Những Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Công Tác Huy Động Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Hà Nội.

để huy động vốn, nhất là các cơ quan bảo hiểm, vì nền kinh tế càng phát triển thì ngành bảo hiểm cũng phát triển và mở rộng, nên nguồn vốn nhà rỗi của các cơ quan bảo hiểm rất lớn. Đây là nguồn mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội rất quan tâm hiện nay.

Chính vì xác định được như vậy, mà tỷ trọng của các nguồn vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng khác tăng đáng kể. Tại thời điểm 31/12/1994, tỷ trọng của các nguồn vốn vay các tổ chức này chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nguồn vốn, cho đến thời điểm 31/12/1999 nguồn này tăng lên 4,9% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh và chiêma 16,45% trong số vốn vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương và các tổ chức tài chính và tín dụng khác.

Tuy nhiên, nguồn này chỉ mang tính chất nhất thời vì loại đi vay này thường chịu mức lãi suất cao nên kém hiệu quả trong kinh doanh.

III. Những thành tựu và hạn chế trong công tác huy động nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

1. Những kết quả đạt được:


Khác với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội còn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là cho vay đầu tư phát triển theo kế hoạch và định hướng của Nhà nước. Phát huy thế mạnh trong lĩnh vực cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, với quyết tâm cao, năng động tìm vốn cho đầu tư phát triển cùng với toàn ngành, chính nhánh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng.

Vốn vay của Chi nhánh đã góp phần đưa nhiều dự án trên địa bàn vào sản xuất, đem lại hiệu quả, tăng sản lượng, sản phẩm góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới cho thành phố, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Một số dự án tiêu biểu: Công trình cán ép hợp kim nhôm, công trình sản xuất dây dẫn của nhà máy cơ khí Trần Phú, công trình mở rộng quy mô của Công ty điện tử Giảng Võ.

Chi nhánh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô “Coi trọng sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại”.

Nét nổi bật trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 1998 là vừa phát triển nghiệp vụ kinh doanh đa năng như các Ngân hàng thương mại, vừa phát triển vị thế của Ngân hàng đầu tư và Phát triển trong lĩnh vực đầu tư trung, dài hạn theo kế hoạch của Nhà nước. Bằng sự nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới một cách hợp lý và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn của dcân cư, các tổ chức kinh tế... Cơ cấu tiền gửi đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng vừa tăng vững chắc vừa có lợi cho kinh doanh. Tổng số nguồn vốn huy động 2.157.096 triệu đồng thì tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm 48,45%, tiền gửi tổ chức kinh doanh chiếm 25,41%. Thời gian vừa qua tuy bị biến động về tỷ giá, nhiều khách hàng rút VNĐ và gửi lại vào bằng ngoại tệ nên nguồn vốn huy động vẫn tăng. Nguồn ngoại tệ gần đây tiếp tục tăng trưởng, so với năm 1998, cuối năm 1999 đạt 157,07%. Đây cũng là một sự cố gắng của chi nhánh để tạo lập nguồn vốn ngoại tệ dồi dào để đầu tư cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Công tác huy động vốn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Năm qua, để huy động nguồn vốn trung và dài hạn, Chức năng đã phát hành trái phiếu 221.458 triệu đồng trong đó loại 2 năm trở lên chiếm khoảng 40%. Số huy động này chỉ trong vòng không đầy một tháng, một tốc độ rất nhanh, nó phản ánh niềm tin của nhân dân đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Nhờ thành tích huy động vốn đã được cả về mặt số lượng lẫn cơ cấu nguồn vốn ngày càng phù hợp mà tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhanh đến cuối năm 1999 đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 1998 và tăng 5% so với kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 51%.

- Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 49%.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 7


Năm 1999, chi nhánh còn tiếp tục phát triển nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ để hỗ trợ vốn cho hoạt động thanh toán quốc tế và nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô.

2. Những mặt còn hạn chế:


Những thành công bước đầu trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, như nói ở trên, công tác huy động vốn là một hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn và trên bước đường kinh doanh của mình, Ngân hàng vừa làm vừa học hỏi để không ngừng bổ sung và hoàn thiện nó, vì vậy không tránh khỏi những khiếm khuyết, tồn tại. Một số hạn chế thể hiện trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, một số hạn chế là chung của toàn hệ thống với những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

2.1. Chiến lược khách hàng:


Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cũng đã ý thức được chính sách khách hàng là quan trọng, có ý thức thu hút các khách hàng có tiền gửi tiềm năng nhưng chưa thực sự có những biện pháp trển khai thực hữu hiệu trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh. Vì vậy với cả khách hàng truyền thống có quan hệ lâu đời, chi nhánh vẫn chưa thu hút 100% doanh số hoạt động tiền gửi tại chi nhánh mình. Qua khảo sát thực tế nhiều khách hàng truyền thống của chi nhánh có tiền gửi tại nhiều Ngân hàng khác. Tiền gửi của khách hàng bị phân tán. Nguồn huy động rẻ nhất của Ngân hàng bị san sẻ cho các Ngân hàng bạn. Thể hiện theo “báo cáo điều tra khách hàng”, của Chi nhánh đầunăm 1998 đối với khối khách hàng truyền thống thì trong 48.462 triệu đồng hoạt động tiền gửi của họ năm 1997 (kể cả ngoại tệ quy đổi) thì Chi nhánh Hà Nội mới chỉ chiếm 57.578 triệu (chiếm 77,5%).

2.2. Chi nhánh chưa huy động đủ nguồn vốn trung, dài hạn:

Vấn đề huy động được vốn trung và dài hạn là vấn đề khó khăn đối với hệ thống Ngân hàng nước ta hiện nay. Trong thời gian qua, chi nhánh đã có gắng chú trọng đến huy động nguồn trung, dài hạn và thực tế là chưa huy động được đủ nhu cầu loại vốn này. Ngân hàng đã phát hành trái phiếu nhưng do thói quen của dân nên Ngân hàng cũng chỉ mới huy động được loại có kỳ hạn 1 năm là chủ yếu. Chi nhánh chưa xây dựng được chiến lược dài hạn về khai thác vốn còn nặng nề và giải pháp tạm thời, không ổn định, nhất là đối với nguồn trung, dài hạn. Đa số các dự án trung, dài hạn mà chi nhánh cho vay vẫn là nguồn vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển xác định được rằng mình là một Ngân hàng chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, cần phải từng bước khắc phục và đưa ra những chiến lược thích hợp để huy động nguồn vốn trung, dài hạn trước mắt và trong tương lai. Có lẽ đây là yếu tố đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thì mới có thể khắc phục được.

2.3. Chi nhánh chưa có các nghiệp vụ chiết khấu các chứng từ có giá:


Khi khách hàng muốn rút tiền từ kỳ phiếu hay trái phiếu chưa đến ngày đáo hạn thì Ngân hàng đã xử lý:

+ Với kỳ phiếu dưới 3 tháng thì khách hàng có thể rút tiền không được hưởng lãi.

+ Với trái phiếu thì Ngân hàng đứng ra môi giới để bán, mua hộ cho những người có nhu cầu mua, bán trái phiếu chưa đáo hạn. Việc làm này tỏ ra kém hiệu quả đối với khách hàng, có khi phải chờ đợi lâu, thậm chí không bán được vì không có “cầu”, mặc dù có thể Ngân hàng rất tích cực.

Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tức là mua lại các giấy tờ có giá với tỷ lệ lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí nhất định, Ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được rút tiền trước hạn dễ dàng, đáp ứng nhu cầu tiền đột xuất lại vừa tăng thu nhập.

2.4. Chi nhánh từng bước gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn theo cơ cấu, tính chất thời gian, theo tính chất nội, ngoại tệ, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong đợi:

Việc sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để Ngân hàng thực hiện huy động vốn say này. Mặt khác việc huy động vốn và sử dụng vốn phải gắn bó với nhau theo nguyên tắc nguồn vốn nào cho vay loại hình ấy thì tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn sẽ rất bền vững. Nguồn vốn dài cho vay dài hạn, nguồn vốn ngắn cho vay ngắn hạn, nguồn ngoại tệ cho vay ngoại tệ, nguồn VNĐ cho vay VNĐ. Nếu thực hiện được như vậy thì sẽ đạt hiệu quả ổn định nhất. Muốn vậy thì việc huy động vốn phải luôn gắn chặt với việc sử dụng vốn một cách hợp lý hơn nữa.

Chương III

Những giải pháp khơi tăng nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội


I. Định hướng chất lượng phát triển chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các tài khoản tiền gửi :


- Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2000 : “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn ninh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” (1). Thực hiện “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế nhiều thành phần” (2). Phấn đấu đến năm 2000 GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990” (3).

Xuất phát từ mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay là ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm..., thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược ổn định kinh tế đến năm 2000.

Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá X về nhiệm vụ năm 1999: Đẩy mạnh và đa dạng hoá việc huy động vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tăng tỷ trọng vốn cho vay trung, dài hạn để đầu tư phát triển, ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nâng thời hạn và mức cho vay, đảm bảo lãi suất hợp lý đối với hộ nghèo. Xử lý thận trọng và linh hoạt vấn đề lãi suất và tỷ giá hối đoái, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Hạn chế và khắc phục có hiệu quả tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới đối với nước ta.

- Xuất phát từ định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: giữ vị thế là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, giữ

vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, luôn nỗ lực cao nhất để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ. Từng bước xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một Ngân hàng mạnh toàn diện để nhanh chóng hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực và thế giới.

- Xuất phát từ định hướng chiến lược huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

+ Coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng.


+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Có biện pháp để nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đồng thời tăng lượng vốn huy động vốn từ các tầng lớp dân cư.

+ Coi trọng huy động vốn dài hạn, trung hạn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu trung, dài hạn (trong nước và ngoài nước).

+ Gắn chiến lược huy động vốn với sử dụng vốn.


+ Đổi mới phong cách phục vụ.


+ Tăng cường chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng.


+ áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng.


Mục tiêu năm 2000: Phấn đấu huy động vốn tăng 25% so với năm 1999, trong đó cơ cấu huy động vốn trong nước 70 - 75%. Tín dụng tăng 23%, trong đó cơ cấu tín dụng dài hạn chiếm 55% - 60% dư nợ.

Định hướng phát triển nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới:

Tiếp tục hoàn thiện các biện pháp khơi tăng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng.

Tích cực huy động nguồn vốn mới trong nước bằng cách :

- Tiếp tục triển khai việc mở tài khoản cá nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và trên thực tế đã mách bảo rằng: Nguồn vốn có thể khai thác được trong dân cư còn nhiều tiềm tàng và lâu dài, mãi mãi. Vì vậy phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân không những làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi từ trong tầng lớp dân cư, mà còn tạo điều kiện để thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng các công cụ thanh toán hiện đại. tuy nhiên, việc chuyển đổi nhận thức từ thói quen lâu nay dân chúng chỉ “thích” sử dụng, chi tiêu tiền mặt, bằng việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại các tổ chức tín dụng thông qua các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần, thấy được những tiện ích mới trong thanh toán như an toàn, thuận lợi, nhanh chóng, có lợi, ... Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cần có những biện pháp khuyến khích mọi người dân mở tài khoản tại Ngân hàng để tập hợp được những khoản tiền nhàn rỗi của dân cư vào tài khoản. Tạo lập thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của chi nhánh.

- Mở rộng mạnh lưới huy động vốn nhất là ở những quận mới thành lập.


- áp dụng linh hoạt rộng rãi mọi hình thức để huy động vốn trong dân cư. Tăng cường huy động vốn cho nền kinh tế, trước hết là đủ vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển, để phục vụ những dự án mũi nhọn của thành phố, coi trọng chương trình nhà ở của thủ đô, nâng cao một bước về chất lượng hoạt động trong điều kiện, tình hình mới, đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh khoản. Mở rộng việc phát hành kỳ phiếu nhất là loại có kỳ hạn lớn hơn một năm để huy động vốn trung hạn.

- Tập trung khai thác nguồn tiền gửi có tính chất ổn định lâu dài.


Có chiến lược khách hàng đúng đắn: Là chiến lược thu hút nhiều khách hàng và duy trì mở rộng khách hàng truyền thống về xây lắp, khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp, vật liệu xây dựng kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có chính sách phù hợp nhằm huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội. Tiếp tục

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí