Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 21


Tiếp tục nghiên cứu, ra soát, bổ sung các dự án mới vào danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án hạ tầng kỹ thuật trọng điểm tạo động lực, cho phát triển kinh tế xã hội thành phố. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội đầu tư vào Móng Cái giai đoạn 2015-2020 (xem Phụ lục 16).

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư bao gồm cả trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trên cơ sở danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư của Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng;cập nhật, nâng cấp trang web điện tử, đưa các thông tin về tiềm năng kinh tế, lợi thế của Móng Cái để nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn.

Giải pháp 5: Tiếp tục cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý;thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái – MCFIC; Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý để tạo tiền đề: (1) thu hút nguồn lực tài chính tư nhân vào doanh nghiệp; (2) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (3) tiến tới giảm hoàn toàn sự hỗ trợ, gánh nặng từ ngân sách thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước; (4) Phát triển thị trường tài chính, tín dụng, chứng khoán; (5) Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào các dự án hợp tác công tư - PPP; (6) Tạo nguồn lực để thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Tính khả thi: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2015 về việc cổ phần hoá, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước; theo đó, sẽ rút bớt sự tham gia trực tiếp của nhà nước trong các hoạt động thuần túy kinh doanh ở các lĩnh vực không thiết yếu; chuyển một phần tài sản và nguồn lực do khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ ra thị trường để nâng cao hiệu quả sử dụng; thay đổi cơ cấu sở hữu để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.


- Đề xuất thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - MCFIC (Mong Cai Financial Investment Company) để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng. Công ty này sẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái uỷ thác triển khai đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và thành phố Móng Cái; nhận quản lý, khai tháctất cả các dự án trước đây được đầu tư từ ngân sách và được huy động vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau để tài trợ dự án. Việc thành lập công ty này sẽ từng bước minh bạch và phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng đầu tư và kinh doanh của nhà nước.

Một số cơ chế huy động nguồn lực tài chính dự kiến, Công ty được:

(1) Quản lý phần vốn nhà nước gồm: nhận vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh và thành phố) để đầu tư các công trình hạ tầng; được cấp vốn khi thành lập và bổ sung vốn ngân sách các cấp hàng năm; nhận vốn từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp do thành phố quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

(2) Được ủy quyền thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định; mở ra một kênh huy động vốn mới với ưu điểm là có thể huy động được nguồn vốn trung hạn, mức chi phí vốn hợp lý, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc huy động tín dụng từ các ngân hàng của chính quyền địa phương...; thí điểm phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương theo cơ chế "tự vay, tự trả", nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của chính quyền địa phương.

(3) Được ủy quyền ký kết và giao nhiệm vụ quản lý các công trình hạ tầng theo hình thức đối tác công tư – PPP (theo nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ); huy động và quản lý phần vốn góp của tổ chức và cá nhân khi tham gia các dự án này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 21

(4) Được vay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước gồm: (i) Vay ưu đãi từ các nhà tài trợ như nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vay trực tiếp nước ngoài có hoặc không có bảo lãnh của Chính phủ; (ii) Vay ưu đãi của ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) để đầu tư các công trình.

Giải pháp tổ chức, bộ máy: xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động của một trong các Ban Quản lý dự án công trình thành phố sang mô hình doanh nghiệp.


Nguyên tắc đầu tư và kinh doanh: (i) Tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro, bảo đảm an toàn và phát triển vốn nhà nước đã giao cho Công ty; (ii) Tập trung đầu tư vào những dự án hạ tầng then chốt, mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố và địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trên cơ sở các khoản đầu tư đem lại hiệu quả tài chính (trừ những dự án do chủ sở hữu chỉ định) như xây dựng cầu, đường, bến bãi xuất khẩu hàng hóa, cửa khẩu, nhà lưu trú, nhà tái định cư, trường học, bệnh viện, mạng cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng,...

Hình thức đầu tư: (i) Đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của thành phố Móng Cái; (ii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư - PPP và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật; (iii) Đầu tư thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án; (iv) Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác.

Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (theo Luật khoáng sản năm 2010; Nghị định 22/2012/NĐ-CP) đối với tất cả các mỏ tài nguyên trên địa bàn Thành phố (cát, đá vôi, đất sét, vật liệu xây dựng,…). Giải pháp này sẽ tạo ra sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế và tăng thu ngân sách.

4.3.2.2. Tạo nguồn lực đầu tư thông qua xây dựng đề án phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương và nguồn tồn ngân kho bạc

Theo báo cáo quyết toán thu chi ngân sách hàng năm, ngân sách thành phố Móng Cái luôn có tổng số thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách trên địa bàn và có số dư bình quân trên 200 tỷ đồng (nguồn thu để chi thường xuyên) tồn ngân trên tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước thành phố Móng Cái. Trong khi đó, nguồn lực giành cho đầu tư phát triển lại hạn chế, bị động và phụ thuộc vào nguồn thu tiền sử dụng đất và tăng thu ngân sách hàng năm. Do vậy, Chính quyền thành phố nên vay vốn tồn ngân kho bạc nhà nước để giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn đầu tư tạm thời, đồng thời quan tâm đến việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động nguồn vốn cho đầu tư bới các lý do sau:


Phần lớn nguồn thu cân đối ngân sách của Thành phố giành cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ thu chuyển nhượng quyền tiền sử dụng đất và một phần từ tăng thu ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, do sự bất ổn định của khu vực biên giới nên thị trường bất động sản của Móng Cái không ổn định nhất là sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Mặt khác, quỹ đất của Thành phố có giới hạn nên nguồn thu này không thể lâu bền. Khi nguồn thu này giảm mạnh sẽ thực sự gây khó khăn cho Thành phố trong việc duy trì mức đầu tư từ NSNN, khó đảm bảo được cân đối ngân sách. Theo ước tính từ nay đến 2020, trong tổng số 33.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển thì Móng Cái cần khoảng 3.300 tỷ đồng từ ngân sách các cấp (bằng lượng vốn đầu tư từ ngân sách cả giai đoạn 1996 - 2014). Với số liệu thu từ đất trong 5 năm gần đây thì Móng Cái cần phải có nguồn thu bổ sung.

Thành phố cần xây dựng Đề án phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương cho cả giai đoạn 2016-2020 gắn với kế hoạch đầu tư công của Móng Cái và của tỉnh Quảng Ninh;

Theo Luật NSNN và cơ chế tài chính ưu đãi của Chính phủ giành cho Khu kinh tế cửa khẩu, Móng Cái được phép vay vốn, được huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng trong phạm vi ngân sách địa phương đảm bảo, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân thông qua nhưng không vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, thành phố. Mức huy động hiện nay của Quảng Ninh không vượt quá 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách tỉnh. Trong giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương đã phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai,…) và Quảng Ninh năm 2013 đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư công trình Đường Cao tốc nối Hạ Long

– Hải Phòng; đồng thời, Trái phiếu Quảng Ninh đã được đưa vào danh mục giấy tờ có giá mua bán trong nghiệp vụ thị trường mở (thị trường tiền tệ) của NHNN Việt Nam (hiện tại đã có thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh là tỉnh thứ 3 được đưa vào). Điều này đã thể hiện sức hấp dẫn của trái phiếu Quảng Ninh đối với nhà đầu tư ngoài ngân sách.


Các kinh nghiệm của những địa phương trong phát hành trái phiếu chính quyền địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Móng Cái khi nguồn lực từ khu vực nhà nước giành cho đầu tư công ngày càng khan hiếm.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính uỷ quyền cho phép UBND tỉnh Quảng Ninh được tự do phát hành trái phiếu địa phương kỳ hạn từ 3 đến 5 năm trong một hạn mức nhất định; hạn mức phát hành nằm trong tổng hạn mức vay vốn trong và ngoài nước theo quy định của Luật ngân sách, Luật quản lý nợ công. Hạn mức trên bao gồm hạn mức vay nợ của thành phố Móng Cái.

Chủ thể phát hành và nhận nợ trên danh nghĩa theo các quy định của pháp luật là UBND tỉnh Quảng Ninh. Chủ thể nhận nợ chính thức và chịu trách nhiệm trả nợ theo phương án được duyệt là Chính quyền (UBND) thành phố Móng Cái.

Phương thức phát hành có thể kết hợp vừa bán lẻ vừa phát hành trên thị trường tập trung qua đấu thầu hoặc bảo lãnh. Hình thức trái phiếu nên kết hợp giữa chứng chỉ không ghi tên và ghi sổ nhằm tạo thuận lợi khi chuyển nhượng. Hình thức phát hành: Trái phiếu đô thị được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành.

Quyền của người sở hữu trái phiếu chính quyền địa phương: Được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn; Được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, thừa kế, cầm cố và chiết khấu; Được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán; Đối với các tổ chức tín dụng được sử dụng Trái phiếu chính quyền địa phương trong các giao dịch tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

Kỳ hạn của trái phiếu tùy thuộc vào mục đích đầu tư. Song trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều biến động, kỳ hạn không nên quá dài, có thể phát hành gối đầu (phát hành đợt mới để hoàn trả khoản nợ đến hạn đợt cũ). Có thể trong một số đợt phát hành lần đầu tiên, Thành phố nên đề xuất với Tỉnh phát hành loại trái phiếu ngắn hạn tương tự như công phiếu chính quyền địa phương ở Mỹ để tài trợ tạm thời trong quá trình tập trung nguồn vốn dài hạn để công chúng và các nhà đầu tư làm quen với trái phiếu đô thị. Đối với các dự án, công trình có tạo ra thu


nhập trực tiếp, nguồn trả nợ trái phiếu là nguồn thu từ việc khai thác các công trình đó. Đồng thời, đề nghị Tỉnh xem xét cho phép Móng Cái thành lập các đơn vị để quản lý, khai thác các công trình, qua đó công ty có thể huy động các nguồn vốn khác từ các tổ chức và cá nhân tạo điều kiện sớm thu hồi được ngân sách đầu tư.

Lãi suất trái phiếu: Lãi suất trái phiếu Chính quyền địa phương là loại lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, lãi trái phiếu được trả sau theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Tùy thuộc vào thời hạn trái phiếu, thời điểm phát hành trong năm, mức lãi suất trái phiếu đô thị sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định cụ thể cho từng loại kỳ hạn, từng phương thức phát hành, từng đợt phát hành trên cơ sở giới hạn biên độ do Bộ Tài chính quyết định và mặt bằng lãi suất thực tế của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm phát hành. Nếu qua đấu thầu lãi suất thì lãi suất sẽ do thị trường quyết định. Song về nguyên tắc, tính thanh khoản và mức an toàn của trái phiếu đô thị thấp hơn so với trái phiếu Chính phủ nên không thể thấp hơn lãi suất trái phiếu của Chính phủ, nhưng phải thấp hơn lãi suất cho vay trung, dài hạn của các NHTM. UBND Thành phố nên kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Móng Cái với lãi suất điều chỉnh dựa vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố, có kỳ hạn điều chỉnh tương ứng với kỳ trả lãi (6 tháng hoặc 1 năm). Điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư đối với Trái phiếu trong bối cảnh lãi suất, và lạm phát biến đổi tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Nguồn vốn thanh toán vốn và lãi: Nguồn vốn thanh toán lãi, vốn gốc trái phiếu đô thị là từ ngân sách Thành phố Móng Cái hoặc từ nguồn thu từ các công trình. Trên cơ sở 2 nguồn này, Thành phố sẽ tính toán và đề xuất UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách Thành phố được hưởng từ nguồn thuế XNK, lệ phí xuất nhập cảnh trong thời kỳ ổn định ngân sách. Tỷ lệ điều tiết có thể tăng lên 100% trong cả kỳ hạn của trái phiếu (khoảng 5 năm) để đảm bảo khả năng trả nợ và thanh toán các trái phiếu khi đáo hạn. Nếu được UBND tỉnh chấp thuận, Thành phố sẽ được lợi trên cả 2 phương diện, vừa có nguồn thu từ đấu thầu trái phiếu đô thị để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời có nguồn thu ổn định để đảm bảo các khả năng trả nợ.


Tính khả thi: (1) Khả năng huy động: Quảng Ninh và Móng Cái hiện có gần 45 chi nhánh ngân hàng; trên 52.000 hộ đăng ký kinh doanh; trên 11.770 doanh nghiệp và quan trọng hơn là có 62.000 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm dân cư (tương đương 3 tỷ USD) tại các ngân hàng. (2) Khả năng trả nợ: Quảng Ninh, Móng Cái hiện có năng lực tự chủ tài khoá tốt đứng trong 5 địa phương có số thu ngân sách lớn nhất toàn quốc; thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm sau tăng cao hơn năm trước.

Việc Chính quyền Thành phố huy động vốn bằng công cụ Trái phiếu Chính quyền Địa phương để tạo nguồn lực tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố Móng Cái là hết sức cần thiết và quan trọng, để giải pháp này có tính khả thi cần thực hiện một số biện pháp.

Tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, kế hoạch phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái tới các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tham gia. Từ việc tuyên truyền, vận động này sẽ tác động đến các cấp, các ngành và các tầng lớp dân cư có nhận thức, quan điểm mới về huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời thấy rõ được vai trò, lợi ích của công cụ Trái phiếu Chính quyền Địa phương đối với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cũng phải đổi mới nhận thức trong việc tìm nguồn vốn tài trợ cho các dự án, hạn chế tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp. Tăng tính chủ động, tự lực của chính quyền và các nhà đầu tư trong việc tự cân đối các nguồn lực tài chính thực hiện dự án.

Vấn đề lựa chọn thời điểm phát hành cũng nên cần tính toán kỹ lưỡng và chính xác để tránh sự cạnh tranh không cần thiết của các Trái phiếu đô thị khác và sự biến động bất lợi của thị trường tiền tệ nhằm tận dụng được những cơ hội từ thị trường, huy động được đủ nguồn vốn cần thiết theo kế hoạch đề ra. Tính toán kỹ thời điểm phát hành trái phiếu phù hợp với thời gian sử dụng vốn huy động được để thanh toán cho nhà thầu, không để thiếu hoặc thừa vốn. Cần phải xây dựng dược kế hoạch cân đối ngân sách trung hạn vừa làm cơ sở để cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm, tính toán được nhu cầu vốn cần đáp ứng bằng các phương thức trái phiếu


chính quyền địa phương, đồng thời xác định khả năng và dự tính kế hoạch dòng tiền của nguồn trả nợ gốc, lãi khi đáo hạn. Đây là bài toán kinh tế khi tìm lời giải lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy tiến độ thực hiện dự án phải đảm bảo sát đúng với kế hoạch đề ra. Vốn huy động được ngày nào phải trả lãi ngày đó, nếu vốn huy động được nằm đọng trong két sắt của nhà đầu tư sẽ làm suy giảm hiệu quả kinh tế tài chính dự án.

Cần phải có cơ chế chính sách ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư vào Trái phiếu Chính quyền Địa phương để việc huy động vốn bằng công cụ này ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chính sách ưu đãi này cũng phải công bằng với cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.

Phát triển thị trường thứ cấp để tạo khả năng thanh khoản của trái phiếu trung và dài hạn, trong đó có Trái phiếu Chính quyền Địa phương, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; từng bước đưa thị trường tài chính, ngân hàng của Móng Cái đáp ứng nhu cầu phát triển và đạt tiêu chuẩn khu vực, thế giới.

4.3.2.3. Vận động nguồn vốn ODA trên quan điểm tiết kiệm hiệu quả

Móng Cái cần nhận thức nguồn vốn ODA là một bộ phận NSNN, là một phần của nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng về trả nợ trong tương lai.

Để thu hút vốn ODA có hiệu quả, Móng Cái cần xây dựng các kế hoạch rõ ràng và tinh giản để tiếp cận và đề xuất với các tổ chức cấp vốn ODA tiềm năng. Bản đề xuất phải được chuyên biệt hóa nhằm chỉ rõ lý do tại sao lĩnh vực và khu vực đầu tư nhưMóng Cái lại phù hợp với định hướng hỗ trợ của từng tổ chức. Móng Cái cần thiết lập đơn vị chuyên trách làm đầu mối cho thu hút và quản lý vốn ODA; một số bước cụ thể mà cơ quan đầu mối cần phải thực hiện là:

- Bước một: xây dựng đề án kêu gọi đầu tư cho từng dự án trong danh mục, bao gồm quy mô vốn của dự án cần hỗ trợ, mục tiêu của dự án, các kết quả và lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án. Ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân tích rõ trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị liên quan. Đặc biệt cần có những hướng dẫn cụ thể thực hiện quá trình đánh giá dự án sau hoàn thành. Các thông tin về quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng, minh bạch, được thông báo đầy đủ cho nhân dân và nhà tài trợ.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí