tỉ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng thương mại.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Khung Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
các ngân hàng thương mại Việt Nam
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro phức tạp. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến, làm giảm thu nhập hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại có thể được phân theo các tiêu chí sau đây [Bùi Diệu Anh (2013) giáo trình Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông]:
Phân loại theo tính chất rủi ro bao gồm:
+ Rủi ro tài chính là những rủi ro gây ra tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng, ngân hàng có thể đo lường được giá trị mất mát từ những tổn thất này, chẳng hạn rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất…
+ Rủi ro phi tài chính là những rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng nhưng khó đo lường được tổn thất từ đó, chẳng hạn rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý
Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của rủi ro có các loại rủi ro sau đây:
+ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xuất hiện trong các giao dịch giữa ngân hàng và đối tác của ngân hàng, trong đó chủ yếu là giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và người vay.
+ Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của lãi suất thị trường tác động lên cấu trúc giữa tài sản nợ và tài sản có tại ngân hàng. Rủi ro lãi suất xuất hiện ở tất cả những hoạt động có liên quan đến thu nhập từ lãi và chi phí lãi của ngân hàng.
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái là lọai rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ và ngọai tệ tác động lên trạng thái ngọai hối của ngân hàng. Rủi ro ngọai hối xuất hiện trong tất cả các hoạt động làm phát sinh việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
+ Rủi ro thanh khoản là lọai rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nhu cầu rút tiền, vay tiền của khách hàng hoặc đáp ứng được nhưng với một chi phí bỏ ra tốn kém từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro thanh khỏan có thể là hậu quả của các lọai rủi ro tín dụng, lãi suất, hối đoái nêu trên
Phân loại theo quan điểm của ủy ban Basel gồm có các loại:
+ Rủi ro thị trường, bao gồm các loại cụ thể như rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk), rủi ro ngọai hối (Foreign Currency Risk), rủi ro vốn (Equity Risk), rủi ro quyền chọn (Option Risk), rủi ro hàng hóa (Commodity Risk). Rủi ro thị trường được hiểu là khả năng tổn thất xảy ra trong và ngoài bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) của ngân hàng phát sinh từ các biến động giá trên thị trường. Rủi ro thị trường là cộng gộp của các lọai rủi ro bộ phận đã nêu trên.
+ Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là khả năng xảy ra tổn thất khi có sự vi phạm từ phía đối tác của ngân hàng. Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng có thể hiểu là rủi ro đối tác (Counterparty Risk) xuất hiện khi có sự vi phạm các thỏa thuận giữa ngân hàng và đối tác trong giao dịch của họ
+ Rủi ro hoạt động / tác nghiệp (Operational Risk) được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất do các nguyên nhân nội bộ (quy trình, hệ thống, vận hành…) và nguyên nhân khách quan bên ngoài (như gian lận chẳng hạn)
Ngoài các tiêu chí phân lọai như kể trên, tùy từng điều kịện cụ thể, ngân hàng có thể áp dụng các cách phân lọai rủi ro khác nhau ra phục vụ cho công tác quản trị hoạt động của ngân hàng.
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân
hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:
Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”
Theo quan niệm của ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk]. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay.
Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005].
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về
rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng
Cơ cấu thành phần của rủi ro tín dụng bao gồm (i) Rủi ro giao dịch (Transaction risk) và (ii) Rủi ro danh mục (Portfolio risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê].
1.1.3.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch có 3 thành phần là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro
nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này, ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân xứng” xuất hiện.
+ Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng. Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn này.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các thao tác trong quá trình thực hiện khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện các giám sát sau khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng.
1.1.3.2. Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục được phân ra hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập
trung (Concentration risk)
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn như biến cố rủi ro từ thiên tai, mất mùa đặc trưng trong ngành nông nghiệp, hoặc yếu tố tồn kho ứ đọng trong ngành công nghiệp, xây dựng…Vì gắn liền với chủ thể /đối tượng được cấp tín dụng nên rủi ro nội tại là yếu tố không thể triệt tiêu được.
+ Rủi ro tập trung xuất phát từ việc dồn vốn cho một số ít khách hàng, một số ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý, đi ngược lại với nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro nội tại và đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn chế và kiểm
soát rủi ro tập trung là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong quá trình cấp tín
dụng.
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh trạnh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
+ Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Tình trạng này cũng có thể kéo theo việc tập trung đầu tư tín dụng quá mức của các ngân hàng thương mại cho một số ngành kinh tế “thời thượng” nào đó, như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…và hệ quả không tránh khỏi là rủi ro tín dụng tập trung trên danh mục của các ngân hàng thương mại.
+ Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hóa lao động, thể hiện sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tình hình kinh tế vĩ mô trong nước dẫn đến các trường hợp bất ổn về các chỉ số tài chính như lạm phát cao, mất thăng
bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái không ổn định… có thể là các tác nhân dẫn đến rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các khách hàng) cho ngân hàng.
Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi
+ Sự chồng chéo, kém hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước, hành lang pháp luật yếu, thường xuyên thay đổi và không đồng bộ, việc thực thi pháp luật một cách chậm chạp có thể là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Đây là điều không tránh khỏi tại các quốc gia kém hoặc đang phát triển.
+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của cơ quan giám sát ngân hàng. Đây là nhân tố có tác động hai chiều đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ở chiều tích cực, nếu cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả, sẽ tạo ra một hiệu ứng tốt, có tác dụng cảnh báo rủi ro từ xa cho các ngân hàng thương mại. Nhưng ngược lại, sự trì trệ yếu kém của cơ quan giám sát ngân hàng có thể tạo tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động của các ngân hàng thương mại trong việc phòng chống rủi ro, dẫn đến nhiều khi xử lý rủi ro chậm trễ, hậu quả khắc phục rất thấp.
+ Hệ thống quản lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại còn bất cập. Chủ trương chính sách quản lý của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng mang tính ngắn hạn, hình thức, có định hướng ép buộc hơn là khoa học trong quản lý. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng thương mại cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng quan hệ tín dụng
+ Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng vay yếu kém. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự
phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Ở những doanh nghiệp có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, thường tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, biểu hiện năng lực tự chủ tài chính thấp, vì vậy độ rủi ro cho người tài trợ như ngân hàng là khá cao. Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia chưa phát triển, ý thức tuân thủ luật pháp chưa tốt, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi thẩm định tình hình tài chính, ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
+ Những nguyên nhân khác như: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh
doanh kém hiệu quả, không có thiện chí trong việc trả nợ.
1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
Nhóm rủi ro xuất phát từ chiến lược, chính sách của các ngân hàng thương
mại
+ Do ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn sự an toàn của các khoản vay, hoặc ngân hàng đang ở trong giai đoạn nóng vội về tăng trưởng, chạy theo doanh số để tăng trưởng thị phần, dẫn đến coi nhẹ hoặc hạ thấp các tiêu chuẩn hoặc điều kiện vay vốn, làm phát sinh nhiều khoản nợ có chất lượng thấp.
+ Do chiến lược cho vay không phù hợp, tập trung quá nhiều tín dụng vào một lĩnh vực hoặc một ngành kinh tế hẹp, hoặc cho một nhóm khách hàng.
+ Do không tìm hiểu kỹ thị trường, thiếu thông tin thị trường dẫn đến chính sách cho vay, thị trường mục tiêu không hợp lý, tập trung cho những mảng không phải là thế mạnh của ngân hàng.
Nhóm rủi ro xuất phát từ năng lực tác nghiệp của ngân hàng
+ Do không tuân thủ đúng quy trình cấp tín dụng, bỏ qua các khâu trọng yếu
dẫn đến không kiểm soát được rủi ro từ phía khách hàng vay và khoản vay.