Những Bài Học Kinh Nghiệm Của Các Nước Và Địa Phương Trong Nước Về Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Để Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội


tế.Hết năm 2014, Thành phố đã thu hút được 4.542 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 33,5 tỉ USD nhờ một số giải pháp sau:

Một là, lựa chọn nhà đầu tư. Thành phố tập trung vận động thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp chứa hàm lượng tri thức và công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và tài nguyên; tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao (điện, điện tử - viễn thông, cơ khí chế tạo, hóa dược, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp). Ưu tiên các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, có các tiêu chuẩn cao và quy định chặt chẽ về môi trường, có chế độ đào tạo và đối đãi tốt với người lao động; các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và công nghệ hiện đại từ châu Âu, Mỹ, Nhật,…

Hai là, đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư. Chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam để xem đối tác nào có khả năng đáp ứng mục tiêu muốn thu hút.

Ba là, tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút đầu tư. Thành phố tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương và các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái định cư; chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng; rà soát, thu hồi quỹ đất đối với những dự án không triển khai theo đúng tiến độ đăng ký để triển khai các dự án khác, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính - ngân hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo…). Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài được cải thiện và xây dựng để kết nối giữa các KCX, KCN với


nhau, kết nối với trung tâm thành phố, cảng biển, sân bay,... và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Năm là, từng bước xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực dịch vụ công và dịch vụ hạ tầng kinh tế. Ban hành quy chế xã hội hóa đầu tư trong các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các dịch vụ kết cấu hạ tầng xã hội khác, với chế độ ưu đãi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; xây dựng mô hình bệnh viện cổ phần với sự tham gia rộng rãi của xã hội. Đẩy mạnh hình thức khoán hoặc Nhà nước thuê dịch vụ từ các thành phần kinh tế đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ hạ tầng đô thị (công viên cây xanh, cấp thoát nước, duy tu bảo dưỡng cầu đường và các dịch vụ công cộng khác), vừa tạo cơ hội kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, vừa nâng hiệu quả sử dụng ngân sách. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư váo các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, các công trình văn hóa.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm của các nước và địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Từ kinh nghiệm các nước, có thể thấy các nước sử dụng đa dạng nhiều công cụ khác nhau để thu hút nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội như phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ, sử dụng hợp tác công tư PPP, BOT, BT. Trong thực tiễn, cần phải sử dụng kết hợp các công cụ, tùy từng trường hợp cụ thể để phát huy thế mạnh của mỗi công cụ. Từ việc nghiên cứu các phương thức huy động nguồn lực từ các nước và địa phương khác, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có áp dụng với Móng Cái như sau:

Thứ nhất,công tác lập vàquản lý quy hoạch phải đi trước một bước.Việc lập, điều chỉnh các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị phải có tầm nhìn dài hạn để làm căn cứ lập danh mục dự án hạ tầng gắn với các tiêu chí về hiệu quả, cạnh tranh quốc tế. Việc xây dựng các quy hoạch và danh mục dự án ưu tiên sẽ là cơ sở để quyết định phương thức huy động các nguồn lực tài chính cho từng dự án trong từng thời điểm cụ thể. Những quyết định đúng đắn sẽ làm giảm chi phí, tăng hiệu quả và tránh lãng phí về nguồn lực của các dự án hạ tầng kinh tế xã hội.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 6


Thứ hai, sử dụng hiệu quả quỹ đất để tạo nguồn lực tài chính từ đất. Chính quyền địa phương cần quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các quỹ đất để huy động các nguồn lực tài chính. Thành phố Đà Nẵng là một ví dụ điển hình thành công của việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển nhất là việc đầu tư hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội.

Thứ ba, sử dụng tốt các kênh huy động từ nguồn vốn tư nhân,thúc đẩy thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; đa dạng hoá các công cụ đầu tư tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội. Ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm, có tính lan toả lớn, là tiền đề để thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách.

Thứtư, được thực hiện cơ chế tài chính đặc thù, tập trung cho một số vùng kinh tế, một nhóm các công trình hạ tầng động lựcnhằm khuyến khích đầu tư các dự án hạ tầng. Tạo điều kiện và khuyến khích huy động vốn từ khu vực tư nhân thông qua các dự án hợp tác công tư –PPP;các dự án PPP được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo với cam kết mạnh mẽ từ chính quyền các cấp và đảm bảo khả năng sinh lợi để thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư.

Thứ năm, có thể chế hành chính – kinh tế hiện đại với bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, minh bạch. Một trong những yếu tố tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn của Dubai là sự ra đời của chính phủ điện tử với các dự án chiến lược “công dân điện tử”, “người lao động điện tử”, “thư viện điện tử” và “điện tử cho tất cả mọi người”. Do đó, các thủ tục hành chính ở đây được giải quyết nhanh gọn, ví dụ như thời gian lấy visa chỉ mất chưa đầy một giờ. Nhà nước chỉ can thiệp ở mức độ thấp nhất khi cần thiết để đảm bảo ổn định, lành mạnh.

1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, từ việc tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến huy động nguồn lực tài chính, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu được thực hiện cho một số vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với giải pháp huy động tập trung vào một số kênh huy động vốn nhất định; đồng thời, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của chính quyền địa


phương trực thuộc tỉnh với những đặc thù riêng như: (i) Là địa phương cấp huyện được thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù; (ii) Tự chủ, tự cân đối về quản lý thu chi ngân sách và đầu tư; (iii) hoạt động phát triển kinh tế xã hội gắn liền với hoạt động cửa khẩu, thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và thanh toán biên mậu; (iv) Hoạt động huy động nguồn lực và đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô của quốc gia có chung đường biên giới.

Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Móng Cái. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục cho Móng Cái được thí điểm thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển kinh tế xã hội như định hướng xây dựng Móng Cái trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Thứ ba, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật ngân sách 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017) đều đề cập đến nội dung đến đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhưng chưaquy định việc phân cấp thẩm quyền quản lý ngân sách, huy động nguồn lực để đầu tư phát triển nói chung và đầu tư hạ tầng nói riêng.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến huy động nguồn lực tài chính ở phạm vi cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh.Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số kênh huy động nguồn lực tài chính nào đó như thông qua tiết kiệm, qua thị trường chứng khoán; hoặc huy động cho đầu tư phát triển đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,...; hoặc là nghiên cứu huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho xã hội hóa giáo dục, y tế; nghiên cứu về một số cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực cho các Khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc một số dự án cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có chưa đề cập đến huy động nguồn lực tài chính của đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh tại Việt Nam có tính đặc thù là giápbiên giới với Trung Quốc và có hoạt động kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc như thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh).

Huy động nguồn lực tài chính là chủ đề không mới, song với địa phương có tính chất đặc thùnhư:hoạt động kinh tế phụ thuộc hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu và du lịch; phụ thuộc vào hoạt động thanh toán bằng đồng Việt Nam VND và Nhân dân tệ CNY; chịu sự tác động của các chính sách của 2 nước Việt Nam – Trung Quốc; hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán chưa phát triển; Nguồn lực tài chính từ tư nhân chưa được nghiên cứu và khai thác hiệu quả và được Nhà nước cho phép thí điểm thực hiện nhiều cơ chế mới để làm căn cứ, triển khai nhân rộng sang các địa phương khác, thì việc nghiên cứu các giải pháp huy động để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội là cần thiết.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số nước cũng như một số địa phương đối với huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng về huy động nguồn lực tài chính, Luận án hướng tới mục tiêu nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính đứng trên quan điểm của chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh, tiếp cận từng bước để làm rõ cơ sở lý luận, phân tích các tiềm năng, thực trạng huy động các nguồn lực tài chính, chỉ ra thành công, tồn tại và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

ĐỂ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI


2.1. Nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương

2.1.1. Khái quát về hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương

2.1.1.1. Khái niệm về hạ tầng kinh tế xã hội

Khái niệm hạ tầng được sử dụng rộng rãi sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi sự phát triển kinh tế xã hội bước vào giai đoạn hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng và làm cho hạ tầng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nói chung.

Hạ tầng kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Hạ tầng kinh tế xã hội của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của quan hệ tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy hạ tầng kinh tế xã hội của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó.

Hạ tầng kinh tế xã hội là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra một cách bình thường, liên tục. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các nhà kinh tế học có những nhìn nhận khác nhau về hạ tầng kinh tế xã hội.

Theo EPAC (Economic Planning and Advisory Commission – Hội đồng Kế hoạch và tư vấn kinh tế), hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm "những tài sản cố định nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó, Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật".


Theo quan điểm của một số chuyên gia Nhật Bản thì "Hạ tầng là nền tảng mang tính hệ thống duy trì toàn bộ đời sống kinh tế quốc dân và cho hoạt động sản xuất; là tài sản có tính công cộng mà không thể cung cấp đủ bằng cơ chế thị trường".

Theo Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương- CIEM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì "Hạ tầng kinh tế xã hội là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra một cách bình thường".

Từ các quan điểm trên có thể rút ra một số nhật xét sau: hạ tầng được biểu hiện là những tài sản hữu hình như hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình xã hội,... dựa trên cơ sở đó, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội được duy trì và phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội được coi là một loại hàng hóa công cộng, loại hàng hóa này phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội; hạ tầng là sản phẩm của quá trình đầu tư được tích lũy, gom góp qua nhiều thế hệ.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thì hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được biểu hiện trên phạm vi rộng lớn, đa dạng, phong phú bao gồm cả hạ tầng của ngành công nghệ thông tin, viễn thông, và hạ tầng mềm là các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một tỉnh hay địa phương. Đây cũng là những điều kiện chung làm nền tảng phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

Từ sự phân tích trên có thể nhận định tổng quát như sau: hạ tầng kinh tế xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

2.1.1.2. Khái niệm về đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại thông qua việc thực hiện các hoạt động để tạo ra các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các kết quả thu được là điều kiện để thực hiện một hoặc một tập hợp các mục tiêu mà người ra quyết định đầu tư xác định.

Hoạt động đầu tư trực tiếp tạo ra hoặc duy trì những tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế, làm gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh,


dịch vụ cho nền kinh tế được gọi là đầu tư phát triển. Xét trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp. Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư; làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.

Đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội là một nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Đó là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì, nâng cấp, mở rộng hoặc tạo ra các công trình hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia hoặc địa phương.

2.1.1.3. Phân loại hạ tầng kinh tế xã hội

Phân loại hạ tầng

- Nếu căn cứ vào tính chất đặc điểm của mỗi loại, có thể phân chia hạ tầng kinh tế xã hội thành hai bộ phận chính là: Hạ tầng mang hình thái vật chất và hạ tầng mang hình thái phi vật chất.

Hạ tầng mang hình thái vật chất được hiểu rộng rãi là toàn bộ các ngành tạo nêu những điều kiện vật chất cho các ngành kinh tế và đời sống của người dân phát triển. Cơ sở hạ tầng được hiểu bao gồm cơ sở kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình công cộng khác. Có thể kể chi tiết hạ tầng mà tác giả đi sâu nghiên cứu đó là:

Hệ thống giao thông vận tải (bộ, sắt, thủy, hàng không, đường ống và sử dụng liên hoàn chúng, bao gồm cả hệ thống kho bãi, hậu cần Logistics); Hệ thống giao thông tĩnh (bến xe, bãi đỗ xe, bãi thông quan hàng hoá); Hệ thống viễn thông và hạ tầng thông tin (điện thoại, truyền hình cáp, internet... và các phương tiện nghe nhìn, giải trí khác); Hệ thống năng lượng bao gồm: sản xuất và phân phối điện từ các nguồn thủy năng, hóa thạch, gió, than, khí, dầu mỏ và các dạng năng lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022