Trường hợp 2: Có sự thay đổi của đầu vào Lao động (theo tốc độ tăng trưởng lao động bình quân do Mc.Kinsey và Uỷ ban nhân dân thành phố Móng Cái ước lượng là 2,3%/năm.
- Kết quả dự báo theo từng kịch bản (Chi tiết tại Phụ lục 14).
Bảng 4.3. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020 theo 5 kịch bản
Năm | Tổng vốn đầu tư thực tế (tỷ đồng) | |||
Tối thiểu (Tối thiểu của Kịch bản 5) | Trung bình (Trung bình của Kịch bản 1) | Tối đa (Tối đa của Kịch bản 3) | ||
1 | 2015 | 19.841,8 | 21.027,4 | 23.834,0 |
2 | 2016 | 22.166,0 | 23.697,5 | 30.091,6 |
3 | 2017 | 22.999,7 | 26.722,7 | 37.672,9 |
4 | 2018 | 23.959,9 | 30.154,3 | 46.859,6 |
5 | 2019 | 25.053,6 | 32.889,5 | 57.994,0 |
6 | 2020 | 26.289,4 | 36.044,4 | 71.491,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Bối Cảnh Kinh Tế Thế Giới, Trong Nước Và Khu Vực
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Của Móng Cái
- Khả Năng Cạnh Tranh Của Móng Cái Với Các Cửa Khẩu Khác
- Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 20
- Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 21
- Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Từ Khu Vực Tư Nhân; Trọng Tâm Là Huy Động Nguồn Lực Theo Hình Thức Đối Tác Công Tư Ppp
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Để tính toán cụ thể nhu cầu từng nguồn vốn cho mục tiêu phát triển 2015- 2020, tác giả dựa trên tỷ trọng bình quân và xu thế biến động của nguồn vốn trong các giai đoạn từ 2000-2014. Cụ thể như sau:
Tổng hợp cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn từ 2000-2014
2000-2004
2005-2009
2010-2014
12%
12%
30%
25%
18%
44%
58%
44%
57%
Vốn NSNN Vốn Ngoài NS Vốn FDI
Vốn NSNN Vốn Ngoài NS Vốn FDI
Vốn NSNN Vốn Ngoài NS Vốn FDI
Nguồn: Số liệu thống kê GRDP và vốn đầu tư của Móng Cái
Rất dễ nhận ra xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn của Móng Cái trong thời gian vừa qua. Nguồn vốn NSNN ngày càng giảm về tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn của Móng Cái (giảm từ 30% giai đoạn 2000-2004 xuống còn 12%
giai đoạn 2010-2014) và sự tăng lên mạnh mẽ của nguồn vốn FDI (tăng từ 12% giai đoạn 2000-2004 lên 44% giai đoạn 2010-2014). Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý với mục tiêu huy động nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo các mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội theo 5 kịch bản dự kiến ở trên, đó là:
(1) Hạn chế áp lực nguồn vốn từ NSNN (trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu công và áp lực của nợ công trong những năm gần đây), duy trì ở mức dưới 10% tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm.
(2) Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách tín dụng nhằm thu thúc đẩy đầu tư khu vực ngoài quốc doanh (duy trì khoảng 40% tổng nguồn vốn).
(3) Tiếp tục mở rộng các chính sách thu hút FDI nhằm đảm bảo phần lớn nhu cầu nguồn vốn trong giai đoạn 2015-2020 (tiến đến trên 50% tổng nguồn vốn).
Với cơ cấu nguồn vốn lý tưởng trong giai đoạn 2015-2020 là 10%; 40% và 50% (lần lượt của Ngân sách NN, Ngoài quốc doanh và FDI), các nhà quản lý hoàn toàn có thể xác định chính xác từng nguồn vốn cụ thể theo từng giai đoạn và từng bối cảnh của nền kinh tế được dự báo theo 5 kịch bản ở trên. Kỳ vọng của thành phố là huy động đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội; muốn vậy, thành phố phải xác định quan điểm, mục tiêu và các giải pháp huy động các nguồn lực tài chính một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là các nguồn lực ngoài ngân sách và FDI.
4.2.6. Quan điểmtrong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại thành phố Móng Cái
Nhằm huy động đúng, đủ và kịp thời cũng như phân bổ vốn đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội theo mục tiêu đã định, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương thì cần phải quán triệt các quan điểm huy động sau:
Thứ nhất, đa dạng các kênh huy động kênh huy động nguồn lực tài chính để thu hút các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.
Tập trung huy động tổng lực các nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng những cơ chế, chính sách, giải pháp và hình thức đầu tư khác nhau một cách đồng bộ; tạo ra các kênh dẫn vốn đến các dự án đầu tư được thông suốt đảm bảo dòng vốn chảy và tập trung đúng địa chỉ, có trọng tâm, trọng điểm vào những công trình động lực và mang lại hiệu quả trong đầu tư.
Sử dụng kết hợp nhiều kênh huy động khác nhau để huy động nguồn lực; trong đó, bao gồm các kênh huy động như phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình, vay ngân hàng phát triển, trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện hỗ trợ để các thành phần kinh tế được tiếp cận và sử dụng kênh tín dụng từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nguồn vốn tín dụng qua đầu tư phải có tác dụng là đòn bẩy để khơi thông các nguồn vốn khác trong xã hội. Đối với Móng Cái, những kênh huy động này hoàn toàn mới mẻ, chưa được thực nghiệm. Chính vì thế, phương hướng sắp tới là phải phát triển bằng được kênh huy động nguồn lực tài chính quan trọng này.
Chính quyền Móng Cái cần nghiên cứu, áp dụng đồng bộ các giải pháp huy
A Vốn nhà nước
Các nguồn cấp vốn
Thuế Trợ cấp
Cho vay hoặc khoán
Mô tả
▪ Thu mua, thuê ngoài
▪ Cấp vốn đầu tư dưới dạng trợ cấp
▪ Chuyển hướng hoặc tăng thuế/phí
▪ Thường có lãi suất thấp hoặc lãi suất bằng 0
Vay ngân hàng
B Vay nợ
Đầu tư hợp C tác công tư
(PPP)
Tư nhân D hóa toàn
phần
Trái phiếu
Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT)
(Xây dựng) Vận
hành – Bảo dưỡng AA1 (Xây dựng) Vận
hành Bảo dưỡng RR2
Phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO)
Trao đổi Bán
▪ Cho khu vực tư hoặc công
▪ Thường là tài trợ có cấu trúc, bao gồm tài trợ DA
▪ Yêu cầu xếp hạng tín dụng
▪ Có rủi ro lãi suất
▪ Đầu tư mới
▪ Chuyển giao lại cho nhà nước
▪ Hạng mục mới hoặc hiện hữu
▪ Thường là các dự án trợ cấp một phần (phí ẩn)
▪ Hạng mục mới hoặc hiện hữu
▪ Thường hưởng lợi nhuận độc lập
▪ Các phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi
▪ Bán phần lớn/phần nhỏ, chủ yếu dùng cho các hạng mục không phải mạng lưới giao thông – các cảng (hàng không)
Mức độ kiểm soát của chính phủ
động nguồn lực từ: Nguồn ngân sách; Vay nợ; Hợp tác công tư -PPP; Xã hội hóa.
Thời gian hợp đồng
Hình 4.8: Các phương án tài trợ cho dự án hạ tầng
Nguồn: Viện APPPI và ADB (2008), Mối quan hệ nhà nước tư nhân
Thứ hai, đặt huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trở thành ưu tiên cao nhất so với nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế khác để giảm gánh nặng cho đầu tư từ ngân sách; Ưu tiên thu hút vốn đầu tư tư nhân thông qua hình thức hợp tác công tư – PPP trên quan điểm “những dự án nào mà tư nhân làm được thì nhà nước không làm”.
Những năm trước đây, nguồn lực cho đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội chủ yếu là từ ngân sách. Trong những năm tới, NSNN vẫn phải tiếp tục đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm, động lực và các dự án mà khu vực tư nhân không muốn làm; đồng thời, phải huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cùng tham gia đầu tư thông qua hình thức hợp tác công tư (PPP, BOT, BT,…) và thực hiện chiến lược vốn mồi trong đầu tư (thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo mặt bằng sạch thu hút nhà đầu tư). Phương thức đầu tư PPP sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cho cả chủ thể kinh tế ngoài nhà nước, giúp thu hút được vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, giảm chi phí thực hiện dự án, san sẻ rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thứ ba, khai thác tốt lợi thế tuyệt đối của thành phố Móng Cái từhoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, thanh toán biên mậu,... để huy động nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng thương mại, du lịch.Hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ du lịch là các hoạt động kinh tế cóđóng góp nhiều cho thu ngân sách nhà nước; đây là 2 lĩnh vực nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước trong thời gian vừa qua. Đồng thời, thương mại và du lịch cũng được xác định là 2 trụ cột phát triển của Móng Cái.
Thứ tư, xây dựng và đề xuất cơ chế đặc thù đối với một số lĩnh vực liên quan đến thuế, thương mại, xuất nhập khẩu,... và cơ chế cho một số dự án hạ tầng động lực trên cơ sở tính chất và đặc điểm, khả năng thu hồi vốn của từng dự án để huy động và sử dụng nguồn nguồn lựccũng như hình thức đầu tư thích hợp(danh mục dự án tại Phụ lục 16). Thực tế cho thấy, từ khi mở cửa khẩu đến nay, thành phố Móng Cái phát triển thành công các công trình hạ tầng kinh tế xã hội là do được Chính phủ cho thí điểm áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh
vực tài chính, đầu tư, thuế,... để tạo ra nguồn lực đầu tư phát triển. Mặt khác, Khu khai phát thí điểm mở cửa trọng điểm quốc gia Đông Hưng (Trung Quốc) - có đường biên giới giáp với Móng Cái,đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ được áp dụng nhiều cơ chế đặc thù liên quan đến lĩnh vực tài chính, thuế, đầu tư đã tác động lớn đến hoạt động kinh tế xã hội và nguồn thu cũng như nhu cầu đầu tư tại Móng Cái.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính phải gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó; hạn chế thất thoát, lãng phí nguồn lực.
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc cơ bản trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính kể cả khu vực công hay khu vực tư nhân. Đối với khu vực tư, nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì sẽ khó khăn trả vốn, lãi, khó mở rộng sản xuất và do vậy khó có thể duy trì và tăng quy mô huy động vốn. Đối với khu vực công, tiết kiệm trong chiêu tiêu thường xuyên, tiết kiệm trong quá trình đầu tư cũng góp phần tạo nên hiệu quả của đầu tư. Nếu chính quyền địa phương sử dụng không hiệu quả nguồn lực thì nền kinh tế sẽ trì trệ, khó đảm bảo nuôi dưỡng nguồn tích lũy tài chính và khả năng huy động vốn lâu dài. Quan điểm tiết kiệm và hiệu quả cần được quán triệt trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, ngay từ khâu lập quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch; đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư, huy động nguồn lực tài chính của dự án, quản lý đồng vốn trong quá trình triển khai đầu tư và sử dụng có hiệu quả sau đầu tư.
Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính, cần có cơ chế nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo nguồn vốn huy động sẽ được phân bổ vào hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Thứ sáu, tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch, phát triển thương mại, xuất nhập khẩu nhằm thu hút nguồn lựcđầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.
4.3. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
4.3.1. Giải pháp về quản lý, thực hiện các quy hoạch
Xây dựng chương trình hành động triển khai các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Quy hoạch xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.Cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm gắn với các quy hoạch được duyệt.
Triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500 và GPMB, tạo quỹ đất sạch trước khi có dự án đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và chế biến các sản phẩm đi vào hoạt động nhanh nhất. Có quy hoạch tốt sẽ có được dự án tốt, có dự án tốt sẽ thu hút được nhà đầu tư tốt.
Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; điều chỉnh quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Hải Yên; quy hoạch xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: Bổ sung các dự án mới vào danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo động lực cho phát triển KTXH của thành phố giai đoạn 2015-2020 và sau 2020.
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước (thông qua các tổ chức Jetro, Jica, WB, ADB và hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư tài chính,…) nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu cơ hội đầu tư.
+ Xây dựng các phương án và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư trung hạn 5 năm để cân đối đầu tư phát triển cho nhiệm vụ thực hiện các dự án theo quy hoạch bao gồm: các nguồn vốn từ ngân sách (gồm cả ODA), nguồn vốn huy động theo các hình thức như BOT, BT, PPP,… để tập trung cho đầu tư hạ tầng KTXH; huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển hạ tầng các lĩnh vực có lợi thế như hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch.
4.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội
4.3.2.1. Huy động các nguồn lực tài chính tập trung vào NSNN từ đó phân bổ vốn chi đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội
Với tình hình và đặc trưng riêng có của Móng Cái thì nguồn ngân sách vẫn giữ vị trí rất quan trọng đối với nhiệm vụ đầu tư, phát triển. Vì vậy, việc sử dụng kênh huy động của Nhà nước nhằm tập trung các nguồn lực tài chính vào ngân sách địa
phương để phân bổ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa đảm bảo tăng thu ngân sách địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng trên cơ sở tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng phân cấp và mở rộng quyền tự chủ cho các cấp ngân sách
Một là, Điều chỉnh phân cấp quản lý ngân sách địa phương nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và điều hành chi ngân sách. Để khuyến khích UBND xã, phường và các đơn vị được giao nhiệm vụ thu ngân sách nâng cao trách nhiệm trong việc phấn đấu tăng thu ngân sách và chủ động trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, nông thôn thì việc phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Phân cấp nguồn thu phải gắn sát với thực tế, hiệu quả, đơn vị nào thực hiện tốt nhất thì giao cho đơn vị đó thực hiện, không nên cùng một nguồn thu có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nhằm tránh tình trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả. Giao nhiệm vụ thu cho các đơn vị phải gắn sát với địa bàn có liên quan đến quản lý trực tiếp của chính quyền cấp đó. Đối với khoản thu lớn liên quan đến nhiều cấp ngân sách, nhiều đơn vị thì cần rà soát và đề nghị cấp có thẩm quyền để phân chia tỷ lệ phần trăm được hưởng trong thời kỳ ổn định ngân sách mới.
+ Việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu và bổ sung có mục tiêu (bổ sung cân đối) phải ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách tối thiểu từ 3 đến 5 năm và với một số sắc thuế, phí, khoản thu, tỷ lệ điều tiết có thể ổn định lâu hơn nhằm khắc phục sự giằng co mỗi khi thảo luận dự toán ngân sách theo định kỳ; đồng thời, tăng cường tính chủ động của ngân sách cấp dưới trong việc xây dựng dự toán của những năm ổn định ngân sách tiếp theo.
Để đáp ứng yêu cầu trên thì việc phải phân cấp quản lý ngân sách phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương hiện nay chính là cần tăng cường tính chủ động sáng tạo, sát với thực tế của ngân sách cấp thành phố và xã,
phường; khuyến khích khai thác nguồn thu sẵn có và nguồn thu tiềm năng như: Các nguồn thu từ đất đai, từ phí, lệ phí sử dụng lề đường, bến bãi, công trình hạ tầng trong khu vực cửa khẩu, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu,… Phân cấp cho chính quyền thành phố được trực tiếp quản lý thu và được hưởng tỷ lệ % các khoản thu từ các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để khuyến khích thành phố cùng với tỉnh tham gia tích cực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
+ Đối với nguồn thu về đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất, tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ phần trăm(%) điều tiết được hưởng giữa thành phố và các xã, phường nhằm khuyến khích các đơn vị này tham gia tích cực hơn trong việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai. Những năm gần đây, Móng Cái đã tăng tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách cấp xã (thu từ cấp quyền sử dụng đất xen cư, xen kẹp, cấp đổi, cấp mới và chuyển mục đích sử dụng đất). Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu cho chính quyền cơ sở còn ở mức độ thấp; các xã, phường chưa chủ động, tích cực tham gia vào việc quy hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo thêm nhiều quỹ đất sạch để bán đấu giá tập trung nguồn thu cho ngân sách. Cho nên, tăng tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu từ khai thác quỹ đất cho chính quyền cấp xã là giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính địa phương.
Để thực hiện các yêu cầu và các giải pháp đã đề cập trên đây thì cần phải phân cấp nhiệm vụ quản lý nguồn thu và điều chỉnh lại tỷ lệ phần trăm phân chia một số nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương đang áp dụng hiện nay tại một cách rõ ràng, cụ thể để tạo nguồn cho đầu tư. Phân cấp quản lý nguồn thu và điều chỉnh tỷ lệ phần trăm phân chia đối với cấp ngân sách trung ương, tỉnh, thành phố(xem Phụ lục 15).
Hai là, đề nghị tỉnh Quảng Ninh báo cáo Chính phủ cho Móng Cái được áp dụng trở lại cơ chế tương tự như cơ chế được ghi trong Quyết định số 53/2001/QĐ- TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới (bị bãi bỏ năm 2004) theo hướng Trung ương phân cấp, điều