Khả Năng Cạnh Tranh Của Móng Cái Với Các Cửa Khẩu Khác


1

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

Kinh tế của các địa phương Trung Quốc nằm gần biên giới Việt Nam

Địa phương

bên kia biên Diện tích giới km2

GDP

Dân số

GDP

/người1

Tỷ USD Triệu người USD

Móng Cái có chi phí lao động tương đối thấp (GDP/người đạt 1.900 USD)1

Phòng Thành Cảng có mức GDP/người cao gấp 2,5 lần so với các khu biên giới khác của Trung Quốc; chi phí lao động tại Móng Cái càng tăng thêm khác biệt



Móng Cái


Lạng Sơn


Lào Cai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 18

Phòng Thành Cảng (2012)


6.200


7,3


0,9


8.100


Sùng Tả (2012)


17.400


8,6


2,5


3.400


Hà Khẩu (2011)


1.300


0,3


0,1


3.000


Hình 4.4: Khả năng cạnh tranh của Móng Cái với các cửa khẩu khác

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Móng Cái

(2) Hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế: Chỉ có một đường quốc lộ, một cây cầu bắc sang Trung Quốc, không có đường sắt hay sân bay. Hạ tầng giao thông chưa thuận tiện đặt Móng Cái vào thế bất lợi hơn so với các cửa khẩu khác ở miền Bắc Việt Nam. Kết nối với Trung Quốc thông qua cây cầy duy nhất là Cầu Bắc Luân, thường xảy ra tắc nghẽn và sẽ quá tải. Kết nối với các tỉnh thành khác với thời gian di chuyển hiện rất dài (cụ thể, 6-8 giờ từ Móng Cái về Hà Nội). Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, yếu và thiếu đồng bộ, cửa khẩu chật hẹp, bãi kiểm tra hàng hoá thường xuyên bị quá tải; thiếu nguồn lực đầu tư, sức cạnh tranh thấp, gây khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.

Theo Hiệp định xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 (ngày 27/12/2007), các trụ cột của một thị trường là cơ sở sản xuất thống nhất, khu vực kinh tế giàu tính cạnh tranh, phát triển kinh tế công bằng và hội nhập toàn diện kinh tế toàn cầu.Thách thức với Móng Cái trong việc tiếp cận thị trường là hạn chế về thời gian và chi phí vận tải đến thị


trường. Hiện thời gian di chuyển từ Móng Cái đến Hải Phòng là 5-6 tiếng nhưng từ Bắc Ninh đến Hải Phòng chỉ mất 2 tiếng.

2

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

Đến năm 2020, Móng Cái có nguy cơ mất đi khả năng cạnh tranh so

với các khu kinh tế cửa khẩu khác do

Trọng tâm năm 2020

XX Khoảng cách đến Hà Nội (km)

hạ tầng giao thông yếu kém





Các kế hoạch phát triển giao thông

Thời gian đi từ Hà Nội bằng đường bộ (tiếng) 2014 2020



Móng Cái & Hải Hà

▪ Tuyến đường Hạ Long – Móng Cái1, bị trì hoãn, có thể phải sau 2020 mới hoàn thành và không có kế hoạch (mốc thời gian) cụ thể và chưa có nhà thầu cam kết

▪ Đang thi công cầu Bắc Luân II và Cảng biển Hải Hà

7-8

7-8


300


Lạng Sơn

▪ Lạng Sơn đã có tuyến đường sắt và đang bắt đầu xây

đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn2

▪ Đường sắt hiện đã chở hàng sang biên giới Trung Quốc


3


2


160


Lào Cai

▪ Lào Cai hiện đang thi công đường bộ và đường sắt (nối với Hà Nội3)

8-10



3-4


300









Hình 4.5: Nguy cơ mất đi khả năng cạnh tranh so với các cửa khẩu khác

Nguồn: Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh

(3) Nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên cao trên một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn thiếu; chưa có các chính sách đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

(4)Bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào Trung Quốc:kinh tế Móng Cái chưa ổn định do xuất khẩu và du lịch phụ thuộc nhiều vào các diễn biến kinh tế chính trị của Trung Quốc.Móng Cái có vị trí khá nhạy cảm về địa chính trị, việc hoạch định chính sách phát triển thu hút nguồn lực đầu tư cần phải cân đối với việc đảm bảo an ninh – quốc phòng.Quy mô kinh tế của Móng Cái còn nhỏ, các hoạt động kinh tế trên địa bàn thành phố rất dễ nhạy cảm với các thông tin về chính trị, biên giới giữa 2 quốc gia; khả năng tích lũy và đầu tư của thành phố Móng Cái còn thấp. Việc duy trì mức đầu tư cao như các năm trước đây đang tạo áp lực lớn cho việc đảm bảo cân đối các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Các


rủi ro về suy thoái kinh tế và bất ổn định trong môi trường kinh doanh nhất là tại khu vực cửa khẩu Móng Cái trong thời gian vừa qua tiếp tục có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đối với thu hút nguồn lực đầu tư các năm tiếp theo.

2B

THÁCH THỨC

Kinh tế Móng Cái phụ thuộc lớn vào chính sách kinh tế - xã hội của Trung Quốc


Lượt khách du lịch đến Móng Cái '000, 2008-2013

Xuất khẩu từ Móng Cái Triệu USD, giá hiện tại

Lương thực thực phẩm Nguyên vật liệu sản xuất Khác

726

Tăng trưởng hàng năm 09-12,%

622

633

+110%/năm

-47%/năm

475 466

424

2,440

10 230

24%

1,510

1,160

10 140

270

20

26%

1,010

680

270

20

-27%

2008 09 10 11 12 2013

2009

2010

2011

2012

Xuất khẩu của Móng Cái đã giảm mạnh do nhu cầu giảm bớt bên Trung Quốc (“Khác” bao gồm Than)

Luồng khách du lịch đến Móng Cái đã chậm lại và giảm trong năm 2010 do chính sách thắt chặt xuất cảnh sang Việt Nam của chính phủ Trung Quốc

2,200


1,220

390


Hình 4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch phụ thuộc vào chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Niên giám thống kê Móng Cái 2008-2013

(5) Việc cải cách thủ tục hành chính còn chậm, thủ tục thu hút đầu tư còn rườm rà, nhiều cơ quan hữu quan tham gia quản lý nên chưa tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư; thể chế còn nhiều bất cập, trùng chéo trong phân cấp quản lý lãnh thổ và quản lý ngành, nhất là việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt, cấp phép về quy hoạch, đất đai, đầu tư, thương mại,...

(6) Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn (chỉ ngang bằng với các khu kinh tế khác), chưa nhất quán trong hệ thống văn bản pháp quy; chưa có những chính sách ưu đãi đặc thù, đủ mạnh, có tính đột phá nhằm kích thích thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

(7) Sức cạnh tranh còn hạn chế: do thiếu các điều kiện tiền đề để phát triển mang tầm chiến lược và các khâu đột phá trọng yếu.

Cơ hội – Opportunities(O)


(1) Khai thác thị trường trung Quốc, thị trường lớn đông dân nhất thế giới, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới; không quá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, thành phố Đông Hưng là đô thị cạnh tranh. Cơ hội thu hút nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng lĩnh vực du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu.

(2) Các quy hoạch quan trọng của Móng Cái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo cơ hội để thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhất là nhà đầu tư FDI và đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập.

(3) Việc gia nhập TPP, AEC, RCEP tạo ra thị trường sản xuất, phân phối, tiêu thụ mở rộng; hàng hoá, lao động và nguồn vốn từ các nước trong khối được tự do luân chuyển qua lại sẽ tạo cơ hội: (i) Phát triển thương mại biên giới và du lịch;

(ii) Thu hút nguồn lao động chất lượng cao, vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, nhất là nguồn lực tài chính từ các nước trong khối như nguồn vốn FDI.

(4) Cơ hội để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách đối với các dự án hạ tầng kinh tế xã hội. Chính phủ ban hành văn bản pháp lý về đầu tư đáp ứng chuẩn quốc tế như: Luật đầu tư công, Luật đất đai, Luật xây dựng và Luật đấu thầu,…; Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Thách thức – Threats (T)

(1) Sự bất ổn định về chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc và sức ép từ phía Trung Quốc về việc quốc tế hoá đồng nhân dân tệ (CNY), tỷ giá đồng CNY trong thanh toán giữa Việt Nam – Trung Quốc sẽ tác động lớn đến hoạt động thương mại biên giới, dịch vụ ngân hàng,du lịch và đầu tư vào Móng Cái.

(2) Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư, dòng tiền trong thanh toán sẽ hết sức khó khăn; nhất là việc kiểm soát đồng nhân dân tệ thanh toán tự do trên địa bàn biên giới.

(3) Khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài: Các điều kiện kinh tế toàn cầu hiện nay đặt ra thêm nhiều khó khăn thách thức vì vốn đầu tư quốc tế khan hiếm và nhiều nền kinh tế trong khu vực đang cạnh tranh để thu hút các khoản đầu tư này. Các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản chưa quan tâm đến địa bàn Móng Cái; chỉ thu hút được các nhà đầu tư FDI đến từ Trung Quốc.


(4) Mục tiêu 2 bên cùng thắng không cân sức, thiếu chiến lược, thiếu sự điều hành tập trung. Phương thức điều hành linh hoạt của Trung Quốc thông qua hoạt động “Biên Mậu” thường đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều thua thiệt.

(5) Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng.

(6) Chính phủ Trung Quốc thí điểm xây dựng thành phố Đông Hưng trở thành "Khu thí điểm khai phát mở cửa trọng điểm Đông Hưng" và cho phép áp dụng những cơ chế đặc biệt, chính sách ưu đãi vượt trội, điều đó sẽ tạo cho Móng Cái thêm những thách thức mới và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gây gắt hơn.

(7) Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa theo kịp yêu cầu phát triển.

4.2.5. Nhu cầu vốn đầu tư của Móng Cái đến năm 2020

Với giả định vốn đầu tư cho hạ tầng chiếm khoảng 25-26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tác giả sử dụng số liệu tính toán của Mckinsey về nhu cầu vốn đầu tư phát triển Móng Cái giai đoạn 2015-2020 làm cơ sở để xác định nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội để từ đó đề ra các giải pháp huy động từng nguồn lực như sau:

Nhu cầu vốn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Móng CáidoTập đoàn Mckinsey&Company (Hoa Kỳ) nghiên cứu.

Đạt mục tiêu kỳ vọng GRDP (danh nghĩa) bình quân đầu người đạt 10.000 USD vào năm 2020 với phương án tăng trưởng GRDP kỳ vọng bình quân 20%/năm, được đề xuất trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, thành phố Móng Cái định hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo; đầu tư phát triển các ngành mũi nhọn như du lịch, công nghiệp và tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và đi trước.

Nhu cầu vốn theo từng ngành có thể được tính toán thông qua phương pháp ước tính từ trên xuống từ mục tiêu tăng trưởng GRDP cho từng ngành và các chỉ số ICOR tương ứng.Chỉ số ICOR sử dụng ở đây là chỉ số ICOR tương ứng của từng ngành của tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp tính toán từ trên xuống dựa vào ICOR cho thấy, từ nay đến năm 2020, Móng Cái sẽ cần tổng số vốn vào khoảng 6 tỷ USD (tương đương 125


ngàn tỷ đồng), trong đó 3,2 tỷ USD cho giai đoạn 2015-2018, và 2,8 tỷ USD cho giai đoạn 2018-2020 nhằm đạt được mục tiêu GRDP kỳ vọng, (chi tiết số liệu từng ngành tại Phụ lục 13.1 và Phụ lục 13.2).

Theo phương pháp ICOR chỉ ra lượng vốn về mặt lý thuyết cần đầu tư để hoàn thành các mục tiêu GRDP kỳ vọng. Con số này bao gồm cả những dự án liên vùng mà một phần có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của địa phương đó (ví dụ: dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái là dự án cấp tỉnh, một phần đầu tư của dự án này sẽ đem lại lợi ích cho Móng Cái và phương pháp ICOR có tính đến phần vốn này). Trong tổng số vốn dự kiến thì chính quyền thành phố Móng Cái cần phải trực tiếp huy động 1,8 tỷ USD để đầu tư phát triển trong vòng 6 năm; trong đó, các nguồn cấp vốn chính là đầu tư nước ngoài (~60%), ngân sách nhà nước (~10%), vay ngân hàng cho các lĩnh vực công (~17%), phần còn lại huy động rải rác từ các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và các nguồn khác (ODA, vay từ các tổ chức phi chính phủ), cơ cấu vốn.

Giá cố định 2010

Chi tiết các nguồn đầu tư

% tổng1

1,800

Ngân sách nhà nước

Vốn vay khu vực nhà nước Vốn tự có của DNNN

Khu vực nhà nước, khác (vốn ODA, phi chính phủ) Doanh nghiệp tư nhân

Hộ gia đình

9%

306

17%

2%


2%

6%

FDI

7%


58%

2014-20

162

36

36

108

126

1044

T riệu USD


Hình 4.7:Nhu cầu vốn và cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020.

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê xã hội Móng Cái


Nguồn vốn Móng Cái trực tiếp huy động bình quân 300 triệu USD/năm; trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 162 triệu USD (9%) tương đương

3.400 tỷ đồng, bình quân là 570 tỷ đồng/năm.

Bảng 4.1: Cơ cấu các nguồn vốn dự kiến huy động theo bảng sau:



Stt


Nguồn vốn

Nhu cầu vốn 2015-2020

(triệu USD)

Bình quân 1 năm (triệu

USD)

Quy đổi tỷ

đồng/năm

Cơ cấu

(%)

1

Ngân sách nhà nước

162

27

570

9%

2

Vốn vay khu vực nhà nước

306

51

1.080

17%

3

Vốn tự có của DNNN

36

6

127

2%

4

Khu vực nhà nước khác

(ODA, phi Chính phủ)

36

6

127

2%

5

Doanh nghiệp tư nhân

108

18

381

6%

6

Hộ gia đình

126

21

455

7%

7

FDI

1.044

174

3.688

58%


Tổng

1.800


6.420

100

Nguồn: Nghị quyết 167/NQ-HDND ngày 18/11/2014 của HĐND tỉnh Quảng Ninh

Dự báo nhu cầu nguồn vốn cho Thành phố Móng Cái trong thời gian tớitheo tính toán của tác giả:

Trong phần này, dựa trên kết quả hồi quy ở Mục 3.2.4 và Phụ lục 9, Tác giả thực hiện những dự báo và ước lượng về nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho Thành phố Móng Cái trong giai đoạn 2015-2020. Dựa vào mô hình dự báo trong phân tích hồi quy đã lựa chọn.

G* * *

J = b VJ + c LJ + uj

- Những căn cứ nền tảng.


Để kết quả dự báo có độ tin cậy cao, tác giả dự kiến minh họa tình hình kinh tế Móng Cái theo một số kịch bản (mô hình) cụ thể như sau:

Kịch bản 1: Dự báo theo mô hình tăng trưởng (quá khứ) qua các năm

Kịch bản 2: Dự báo theo mô hình tăng trưởng mục tiêu


Kịch bản 3: Dự báo theo mô hình tăng trưởng kỳ vọng

Kịch bản 4: Dự báo theo kịch bản kinh tế suy thoái (2013)

Kịch bản 5: Dự báo theo kịch bản kinh tế suy thoái (điều chỉnh 2014)

Trên thực tế, với các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, việc dự báo không nên (và rất khó) thực hiện theo một kịch bản duy nhất trong các giai đoạn trung và dài hạn. Thực hiện các kịch bản khác nhau này giúp các nhà quản lý có khả năng chủ động điều chỉnh các chính sách cũng như mục tiêu kinh tế xã hội tùy từng giai đoạn cụ thể. Phần dưới đây, tác giả sẽ mô tả cách thức thực hiện các kịch bản nói trên. Toàn bộ những kịch bản từ 1 đến 4 được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Mc.Kinsey&Company phối hợp với UBND thành phố Móng Cái thực hiện trong năm 2014. Kịch bản 5 là dự báo kinh tế Móng Cái theo mô hình kinh tế suy thoái (theo Mc.Kinsey kết hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2014) về ảnh hưởng của sự việc giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam năm 2014 và tiếp theo).

- Nguyên tắc dự báo: Mô hình hồi quy.

Bảng 4.2. Kết quả hồi quy trên phần mềm SPSS, Mô hình tuyến tính không hệ số chặn

Coefficients


Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients


t


Sig.

95,0% Confidence

Interval for B

B

Std. Error

Beta

Lower

Bound

Upper

Bound

1

Tổng vốn đầu tư

Lao động

,268

,012

,772

22,228

,000

,242

,295

,016

,002

,263

7,563

,000

,011

,021

Sử dụng giá trị ước lượng của các hệ số hồi quy với giá trị Min, Trung bình, Max (ứng với khoảng tin cậy 95% như bảng trên) của hệ số Vốn và hệ số Lao động. Hai trường hợp được phân biệt trong dự báo gồm:

Trường hợp 1: Các yếu tố khác không thay đổi (giữ nguyên đầu vào Lao động).

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí