Thứ hai: Nguồn lực tài chính có tính đa dạng về quy mô, về hình thức tồn tại (đất đai, tiền mặt, ngoại tệ, kim loại quý, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, tài sản có giákhác,...). Do nguồn lực tài chính rất đa dạng, nên phương pháp và công cụ huy động cũng đa dạng, phù hợp với từng quy mô, từng hình thức nguồn lực tài chính khác nhau.
Thứ ba: Nguồn lực tài chính có tính phân tán. Với đặc tính đa dạng về quy mô, hình thức, nằm tại nhiều đối tượng, khu vực, địa bàn, lãnh thổ khác nhau (tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp, dân cư,…) nên tính phân tán của nguồn lực khiến cho việc huy động nguồn lực tài chính càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay, kể cả từ khu vực công cũng như khu vực tư. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2009), các nguồn lực tài chính càng trở nên khan hiếm, tình trạng nhiều quốc gia châu Âu, Châu Á và Việt Nam rơi vào tình trạng nợ công cao và cần phải tìm kiếm các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhất là nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân.
Thứ tư: Nguồn lực tài chính nhạy cảm với lãi suất và lợi tức đầu tư; nhất là đối với nguồn lực tài chính từ khu vực tư. Nghĩa là nguồn lực tài chính này luôn tìm kiếm các cơ hội sinh lời cao, cho dù đi kèm với nó có thể là rủi ro cao hơn. Sự nhạy cảm với lãi suất cũng khiến cho cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính căng thẳng hơn trong việc tìm kiếm và huy động nguồn lực.
2.1.2.2. Phân loại nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội của một quốc gia, một địa phương không chỉ được huy động trong phạm vi một quốc gia mà còn được huy động từ các quốc gia khác trên thế giới.
2.1.2.2.1. Nguồn lực tài chính trong nước
Nguồn lực tài chính trong nước bao gồm nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước và nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân.
- Nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước bao gồm:
+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Quỹ ngân sách nhà nước là nơi tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia bao gồm các khoản thu của nhà nước như: thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Nước Về Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Của Các Nước Và Địa Phương Trong Nước Về Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Để Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội
- Nguồn Lực Tài Chính Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Tại Địa Phương
- Quan Hệ Giữa Đầu Tư Và Tăng Trưởng Qua Phân Tích Cung Cầu
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Để Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Tại Địa Phương
- Các Nhân Tố Về Chính Trị, Chủ Trương, Chính Sách, Pháp Luật
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và các nhân trong và ngoài nước và các khoản thu khác. Tổng số các khoản thu nêu trên, sau khi cân đối chi thường xuyên, số chênh lệch còn lại là nguồn vốn dành cho chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; trong đó, có chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng. Thực chất nguồn vốn chi đầu tư của ngân sách nhà nước được huy động từ các khoản thu của ngân sách, thông qua cơ chế phân bổ vốn đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để hình thành vốn đầu tưhệ thống hạ tầng kinh tế xã hội. Mức phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách và cơ chế phân bổ của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thường bị giới hạn; do đó, một mặt cần phải sử dụng các biện pháp tăng thu ngân sách, mặt khác cần xây dựng cơ chế phân bổ vốn đầu tư và biện pháp điều hành ngân sách thích hợp vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung và hệ thống hạ tầng nói riêng.
+ Nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp nhà nước: là nguồn vốn tự có để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng. Thông thường đầu tư của các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng ở những nơi thuận lợi, có khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp nhà nước có thể tự đầu tư hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo các hình thức BOT, BT, BTO, PPP,... Ngày nay, các doanh nghiệp còn có thể đầu tư gián tiếp thông qua hình thức mua trái phiếu chính phủ khi chính phủ huy động nguồn lực tài chính bằng phát hành trái phiếu.
+ Nguồn lực tài chính từ các tổ chức tài chính trung gian của nhà nước: các tổ chức tài chính trung gian này cho các đối tượng vay dưới hình thức tín dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội. Các tổ chức tài chính trung gian này còn cho cơ quan quản lý tài chính nhà nước vay để phân bổ chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất tiền vay từ ngân hàng thương mại; các cơ quan quản lý tài chính nhà nước sẽ hoàn trả cả gốc và lãi
tiền vay theo thời hạn từ nguồn thu của ngân sách nhà nước. Thực chất nguồn vốn cho vay của các tổ chức tài chính trung gian của nhà nước cũng bắt nguồn từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số nguồn vốn huy động, nhưng có tác dụng giải quyết một phần nhu cầu phát triển phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở những vùng nông thôn, miền núi và các khu vực khó khăn.
+ Nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn mang tính chủ đạo, chi phối và kích thích các nguồn vốn khác tham gia đầu tư phát triển các công trình hạ tầng. Nguồn vốn nhà nước đầu tư vào các công trình hạ tầng mang tính trọng điểm quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. Những năm trước đây, nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội xét trên phạm vi cả nước cũng như từng khu vực. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu cho nên nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình của nhà nước có ưu điểm là phù hợp cho mọi dự án đầu tư, kể cả dự án có khả năng thu hồi vốn và dự án không có khả năng thu hồi vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên đầu tư vào các dự án xây dựng không có khả năng sinh lợi, dự án mang tính trọng điểm, mang tính định hướng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng.
Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước luôn có hạn,nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Do đó, nguồn vốn đầu tư của nhà nước sẽ chiếm tỷ trọng theo xu hướng giảm dần. Nhà nước chỉ đầu tư những lĩnh vực, công trình, dịch vụ công cộng mà khu vực tư nhân không có khả năng tham gia hoặc tham gia không hiệu quả.
- Nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân bao gồm:
+ Nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân, là nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân dùng để đầu tư trực tiếp xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn theo hình thức riêng lẻ hoặc liên doanh, liên kết thông qua các
hình thức đầu tư BOT, BT,... ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân còn có thể đầu tư gián tiếp bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc hỗ trợ đóng góp cho xây dựng các công trình cụ thể. Với cơ chế chính sách mới của nhà nước, nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân được huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội. Để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, thì một trong các giải pháp quan trọng là nhà nước phải xây dựng được môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng bỏ vốn đầu tưvào lĩnh vực hạ tầng.
+ Nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính trung gian của khu vực tư nhân. Thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty tài chính thuộc khu vực tư nhân,... Các tổ chức tài chính trung gian này cho các đối tượng vay dưới hình thức tín dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội. Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính trung gian của khu vực tư nhân có thể trờ thành nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp dùng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng. Các tổ chức tài chính trung gian càng phát triển, vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thông qua hình thức tín dụng từ các tổ chức này có xu hướng ngày càng tăng lên.
+ Nguồn vốn tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân. Nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, cá nhân chính là chênh lệch giữa thu nhập khả dụng và chi tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân. Các hộ gia đình, cá nhân dùng nguồn tiết kiệm của mình mua công trái, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình để trở thành nguồn vốn ngân sách từ đó hình thành nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng. Ngoài ra, các hộ gia đình, cá nhân còn đóng góp trực tiếp bằng ngày công lao động vào xây dựng các công trình hạ tầng khác, các dự án công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm (chương trình nông thôn mới hiện nay là một ví dụ) bằng cách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng, nhân dân đóng góp bằng giá trị ngày công lao động hoặc tự nguyện hiến đất, tự giải phóng mặt bằng để làm các công trình hạ tầng.
Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân giữ một vị trí quan trọng và cùng với các nguồn vốn đầu tư khác góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển thông qua các hình thức PPP. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân có ưu điểm là phù hợp với các dự án đầu tư, địa bàn có khả năng sinh lợi và thu hồi vốn đầu tư ban đầu, không phù hợp cho các dự án đầu tư xây dựng không có khả năng thu hồi vốn; đồng thời, nguồn vốn từ khu vực tư nhân cũng không thích hợp đối với các dự án đầu tư, xây dựng kéo dài, chi phí xây dựng lớn, dự án ở khu vực miền núi, vùng khó khăn.
Đối với nguồn vốn đóng góp của các tổ chức và dân cư, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhưng nguồn vốn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các công trình hạ tầng. Thông thường muốn phát huy, khai thác sự đóng góp của cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình hạ tầng thì phương cách hiệu quả, thiết thực nhất vẫn là sự kết hợp hài hòa giữa sự đóng góp của công đồng dân cư được hưởng lợi từ dự án và sự hỗ trợ của nhà nước theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
2.1.2.2.2. Nguồn lực tài chính từ nước ngoài.
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình thức đầu tư nước ngoài. Cấu thành của ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay với lãi suất thấp, thời gian hoàn trả vốn vay kéo dài.
Hỗ trợ phát triển chính thức là loại hình đầu tư gián tiếp từ chính phủ các nước phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế. Nguồn vốn ODA của chính phủ các nước gọi là viện trợ song phương, còn viện trợ từ các tổ chức như ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), EU, IMF,... gọi là viện trợ đa phương. Mục tiêu danh nghĩa của các khoản viện trợ này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Nguồn vốn ODA được phân bổ theo dự án, chính phủ nhận viện trợ xây dựng danh mục các lĩnh vực, dự án kêu gọi vốn viện trợ phát triển và định kỳ hàng năm chính phủ họp với các nhà tài trợ để kêu gọi vốn tài trợ; các nhà tài trợ sẽ xác định lĩnh vực, dự án và tài trợ theo dự án đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài nắm quyền trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Các tổ chức cá nhân nước ngoài dùng vốn của mình để có thể đẩu tư trực tiếp hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Huy động hiệu quả nguồn vốn này sẽ có tác động to lớn đến chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng, phát triển kinh tế, mặt khác sẽ có điều kiện tiếp cận và nhận chuyển giao trình độ quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới. Một trong những biện pháp để huy động nguồn vốn FDI đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật là cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là quảng bá cơ hội cũng nhưng tiềm năng thuận lợi cho việc đầu tư dưới các hình thức khác nhau như: BT, BOT, PPP,... để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức thích hợp và hiệu quả nhất.
- Nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và mang tính chất nhân đạo chủ yếu là cung cấp các dịch vụ y tế, hàng hóa cho các vùng khó khăn, vùng cần khắc phục hậu quả chiến tranh. Nguồn vốn NGO góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua hình thức đầu tư, viện trợ một phần vốn để khuyến khích dân cư khai thác nguồn vốn tự có, xây dựng các công trình phục vụ lại cuộc sống của chính họ như: làm đường giao thông, công trình thủy lợi, đường điện, trường học.
Trước đây, các tổ chức phi chính phủ tập trung đầu tư nhiều vào vấn đề xóa đói, giảm nghèo, trợ giúp chủ yếu về vật chất. Hiện nay, hướng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đang có sự thay đổi. Trong những năm tiếp theo, các hoạt động viện trợ này sẽ hướng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam, tập trung nhiều vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ môi trường. Do việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NGO mang tính công khai, dân chủ, minh bạch ở địa bàn được tài trợ, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, đi trực tiếp vào tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư được hưởng lợi.
- Nguồn vốn từ cá nhân người nước ngoài, là nguồn vốn huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các cá nhân có quốc tịch nước ngoài bao gồm cả người nước
ngoài và Việt kiều đang sinh sống tại các nước. Với chính sách rộng mở của nhà nước, các cá nhân người nước ngoài đặc biệt là Việt kiều ngày càng hướng về quê hương và có những đóng góp cả vốn, trí tuệ cho đất nước dưới các hình thức trực tiếp bằng tiền để xây dựng công trình tại các địa phương hoặc thông qua mua trái phiếu Chính phủ; hoặc ủng hộ trực tiếp vào ngân sách các cấp để từ đó đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế xã hội.
Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sáchngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng có quy mô lớn mà ngân sách không đủ khả năng để thực hiện. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn giúp các nước nhận tài trợ có cơ hội tiếp cận và nhận chuyển giao các kinh nghiệm quản lý kết hợp với đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và tạo sức ép cải cách hành chính, thể chế quản lý theo hướng tích cực. Nguồn vốn ODA với ưu điểm là có thể đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng có khả năng hoặc ít có khả năng sinh lời trực tiếp. Nguồn vốn viện trợ hoàn lại được đầu tư vào các dự án trọng điểm và nguồn vốn này cũng có nhược điểm là Chính phủ phải cân đối nguồn vốn để trả nợ các nước tài trợ; nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu vào các địa bàn khó khăn, đầu tư vào các dự án nhỏ lẻ, không có khả năng đầu tư vào các dự án có quy mô lớn.
2.1.2.3. Vai trò của nguồn lực tài chính đối với đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội
Muốn phát triển thì nền kinh tế phải có tăng trưởng, mà muốn có tăngtrưởng thì phải có vốn đầu tư với tư cách là một yếu tố đầu vào, bên cạnh các yếu tố sản xuất khác như lao động và khoa học công nghệ. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi tăng trưởng chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên cơ sở giải phóng nguồn lực con người, tài nguyên và thâm dụng vốn thì vốn đầu tư càng có ý nghĩa quyết định. Trong mô hình hàm sản xuất cổ điển, chẳng hạn như hàm sản xuất Cobb - Douglas, chúng ta thấy hai bộ phận đầu vào của sản xuất là vốn và lao động. Khi vốn đầu tư tăng lên thì sản xuất tăng lên. Vai trò của vốn trong tăng trưởng được thể hiện rõ trong mô hình Harrod - Domar. Trong mô hình này, tốc độ tăng trưởng “g” phụ thuộc vào tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP, I và hiệu quả sử dụng lượng vốn đó (hệ số ICOR):
G = = = / =
/
Trong đó, I =∆K/Y là tỷ lệ đầu tư trên GDP và ICOR là hệ số gia tăng vốn – sản lượng được xác định bởi.
ICOR = =
Kt và Kt-1là quy mô vốn đầu tư phát triển ở thời điểm t và t-1;Yt và Yt-1là tổng sản phẩm quốc nội GDP tại thời điểm t và t-1. Nói khác đi, ICOR được đo lường bởi tỷ lệ vốn đầu tư ròng trên tăng trưởng GDP. Với giả địnhhệ số ICOR không thay đổi, đầu tư càng tăng thì tăng trưởng càng nhanh.
Nghiên cứu về ICOR đã được đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong các nghiên cứu về chiến lược, để tính toán đầu tư trong tương lai. Viện Chiến lược phát triển (DSI) đã nghiên cứu chỉ số ICOR cho nền kinh tế Việt Nam để sử dụng trong việc tính toán dự báo nguồn vốn cần có cho chiến lược đến 2010 và tầm nhìn đến 2020. Về cơ bản, ICOR của các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng từ 2-5.
Như vậy, đầu tư vốn là cơ sở để tạo ra tăng trưởng kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực tàichính được huy động cho đầu tư phát triển lại không phải vô hạn và để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cần phải làm tốt công tác huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Huy động được nguồn lực tài chính cần thiết cho đầu tư phát triểnsẽ góp phần nâng cao lượng và chất của tăng trưởng, góp phần nâng cao đời sốngnhân dân. Có thể nhìn rõ hơn vai trò của nguồn lực tài chính cho đầu tư pháttriển trên những mặt sau:
Trước hết, nguồn lực tài chính được huy động sẽ hình thành nguồn vốn cho đầu tư, trên cơ sở đó sẽ nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguồn lực này cho phép doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, thuê