Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Huy Động Vốn Tiền Gởi Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Cà Mau



Do vốn huy động được của Chi nhánh chủ yếu là từ nguốn tiền gởi mà nguồn tiền gởi này huy động được đa phần là trong ngắn hạn nên để hiểu rõ hơn về vốn huy động thì phải tìm hiểu về công tác huy động nguồn vốn tiền gởi ngắn hạn

4.1.3 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau

Vốn huy động từ tiền gởi của Ngân hàng có nhiều loại khác nhau như từ tiền gởi của khách hàng gồm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, tiền gởi của các tổ chức tài chính và tiền gởi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng. Trong đó tiền gởi của khách hàng là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Vì vậy, để gia tăng tiền gởi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền chủ động hơn trong hoạt động cho vay thì Ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động như tiền gởi của khách hàng, tiền gởi của tổ chức tín dụng, tiền gởi của tổ chức tín dụng…

Tuy nhiên qua bảng số 4 ta thấy, nguồn vốn huy động ngắn hạn chủ yếu của chi nhánh là từ tiền gởi của khách hàng cụ thể là chiếm 98,46% vào năm 2006, chiếm 97,82% vào năm 2007 và chiếm 99,99% vào năm 2008 trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh.

Trong đó thì tiền gởi không kỳ hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tiền gởi của khách hàng cụ thể là năm 2006 chiếm 75,05%, năm 2007 chiếm 84,4% và năm 2008 chiếm 80,97% . Đây là loại tiền gởi mà khách hàng đuợc sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán như trả tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt…, khách hàng gởi tiền vào ngân hàng không vì ngành huởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán, chính vì vậy mà ngân hàng cần thu hút và cung cấp thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Tiền gởi không kỳ hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp. Vì nguyên nhân này các ngân hàng thường tập trung huy động nguồn vốn này, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cao, do nó có tính chất linh hoạt và phù hợp để dùng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính vì nguyên nhân linh hoạt, khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào và vì thế mà đã làm cho tình hình huy động vốn không kỳ hạn của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2007 giảm 25,03% tương đương


với số tiền giảm là 62.047,3 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 giảm 47,12% tương đương với số tiền giảm là 87.570 triệu đồng so với năm 2007.

Về tiền gởi có kỳ hạn của khách hàng là loại tiền nhàn rỗi của dân cư, nguời gởi tiền có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong truờng hợp bình thuờng thì các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền truớc hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Đây là loại tiền có sự ổn định tương đối, có chi phí sử dụng vốn khá cao, nguời gởi tiền với ngành huởng lãi nên thường họ chỉ gởi những nơi có lãi suất cao nên nó giảm mạnh trong cuộc chạy đua lãi suất, trong thời gian có những biến động không tốt dẫn đến lãi họ thu về không cao so với việc gởi ở những ngân hàng khác hoặc đầu tư vào một hoạt động sinh lãi khác. Cụ thể tiền gởi có kỳ hạn của khách hàng tại Chi nhánh như sau: năm 2006 TG có kỳ hạn của KH là 82.420,8 triệu đồng, năm 2007 là 34.363 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 48.057,8 triệu đồng và về tương đối là giảm 58,31%; năm 2008 là 23.096 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 11.267 triệu đồng và về tương đối là 32,79%. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa có lãi suất thích hợp để thu hút tiền gởi của dân cư. Cho nên, đòi hỏi Ngân hàng phải dùng nhiều hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn đối với loại tiền gởi này, đó là loại tiền gởi có nhiều kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau phù hợp với các khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng vốn.

Về mặt tiền gởi của TCTC và tiền gởi không kỳ hạn của TCTD thì cũng có sự giảm mạnh. Về TG của TCTC, năm 2006 huy động được là 5134 triệu đồng, năm 2007 huy động được là 4.892 triệu đồng nhưng đến năm 2008 số tiền huy động chỉ còn 50 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do luật NHNN quy định không cho phép các tổ chức tài chính mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, mỗi TCTC chỉ được mở một tài khoản duy nhất vì hiện nay các ngân hàng đã áp dụng hình thức thanh toán liên ngân hàng, thuận lợi cho việc chuyển khoản thanh toán cho các ngân hàng, vừa kiểm soát được các tài khoản của ngân hàng.

Sau đây là bảng số liệu phản ánh công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc

www.kinhtehoc.net


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Đông Lộc

BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch

2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

-Tiền gởi KH

330.314,1

98,46

220.209

97,82

121.372

99,99

-110.105,1

-33,33

-98.837

-44,88

+Không kỳ hạn

247.893,3

75,05

185.846

84,40

98.276

80,97

-62.047,3

-25,03

-87.570

-47,12

+Có kỳ hạn

82.420,8

24,95

34.363

15,60

23.096

19,03

-48.057,8

-58,31

-11.267

-32,79

-TG của TCTC

5.134,0

1,54

4.892

2,17

5

0,01

-242,0

-4,71

-4.887

-99,90

-TG không kỳ

hạn của TCTD

21,0


25


2


4,0

19,05

-23

-92,00

Tổng

335.496,1

100,00

225.126

100,00

121.379

100,00

-110.370,1

-32,90

-103.747

-46,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 7

Phân tích hoạt động tín dụng 38SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau

Nguồn: Phòng kế hoạch - tổng hợp


Phân tích hoạt động tín dụng tại BIDV Cà Mau

38

SVTH: Nguyễn Út Niềm

http://www.kinhtehoc.net


Tóm lại, qua công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn của Ngân hàng ta thấy nguồn vốn huy động qua 3 năm đã giảm, việc giảm này cũng không đáng kể bởi đây chỉ là sự giảm sút tạm thời, do tình hình khách quan của thị truờng tài chính trong nuớc, không phải là do ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. Tuy nhiên Chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng khác, nhưng để có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Ngân hàng, cùng với tinh thần và thái độ phục vụ ân cần niềm nở với khách hàng, luôn coi uy tín đối với khách hàng là mục tiêu quan trọng hàng đầu cùng với chính sách lãi suất huy động thích hợp tại Ngân hàng. Mặt khác, để có thể tồn tại và phát triển, hoà nhập vào cơ chế thị trường việc đa dạng hoá các hình thức huy động là vấn đề sống còn của Ngân hàng, nhưng để thực hiện được phương châm “đi vay để cho vay” thì ngành cuối cùng của huy động vốn là cho vay để nhằm thu lợi nhuận cho Ngân hàng. Để thấy rõ vấn đề này ta hãy đi sâu vào phân tích tình hình sử dụng vốn đặc biệt là vốn ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU

4.2.1 Đánh giá khái quát chung tình hình tín dụng tại Ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và nó cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Nó có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này ngân hàng cung cấp một khối lượng lớn vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ luợng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và bền vững. Quan hệ tín dụng phần lớn được xác lập thông qua hợp đồng tín dụng với ngành là xác định khả năng và ý muốn của nguời đi vay trong việc thực hiện hợp đồng. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng sau:


BẢNG 5: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU QUA 3 NĂM 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

DSCV

2.838.395,0

2.427.524,0

2.613.891,0

-410.871,0

-14,5

186.367

7,7

Dư nợ

484.773,1

916.599,1

1.045.868,1

431.826

89,08

129.269

14,1

DS thu

nợ

2.409.587,0

1.995.698,0

2.494.622,0

-413.889,0

-17,2

498.924

25,0

Nợ xấu

16.816,7

8.463,0

7.319,0

-8.353,0

-49,7

-1.144

-12,5

Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp


Biể u đô; thể hiê< n ti; nh hi; nh chung vê; hoa< t đô< ng ti= n du< ng


TriêH u đôI ng 3,000,000

2,500,000


2,000,000


1,500,000


1,000,000


500,000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm


DSCV

Dư nợ

DS thu nợ Nợ xấu


Hình 3: Tình hình tín dụng chung của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 - 2008

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ và nợ xấu của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008

- Doanh số cho vay của Chi nhánh đã có sự biến động bất thường đó là việc giảm vào năm 2007 nhưng đã tăng lại vào năm 2008. Cụ thể, doanh số cho vay của năm 2007 là 2.427.524 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 410.871 triệu đồng tương đương với giảm 14,5%, năm 2008 thì doanh số này đã lên được là 2.613.891 triệu đồng tăng được 186.367 triệu đồng tương ứng tăng 7,7% so với năm 2007. Doanh số cho vay năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là do ảnh hưởng của nhiều biến động khách quan từ nền kinh tế trong nước và thế giới làm


cho nguồn vốn huy động được thấp nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay những khách hàng không có thiện chí trả nợ, còn doanh số cho vay năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là vì ngân hàng đã củng cố lại chất lượng tín dụng, đưa ra những chính sách quảng cáo nhằm thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn trên cơ sở chọn lọc khách hàng để cho vay tránh tình trạng cho vay đại trà theo doanh số, không chú ý đến chất lượng của khoản vay.

- Về dư nợ có sự tăng dần qua qua các năm. Năm 2006 tổng dư nợ là 484.773,1 triệu đồng, năm 2007 tổng dư nợ là 916.599,1 triệu đồng tăng 431.826 triệu đồng tương đương tăng 89,08% so với năm 2006, năm 2008 tổng dư nợ là 1.045.868,1 triệu đồng tăng 129.269 triệu đồng tương đương tăng 14,1% so với năm 2007. Tổng dư nợ tăng vào năm 2007 trong khi doanh số cho vay giãm điều này cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng có sự giãm sút làm cho khoản cần thu về tăng lên. Tổng dư nợ tăng vào năm 2008 trong khi doanh số cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng tức là cho vay nhiều hơn nên khoản cần thu về cũng tăng lên.

- Tình hình thu hồi nợ cũng có nhiều chuyển biến đó là hiện tượng doanh số thu nợ giảm vào năm 2007 và tăng lại vào năm 2008. Cụ thể là năm 2007 doanh số thu nợ giảm 413.889 triệu đồng tương đương với giảm 17,2% so với năm 2006, năm 2008 doanh số thu nợ tăng 498.924 triệu đồng tương ứng với tăng 25% so với năm 2007. Doanh số thu nợ giảm vào năm 2007 là do doanh số cho vay đã giảm nên số tiền cần thu về cũng đã giảm theo. Trái lại, doanh số thu nợ đã tăng vào năm 2008 là do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ đồng thời Chi nhánh đã có công tác tổ chức cho vay và giám sát các khoản vay để có thể thu hồi nợ tốt. Ngân hàng cũng đã khuyến khích, đôn đốc những khách hàng đã quá hạn trả nợ bằng những chính sách như giảm lãi suât hoặc chỉ trả nợ gốc…

- Về nợ xấu của Chi nhánh không ngừng giảm, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã được kiểm soát tốt, những khách hàng không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng thì không đước ký hợp đồng. Bên cạnh đó, những khoản vay mà quá hạn hay có dấu hiệu xấu thì Chi nhánh lập tức chuyển nợ để có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể nợ xấu năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là nợ xấu đã giảm được 8.353 triệu đồng tương ứng giảm 49,7% so với


năm 2006, năm 2008 nợ xấu đã giảm 1.144 triệu đồng tương ứng giảm 12,5% so với năm 2007.

Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt. Tuy có giảm sút vào năm 2007 nhưng đó cũng không thể nói lên được là Ngân hàng hoạt động không hiệu quả bởi lẽ Ngân hàng có sự giảm sút là do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nên DSCV, DSTN, Dư nợ đều giảm. Đây cũng là tình hình chung của nhiều ngân hàng. Nhưng vượt qua mọi khó khăn thử thách Chi nhánh đã vươn lên thể hiện rõ ở chổ là DSCV, DSTN, Dư nợ vào năm 2008. Điều này đã nói lên được Ngân hàng đã cũng cố lại công tác tín dụng của mình. Bên cạnh đó thì nợ xấu đã không ngừng giảm xuống qua các năm, nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ của Chi nhánh đã được nâng cao.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện rõ hơn thông việc cụ thể hóa cách phân chia thành hoạt động tín dụng theo thời hạn và theo ngành kinh tế.

4.2.1.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn

Phân chia hoạt động tín dụng của Chi nhánh theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NH, vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời hạn tín dụng được chia thành:

+ Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống

+ Tín dụng trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng

+ Tín dụng dài hạn: trên 60 tháng

 Doanh số cho vay vốn:

Doanh số cho vay theo thời hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 6: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI

BIDV CÀ MAU (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Ngắn hạn

1.537.567

54,2

1.944.548

80,1

2.324.280

88,9

406.981

26,5

379.732

19,5

Trung-

Dài hạn

1.300.828

45,8

431.826

19,9

289.611

11,1

-869.002

-66,8

-193.365

-40,0

Tổng

2.838.395

100,0

2.427.524

100,0

2.613.891

100,0

-410.871

-14,5

186.367

7,7

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp



Doanh số cho vay theo thời hạn


% 90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm

Ngắn hạn

Trung-Dài hạn


Hình 4: Tình hình doanh số cho vay phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 Doanh số cho vay của BIDV Cà Mau có cơ cấu gồm hai khoản mục là tín dụng Ngắn hạn và tín dụng trung – dài hạn. Tín dụng ngắn hạn chủ yếu là cho vay để cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay để tiêu dùng…Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cơ cấu cho vay không đều, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 54,2%, năm 2007 chiếm 80,1%, năm 2008 chiếm 88,9%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã từng bước chuyển dần cho vay trung – dài hạn sang cho vay ngăn hạn. Nguyên nhân là do thời gian cho vay của các khoản vay trung – dài hạn thường dài, rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn và mặt khác là do nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao nhằm đáp ứng việc thiếu hụt

nguồn vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh nên vay vốn ngắn hạn nhiều.

Đối với tín dụng trung – dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong doanh số cho vay vào năm 2006 nhưng đang có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2006 tín dụng trung – dài hạn chiếm 45,8%, năm 2007 giảm còn 19,9%, năm 2008 chiếm 11,1% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do những năm trước Chi nhánh cho vay trung – dài hạn tương đối lớn nhưng thu về thì chậm và tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao nên Chi nhánh đã chủ trương giảm bớt cho vay trung - dài hạn hoặc thận trọng hơn trong trước khi quyết định cho vay nhằm hạn chế các khoản nợ xấu xãy ra ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022