đầu tư về những vấn đề còn chưa rõ về môi trường đầu tư, những ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, cần xác định rõ và mời đúng nhà đầu tư tiềm năng, quan tâm nhiều đến môi trường đầu tư đầu tư tại Phú Thọ để tránh lãng phí về thời gian và kinh phí. Các cuộc tiếp xúc này có thể tổ chức tại Phú Thọ hay một số địa phương khác trong và ngoài nước thông qua các Diễn đàn, Hội thảo, Hội nghị... về phát triển KCCN.

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư

Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong nội dung chương 3, và nghiên cứu về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ


cơ bản là không có nhiều nội dung mới và khác biệt so với các chính sách của trung ương. Cụ thể, chưa có một chính sách nào có mức ưu đãi cao hơn chính sách chung của Chính phủ. Theo đó, tỉnh Phú Thọ cần xây dựng, đề xuất, áp dụng những chính sách ưu đãi cụ thể hơn, theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp dựa trên nền tảng chính sách của Chính phủ. Có thực hiện như vậy các chủ đầu tư mới thấy rõ được những ưu đãi của tỉnh dành cho các nhà đầu tư, để họ có cơ sở so sánh và lựa chọn cơ hội đầu tư. Những ưu đãi rõ ràng, cụ thể thể hiện quan điểm của tỉnh trong chiến lược, chính sách thu hút đầu tư bao gồm:

Thứ nhất, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên cơ sở chính sách của trung ương, tỉnh cần phải nhanh chóng, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Việc áp dụng linh hoạt nên tập trung vào thời gian miễn thuế, thời gian giảm thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tác động trực tiếp vào lợi ích của các đối tượng có liên quan trong quá trình phát triển các KCCN. Cụ thể:

- Áp mức thuế TNDN 8% trong thời gian 15 năm đối với các đối tượng doanh nghiệp, dự án sau:

+ Đối với các doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ cần áp mức thuế TNDN 8% trong thời gian 15 năm thay vì 8,5% như hiện nay. Tuy nhiên, sự thay đổi và điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của tỉnh cần phải xem xét tính phù hợp với chính sách của chính phủ và điều kiện về nguồn thu của tỉnh.

+ Đối với các doanh nghiệp có quy mô đầu tư vốn đầu tư từ 4.000 tỷ, giải ngân trong thời gian 3 năm, doanh thu mỗi năm đạt từ 6.000 tỷ VND thay vì quy mô 6.000 tỷ VND và doanh thu tối tiểu đạt 10.000 tỷ như chính sách hiện nay là không thực tế đối với điều kiện của tỉnh. Điều chỉnh đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi như trên sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư vào các KCN, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao.

- Áp dụng mức thuế suất 15% trong thời gian 10 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ cao, chủ yếu là công nghiệp

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí