Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ của phòng tư liệu Khoa Thông tin - Thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN - 2


+ Bộ môn Thông tin -Tư liệu:


Chủ nhiệm bộ môn là PGS.TS. Trần Thị Quý


+ Bộ môn Thư viện -Thư mục:


Chủ nhiệm bộ môn: TS. Nguyễn Huy Chương


+ Bộ môn Tin học cơ sở và ứng dụng: Chủ nhiệm bộ môn: ThS. Vũ Thị Hồng Vân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

+ Phòng Tư liệu Khoa:


Cán bộ phụ trách: ThS. Đào Thị Uyên


+ Phòng Hành chính:


Cán bộ phụ trách: Bùi Thị Gấm


- Số lượng cán bộ khoa Thông tin - Thư viện hiện tại có 22 cán bộ cơ hữu và 27 cán bộ kiêm nhiệm.

Trình độ cán bộ cơ hữu: 2 Phó giáo sư.Tiến sĩ, 9 Thạc sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 3 cán bộ đang học cao học. 100% số chuyên viên khoa đều tốt nghiệp đại học chính quy (trong đó có 2 cán bộ có trình độ thạc sĩ).

Trình độ của cán bộ kiêm nhiệm: 2 Phó giáo sư.Tiến sĩ, 9 Thạc sĩ, 14 nghiên cứu viên và thạc sĩ.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức


CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN


1 2 Tổ chức và hoạt động của phòng Tư liệu Khoa TT TV 1 2 1 Quá trình hình 1


1.2. Tổ chức và hoạt động của phòng Tư liệu Khoa TT - TV


1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tư liệu Khoa


Sự hình thành và phát triển của Phòng Tư liệu Khoa Thông tin - Thư viện gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của Khoa. Năm 1996, Bộ môn Thông tin - Thư viện thuộc trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN được tái lập và đến năm 2004 chính thức được công nhận là Khoa Thông tin - Thư viện.

- Phòng tư liệu nằm trên tầng 4 nhà A thuộc trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn (phòng 409 nhà A).

- Phòng tư liệu khoa do Thạc sĩ Đào Thị Uyên phụ trách.


- Phòng mở cửa phục vụ các ngày thứ 2 và thứ 5 trong tuần.


1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tư liệu Khoa:


Phòng Tư liệu Khoa có chức năng cung cấp và đảm bảo nguồn thông tin phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và học tập của các cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Thông tin - Thư viện trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.

Thu thập, bổ sung và trao đổi các tài liệu cần thiết đồng thời thu nhận những ấn phẩm do Khoa xuất bản cũng như: Báo cáo khoa học, niên luận, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các khóa bảo vệ tại Khoa.

Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của Khoa.


Tổ chức phục vụ thông tin tư liệu cho giảng viên, sinh viên trong Khoa và ngoài khoa sử dụng thuận lợi hiệu quả.

1.2.3. Cơ sở vật chất và vốn tài liệu


1.2.3.1. Cơ sở vật chất

- Diện tích phòng khoảng 24 m2 được thiết kế thoáng mát. Được chia làm hai phòng nhỏ: Phòng xử lý nghiệp vụ và kho; Phòng phục vụ bạn đọc.

Phòng xử lý nghiệp vụ và kho là dạng kho kín, chỉ có cán bộ phòng Tư liệu mới được phép vào phòng này để tìm kiếm tài liệu.

Phòng phục vụ bạn đọc ở dưới dạng kho mở, bạn đọc có thể đến tra tìm tài liệu, đọc tại chỗ tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

- Phòng tư liệu khoa Thông tin- Thư viện có cơ sở vật chất khá đầy đủ: Phòng có 3 máy tính đã nối mạng LAN và mạng INTERNET, có 5 giá sách, 1 tủ trưng bày báo, tạp chí, 4 bộ bàn ghế, 1 máy điều hòa nhiệt độ, phần mềm quản lý thư viện WinISIS.


Như vậy, phòng tư liệu đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu phục vụ bạn đọc.

1.2.3.2. Vốn tài liệu


- Tài liệu chuyên ngành TT - TV: Đây là tài liệu cần thiết phục vụ cho bạn đọc để bạn đọc có thể nghiên cứu và học tập. Những tài liệu chủ yếu là tài liệu chuyên ngành TT - TV và các ngành khoa học khác có liên quan như Công nghệ thông tin, Lưu trữ học,...

Số lượng sách và các loại tài liệu khác ở phòng tư liệu khoa khá phong phú và đa dạng gồm các loại sách khổ lớn, nhỏ, và khổ vừa. Đó vừa là sách tham khảo vừa là giáo trình.

- Tài liệu thực hành cho sinh viên: Bao gồm tất cả các sách báo bằng tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh...về tất cả các lĩnh vực như: Toán học, Vật lý, Văn học, Các sách về Chính trị học,...phục vụ việc thực hành các kỹ năng xử lý thông tin của sinh viên.

Ngoài những tài liệu trên, phòng Tư liệu còn có một lượng tài liệu xám với số lượng lớn gồm các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành TT - TV như Niên luận, Khóa luận, các công trình nghiên cứu khoa học,...

1.2.4. Người dùng tin


1.2.4.1. Người dùng tin


Bất kể hệ thống thư viện nào cũng đều phải phát triển với sự tham khảo ý kiến của người dùng tin vì họ là một trong những thành tố cấu thành nên hệ thống TT - TV. Người dùng tin là yếu tố cơ bản giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin, họ vừa là khách hàng đồng thời cũng là người sản sinh ra thông tin mới.


Phòng Tư liệu Khoa TT - TV có đối tượng người dùng tin là tất cả cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa TT - TV trường ĐHKHXH&NV và các bạn đọc ở ngoài khoa.

Từ năm 2005, khoa TT - TV bắt đầu đào tạo hệ cao học thì phòng Tư liệu còn có nhiệm vụ phục vụ các học viên cao học, vì vậy trong môi trường mới mà đối tượng phục vụ có trình độ cao như vậy đòi hỏi cao hơn về tài liệu cũng như phương thức phục vụ.

1.2.4.2. Nhu cầu tin của người dùng tin


Bạn đọc đến phòng Tư liệu Khoa hầu hết là sinh viên Khoa TT - TV và các thầy cô giáo trong Khoa với các nhu cầu chủ yếu sau:

Phòng Tư liệu Khoa có nguồn tài liệu xám rất phong phú với các báo cáo khoa học, niên luận, khóa luận của sinh viên các khóa vì vậy bạn đọc đến phòng Tư liệu để khai thác các tài liệu xám có giá trị để học tập, đúc rút kinh nghiệm của người đi trước nhằm tạo hướng nghiên cứu mới cho mình và đề tài của mình được thiết thực hơn.

Hơn nữa, phòng Tư liệu còn có nhiều tài liệu chuyên ngành TT - TV như các bảng phân loại BBK, DDC, đề mục chủ đề, định từ khóa,...bạn đọc đến phòng Tư liệu Khoa để có thể mở rộng và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Ngoài ra, bạn đọc đến phòng Tư liệu còn để đọc các báo, tạp chí ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để mở rộng kiến thức về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, nắm bắt được những thông tin cập nhật về ngành nghề TT - TV.

Các sinh viên trong khoa còn có nhu cầu cần có một không gian yên tĩnh, đủ rộng để nghiên cứu và được thực hành các kỹ năng chuyên môn của ngành TT - TV như: phân loại, định chủ đề, định từ khóa, tóm tắt, xây dựng các thư mục,...Tuy nhiên, phòng Tư liệu Khoa chỉ mới có thể cung


cấp được những tài liệu chuyên ngành và các tài liệu giúp sinh viên có thể thực hành một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay bạn đọc đến phòng Tư liệu Khoa thường phải tra tìm trên các phiếu danh mục khóa luận, niên luận hay nghiên cứu khoa học, việc này mất rất nhiều thời gian và công sức, vì nhu cầu tin của người dùng tin là việc tra tìm tài liệu phải được tiến hành nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt là sinh viên năm 3 và 4, sinh viên được học và nghiên cứu về nhiều môn chuyên ngành, làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp nên nhu cầu tin của họ rất cao. Sinh viên thường tra cứu tìm tin bằng hình thức truyền thống như: sử dụng danh mục tài liệu của phòng, đọc tài liệu tại chỗ,...

Hơn nữa trong thời đại ngày nay, đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường từ đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, thực hiện quá trình dạy học thành quá trình tự học của sinh viên. Đối với giảng viên, cần cung cấp cho sinh viên những tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung bài giảng để sinh viên tự nghiên cứu bổ sung kiến thức.

Do vậy để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi thư viện nói chung và của phòng Tư liệu Khoa nói riêng. Phòng Tư liệu đã và đang cố gắng phục vụ một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của bạn đọc.

1.2.5. Quy trình nghiệp vụ và nhân sự


1.2.5.1. Nhân sự


Hiện nay, phòng Tư liệu Khoa chỉ có một cán bộ có học vị thạc sĩ chuyên ngành TT - TV vừa làm trợ lý đào tạo chính quy, vừa làm cán bộ chuyên trách làm tất cả các công việc của phòng Tư liệu.

Phòng Tư liệu là một phòng tổng hợp tập trung toàn bộ các công đoạn của Thư viện như: bổ sung, đăng ký, mô tả, phân loại, phục vụ bạn


đọc,...vì vậy cán bộ thư viện phải đảm nhiệm toàn bộ các công đoạn của dây chuyền thông tin tư liệu. Việc này gây khó khăn cho cả phòng Tư liệu lẫn cán bộ vì cán bộ phải làm quá nhiều việc của phòng hơn nữa công việc trợ lý đào tạo chiếm gần hết thời gian cho công việc chuyên môn. Do vậy, cần bổ sung thêm cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công việc của phòng Tư liệu Khoa, phòng Tư liệu Khoa mới có trở thành phòng Tư liệu đúng nghĩa, phục vụ đông đảo cho sinh viên và cán bộ của khoa cũng như đáp ứng được nhu cầu tin của tất cả bạn đọc trong và ngoài khoa.

1.2.5.2. Quy trình nghiệp vụ


Phòng Tư liệu Khoa tập trung tất cả các công việc của một thư viện, đó là các công việc như: Tiếp nhận tài liệu mới (Bổ sung tài liệu), Vào sổ đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt, xử lý tài liệu, phân loại tài liệu, mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn ISBD, lưu trữ tài liệu (Xếp giá) và đưa vào phục vụ. Tất cả các khâu trên đều được thực hiện như một chu trình khép kín.

Đối chiếu hóa đơn

Đóng dấu

Phân loại theo loại hình XB

Vào sổ ĐKCB

Xử lý tài liệu

Xử lý nhanh

Phân loại tài liệu

Vào sổ Tổng quát

16

Khóa luận tốt nghiệp

Chu trình đường đi của tài liệu tại phòng Tư liệu Khoa TT - TV

K50 Thông tin - Thư viện

Trần Thị Hồng Vân

Mô tả tài liệu theo ISBD

Phân kho

Xếp giá

Kết thúc

Chu trình đường đi của Tài liệu tại Phòng Tư liệu Khoa TT - TV

Bắt đầu



Tiếp nhận tài liệu mới

Tài liệu có hóa đơn

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí