Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương


của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế.

11. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các NHTM đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động tín dụng có hiệu quả, các chuyên gia và các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ báo cáo đến nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như:

Năm 2012, TS. Bùi Diệu Anh, Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh

Năm 2013, NCS. Hà Văn Dương bảo vệ thành công Đề tài: ' Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM đến năm 2020'

Năm 2013, NCS Bùi Văn Khoa bảo vệ thành công đề tài: 'Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên'

Có thể nói, hàng trăm luận văn thạc sỹ, hàng chục luận án tiến sỹ nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nói riêng và tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung đã được bảo vệ. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cập nhật trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó luận án này là một công trình được bổ sung.

12. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 23

- Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm góp phần làm rõ các nội dung cơ bản về lý luận quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

+ Phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 -2013

+ Xác định những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

13. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nhóm các ngân hàng thương mại lớn, điển hình, có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất rộng, có nhiều công trình nghiên cứu, do đó nội dung nghiên cứu của luận án này người viết lựa chọn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2009-2013 của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo 3 nhóm NHTM dựa trên qui mô.

+ Về thời gian, tập trung trong giai đoạn từ 2009 – 2013.

14. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận án nghiên cứu là xây dựng các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.


Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án là sử dụng số liệu qua các báo cáo, thông kê của ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước để phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

15. Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án này làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó:

Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay.

Luận án đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó là "các khoản nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong quản trị ngân hàng"

Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án phân tích những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba, Luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong chiến lược hợp nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước

16. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại lớn, điển hình và có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và theo nhóm qui mô ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.


Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

17. Những hạn chế trong nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu của một nghiên cứu sinh là chủ yếu và ngân sách có hạn, trong khi lĩnh vực nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là rất rộng lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên việc chia các ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm dựa trên qui mô truyền thống (loại hình ngân hàng thương mại, quy mô vốn điều lệ, tỉ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng thương mại.

18. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết

cấu gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương

mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam

Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI


1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất ngoài

dự kiến, làm giảm thu nhập hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại có thể được phân theo các tiêu chí sau đây [Bùi Diệu Anh (2013) giáo trình Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông]:

Phân loại theo tính chất rủi ro bao gồm:

+ Rủi ro tài chính

+ Rủi ro phi tài chính

Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của rủi ro có các loại rủi ro sau đây:

+ Rủi ro tín dụng

+ Rủi ro lãi suất

+ Rủi ro tỷ giá hối đoái

+ Rủi ro thanh khoản

Phân loại theo quan điểm của ủy ban Basel gồm có các loại:

+ Rủi ro thị trường, bao gồm các loại cụ thể như rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk), rủi ro ngọai hối (Foreign Currency Risk), rủi ro vốn (Equity Risk), rủi ro quyền chọn (Option Risk), rủi ro hàng hóa (Commodity Risk).

+ Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

+ Rủi ro hoạt động/ tác nghiệp (Operational Risk)


1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng


Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:

Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management

– A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi


ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”

Theo quan niệm của ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk].

Theo cách xác định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005].

Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về rủi

ro tín dụng như sau:

Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng


Cơ cấu thành phần của rủi ro tín dụng bao gồm (i) Rủi ro giao dịch (Transaction risk) và (ii) Rủi ro danh mục (Portfolio risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê].

1.1.3.1. Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch có 3 thành phần là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro

nghiệp vụ.


1.1.3.2. Rủi ro danh mục


Rủi ro danh mục được phân ra hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập

trung (Concentration risk)


1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng


1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi


Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng quan hệ tín dụng


1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan

Nhóm rủi ro xuất phát từ chiến lược, chính sách của các ngân hàng thương mại

Nhóm rủi ro xuất phát từ năng lực tác nghiệp của ngân hàng

Nhóm rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng


1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm tổn thất, giảm thiểu chi

phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng.

Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức quốc tế đối với việc quản trị hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


1.2.3.1 Nguyên tắc cơ bản


Chấp nhận rủi ro

Điều hành rủi ro trong khả năng cho phép

Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt

Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập


Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính

Hiệu quả kinh tế

Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng


Nội dung cơ bản của nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 16 nguyên tắc chia thành 4 nhóm [Basel Committee on Banking Supervision (Basel September 2000), Principles for the Management of Credit Risk], như sau: Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp; Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh; Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi phù hợp; Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng được mô tả gồm các nội dung:


1.2.6.3. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

1.2.6.4. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng

1.2.6.5. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng thích hợp

1.2.6.6. Tổ chức quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

1.2.6.7. Tổ chức thực hiện

1.2.6.8. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

1.2.6.9. Điều chỉnh sau giám sát


1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

­ Môi trường tự nhiên

­ Môi trường kinh tế

­ Môi trường pháp lý

­ Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro như

1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

­ Nhân sự

­ Công nghệ:

­ Hệ thống kiểm soát

­ Công tác thu thập và xử lý thông tin

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí