CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Theo điều 4 luật tổ chức tín dụng năm 2010: “ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Và các hoạt động thường xuyên của ngân hàng thương mại là: huy động vốn, sử dụng vốn và cấp tín dụng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng được coi là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì phần lớn lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu là thu từ hoạt động này.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu. Giá ( lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - 1
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - 2
- Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Quản Trị Nhtm
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Phương Đông
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả khoảng thời gian tồn tại khoản vay. (Peter S.Rose 2001)
1.1.1.2 Phân loại
trong suốt
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hóa, các ngân hàng thương mại hiện nay luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Theo Nguyễn Thị Mùi (2005) phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Để có cái nhìn trực diện, tổng quát và tránh nhầm lẫn ta phân loại tín dụng theo các tiêu chí sau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (dưới 1 năm). Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trừ trên 1 năm đến 5 năm, khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự án tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư theo chiều sâu.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, khoản tín dụng dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Tín dụng bất động sản: Là các khoản tín dụng được đảm bảo bằng bất
động sản. Bao gồm tín dụng ngắn hạn do xây dựng và mở rộng đất đai, tín
dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ trang trại và bất động sản ở nước ngoài.
Tín dụng công thương nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hoá nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp nhằm tài trợ cho các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc.
Tín dụng cá nhân: Là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà cửa.
Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị máy móc và cho thuê lại chúng.
Tín dụng khác: Gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ở trên.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Tín dụng có tài sản bảo đảm: Là loại tín dụng theo đó nghĩa vụ của chủ thể vay vốn được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc đảm bảo bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.
Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: Là loại tín dụng mà theo đó
ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn
Tín dụng vốn lưu động:
Được cung cấp để bổ
sung lưu động cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Tín dụng có vốn cố định: Cho vay để hình thành tài sản cố định cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghĩa vụ tài chính nhất định. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều rủi ro như: rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp luật, rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề cho hoạt động ngân hàng vì hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và là hoạt động chủ yếu tạo thu nhập cho ngân hàng. Trong thực tế, rủi ro tín dụng rất phức tạp và khó quản trị, nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạn chế, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra. Có rất nhiều quan niệm về rủi ro tín dụng gồm:
Theo hai nhà kinh tế A. Sauder và H. Lange thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là: “các khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Theo quan niệm của của Ủy ban Basel “ Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên
đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”.
committee on banking supervision september 2010).
(Basel
Theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xẩy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Từ những quan điểm trên có thể thấy rủi ro tín dụng là khả năng dẫn đến một khách hàng vay hoặc một đối tác không thể thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng làm cho ngân hàng không thu đầy đủ hoặc không thu được cả gốc lẫn lãi khoản vay. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến các tổn thất tài chinh, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường vốn của ngân hàng thương mại.
1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Theo tác giả Hồ Diệu (2002), rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba thành phần chính là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này, ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân xứng” xuất hiện.
Rủi ro bảo đảm là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng. Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, tỷ lệ bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn này.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các thao tác trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay, quản lý khoản vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Như việc không thực hiện giám sát khách hàng sau giải ngân, có thể khiến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát tiền vay, việc bỏ qua thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng có thể dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng.
Rủi ro danh mục
Rủi ro do danh mục là một loại hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại là loại rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động
hoặc sử dụng vốn của chủ thể
đi vay. Vì gắn liền với chủ
thể
được cấp tín
dụng nên rủi ro nội tại là yếu tố không thể triệt tiêu.
Rủi ro tập trung là loại rủi ro xảy ra trong trường hợp ngân hàng tập trung
vốn cho vay một số ít khách hàng; nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một
ngành hàng, lĩnh vực kinh tế; hoặc cùng trong cùng một khu vực địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có độ rủi ro cao. Rủi ro tập trung đi ngược lại với nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro nội tại và đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn chế và kiểm soát rủi ro tập trung là vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng.
1.1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Nguyên nhân chủ quan
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại: Chính sách này phản ánh định hướng tài trợ của ngân hàng, đóng một vai trò quan trọng quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu một chính sách hợp lý, khoa học sẽ khai thác hết lợi thế của ngân hàng, thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro. Ngược lại một ngân hàng có một chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận nên khi cho vay đã quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản vay lành mạnh.
Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng, nếu người cán bộ không thực hiện một cách nghiêm túc, hay bỏ sót một công đoạn nào đó thì cũng gây nên rui ro tín dụng, hoặc dễ dãi với khách hàng trong việc giám sát trước, trong và sau khi cho vay.
Chất lượng đội ngũ nhân sự: Nhân sự cho hoạt động ngân hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín
dụng, yếu tố con người sẽ là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng,
chất lượng cán bộ
tín dụng bao gồm trình độ
và đạo đức nghề
nghiệp không
đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro tín dụng.
Vấn đề về thông tin: Hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng đang tồn tại nhiều điều bất cập. Các tài liệu lưu trữ dùng để phân tích của ngân hàng chưa được lưu trữ theo một biểu thống nhất, số liệu không đầy đủ, thiếu chính xác, nên chưa có nguồn
số liệu lịch sử vững chắc.
Các nguồn thông tin bên ngoài quan hệ
tín dụng
giữa ngân hàng và khách hàng không được cập nhật thường xuyên và thu thập thông tin không chính xác.
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân từ phía người đi vay: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nhìn chung với các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vững khách hàng cả trước, trong và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và
hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Với đối tượng khác nhau thì
nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng có thể khác nhau do tính đặc thù của từng loại khách hàng.
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, cá nhân. Vì vậy nó sẽ tác động trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, lạm phát cũng có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: giá cả nguyên vật liệu, năng lượng tăng làm cho cá nhân và doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng. Nợ không thay đổi tương ứng với sức mua đồng tiền vì vậy đã trở thành gánh nặng đối với người đi vay. Thiểu phát cũng ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: chỉ số tăng giá thấp hơn so với lãi suất cho vay làm cho công việc làm ăn cầm chừng, dẫn đến nền kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp không có cơ hội để
hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, trong đó phải duy trì các chi phí cố định và cuối cùng là không trả được nợ.
Môi trường pháp lý: Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành pháp luật. Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng.
1.1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng
Tác động đối với ngân hàng:
Việc không thu hồi được (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các ngân hàng thương mại bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng phải dùng chinh vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chinh của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy
ngân hàng đến bờ
vực phá sản và đe dọa của toàn bộ
hệ thống ngân hàng.
(Nguyễn Văn Tiến 2005)
Tác động đối với khách hàng:
Đối với các chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác do nền kinh tế mất đi uy tín. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các ngân hàng thương mại thắt chặt cho vay hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và