Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Nước Về Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội


trợ cấp dầu mỏ. Inđônêsia đã xây dựng một chương trình nghị sự cải cách trung hạn tập trung vào những cải cách liên ngành và chuyên ngành nhằm đẩy mạnh phát triển KCHT, cụ thể:

Cải thiện các khung khổ chính sách, pháp lý và thể chế nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng dựa trên các quy tắc quản trị tốt; Thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro; Đẩy mạnh huy động các nguồn tài chính dài hạn trong nước cho phát triển hạ tầng thông qua các dự án có sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân; Thiết lập một khung khổ quản lý cấp vùng hợp lý với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính quyền quốc gia và các chính quyền địa phương liênquan đến việc cung cấp các công trình hạ tầng.

Trong giai đoạn 2005-2009, Inđônêsia đầu tư khoảng 72 tỷ USD để xây thêm 93.700 km đường bộ, sản xuất thêm 21.900 MW điện, lắp đặt mới 11 triệu máy điện thoại cố định, mở rộng thêm 18,7 triệu thuê bao điện thoại di động, cung cấp nước sạch cho 30,5 triệu người, cải thiện vệ sinh cho 46,9 triệu người. Nếu tính cả đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng khác thì tổng vốn đầu tư còn lớn hơn nhiều. Trong khi đó, ngân sách nhà nước chỉ có thể trang trải được 40,8 tỷ USD, còn lại hơn 30 tỷ USD phải huy động từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn khác.

Với những khoản đầu tư lớn, Chính phủ Inđônêsia cho rằng hạ tầng tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước này.Hệ thống hạ tầng được đầu tư tốt sẽ tạo cơ hội việc làm trong chính các lĩnh vực hạ tầng, hạ thấp chi phí sản xuất - kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra các trung tâm kinh tế mới, qua đó mở rộng cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy thương mại quốc tế,… Sự phát triển hạ tầng đã góp phần quan trọng để Inđônêsia có thể đạt được một số mục tiêu phát triển khá ấn tượng năm 2009: GDP tăng 7,6%; lạm phát được duy trì ở mức 3%; đầu tư tăng 12,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10.000 Rupiah, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,1%.

Kinh nghiệm của Singapore, chú trọng thúc đẩy tư nhân hóa trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng.


Chính quyền Singapore rất chú trọng việc thúc đẩy tư nhân hóa trong xây dựng hạ tầng nhằm phân tán rủi ro đến các bên tham gia có khả năng và được trang bị tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Quan sát nhu cầu phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại những nước đang phát triển, chính phủ Singapore đã sớm nhận ra rằng đòi hỏi về tài chính để xây dựng KCHT hoàn thiện và bền vững vượt quá khả năng ngân sách quốc gia, đó là chưa tính đến những mục tiêu và ưu tiên chính trị; đồng thời, nếu cố để đầu tư cho KCHT từ ngân sách nhà nước thì sẽ làm chệch hướng những nguồn lực khan hiếm khỏi ưu tiên quan trọng khác như giáo dục, y tế.

Tạo thuận lợi cho các đối tượng đầu tư tư nhân hoạt động thông qua phát triển rất nhiều sản phẩm đầu tư, từ những công cụ thông thường như ký quỹ ngân hàng, niêm yết chứng khoán hoặc cổ phần đến các hình thức phát triển hơn như các quỹ phòng hộ hay vốn cổ phần. Giữa năm 2006, Macquarie đã khai trương quỹ kết cấu hạ tầng ở Singapore, đây là lần đầu tiên hình thức quỹ như vậy được thiết lập tại châu Á và quỹ đã hoạt động rất thành công. Chính phủ đã xây dựng nhiều kế hoạch thiết lập nền tảng công nghệ mũi nhọn nhằm khai thác, tận dụng và phát huy thành thế hệ công nghệ tiếp theo phục vụ công cuộc phát triển. Chính phủ đã nỗ lực xúc tiến các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ; trong đó hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những mũi nhọn được phát triển thành công.

Singapore đã thoát khỏi nền công nghiệp chế tạo giá trị gia tăng thấp và nhu cầu toàn cầu đòi hỏi nước này cải thiện khả năng tiếp cận thông tin của mình. Luật chơi mới của cuộc chơi kinh tế toàn cầu đã chuyển sang thước đo bằng chất lượng tiếp cận thông tin. Vận dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vươn lên xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển hệ thông công nghệ thông tin bền vững tại đất nước này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển hạ tầng khác đã được áp dụng đó là liên tục tìm kiếm các phân ngạch thị trường trong nền kinh tế toàn cầu và tăng cường các kế hoạch phát triển các khu, cụm kinh tế. Singapore đã biến kinh nghiệm phát triển hạ tầng của mình thành một lĩnh vực kinh doanh thành công và sinh lợi qua


Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 5

xuất khẩu kinh nghiệm và kiến thức quy hoạch và xây dựng hạ tầng bền vững phục vụ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng sang các nước làng giềng.

Kinh nghiệm của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc): phát triển thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu[67]. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Thượng Hải trong ba thập niên vừa qua đòi hỏi phải có sự phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ mà những nguồn thu thông thường không đủ để tài trợ. Nguồn thu ngân sách của Thượng Hải đủ để chi trả cho các khoản chi hoạt động thường xuyên, các dự án đặc biệt, và các hoạt động đầu tư trên quy mô nhỏ, nhưng không đủ để đáp ứng những nhu cầu đầu tư dài hạn trên quy mô lớn. Do đó, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã áp dụng một số cơ chế, chính sách cho Thượng Hảiđể đáp ứng các nhu cầu đầu tư.

Vay mượn từ các tổ chức tài chính quốc tế, hình thức tài trợ ngoài ngân sách chủ yếu của Thượng Hải từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990 là vay mượn từ các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs). Các khoản vay này giúp bù đắp khoảng 1,9 tỷ NDT mỗi năm cho đầu tư CSHT.

Cho thuê đất và hoán đổi đất, các khoản vay IFIs không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của Thượng Hải, cho nên chính quyền bắt đầu huy động tiền thông qua các hợp đồng cho thuê đất dài hạn, chủ yếu ở khu trung tâm Thượng Hải từ giữa thập niên 1990 đến năm 2000. Khoản thu từ cho thuê đất và hoán đổi đất ước lượng chiếm từ 20% đến 30% thu ngân sách địa phương.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác hoạt động, từ năm 1990, Thượng Hải được huy động nguồn vốn thông qua việc ký kết các hợp đồng chuyển nhượng có điều tiết. Ví dụ, vào năm 1994, quyền khai thác hoạt động của hai chiếc cầu Nanpu và Yangpu được bán cho Công ty tư nhân CITI Pacific, trong 20 năm.

Thị trường vốn,một phương tiện quan trọng khác để huy động vốn đầu tư là thông qua thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Phương thức cơ bản là niêm yết các công ty phát triển CSHT đạt tiêu chuẩn trên thị trường chứng khoán, rồi sử dụng tiền huy động được qua các công ty này để phát triển CSHT mới. Ví dụ, công ty


Jiushi Thượng Hải phát hành trái phiếu trị giá 4 tỷ NDT để tài trợ cho hai dự án

đường sắt trên cao.

Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, phương thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (PPP) được áp dụng tại Thượng Hải từ cuối thập niên 1990, hầu hết những dự án hạ tầng mà có thể tạo nguồn thu khổng lồ và có các ngoại tác tích cực mạnh đều được xây dựng bằng phương thức PPP, chẳng hạn như đường cao tốc từ Thượng Hải đi Giang Tô và đường xe điện ngầm ở Thượng Hải.Thông thường, có ba bên tham gia các dự án này gồm: nhà đầu tư tư nhân, các công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước và chính quyền. Các nhà đầu tư tư nhân và các công ty đầu tư của nhà nước đóng góp một lượng tiền mặt nhất định, và chính quyền cung ứng đất đai làm vốn sở hữu, số thu được phân chia giữa ba cổ đông này.

Kinh nghiệm của Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc áp dụng cơ chế đặc thù cho Khu thí điểm khai phát trọng điểm Đông Hưng (giáp với thành phố Móng Cái)

Áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù về tài chính và thuế: Chính quyền tỉnh Quảng Tây có chính sách hỗ trợ đặc biệt từ ngân sách của tỉnh cho Khu thí điểm khai phát trọng điểm Đông Hưng (Khu thí điểm) để đầu tư cơ sở hạ tầng. Mức hỗ trợ dựa trên cơ sở số thu thuế gia tăng từ “4 thuế”: thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị đất đai gia tăng (lấy năm 2011 là năm cơ sở) của Khu thí điểm nộp cho tỉnh Quảng Tây được hỗ trợ trở lại để đầu tư các dự án hạ tầng của Đông Hưng. Thời gian hỗ trợ trong 9 năm từ năm 2012- 2020,ngoài ra:

- Tỉnh Quảng Tây căn cứ các nhân tố đặc thù của Đông Hưng để ưu tiên sắp xếp, phân bổ trợ cấp chung và các loại trợ cấp đặc biệt khác từ ngân sách trung ương để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng gồm: đường sắt, đường bộ, cảng biển, cửa khẩu và ổn định biên giới, sông biên giới, môi trường sinh thái; đồng thời, gia tăng vốn trợ cấp hàng năm một cách thích hợp, hỗ trợ trọng điểm cho Đông Hưng.

- Từ năm 2012 đến năm 2020, lấy số thuế xây dựng bảo trì đô thị của Khu thí

điểm (gồm thành phố Phòng Thành Cảng và Đông Hưng) lấy năm 2011 là số cơ sở,


mỗi năm dành một phần vốn (khoảng 50%) để xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng của khu thí điểm, đảm bảo gia tăng dần qua từng năm.

Chính sách đầu tư tài chính:

- Đối với dự án xây dựng công ích của Khu thí điểm do Nhà nước và tỉnh Quảng Tây phân bổ, gia tăng tỉ lệ hỗ trợ vốn của ngân sách tỉnh, giảm thiểu vốn hỗ trợ của khu thí điểm. Đầu tư từ ngân sách của tỉnh Quảng Tây được phân bổ ưu tiên dự án lớn của Khu thí điểm.

- Các dự án lớn về cơ sở hạ tầng, công nghiệp đặc sắc, ngành công nghiệp mới mang tính chiến lược, công trình xã hội, cải thiện dân sinh… thuộc Khu thí điểm đều được đưa vào danh sách quy hoạch có liên quan của tỉnh Quảng Tây; đối với dự án có đủ điều kiện cần hỗ trợ, được đưa vào kế hoạch thúc đẩy dự án trọng điểm của Quảng Tây, ưu tiên thẩm định, phê duyệt, hỗ trợ vốn.

- Mở rộng quy mô sử dụng vốn ngoài ngân sách. Ngoài những dự án được Nhà nước quy định rõ ràng phải do tỉnh Quảng Tây phê duyệt, sẽ khuyến khích, cho phép chuyển thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư của tỉnh Quảng Tây cho Khu thí điểm, báo cáo ban ngành chủ quản của khu tự trị lập hồ sơ.

- Thành lập và cấp bổ sung vốn hàng năm cho Công ty TNHH tập đoàn đầu tư Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây (thành lập vào tháng 2/2007) là công ty quốc doanh do Uỷ ban quản lý giám sát tài sản quốc doanh thuộc Chính quyền nhân dân Khu tự trị trực tiếp giám sát quản lý. Công ty có vốn điều lệ là 3,3 tỉ NDT, tính đến cuối năm 2015, công ty có tổng giá trị tài sản đạt 40,375 tỉ NDT (khoảng 6,5 tỷ USD), gấp 12 lần so với khi thành lập. Có vai trò quan trọng trong xây dựng phát triển công trình cơ sở hạ tầng quan trọng của Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) như: cảng biển, đường thuỷ, đường bộ, điện và các nguồn tài nguyên ven bờ biển. Về huy động vốn, Công ty được: (i) phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực;(ii) được vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng quốc doanh và nhận các khoản cấp vốn hàng năm cũng như cấp vốn đặc biệt từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh Quảng Tây để đầu tư; (iii) được cổ phần, chuyển nhượng một phần cổ phần của dự án cho các công ty đầu tư lớn trong và ngoài nước.


Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (viết tắt là UAE): sự khác biệt trong thu hút nguồn lực nhờ áp dụng thành công các cơ chế, chính sách đặc thù[79].

UAE là quốc gia rất thành công trong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển; thành công của UAE là nhờ mức đầu tư vào hạ tầng cao, thực sự tự do về thuế và các quy định về thể chế. Để tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu lửa và khí đốt, UAE đã thành lập các khu tự do đóng vai trò như một động cơ đa dạng hóa nền kinh tế. Khu tự do đầu tiên là Jebel Ali (viết tắt là JAFTA) là một ví dụ điển hình về thu hút nguồn lực. Đi vào hoạt động vào năm 1985, tính đến năm 2010, JAFZA đã có hơn 6.500 công ty đến từ trên 100 quốc gia; với một số chính sách đặc thù như sau:

Về thể chế: Tất cả các khu tự do trong khu vực UAE do chính phủ xây dựng và sở hữu. Ở cấp bộ, Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp có trách nhiệm xây dựng và triển khai các quy hoạch phát triển công nghiệp. Các khu tự do được thành lập trên cơ sở thực hiện các luật do các tiểu vương quốc thông qua. Các tập đoàn chính phủ có quyền sở hữu hợp pháp các khu tự do.

Về ưu đãi:UAE có mức ưu đãi cạnh tranh nhất thế giới, cụ thể là: 0% thuế thu nhập; 0% thuế thu nhập doanh nghiệp; 0% thuế hải quan; không hạn ngạch; không có kiểm soát về ngoại hối; 100% quyền sở hữu nước ngoài; 100% vốn và lợi nhuận được chuyển về nước mà không phải nộp bất cứ khoản thuế hay lệ phí nào; giảm thiểu các thủ tục rườm rà và nạn quan liêu; không hạn chế việc thuê lao động nước ngoài; giá thuê đất hợp lý có gia hạn thuê trong thời gian dài; giảm 30% chi phí cho các công ty công nghệ (Dubai Guide, 2012). Một số khu còn đưa ra mức ưu đãi vượt trội riêng, ví dụ: Tổng công ty cấp cao về các ĐKKT (HCSEZ) có các khóa đào tạo cho các công nhân làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu. Còn Ban quản lý khu tự do Jebel Ali (JAFZA) được quyền đưa ra các mức hỗ trợ về điện và nước. Đặc biệt, thời gian lấy visa vào Dubai chỉ mất chưa đầy một giờ.

Về đất đai: Chính sách đất đai do từng tiểu bang quyết định. Dubai là nơi đầu tiên cho phép các công ty nước ngoài có quyền hoàn toàn sở hữu bất động sản từ năm 2002, sau đó một số tiểu vương quốc khác cũng áp dụng cơ chế này nhưng ở mức hạn chế hơn. Tuy nhiên, đất trong các khu tự do chỉ để cho thuê.


1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội

- Đà Nẵng[51], thành phố đi đầu, rất thành công trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội. Thành công nổi bật của Đà Nẵng trong những năm qua là việc tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lýnguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đà Nẵng từ một đô thị nghèo đã trở thành trung tâm kinh tế năng động của miền Trung.Từ năm 2003 đến nay, tính riêng nguồn thu từ đất vào NSNN, Đà Nẵng đã huy động được trên 20.000 tỷ đồng để tái đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị và xã hội. Thực hiện thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất để triển khai hơn 1.390 dự án, trong đó có 207 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư hơn 3,12 tỷ USD; hơn 95.000 hộ dân đã giải tỏa, di dời đất đai, nhà ở để tái quy hoạch, xây dựng lại các khu đô thị mới.

Một trong những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội là “gỡ nút thắt” trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Xác định công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách thu hồi đất đai là vấn đề then chốt trong đô thị hóa, Đà Nẵng tập trung quản lý chặt chẽ chất lượng đồ án quy hoạch nhằm nâng cao giá trị tài nguyên đất, giải quyết tốt việc phân chia bình đẳng phần giá trị tăng thêm của đất đai gắn với hạ tầng mới đầu tư và đảm bảo phát triển đúng quy hoạch. Có được những thành công trên, các giải pháp chủ yếu của Đà Nẵng là:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo cân đối các nguồn thu, chi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sản xuất và dịch vụ để thực hiện tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tập trung huy động các nguồn vốn ODA, NGO, vốn của Trung ương để triển khai các dự án thoát nước, vệ sinh môi trường, dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu dân cư, dự án cấp nước, dự án trang thiết bị y tế và vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để có tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 là 140.000 tỷ đồng.


Khai thác các nguồn tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế để tạo nguồn cho Quỹ Đầu tư phát triển của Thành phố với mức kinh phí 1.500 -2.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất khẩu, nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu nhằm tăng tiềm lực, khả năng tài chính của Thành phố.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đô thị, bảo vệ tài nguyên - môi trường; lấy đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị làm khâu đột phá trong xây dựng và phát triển; xây dựng các khu đô thị, các công trình trọng điểm, hệ thống giao thông công cộng, cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Mở rộng không gian đô thị về phía Tây và Tây Nam của Thành phố; Phát triển không gian liên kết với các đô thị trung tâm lân cận của khu vực miền Trung. Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, niêm yết công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công sở, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản, thuế, hải quan...

Thứ ba, thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động tiềm năng, nội lực sẵn có trong cộng đồng vào xây dựng và phát triển. Nhất quán trong thực hiện các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư trong khai thác tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính đất đai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tập trung ưu tiên các biện pháp và phân bổ nguồn lực để bố trí kịp thời đất tái định cư cho các hộ giải tỏa, nhanh chóng giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án; chú trọng đầu tư và phát triển dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

- Thành phố Hồ Chí Minh,địa phương thành công về thu hút FDI[1]. Ðáng chú ý là trong 5 năm gần đây, FDI có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng giáo dục - đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao,... với quy mô ngày càng lớn. Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn trong nước và trở thành động lực, tạo ra “cú hích” cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022