Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 20


chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu để lại 100% cho ngân sách địa phương được hưởng hoặc hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho Móng Cái bằng 100% tổng số thu ngân sách trên địa bàn (thu nội địa, thu xuất nhập khẩu) trong thời gian 10 năm để thành phố giành nguồn lựcđầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm khu vực cửa khẩu.

Thực tiễn đã cho thấy, trong thời gian 8 năm từ năm 1996 đến 2003, khi được Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi theo Quyết định 53, Móng Cái đã có sự phát triển mạnh về hạ tầng, từ một địa phương phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên, Móng Cái đã tự cân đối và góp phần bổ sung vào ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương; tạo tiền đề để Móng Cái có nguồn lực để đầu tư hệ thông hạ tầng và phát triển nhanh chóng từ một huyện nông nghiệp trở thành thị xã, thành phố.

Giải pháp 2: Thực hiện các giải pháp về tăng thu ngân sách, thu đúng, thu

đủ, thu kịp thời, chống thất thu ngân sách gắn với nuôi dưỡng nguồn thu

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách, thường xuyên kiểm kê, rà soát nắm bắt kịp thời số lượng, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh để đưa hết các đối tượng nộp thuế vào quản lý thu thuế, phí, lệ phí; đối với công tác kê khai thuế: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện các trường hợp kê khai sai hoặc thiếu minh bạch để có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác trong việc tuân thủ các luật thuế, tổ chức thanh tra những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kê khai nộp thuế, đặc biệt là thu phí sử dụng lề đường, bến bãi đối với phương tiện và hàng hoá tạm nhập tái xuất, phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu,… Đối với công tác quản lý nợ thuế: Tập trung lực lượng triển khai thu hồi nợ đọng thuế, phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tín dụng khác để trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức cá nhân chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và công khai các trường hợp này trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:Tổ chức thanh tra những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kê khai nộp thuế, nhất là các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp thương mại, XNK liên quan đến hàng hoá tạm nhập tái xuất, có doanh thu lớn, hàng hoá có giá trị cao nhưng số thuế phải nộp thấp. Kiểm tra các doanh nghiệp lợi


dụng chính sách về tự in hoá đơn, biên lai nộp thuế để mua bán hoá GTGT; lợi dung chính sách về khai báo hải quan điện tử để khai báo không trung thực về mặt hàng XNK, giá trị hàng hoá tính thuế tại các cửa khẩu, điểm thông quan.

Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; chống chuyển giá (số thuế phát sinh phải nộp thấp hoặc doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh) và xử lý nợ, thu hồi nợ đọng thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kết hợp các biện pháp về hành chính và kinh tế để tập trung xử lý và cưỡng chế thu hồi các khoản nợ đọng thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Đồng thời, ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng các cơ chế ưu đãi về đầu tư đã găm giữ đất và nợ tiền thuê đất lớn; đẩy mạnh thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Xóa bỏ tâm lý để dành nguồn thu ngân sách cho năm sau. Do chỉ tiêu nhiệm kỳ và việc xây dựng kế hoạch dự toán hàng năm dẫn đến công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương luôn có tưtưởng là phải hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách hàng năm. Cho nên, vào dịp cuối năm, khi nguồn thu ngân sách đã đạt và vượt dự toán thì các xã, phường và các đơn vị được giao nhiệm vụ thu đều có tư tưởng để dành một số khoản thu đã phát sinh có thể thu vào năm trước nhưng lại để dành cho năm sau với mục tiêu thu ngân sách năm sau chắc chắn rằng thu đạt và vượt dự toán. Điều này không những làm cho nguồn thu ngân sách bị ứ đọng mà còn làm giảm động lực phấn đấu khai thác triệt để nguồn thu của những năm tiếp theo.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 20

-Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo các hình thức cổ phần hóa, bán khoán cho thuê, sáp nhập, giải thể,… theo chính sách của Nhà nước đã ban hành; bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê để tập trung nguồn lực vào ngân sách nhà nước. Những trường hợp này cần phải kiên quyết thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp khác kinh doanh hiệu quả hơn hoặc bán đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố từ đó có điều kiện phân bổ thêm vốn đầu từ phát triển hệ thống giao thông đường bộ. Gắn việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp gắn với chuyển


đổi hình thức quản lý, tinh giản bộ máy biên chế, kể cả các trường học, trung tâm y tế, đài truyền thanh – truyền hình,… theo hướng sản phẩm dịch vụ nào mà khu vực tư nhân có thể thực hiện được thì ngân sách nhà nước sẽ không đầu tư. Việc sắp xếp và tinh giản bộ máy biên chế sẽ giúp tiết kiệm được ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư) để tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Giải pháp 3: Khai thác có hiệu quả giá trị các quỹ đất nhằm tập trung nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách địa phương để cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội

Cách làm này nhằm biến nguồn lực từ đất đai trở thành nguồn thu ngân sách thông qua kênh huy động nguồn lực của nhà nước để phân bổ đầu tư xây dựng hạ tầng, từ đó tác động trở lại cho việc sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Có thể triển khai theo hai hình thức: (i) giao đất tạo vốn bằng việc mở rộng phạm vi thu hồi đất của dự án xây dựng công trình giao thông;

(ii) giao đất tạo vốn nằm ngoài phạm vi xây dựng công trình hạ tầng của dự án. Ngoài ra, có thể quy hoạch các khu đất có vị trí thuận lợi, khả năng sinh lợi cao; tiến hành giải tỏa mặt bằng xây dựng hạ tầng để giao đất theo hình thức bán đấu giá. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, để tiến hành giải tỏa mặt bằng và xây dựng hạ tầng phải có một lượng vốn ban đầu. Để giải quyết vấn đề này có thể sử dụng biện pháp ứng vốn tạm thời nhàn rỗi tại Kho bạc Nhà nước, việc hoàn trả tạm ứng sẽ được thực hiện sau khi tiền sử dụng đất được thu về.

Để quản lý, khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực tài chính từ đất, chính quyền Thành phố xem xét, nghiên cứu một số giải pháp sau:

 Đề xuất giải pháp về hoàn thiện chính sách tài chính đất đai.

Thứ nhất, Thành phố cần kiểm soát tốt giá đất; đảm bảo xác định giá đất giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước; bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm cần được xây dựng chi tiết hơn theo vị trí, khu vực, mục đích sử dụng đất và điều chỉnh kịp thời khi thị trường có biến động lớn, làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính tính bồi thường khi thành phố thu hồi đất và các mục đích khác trong quản lý đất đai.


Thứ hai, đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá. Thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất; hạn chế giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin về đất đai dối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Đối với quỹ đất công, thực hiện triệt để đấu giá để giao đất, cho thuê đất, kể cả trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển từ thuê đất sang giao đất và ngược lại.

Thứ ba, khuyến khích nhà đầu tư áp dụng hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất đối với đất sản xuất kinh doanh hàng năm, không phân biệt tổ chức trong nước, ngoài nước và các thành phần kinh tế. Vấn đề thời hạn sử dụng đất, nhất là đối với đất nông nghiệp cần phải nghiên cứu theo hướng kéo dài hơn so với quy định hiện hành để người sản xuất yên tâm đầu tư và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất.Có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất tại một số vùng phù hợp với sản xuất lớn để tạo tiền đề cho sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá và hình thành vùng sản xuất tập trung. Nội dung này cần đề xuất kỹ hơn trong Đề án về xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Thứ tư, đề nghị Tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh xem xét, điều chỉnh thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển dần các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sang hình thức thuê đất; điều chỉnh chính sách thu tiền thuê phần dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm nhằm mục đích kinh doanh và bổ sung thêm khoản thu về sử dụng khoảng không gian phía trên sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Thứ năm, khi phê duyệt các dự án mới nhất là các dự án liên quan đến xây dựng các công trình hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác cả quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này. Cần có quy định rõ ràng đối với các chủ đầu tư khi thực hiện thu hồi đất phải thu thêm phần diện tích hai bên mặt đường, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định; sau đó thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để điều tiết khoản chênh lệch sinh lợi từ việc nhà nước đã chi phí đầu tư hạ tầng vào NSNN để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng.


Thứ sáu, rà soát lại toàn bộ các dự án đang được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn toàn Thành phố theo hướng hạn chế các đối tượng được miễn, giảm; chuyển cơ bản các hình thức ưu đãi từ thu sang ưu đãi về chi để tăng kiểm soát, nâng cao hiệu quả chính sách. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giảm bớt các đối tượng được hưởng ưu đãi về miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án theo hướng nhà nước sẽ hỗ trợ sau đầu tư (hỗ trợ một lần hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện dự án). Thực hiện việc giao đất theo tiến độ thực tế của dự án.

 Khai thác nguồn lực tài chính từ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; tạo

điều kiện để thu hút các dự án theo hình thức PPP

Thứ nhất, cần phân định rõ trên cơ sở tách biệt quyền và trách nhiệm về quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị sự nghiệp công lập; phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất trên nguyên tắc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định và có sự theo dõi, cập nhật, điều chỉnh phù hợp với thực tế biến động về nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố cần xem xét chuyển dần từ cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất hiện nay sang thuê đất theo nguyên tắc giá thị trường để tạo sự chủ động, minh bạch trong hạch toán giá trị các dịch vụ công ích.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước và các khu đất công chưa được đưa vào khai thác quản lý. Thành phố cần thành lập đoàn công tác liên ngành, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các xã, phường để tiến hành tổng rà soát lại quỹ đất, quỹ nhà trên địa bàn (bao gồm cả các khu đất các xã phường cho thuê, mượn trái thẩm quyền); xác định rõ địa chỉ, diện tích, mục đích sử dụng để đưa vào quản lý. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai các quỹ đất chưa khai thác sử dụng, các khu đất xen cư, tạo cơ sở để triển khai thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà đất; quy hoạch và tạo lập các khu tái định cư mới. Trường hợp các khu đất được giao nhưng không thực hiện theo phương án được duyệt, Thành phố cần kiên quyết thu hồi để thu hút nhà đầu tư mới.


Thứ ba, thực hiện quyết liệt việc sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nắm chắc và đầy đủ quỹ nhà, đất hiện do các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, từ đó để làm cơ sở cho việc bố trí lại quỹ đất phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động theo hướng tập trung vào các khu thương mại. Đối với quỹ nhà, đất dôi dư sau khi bố trí, sắp xếp lại thì cho phép bán, chuyển nhượng để tăng thu ngân sách. Đối với các quỹ đất dôi dư mà doanh nghiệp không có phương án sử dụng hợp lý, có hiệu quả thì thu hồi, bán đấu giá hoặc chuyển giao cho địa phương để phục vụ cho lợi ích công cộng theo quy hoạch.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các doanh nghiệp; Kiên quyết thu hồi đất của các dự án đã được giao chủ đầu tư nhưngkhông triển khai, chậm tiến độ, hoặc vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất thu hút nhà đầu tư mới.

Thứ tư, rà soát cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính khác về đất đai đối với các lĩnh vực kinh doanh được nhà nước ưu tiên (hạ tầng các khu bến bãi, điểm thông quan hàng hóa, hệ thống truyền tải điện, nước…). Tiến tới từng bước xóa bỏ ưu đãi về chi phí thuê đất nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước, FDI, tư nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra giá trị của hàng hóa, dịch vụ cho xã hội về đúng bản chất.

Thứ năm, đối với các đơn vị kinh tế quốc phòng như Đoàn kinh tế quốc phòng 327, Lâm trường 42 được giao nhiệm vụ quản lý rừng, đất khu vực biên giới tại các xã (Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải hòa…) cần được rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất; trên cơ sở kết quả rà soát, nhu cầu và hiệu của việc sử dụng để xử lý, sắp xếp lại. Đối với những khu đất phù hợp để phát triển kinh tế cần thu hồi, chuyển giao về cho địa phương quản lý hoặc giao đất, giao rừng cho nhân dân để quản lý, khai thác phát huy hiệu quả kinh tế; riêng đối với rừng rừng phòng hộ thì tiếp tục rà soát và bàn giao về cho Ban quản lý rừng phòng hộ để quản lý.

Đối với Ban Quản lý các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay cần xem xét lại hiệu quả quản lý và hoạt động của các chợ. Đánh giá lại mức độ phù hợp, bộ máy, nguồn thu đóng góp cho ngân sách và tránh tình trạng bao cấp về lương và các như hiện nay. Xây dựng lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp sang


doanh nghiệp. Đấu giá quyền khai thác, kinh doanh một số chợ để thu hồi vốn đầu tư ban đầu về cho ngân sách nhà nước.

 Khai thác nguồn lực tài chính từ hạ tầng giao thông, các điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu tại các cửa khẩu

Rà soát các khoản phí, lệ phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt đất, mặt nước, phí sử dụng hạ tầng,... để điều chỉnh, bổ sung và đề xuất nguồn thu thay thế khi các dòng thuế xuất, nhập khẩu hàng hoá các nước trong khối AEC, TPP, RCEP cắt giảm về mức 0% từ năm 2016.

Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn; thu hút nhà đầu tư tư nhân, sử dụng vốn ngoài ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng với các phương thức đầu tư đa dạng như: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư một số dự án hạ tầng quan trọng, có quy mô lớn của thành phố như hệ thống đường dẫn đấu nối vào đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái, hạ tầng khu thông quan tại cửa khẩu quốc tế Bắc Luân và các bến xuất khẩu hàng hóa.

Đối với các dự án hạ tầng giao thông triển khai mới, trong trường hợp phải thu hồi đất làm dự án mới hoặc mở rộng đường, Thành phố cần tính toán và thu hồi thêm phần diện tích mở rộng 2 bên mặt đường, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định. Sau đó thực hiên đấu giá quyền sử dụng đất 2 bên đường để quản lý và tái đầu tư phần chênh lệch địa tô do dự án mới đem lại mà không để tình trạng rơi vào túi một số cá nhân như hiện nay. Nếu triển khai thực hiện tốt các chính sách về đất đai sẽ tạo thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố; hỗ trợ cho công tác chỉnh trang đô thị, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác quy hoạch để khai thác lợi thế về vị trí địa lý từ đó thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đểtăng nguồn thu cho ngân sách địa phương

Rà soát, bổ sung quy hoạch phân khu chức năng củaKCN, Khu hợp tác biên giới nhằm tạo mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi có dự án đầu tư cũng là giải pháp tích cực. Vì xây dựng hạ tầng các KCN không những tạo ra mặt


bằng cho các dự án đầu từ mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và chế biến các sản phẩm đi vào hoạt động nhanh nhất. Muốn vậy, hàng năm ngân sách địa phương phải dành một lượng vốn nhất định cho bồi thường giải tỏa mặt bằng, kết hợp với thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại để đầu tư, kinh doanh.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước; trọng tâm là giải quyết các thủ tục hành chính công về đầu tư đơn giản và nhanh gọn hơn như: Thủ tục về giao đất, cấp giấy chúng nhận đầu tư, phê duyệt quy hoạch. Các biện pháp giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư đã được triển khai và đề cập nhiều, như thành lập Trung tâm hành chính công để thực hiện các thủ tục hành chính theo hướng một thẩm định, một phê duyệt. Tuy nhiên, sự chuyển biến vẫn chưa tích cực và chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Vì vậy, phải thiết lập và triển khai thực hiện giám sát, đánh giá về cải cách hành chính công và điều quan trọng là khi cung cấp các dịch vụ công cho các nhà đầu tư cơ quan chức năng phải luôn chủ động tìm hiểu xem mức độ hài lòng của các tổ chức và người dân về dịch vụ hành chính được cung cấp; tạo kênh phản hồi để người sử dụng dịch vụ được phản ánh quan điểm của họ về chất lượng dịch vụ công. Mặt khác, cần phải gắn trách nhiệm cho từng cán bộ khi tham gia giải quyết các thủ tục đầu tư cũng như tăng cường sự giám sát và thưởng, phạt nghiêm minh của cấp trên đối với những tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết các thủ tục hành chính. Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là vấn đề bồi thường giải tỏa mặt bằng và tái định cư. Để nhà đầu tư tân dụng tốt cơ hội đầu tư mang lại với hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh tình trạng phải chờ đợi mặt bằng kéo dài nhiều năm thì phải coi vấn đề giải tỏa mặt bằng là yếu tố quyết định đến môi trường đầu tư.

Thành phố cần chủ động quy hoạch xây dựng các khu tái định cư trước khi có dự án đầu tư. Xây dựng các khu tái định cư gắn với quy hoạch khu dân cư đô thị phục vụ giải phóng mặt bằng; đầu tư hạ tầng nông thôn cho các địa phương có đất chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy tiến độ bồi thường giải tỏa mặt bằng cho dự án.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí