Các Nghiên Cứu Đề Cập Đến Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Nói Chung


phương thức huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

- Công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến huy động nguồn lực tài chính tại các địa phương có đặc thù riêng về biên giới, cửa khẩu; và nghiên cứu thêm về các hoạt động biên mậu, thanh toán giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ tại biên giới.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo và 17 phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính từ để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.

Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái.

Chương 4: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 3

Các vấn đề liên quan tới huy động nguồn lực tài chính (huy động vốn) đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay vẫn luôn có tính thời sự. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trạng thái kinh tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực đầu tư ngày càng khan hiếm, các nước cũng như Chính phủ Việt Nam đã tăng cường công tác quản lý và tái cơ cấu đầu tư công thì việc tìm kiếm các giải pháp, các kênh huy động vốn, các nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội đối với các chính quyền địa phương là một chủ đề được quan tâm của giới nghiên cứu.

Có nhiều cách tiếp cận trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội nói chung. Theo cách tiếp cận khu vực kinh tế, nguồn lực tài chính được thu hút từ ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2010 đến nay, với lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư, nhất là việc huy động theo hình thức hợp tác công tư PPP. Có khá nhiều các nghiên cứu về việc thu hút nguồn lực tài chính từ các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước phần lớn tập trung vào mảng huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế nước ngoài.

Với kinh tế nhà nước, các nghiên cứu tập trung vào hoạt động huy động nguồn lực tài chính thông qua việc phát triển các kênh huy động như thuế, phí, viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn lực tài chính từ đất đai. Với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính đầu tư nước ngoài gián tiếp qua thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI. Việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được nghiên cứu lồng ghép trong những nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế tư nhân nóichung (mà chủ yếu là sự phát triển doanh nghiệp tư nhân) hay các nghiên cứuvề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính nói chung như huy động tiết kiệm từ dân cư, kiều hối...


Có thể chia các nghiên cứu đã có liên quan tới đề tài nghiên cứu thành các nhóm: (1) Nhóm các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung; (2) Nhóm các nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính; (3) Nhóm các nghiên cứu đề tập đến huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư PPP.

1.1. Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung

Thời gian qua, việc khai thác và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội là đề tài được nhiều học giả, nhà quản lý các cấp quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào các công cụ, các kênh huy động nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể sử dụng để huy động vốn cho nền kinh tế như: các kênh huy động vốn qua ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, huy động vốn ODA, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thu hút tiền gửi qua hệ thống ngân hàng,… Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này lại nghiên cứu đến huy động nguồn lực tài chính nói chung từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau. Ưu điểm của cách tiếp cận này cho phép chúng ta có cách nhìn tổng quát về huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã hội. Tuy nhiên, do đề cập tổng quát nên nó không có điều kiện đi sâu vào phân tích các vấn đề, các góc độ khác nhau của từng kênh huy động, từng nguồn lực tài chính khác nhau và nhất là tại các địa bàn đặc thù mang tính chất thí điểm, thử nghiệm. Đặc biệt, các nghiên cứu này chưa làm rõ cơ cấu huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư và cơ cấu sở hữu (sở hữu công, sở hữu tư, hợp tác công tư) để đề ra các cơ cấu huy động nguồn lực tài chính tối ưu cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong suốt một chu kỳ hoặc vòng đờicủa các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.

Trên cơ sở phân tích chung về huy động nguồn lực tài chính, các nghiên cứu này đưa ra các giải pháp bao hàm nhiều mặt, liên quan nhiều kênh huy động, nhiều nguồn lực tài chính khác nhau. Một số nhóm các giải pháp được đưa như sau:

- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển; kênh huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

- Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng.


- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA; phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong quản lý nguồn vốn tài trợ này. Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác cho vay xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên nghèo vay vốn học tập, cho các mục tiêu chính sách xã hội khác,... chủ yếu cần được tập trung qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân cho các đối tượng theo quy định.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các DNNN, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để huy động khối lượng vốn rất lớn trong xã hội vào hệ thống ngân hàng và tiết kiệm các khoản chi cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.

- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư.

- Tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Đổi mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hoạt động có liên quan đến sự phát triển của thị trường vốn.

1.2. Các nghiên cứu về các kênh huy động nguồn lực tài chính

Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể như: kênh thu hút tiền tiết kiệm tại ngânhàng, qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư,… Ưu điểm của các nghiên cứu này là tập trung vào một kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể để có thể phân tích sâu về các khía cạnh cụ thể, kỹ thuật của kênh huy động đó. Tuy nhiên, các nghiêncứu chỉ tập trung vào một kênh huy động cụ thể, bỏ qua những kênh huy động quan trọng khác.


Có khá nhiều các nghiên cứu nước ngoài theo hướng này, trong đó có thể kể đến, chẳng hạn như tác giả Ang James (2010), nghiên cứu về kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính qua kênh tiết kiệm ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát triển và tự do hóa tài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn. Tác giả đã sử dụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào các biến số thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tố tài chính. Các kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngân hàng có xu hướng thúc đẩy tiết kiệm. Tự do, hóa tài chính và sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng hỗ trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia [76].

Erinc Yeldan (2005) tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn lực tài chính thông qua quá trình tư nhân hóaở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Quá trình tư nhân hóa ởThổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữa những năm 1980 theo đường lối “đồng thuận Washington” và cách thứcchủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước cần tư nhân hóa. Bằng cách đó, nhà nước buộc các doanh nghiệp nàylàm ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoàichứ không phải các nhà đầu tư trong nước[75].

a. Huy động nguồn lực tài chính tập trung vào ngân sách nhà nước

Nguyễn Thanh Nuôi (1996), nghiên cứu huy động vốn tín dụng nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhưng với phạm vi nghiên cứu và tầm giải quyết vấn đề ở tầm quốc gia. Ngô Thị Năm (2002), đề cập đến huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nói chung bao gồm: hạ tầng công, nông nghiệp, giao thông,… và nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội. Phan Tú Lan (2002) nghiên cứu về huy động và quản lý vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị cả nước, lấy ví dụ địa bàn thành phố Hà Nội [5, tr.2].

Chương trình cấp nhà nước KX-02, Võ Trí Thành (2006), Chiến lược huy động và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1986-2005 thông qua các nhân tố: ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tín dụng ngân hàng, thị trường vốn, chính sách thương mại, đầu tư nhà nước và doanh


nghiệp nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn con người. Công trình cũng đã dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 bằng một số mô hình định lượng trên cơ sở các kịch bản khác nhau [17, tr.2].

Đỗ Xuân Hải (2004), nghiên cứu về thực trạng vận động và sử dụng vốn ODA cùng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 1993-2003. Trần Tùng Lâm (2007), nghiên cứu về tình hình huy động và sử dụng vốn của NSNN, của doanh nghiệp nhà nước, FDI và ODA tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ 1996 đến 2005. Phạm Phan Dũng (2008), nghiên cứu các hình thức huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương ở Việt Nam thông qua vay trong nước, vay ODA, sử dụng và huy động một số nguồn vốn nhàn rỗi, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ [17, tr.3].

Phạm Văn Liên (2004), nghiên cứu về giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, phạm vi nghiên cứu trong cả nước và mức độ giải quyết vấn đề ở tầm quốc gia nhưng luận án mới dừng lại ở việc nghiên cứu huy động vốn từ ngân sách nhà nước cho đường giao thông. Nguyễn Lương Thành (2006), nghiên cứu kết quả huy động vốn đầu tư cho mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2005 [17, tr3-4]. Bùi Văn Khánh (2010), nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính để xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vốn cho hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên đây là địa bàn tỉnh miền núi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương và không có điểm tương đồng, nhiều lợi thế so sánh như thành phố Móng Cái.

Hồ Hữu Tiến (2010), nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn tín dụng phục vụ phát triển KTXH thành phố Đà Nẵng, tác giả đã nghiên cứu quá trình huy động vốn tín dụng được thực hiện bởi chính quyền thành phố Đà Nẵng (vay nợ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương…) và các tổ chức tín dụng (ngân hàng


và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính) trên địa bàn, giải quyết vấn đề “đầu vào” của vốn tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển.

Nguyễn Hữu Dũng (2011), nghiên cứu về vốn đầu tư cho phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở các tỉnh miền Trung, tác giả đã nghiên cứu về vốn tín dụng nói chung và vốn ngân hàng nói riêng đối với các doanh nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu biên giới và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tác giả đã phân tích các nguồn vốn, nhu cầu vốn và nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo vốn, đưa ra một số hình thức huy động vốn để đầu tư Khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và tính chất vùng miền, các Khu kinh tế cửa khẩu tại địa bàn miền Trung chủ yếu là tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia có điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân số, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô,… có sự khác biệt rất lớn so với Móng Cái, địa bàn tiếp giáp với Trung Quốc (quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và thị trường tiêu thụ hơn 1,5 tỷ dân).

Nguyễn Bá Ân (2012), “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011- 2020” đã phân tích rõ thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng của Việt Nam đến năm 2010, đề xuất phương hướng phát triển hệ thống hạ tầng giai đoạn 2011-2020 và các giải pháp, cơ chế chính sách tổ chức thực hiện. Một trong những điểm mới, mang tính đột phá trong phát triển hạ tầng được đề cập đến trong nội dung cuốn sách là đổi mới tư duy đầu tư phát triển hạ tầng, xác định rõ vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển hạ tầng. Nhà nước phải chuyển hướng đầu tư từ đầu tư trực tiếp bằng các dự án cụ thể sang tạo môi trường, chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân trong xây dựng hạ tầng. Đổi mới cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư công, kết hợp vai trò của Nhà nước và thị trường trong phân bổ sử dụng nguồn lực. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư để tăng tính thương mại cho hệ thống hạ tầng, đầu tư vào các công trình mà các nhà đầu tư ngoài nhà nước không làm. Phải tạo ra thị trường đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dể thu hút nhà đầu tư ngoài nhà nước vào đầu tư phát triển để nhà nước và nhân dân cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro.


Nguồn lực tài chính từ đất đai: Bên cạnh nguồn lực tài chính khác thì việc khai thác các khoản thu từ đất, tài sản nhà nước, hạ tầng giao thông,... đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho nhiều địa phương trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chưa thực sự mang lại hiệu quả, thời gian các cơ quan của chính phủ, chủ trì là Bộ Tài chính đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học với chủ đề về "khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội" để các nhà nghiên cứu tham gia. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả và nhà nghiên cứu có uy tín tham gia đóng góp đối với huy động nguồn lực tài chính từ đất đai. Vũ Sỹ Cường (2012) đã đưa ra cách nhìn tổng quan về thu từ đất đai với ngân sách địa phương, chỉ ra một số bất cập trong chính sách tài chính về đất đai và đề xuất một vài gợi ý về thay đổi cơ chế, chính sách quản lý đất đai và chính sách tài chính đất đai nhằm cải thiện nguồn ngân sách địa phương từ đất đai bền vững và dài hạn; Lê Quang Thuận (2012) đưa gia một số kinh nghiệm của nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp..) về điều tiết thu nhập, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách bằng việc đánh thuế đối với nhà đất, bất động sản; họ cũng cho rằng các khoản thu với đất đai và bất động sản có thể gây ra những tác động tiêu cực tới tiết kiệm (nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách) [69].

Đặng Hùng Võ (2012), trong bài viết một số kinh nghiệm từ thực tế về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thông qua cơ chế đổi đất lấy hạ tầng đã đánh giá: “cơ chế này có nhiều ưu điểm và phù hợp đối với các nước còn nghèo, thiếu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng”. Trong giai đoạn 1998-2012, các địa phương trong cả nước đã khai hiệu quả nguồn lực này để đầu tư cho hạ tầng. Qua thời gian thực hiện cơ chế này mặc dù nảy sinh cả yếu tố tiêu cực và tích cực, nhưng khẳng định đây chính là một cách vốn hóa đất đai hiệu quả để phục vụ cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Một số nghiên cứu có đánh giá về những tác động đến huy động nguồn lực tài chính. Theo tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC – trụ sở tại Hồng Kông), các tiêu chí đánh giá những tác động đến hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài như tình hình: ổn định chính trị - xã hội; các thể chế của nhà nước; nguồn

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí