117
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước còn rời rạc nên hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung cho người dân và doanh nghiệp, hệ thống ứng dụng chuyên ngành chưa kết nối để trao đổi dữ liệu và liên thông nghiệp vụ, chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung. Việc liên thông, kết nối hệ thống “một cửa điện tử” của địa phương với hệ thống “một cửa điện tử” của các bộ, ngành chưa thực hiện được. Hệ thống mạng diện rộng (WAN) nhiều địa phương mới được triển khai tới cấp huyện, còn cấp xã kết nối với chính quyền điện tử qua mạng internet, nên chưa bảo đảm về tốc độ và bảo mật. Các phần mềm ứng dụng trong hệ thống còn khó sử dụng trên thiết bị điện thoại thông minh, ipad, nên chưa đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng của người dùng. Công tác truyền thông về chính quyền điện tử đã được triển khai, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, do vấn đề nhận thức, trình độ sử dụng máy tính, internet của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, nên việc khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Đa số người dân vẫn chưa rõ những thủ tục hành chính nào thuộc cấp nào giải quyết và việc luân chuyển giải quyết hồ sơ còn vòng vèo, kéo dài, dễ xảy ra thất lạc.
Nguyên nhân chủ quan
- Đối với nông dân vùng ĐBSH:
Trước hết, nhận thức của đa số nông dân vùng ĐBSH về CMCN 4.0 còn mơ hồ. Phần lớn nông dân chưa nhận thức đầy đủ tác động toàn diện của cuộc cách mạng này đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường sống của họ; chưa nhận thức sâu sắc về những thời cơ và thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại; về vai trò chủ thể của họ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH.
Bên cạnh đó, nông dân còn mang nặng tâm lý và tác phong tiểu nông, biểu hiện ở tâm lý giữ ruộng của nông dân cản trở cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất, chỉ thấy lợi ích trước mắt; tâm lý ỷ lại vào nhà nước vào doanh nghiệp; thiếu sự tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo, thiếu tư duy thị trường, tư duy kinh doanh nông nghiệp.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, năng lực của nông dân trong vùng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: trình độ học vấn, năng lực lên kế hoạch sản xuất, năng lực tổ chức sản xuất, năng lực sản xuất theo đúng quy trình, quy chuẩn; năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; năng lực liên kết trong sản xuất; tư duy về thị trường; ý thức chính trị và ý thức pháp luật còn hạn chế...
118
Có thể bạn quan tâm!
- Những Hạn Chế Cơ Bản Và Nguyên Nhân
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 14
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 15
- Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Phải Nhất Quán Quan Điểm Nông Dân Là Chủ Thể Của Quá Trình Phát Triển Nông Nghiệp Và Xây Dựng
- Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Gắn Liền Với Phát Huy Lợi Thế Vùng Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
- Hoàn Thiện Thể Chế, Chính Sách, Pháp Luật Liên Quan Đến Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Và Xây Dựng Nông Thôn Văn Minh, Hiện Đại Nhằm Phát Huy Vai
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Đa số nông dân và các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp nông dân còn thiếu hiểu biết về những qui định, qui tắc, các chế tài pháp lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, còn thiếu thông tin thiết yếu về thị trường, về quyền sở hữu trí tuệ, về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về thương hiệu, nhãn mác của sản phẩm… đặc biệt là thiếu thông tin về các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Tính định hướng và thông tin về dự báo tầm xa cũng như tầm gần trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn yếu. Phần lớn người nông dân trồng trọt, chăn nuôi theo cảm tính hoặc theo tâm lý số đông. Chính vì vậy nông sản phẩm làm ra không chiếm lĩnh được thị trường chất lượng cao và nhanh chóng bị ế ẩm vì cung cầu chênh lệch và vì sự tự cạnh tranh bên trong làm suy yếu lẫn nhau.
Mặc dù ĐBSH là vùng có trình độ dân trí cao nhất cả nước, nhưng nhìn chung đại bộ phận nông dân của vùng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật còn thấp, năng lực tư duy kinh tế, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, lại do ảnh hưởng của tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu và những thói quen tùy tiện nên khó tiếp cận với những cơ hội để tiến hành hội nhập có hiệu quả, thậm chí họ còn trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất khi nước ta tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Do sự đầu tư ồ ạt của các công ty, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị được xây dựng dẫn đến tình trạng nhiều vùng nông thôn phải nhượng lại phần lớn ruộng vườn của mình để nhận một số tiền đền bù ít ỏi song lại sử dụng số tiền này lại không hiệu quả làm cho nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, nhiều nông dân đã bỏ ruộng đồng, làng mạc ra thành phố tìm những việc làm thời vụ ngắn hạn để kiếm kế sinh nhai. Nông dân mất ruộng đất - trở nên thất nghiệp ngày càng nhiều, đó là một hiện tượng xã hội phổ biến ở vùng ĐBSH và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội trong vùng. Việc tạo cho họ công ăn việc làm sau khi đã mất ruộng là việc làm cấp thiết, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc.
- Đối với các tổ chức của nông dân vùng ĐBSH:
Vai trò của nhiều hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSH còn yếu kém. Trong bối cảnh CMCN 4.0, hợp tác xã có vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao của vùng ĐBSH. Với đặc thù sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, các hợp tác xã chính là “cánh tay nối dài” giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp, đồng thời giúp cung cấp các vật tư đầu vào, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình, đảm bảo đầu ra cho các nông sản. Tuy nhiên, qua đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
119
thôn cho thấy, hoạt động của hợp tác xã (HTX) vẫn còn rất nhiều khó khăn tồn tại. Thực tế còn nhiều HTX có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, số lượng thành viên ít. Quá trình mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, tích lũy vốn, tài sản diễn ra chậm. Bên cạnh đó, số lượng thành viên trung bình của một HTX nông nghiệp nhỏ và có xu hướng giảm dần. Chính việc quy mô nhỏ, vốn thấp gây nhiều khó khăn cho HTX trong việc mở rộng hoạt động và phát triển hoạt động mới và trong việc đối ứng để tiếp cận nguồn hỗ trợ của nhà nước. Vốn ít và tích lũy vốn chậm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tiếp cận vốn tín dụng của hợp tác xã nông nghiệp. Điểm đáng chú ý, mặc dù trong những năm qua, tỷ lệ HTX tham gia vào chuỗi giá trị tăng đều hàng năm, nhưng còn ở mức thấp. Nhiều HTX có liên kết chuỗi giá trị nhưng tỷ lệ sản phẩm tham gia liên kết rất thấp, tỷ lệ HTX có hoạt động sau thu hoạch như sơ chế, chế biến và thương mại sản phẩm còn thấp. Trong khi đó, tham gia chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ là những hoạt động quan trọng để HTX thu hút thành viên, tạo giá trị giá tăng cho thành viên và hợp tác xã và đảm bảo sự phát triển bền vững của HTX nông nghiệp.
Vai trò của Hội Nông dân các cấp nông thôn vùng ĐBSH còn mờ nhạt. Hiện nay các cấp ở nông thôn còn có nhiều bất cập cả về tổ chức bộ máy, cán bộ cũng như nội dung và phương thức hoạt động. Hệ thống tổ chức còn thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về chất lượng và nhất là chưa có qui định thống nhất và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về tổ chức, bộ máy, biên chế cho cấp tỉnh và huyện. Ở một số địa phương trong vùng, tổ chức Hội chưa tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động và nhất là chưa có được cơ chế, chính sách trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cho nên cả nội dung và phương thức hoạt động vẫn chung chung, hình thức. Tình trạng tuyên truyền, vận động “chay” còn rất phổ biến, chưa đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của hội viên, nông dân về vốn; vật tư, máy móc, thiết bị; khoa học kỹ thuật; thị trường tiêu thụ sản phẩm… để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị nông thôn còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa được phát huy triệt để, đôi khi trong triển khai còn thụ động, chưa tự giác, thậm chí còn ỷ lại cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chưa chủ động đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, việc phát động một số nội dung trong phong trào chung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số tổ chức còn chung chung, thiếu thực tế; hầu hết các tổ
120
chức đều có chương trình phối hợp thực hiện và phát động phong trào nhưng thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách bài bản. Năng lực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên cấp cơ sở ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn cán bộ hội cấp cơ sở trưởng thành từ thực tiễn, ít được đào tạo cơ bản nên khả năng hiểu biết, năng lực công tác, năng lực vận động quần chúng còn hạn chế. Ở một tổ chức, việc tuyên truyền, vận động còn hình thức, qua loa, cách thức tuyên truyền chưa thực sự khoa học, chưa sát thực tế; một số nơi, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của đoàn viên, hội viên trong việc tự giác tham gia thực hiện và đóng góp xây dựng nông thôn mới chưa cao, chưa tạo thành hạt nhân và tấm gương trong việc phổ biến, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia thực hiện.
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhận thức và năng lực của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều hạn chế
Trong bối cảnh CMCN 4.0, sự phát triển nông nghiệp 4.0, nông nghiệp số, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải có nông dân 4.0, nông dân số, nông dân công nghệ cao tương thích vì nông dân là lực lượng sản xuất trực tiếp, cơ bản của nông nghiệp. Nông dân ngày nay phải tư duy thị trường, phải có năng lực tổ chức sản xuất, năng lực ứng dụng công nghệ 4.0, năng lực hạch toán kinh doanh, năng lực liên kết với các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nông sản... Có như vậy, nông dân mới có thể trụ vững và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và CMCN 4.0.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức của phần lớn nông dân vùng ĐBSH về thời cơ, thách thức mà toàn cầu hóa và CMCN 4.0 đem lại, về tính tất yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn mơ hồ. Họ cũng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể của mình trong phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH.
Bên cạnh đó, năng lực thích của của nông dân với CMCN 4.0 còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước hết, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của nông dân trong vùng còn thấp, số lao động nông, lâm, ngư nghiệp chưa qua đào tạo lên tới 91,07%; đã qua đào tạo nhưng không có văn bằng, chứng chỉ là 4,25%; sơ cấp nghề và có chứng chỉ chuyên môn, kỹ thuật là 2,07%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 1,28%; cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 1,27% [149, tr.507].
121
Năng lực lên kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của đa số nông dân còn yếu kém, chưa hiệu quả. Các hộ nông dân có lên kế hoạch sản xuất nhưng mức độ thực hiện kế hoạch chưa hiệu quả, thiếu tầm nhìn xuyên suốt cho hoạt động sản xuất của gia đình ở từng vụ và cả năm. Với suy nghĩ “nghề nông thì không thể lên kế hoạch được” vì phụ thuộc vào thời tiết, thị trường nên tâm lý “đến đâu hay đến đó” vẫn còn bám sâu trong lối suy nghĩ và cách làm của nông dân vùng ĐBSH. Có những hộ đưa ra kế hoạch nhưng không duy trì và tuân thủ kế hoạch đó. Hoặc do tính toán chưa tốt hoặc do thói quen làm ăn tùy tiện đã ăn sâu bám rễ trong tư duy của người nông dân không dễ thay đổi được. Đây là lực cản lớn cho hoạt động chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Năng lực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là năng lực sử dụng công nghệ thông tin của nông dân vùng ĐBSH còn hạn chế. Đa số nông dân vùng ĐBSH còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng internet, mạng xã hội, sử dụng các phần mềm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử....
Năng lực sản xuất theo đúng quy trình, quy chuẩn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Người nông dân sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm định tính, ít dựa vào dữ liệu định lượng, gần như không có thông tin về các thông số trên chính vùng đất canh tác của mình như thời tiết, ánh sáng, lượng mưa hay khoáng chất. Bài toán này dẫn đến điểm yếu là người nông dân không biết về lợi thế tự nhiên của mình hoặc không biết bảo vệ lợi ích dài hạn của mình, mà chỉ chạy theo lợi ích ngắn hạn, ví dụ, làm mất cân bằng hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên, tác động đến đa dạng sinh học mà tự nhiên phải mất một quá trình dài mới tích luỹ được.
Về năng lực liên kết với các chủ thể khác trong thực hiện chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao còn hạn chế. Một bộ phận lớn nông dân vùng ĐBSH vẫn quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, chưa quen sản xuất theo quy trình, quy chuẩn của chuối giá trị nông sản công nghệ cao. Hiện tượng nông dân vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, phần lớn nông dân trong vùng còn thiếu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu hiểu biết về những qui định, qui tắc, các chế tài pháp lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, còn thiếu thông tin thiết yếu về thị trường, về quyền sở hữu trí tuệ, về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về thương hiệu, nhãn mác của sản phẩm…
122
Nông dân vùng ĐBSH còn chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lý, tác phong tiểu nông, biểu hiện ở tâm lý giữ ruộng của nông dân cản trở cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất, chỉ thấy lợi ích trước mắt; tâm lý ỷ lại vào nhà nước vào doanh nghiệp; thiếu sự tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo, thiếu tư duy thị trường, tư duy kinh doanh nông nghiệp. Tính định hướng và thông tin về dự báo tầm xa cũng như tầm gần trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn yếu. Phần lớn người nông dân trồng trọt, chăn nuôi theo cảm tính hoặc theo tâm lý số đông. Chính vì vậy nông sản phẩm làm ra không chiếm lĩnh được thị trường chất lượng cao và nhanh chóng bị ế ẩm vì cung cầu chênh lệch.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có thể chế hoàn thiện, đồng bộ nhằm phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách hiện hành
Thể chế, chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0. Bối cảnh mới đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện, đồng bộ về thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0. Đây không chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ mà còn là cuộc cách mạng về thể chế, chính sách. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ… khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. Bên cạnh đó, để xây dựng hạ tầng số hoá, nền tảng tài nguyên số, hệ sinh thái kinh tế dịch vụ số thì thể chế, chính sách số là một nhiệm vụ quan trọng và tiên phong. Đó là khung pháp lý số quốc gia, pháp luật về thương mại điện tử, an toàn thông tin, chủ quyền số, bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, sở hữu trí tuệ....
Hiện nay, có quá nhiều văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó, có nhiều văn bản cùng quy định, thiếu đánh giá, phản hồi dẫn đến tình trạng chồng chéo và chậm cải tiến; thiếu lồng ghép về chiến lược, và thiếu liên kết công cụ chính sách là khá phổ biến. Mặt khác, dù hệ thống các chính sách khá nhiều, thực tế thực thi còn nhiều hạn chế và tác động của các chính sách này là khá mờ nhạt. Nhiều hỗ trợ ở tầm vĩ mô vẫn đang bị “định hướng treo” khi không đi vào thực tiễn do thiếu chính sách cụ thể của địa phương. Thiếu chính sách “đòn bẩy”, chậm bắt kịp với thực tiễn phát triển, thiếu tính đồng bộ và đột phá.
Hiện nay, chưa có văn bản chính thức liên quan đến chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0. Thể chế và quy định pháp luật cho chuyển đổi số
123
và các hoạt động kinh tế số của Việt Nam cho đến nay được đánh giá là chậm hoàn thiện. Nước ta cũng chưa ban hành chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới. Hệ thống văn bản pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, chưa phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Còn thiếu các quy định về giao dịch dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư, cũng như tạo lập niềm tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo; các quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử cho người dân còn chậm được ban hành.
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, trở thành “thước đo mức độ bền vững của quốc gia”. Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Theo Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp được xác định là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên đến nay chưa có văn bản riêng về chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.
Về chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp: Hiện nay, luật Đất đai năm 2013 chưa công nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản, chưa đưa giá trị quyền sử dụng đất vào danh mục tài sản. Vì thế, cơ chế bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất rất mong manh, cơ chế thu hồi đất sẽ dễ bị lợi dụng dẫn đến tham nhũng và tiêu cực. Bên cạnh đó, Luật Đất đai cũng chưa cập nhật đầy đủ các phương thức tập trung, tích tụ đất nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay người dân, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận. Nguyên nhân chính được xác định là các thủ tục cho vay chưa sát với thực tế và còn nhiều phức tạp. Cách tiếp cận chính sách tín dụng chưa tính tới nhu cầu thực sự của
124
khách hàng, hạn mức cho vay chưa phù hợp với nhiều đối tượng, lãi suất cho vay còn cao, thủ tục tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn nhiều phức tạp khi yêu cầu nhiều loại giấy chứng nhận, đăng ký, tài sản thế chấp hay nhiều điều kiện khác, khiến nông dân và doanh nghiệp nản lòng. Việc thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể về định giá tài sản trên đất đang là “rào cản” lớn nhất trong việc tiếp cận dòng vốn tín dụng của doanh nghiệp và nông dân. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng không mấy mặn mà khi cho vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Bởi, việc xác nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay hiện còn nhiều bất cập. Để được vay vốn tín chấp, bản thân khách hàng phải thực hiện đầy đủ việc lập thống kê, công khai minh bạch báo cáo tài chính theo quy định (có kiểm toán), giữ tín nhiệm trong quan hệ vay vốn với ngân hàng.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những hạn chế, yếu kém về hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn bao gồm các công trình cơ bản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, bao gồm: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ mật thiết đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Sự phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trực tiếp thúc đẩy và mở đường cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trình độ, quy mô, chất lượng, tiến bộ kỹ thuật của kết cấu hạ tầng nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của xã hội nông thôn. Hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng, tạo môi trường và điều kiện vật chất thuận lợi cho việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Đây còn là cơ sở vật chất thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thông minh tương ứng. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại của cuộc CMCN 4.0 góp phần xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn văn minh, hiện đại bao gồm trường học thông minh, giao thông thông minh, bệnh viện thông minh, nhà ở thông minh, trang trại thông minh… Muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, muốn xây dựng nông thôn