Mục Tiêu Phát Triển Các Khu, Cụm Công Nghiệp Và Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ


chức tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCCN; (iii) Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và của cộng đồng; cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần, chỗ ở cho người lao động trong KCCN; (iv) Phát triển KCCN phải đi đôi với quy hoạch, xây dựng nhà ở, các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Thứ tư, tập trung phát triển một số mô hình mới của KCCN.

- Nghiên cứu, xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển KCCN như KCCN sinh thái, KCCN liên kết ngành, KCCN hỗ trợ, KCCN chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực tại những địa bàn có điều kiện thuận lợi để tăng cường tính liên kết ngành, lĩnh vực, tính chuyên môn hóa, tính tập trung để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như: điện tử, cơ khí, dệt-may, da-giày, chế biến thực phẩm… Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược cho các mô hình này.

- Nghiên cứu, pháp luật hóa mô hình KCCN, đô thị, dịch vụ để phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo môi trường sống và làm việc ổn định lâu dài cho người lao động và chuyên gia.

4.1.2. Mục tiêu phát triển các khu, cụm công nghiệp và huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Theo Kế hoạch Số: 526/KH-UBND (2021) về Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 16/11/2020 của Tỉnh ủy đã cụ thể hóa mục tiêu phát triển các KCCN như sau:

1. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCCN giai đoạn 2021- 2025 tăng 15% so với giá trị thực hiện năm 2020.

2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2025: tăng trưởng khoảng 11%-12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2030 gấp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

khoảng 3,2 lần so với năm 2020.

3. Theo Nghị quyết Số: 39/2011/NQ-HĐND: Nhu cầu vốn đầu tư cho KCCN giai đoạn 2021 -2030 là 100 - 120 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 19

+ Nguồn vốn đầu tư: Nhà nước hỗ trợ từ 5 - 10% (chủ yếu hạ tầng KCCN và chi phí bồi thường GPMB)

+ Phần vốn còn lại là của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.

4. Số doanh nghiệp FDI dự kiến đến năm 2025 đạt 220 doanh nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 40.000 - 50.000 lao động.

4.2. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Ða dạng hoá nguồn vốn đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp

Nhu cầu vốn đầu tư cho KCCN hiện nay là rất lớn, bao gồm cả vốn cho đầu tư hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) và vốn đầu tư cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối các KCCN với thị trường trong nước và quốc tế. Để tạo điều kiện cho các KCCN phát triển, chủ trương của tỉnh Phú Thọ là sử dụng ngân sách làm vốn mồi, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng sạch, sớm xây dựng nhà máy và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập thì tỉnh đã chủ động áp dụng mô hình Nhà nước đầu tư đồng thời tích cực thu hút tư nhân tham gia cùng. Cho đến nay tỉnh có cả mô hình Nhà nước và tư nhân đầu tư hạ tầng các KCCN. Cụ thể trong đó có KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà và CCN Bạch Hạc là do Nhà nước đầu tư và KCN Cẩm Khê, KCN Phú Hà, CCN Đồng Lạng là do tư nhân đầu tư. Trong thời gian tới tỉnh cũng dự định sẽ tiếp tục phát huy hình thức mô hình tư nhân đầu tư hạ tầng cho các KCN còn lại (Tam Nông, Hạ Hòa) đồng thời cũng vẫn tích cực huy động từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư xây dựng mới, hay tiếp tục mở rộng các KCN trên địa bàn, bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng bên ngoài các KCCN. Các biện pháp cụ thể để tỉnh có thể đa dạng hoá nguồn vốn dầu tư cho hạ tầng KCCN là:

- Một là, khai thác nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Nguồn vốn


hỗ trợ từ ngân sách trung ương luôn có vai trò quan trọng đối với các địa phương còn nghèo như Phú Thọ. Nguồn hỗ trợ từ trung ương được thực hiện khi địa phương không cân đối được thu chi, nghĩa là thu không đủ chi, Phú Thọ là một trong số nhiều địa phương hàng năm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Ngân sách hỗ trợ được sử dụng vào nhiều nội dung khác nhau, từ chi thường xuyên đến đầu tư phát triển. Khi ngân sách địa phương đã tăng lên, mặc dù chưa tự chủ, nhưng nguồn hỗ trợ từ trung ương sẽ được phân bổ cho đầu tư phát triển nhiều hơn, khi đó đầu tư phát triển các KCCN sẽ được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, để có sự hỗ trợ từ trung ương, bản thân chính quyền địa phương phải có những thay đổi nhất định, trong đó, sự thay đổi trong kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ được xem xét đầu tiên. Tiếp theo là sự hợp l trong chi tiêu và đầu tư, sự minh bạch trong quản lý sử dụng vốn ngân sách, sự cần thiết cũng như tính khả thi của các dự án đầu tư cần hỗ trợ từ ngân sách trung ương cũng là những nội dung được xem xét.

Trong thời gian tới, với chủ trương quy hoạch và tiếp tục xây dựng 2 KCN Tam Nông và KCN Hạ Hòa thì địa phương cần xem xét, tranh thủ huy động nguồn vốn ngân sách một cách hợp l để xây dựng các hạng mục hỗ trợ các KCCN như đường gom, đường lối với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây nhà ở cho công nhân KCCN…

- Hai là, đẩy mạnh khai thác nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn này có ưu điểm là được triển khai nhanh chóng, bám sát nhu cầu đầu tư và có hiệu suất đầu tư thấp do loại bỏ được các khoản chi phí ít liên quan, tuy nhiên cũng có hạn chế là có thể tập trung vào lợi ích kinh tế của chủ đầu tư một cách thái quá hoặc năng lực tài chính của các chủ đầu tư có hạn, hoặc vốn dàn trải ở nhiều dự án nên không đầu tư dứt điểm, hoặc cũng có thể là chỉ chủ đích lập dự án nhằm xin đất chờ thời cơ. Để huy động được nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân thì tỉnh cần cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường bình đẳng và thông thoáng để huy động và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất- nhập khẩu. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, NGO cũng là những kênh mà Tỉnh cần tăng cường các biện pháp để


khai thác một cách kịp thời, có hiệu quả. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần mạnh dạn thí điểm và áp dụng các hình thức huy động khác như thu hút vốn tư nhân dưới các hình thức BT, BOT, đặc biệt là hình thức “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” mà nhiều nơi và chính Phú Thọ cũng đã áp dụng khá thành công. Các công trình này có thể bao gồm cả hệ thống đường giao thông kết nối các KCCN với các trục đường quốc lộ hoặc các cảng sông trên địa bàn, các công trình cấp điện, nước, các công trình xử l nước thải và rác thải bên ngoài các KCCN nhưng xử l nước thải và rác thải phát sinh từ các KCCN (và cả rác thải, nước thải dân sinh). Đặc biệt, hình thức này có thể được nghiên cứu, áp dụng để xây dựng các khu đô thị hoặc nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, nhân viên và người lao động khác của các KCCN.

Để làm việc này, tỉnh cần phối hợp với các cơ quan quản l nhà nước các cấp để triển khai một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng tỷ lệ cấp vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước cho KCCN; tăng cường thu các khoản nợ tiền thuê đất tồn đọng; huy động các nguồn lực đặc biệt từ các nhà đầu tư hạ tầng tư nhân nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các KCCN; thực hiện kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các KCCN với khu đô thị, dân cư để hình thành mô hình KCN - đô thị - dịch vụ.

Thứ hai, nghiên cứu cụ thể và dự báo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu và các phương án phát triển công nghiệp cũng như các KCCN trên địa bàn, nhu cầu về quy hoạch các công trình kết cấu hạ tầng KCN Tam Nông, Hạ Hòa, Phù Ninh (mở rộng), nhu cầu về xây dựng nhà máy xử l nước thải của các KCCN, nhu cầu về nhà ở và dịch vụ xã hội cho người có thu nhập thấp và lao động từ các KCCN. Đây là căn cứ để kêu gọi đầu tư, đồng thời cũng là những căn cứ để các nhà đầu tư tính toán các phương án khả thi nhằm lựa chọn và triển khai các dự án phù hợp với mục đích của địa phương cũng như mục tiêu của bản thân họ.

Thứ ba, rà soát, điều chỉnh và công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh cũng như quy hoạch chuyên ngành và các thông tin có liên quan khác một cách có chủ đích, hướng tới những nhà đầu tư tiềm năng, thực hiện công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư vào những công trình nói trên như quảng bá, thu


hút đầu tư vào các KCCN.

- Ba là, huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây không chỉ là kênh huy động vốn nghĩa về mặt thu hút vốn, mà còn ở chỗ chúng có thể là cầu nối giúp các nhà đầu tư vào KCCN có thể liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế, giúp các doanh nghiệp đầu tư tiếp cận và tham gia các chuỗi cung ứng toàn quốc và toàn cầu, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp vay vốn tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến. Trong một số trường hợp, vốn vay từ nguồn quốc tế được kiểm soát chặt chẽ, giúp giảm thiểu nguy cơ thất thoát, lãng phí, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên cũng tránh trường hợp thu hút ồ ạt và không có sự kiểm soát kỹ lưỡng về việc thực hiện vốn đầu tư.

Thứ nhất, kêu gọi đầu tư trực tiếp đầu tư vào các KCCN với hình thức đầu tư hạ tầng để cho thuê lại (với vai trò là nhà đầu tư sơ cấp). Trong giai đoạn hiện nay bất động sản các KCCN đang có xu hướng nóng lên. Các dòng vốn đầu tư từ các quốc gia đang dịch chuyển sang Việt Nam và đó là cơ hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng thu hút thêm được các nguồn vốn đầu tư mới. Tuy nhiên, để có thể khai thác được nguồn vốn này, điều cốt lõi vẫn là phải thu hút được vốn đầu tư xây dựng các doanh nghiệp trong các KCCN tương lai, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để các nhà đầu tư sơ cấp có thể nhanh chóng đầu tư và kinh doanh.

Thứ hai, thông qua hình thức thu hút đầu tư vào một số công trình trong hoặc ngoài KCCN để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho KCCN hoặc các doanh nghiệp riêng rẽ trong KCCN. Có thể áp dụng các hình thức BOT, BT hoặc các hình thức tương tự, kể cả hình thức PPP. Để làm việc này, ngoài việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch như đã nêu trên, Phú Thọ cần chuẩn bị một số hồ sơ cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết để cung cấp cho các nhà đầu tư khi họ tìm hiểu, đánh giá cơ hội đầu tư vào các KCCN hoặc các công trình cơ sở hạ tầng quanh các KCCN trên địa bàn.

Muốn vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần khai thác các kênh thông tin khác nhau để tìm kiếm, sau đó đẩy mạnh công tác phân tích, đánh giá các nhà đầu tư tiềm năng


nhằm xây dựng và triển khai một cách có hệ thống các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, chuẩn bị thông tin để cung cấp cho họ, hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ họ xây dựng các dự án và hoàn thiện hồ sơ để nhanh chóng hoàn tất thủ tục đầu tư vào các KCCN và vào các công trình hạ tầng phục vụ các KCCN trên địa bàn. Việc cung cấp miễn phí một số dịch vụ công liên quan tới các thủ tục này, theo kinh nghiệm từ tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều địa phương khác đã áp duụng thì chỉ tốn ít kinh phí nhưng lại đem lại kết quả và tác động lớn.

Trên thực tế những việc này cũng đã được Phú Thọ đã triển khai nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi mặt bằng các KCCN trở thành một mặt hàng có sức hấp dẫn trên thị trường bất động sản thì ngoài phương thức truyền thống, những hoạt động này cần được tiếp cận theo những cách thức và hình thức mới, sử dụng những phương pháp mới, triển khai ở quy mô rộng hơn với những mục tiêu đa dạng hơn. Một trong những hướng cần dành sự ưu tiên thích đáng là những tập đoàn công nghiệp và những tập đoàn kinh doanh quốc tế lớn. Mặt khác, tỉnh cần sử dụng dịch vụ của những tổ chức quốc tế chuyên nghiệp có kinh nghiệm và năng lực trong việc quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư thay vì chủ yếu chỉ sử dụng nguồn lực nội bộ và các nguồn lực trong nước khác.

Thứ ba, kêu gọi nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức - ODA. Đối với các địa phương khó khăn như Phú Thọ, nguồn vốn ODA có nghĩa quan trọng bởi nguồn này có tính chất thời hạn vay dài, không kéo theo áp lực trả nợ, lãi suất thấp, thậm chí ưu đãi không lãi suất, phù hợp với các dự án đầu tư hạ tầng. Trên thực tế, nguồn vốn ODA thường tập trung cho các mục tiêu: xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng giao thông, phát triển y tế, giáo dục. Tuy nhiên, đối với nhu cầu đầu tư hạ tầng của các KCCN cũng có thể vận động nguồn này cho các hạng mục: Xây nhà cho công nhân KCCN, xây trung tâm xử l nước thải, củng cố hạ tầng giao thông quanh KCCN, các dự án đào tạo nghề cho công nhân. Để nguồn này về với địa phương, một mặt chính quyền tỉnh tự vận động qua các chương trình xúc tiến, vận động tài trợ, gặp gỡ các nhà tài trợ vốn hàng năm. Mặt khác, qua các chương trình xúc tiến của Chính phủ, vì nguồn ODA chủ yếu qua kênh các Chính phủ.


Thứ tư, vốn của các tổ chức phi chính phủ - NGO và vốn của cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài. Nguồn vốn này không lớn như nguồn ODA nhưng rất quan trọng, bởi nguồn này thường là tài trợ không hoàn lại. Nguồn này thường được đầu tư cho các lĩnh vực giao thông nông thôn, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu huy động nguồn vốn này, đòi hỏi chính quyền và các cơ quan của địa phương phải phát triển, nhân rộng các mối quan hệ; tổ chức tốt công tác truyền thông quảng bá về các chương trình dự án của tỉnh.

- Bốn là, vay nợ trong nước. Đây cũng được coi là giải pháp mang tính ngắn hạn, Phú Thọ có thể áp dụng như nhiều địa phương khác để tăng cường năng lực cho ngân sách địa phương. Vay nợ trong nước đối với cấp chính quyền các tỉnh được thực hiện qua các hình thức sau:

+ Vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB để đáp ứng chu cầu chi tiêu, đầu tư của tỉnh. Cho các địa phương vay cũng là một trong các chức năng của VDB. Ưu điểm của nguồn này là có thể vay với món vay lớn, lãi suất thấp. Tuy nhiên, phải giải trình rõ mục đích, tính chất, sự cần thiết của khoản vay và các cam kết trả nợ.

+ Vay từ NSTW. Khoản vay này thực chất là tiền ứng trước cho kế hoạch NSTW năm sau, thời gian không được dài nhưng giải quyết được các mục tiêu trước mắt, các lĩnh vực ưu tiên đó là hạ tầng giao thông, y tế, nông nghiệp và môi trường.

+ Tranh thủ thời gian nhàn rỗi của các khoản thanh toán qua Kho bạc Nhà nước.

4.2.2. Tăng cường huy động vốn thông qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp

Đối với hoạt động huy động nguồn lực tài chính thông qua việc thu hút các dự án đầu tư cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó luận án đề xuất một số giải pháp trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ.

Một là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCCN.

Quy hoạch phát triển các KCCN là yếu tố quan trọng trong hoạt động phát triển KCCN chung và hoạt động thu hút các dự án đầu tư vào KCCN nói riêng. Tuy


nhiên, hiện nay công tác quy hoạch các KCCN trêm địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển KCCN là giải pháp cấp thiết cần phải thực hiện. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy hoạch phát triển KCCN phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, vùng, lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp.

- Ðể phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiệu quả, quy hoạch KCCN phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phù hợp với quy hoạch chung của Nhà nước. Mặt khác quy hoạch phải tính đến lợi thế so sánh của địa phương và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nuớc.

- Bên cạnh việc gắn quy hoạch các KCCN với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, khu đô thị, thì còn phải gắn với quy hoạch phát triển ngành. Ðể nâng cao chất luợng quy hoạch, cần có sự phối hợp của các ngành, giữa địa phương với trung ương để có sự thống nhất trong các định hướng phát triển, đảm bảo tính liên kết giữa phát triển KCCN với sự phát triển chung của địa phương, cũng như tính liên kết giữa các địa phương trong vùng với nhau, tránh cạnh tranh trực tiếp giữa các KCCN trên cùng một địa bàn hoặc giữa những địa bàn có sự gần gũi về mặt địa lý.

Thứ hai, quy hoạch KCCN cần phải tính đến sự phát triển bền vững của KCCN.

- Quy hoạch KCCN cần phải dự tính được vị trí xây dựng để đảm bảo KCCN phát triển bền vững. Việc xây dựng các KCCN gần các tuyến đường giao thông, gần các khu dân cu tập trung, các đô thị lớn thời gian qua đã thể hiện một số bất cập như gây tắc nghẽn giao thông, ảnh huởng đến môi trường sinh thái của người dân. Do đó công tác quy hoạch phát triển KCCN trong thời gian tới cần xác định rõ vị trí xây dựng KCCN để vừa thuận tiện trong giao thông nhưng lại không ảnh huởng đến hành lang phát triển các đô thị trong tương lai, đặc biệt là các KCN như: Tam Nông, Hạ Hòa, Phù Ninh đang trong quá trình quy hoạch xây dựng.

- Quy hoạch KCCN cần quy định cụ thể về quy mô tối thiểu cho từng loại KCCN. Với những KCCN có diện tích quá lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí