Khái Niệm Và Sự Cần Thiết Của Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng


hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao.

Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor:


Nguồn tiêu chuẩn

Xếp hạng

Tình trạng


Standard & Poor

Aaa

Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

Aa

Chất lượng cao

A

Chất lượng trên trung bình

Baa

Chất lượng trung bình

Ba

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B

Chất lượng dưới trung bình

Caa

Chất lượng kém

Ca

Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C

Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu


Moody

AAA

Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

AA

Chất lượng cao

A

Chất lượng trên trung bình

BBB

Chất lượng trung bình

BB

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B

Chất lượng dưới trung bình

CCC

Chất lượng kém

CC

Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C

Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 4


Những khách hàng được xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, giảm dần qua Aa, A, và Baa ( Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Standard & Poor ) là những trường hợp lượng hóa rủi ro ở mức bằng không, và tăng dần mức độ rủi ro đến Baa, là có thể được chấp nhận trong đầu tư và cho vay, mà không sợ rủi ro, hoặc rủi ro ở mức chấp nhận được

Tương tự như vậy, theo tiêu chuẩn của Moody, mức độ rủi ro tăng dần từ AAA đến mức chấp nhận được là BBB. Những trường hợp còn lại, rủi ro cao, không nên đầu tư hoặc cho vay


1.2.6.2 Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model)

Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào nhiều nhân toá

E.I. Altman đã đưa ra thang điểm( Hàm số điểm Z) theo công thức sau: (Hàm Z - Score) Z = R1 + R2 + R3 + R4 + R5

Trong đó:


R1

=

Vốn lưu động ròng (Vốn luân chuyển)

Tổng tài sản

(Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả)


R2


=

Lãi ròng

Tổng tài sản


R3


=


Lãi trước thuế

Tổng tài sản


R4


=

Giá trị thị trường của doanh nghiệp

Giá hạch toán của doanh nghiệp


R5


=

Doanh thu

Tổng tài sản


Điểm số Z càng cao, xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, điểm số Z thấp có nguy cơ vỡ nợ cao

- Nếu Z lớn hơn 2,675 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại I

Doanh nghiệp loại 1 có điểm tín nhiệm tốt, rủi ro ở mức độ thấp nhất và sẽ được NH cho vay dễ dàng và có ưu đãi trong hạn mức ,trong lãi suất cho vay, trong bảo đảm tài sản...

- Nếu 1,8 điểm < Z < 2,675 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại II, rủi ro ở mức trung bình, ngân hàng có thể cho vay nhưng phải có tài sản đảm bảo, sau khi


đã phân tích kỹ phương án SXKD và phương án sử dụng vốn của khách hàng

- Nếu Z < 1,800 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại III. Đây là hạng xấu nhất, rủi ro ở mức cao nhất, có nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Doanh nghiệp nào được xếp loại III, sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay

1.2.6.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là những hạng mục và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu dùng.


STT

Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng

Điểm


1

Nghề nghiệp của người vay( Max : 10đ)


- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh

10

- Công nhân có kinh nghiệm

8

- Nhân viên văn phòng

7

- Sinh viên

5

- Công nhân không có kinh nghiệm

4

- Công nhân bán thất nghiệp

2


2

Trạng thái nhà ở( Max : 6 đ)

- Nhà riêng

6

- Nhà thuê hay căn hộ

4

- Sống cùng bạn hay người thân

2


3

Xếp hạng tín dụng( Max : 10 đ)

- Tốt

10

- Trung bình

5

- Không có hồ sơ

2

- Tồi

0


4

Kinh nghiệm nghề nghiệp( Max : 5 đ)

- Nhiều hơn 1 năm

5

- Từ 1 năm trở xuống

2


5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành( Max : 2 đ)

- Nhiều hơn 1 năm

2

- Từ một năm trở xuống

1

6

Điện thoại cố định( Max : 2 đ)

- Có

2

- Không có

0


7

Số người sống cùng (phụ thuộc) ( Max : 4 đ)

- Không

3

- Một

3

- Hai

4

- Ba

4

- Nhiều hơn ba

2

8

Các tài khoản tại ngân hàng ( Max : 4 đ)

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec

4

- Chỉ tài khoản tiết kiệm

3

- Chỉ tài khoản phát hành Sec

2

- Không có

0


Tổng số điểm tín dụng tiêu dùng theo 8 tiêu chí trên là 43 điểm ( Max), thấp nhất là 9 điểm.( Min) Giả sử ngân hàng xác định mức 28 điểm là ở mức rủi ro khá cao, cần từ chối cho vay, còn lại trên 28 điểm, đựoc chi ra 6 bậc theo khung chính sách tín dụng với hạn mức cho vay tối đa như sau:



Tổng số điểm của khách hàng

Hạn mức tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống

Từ chối tín dụng

29 - 30 điểm

500 USD (10.000.000VND)

31 - 33 điểm

1.000 USD (20.000.000VND)

34 – 36 điểm

2.500 USD (50.000.000VND)

37 – 38 điểm

3.500 USD (70.000.000VND)

39 – 40 điểm

5.000 USD (100.000.000VND)

41 – 43 điểm

10.000 USD (200.000.000VND)

1.3. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG‌

1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng

Khái niệm

Quản lý rủi ro tín dụng là việc sử dụng các công cụ, biện pháp quy trình cần thiết nhằm kiểm soát và ngăn ngừa các rủi ro tín dụng để góp phần hạn chế tối đa khả năng xảy ra tổn thất cho các NHTM

Như vậy, xét ở góc độ ngân hàng để đạt để được được mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, các NH giảm thiểu rủi ro thông qua việc lựa chọn khách hàng với những điều kiện yêu cầu nhất định, lựa chọn những danh mục đầu tư an toàn , quản lý kiểm soát khách hàng thông qua các công cụ và quy trình cho vay do NHTM xây dựng. Ở góc độ quản lý nhà nước, QLRRTD có thể được thực hiện thông qua các quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh của NH, khống chế giới hạn hoạt động

của NH trong vùng an toàn và hiệu quả.

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng

Đối với hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung thu nhập của NH chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, chính vì vậy khi có rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh NH. Vì vậy sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng xuất phát từ chính tác động ảnh hưởng của nó đối với hoạt động NH thậm chí đến toàn bộ hệ thống NH.



Thứ nhất: QLRRTD tốt đương nhiên sẽ hạn chế rủi ro phát sinh nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng vốn các NHTM. Bất cứ khoản cho vay tín dụng nào bị ứ đọng không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động NH còn ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng theo hướng làm chậm quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn của nền kinh tế, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Trong trường hợp khác nếu nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh sẽ làm ra tăng chi phí. Kết quả là các TCTD không có nguồn thu từ khoản cho vay này, trong khi vẫn phải tiếp tục trả lãi cho nguồn vay. Bên cạnh đó, các chi phí khác tiếp tục phát sinh có tính chất cộng hưởng ( như chi phí quản lý nợ xấu và chi phí khác có liên quan…) rất dễ tới kết quả kinh doanh xấu đi.

Thứ hai: QLRRTD hiệu quả với mục tiêu hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát sinh. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính NHTM.

Thứ ba: Cần thiết phải thực hiện QLRRTD nhằm giảm thiểu rủi ro. Chỉ có QLRRTD tốt mới giúp NH thu hồi được nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn. Đây là yếu tố cơ bản bảo đảm nguồn thu nhập cho các NH để bù đắp chi phí và có lãi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, là tiền đề để tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tăng vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Điều này càng có ý nghĩa lớn khi tín dụng vẫn là sản phẩm truyền thống, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho NH

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể được phát hiện thông qua những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Các yếu tố tạo nên RRTD gồm:

- Các khách hàng khác nhau và các ngành nghề khác nhau có rủi ro khác nhau



Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu rất quan trọng đối với chất lượng tài sản. Khả năng tồn tại của bất cứ NH nào cũng liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng và ngành nghề mà NH cấp tín dụng.‌

- Các sản phẩm tín dụng khác nhau thể hiện rủi ro khác nhau

Hầu hết hiện nay các NH cung cấp rất nhiều hình thức tín dụng như cho vay bằng Việt Nam Đồng, vàng, ngoại tệ, cho vay hợp vốn, tài trợ dự án, bảo lãnh….Các loại tín dụng này hàm chứa mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Loại hình tín dụng không chỉ cần phải phù hợp với nhu cầu tín dụng mà còn phù hợp với mức độ tin cậy trả nợ của người vay.

- Rủi ro thanh khoản gắn với các công cụ tài chính khách nhau

Rủi ro tín dụng cũng phát sinh đối với các công cụ tài chính không phải là các khoản cho vay như giao dịch ngoại hối và giao dịch liên ngân hàng. Rủi ro của các đối tác không trả được nợ vào lúc đáo hạn của một hợp đồng ngoại bảng cân đối kế toán được hiểu là rủi ro thanh toán

- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng

Mức độ tập trung của danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng. Các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lý, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn. Từ đó, đảm bảo duy trì một danh mục tín dụng đa dạng hóa.

1.3.2.2 Thực hiện theo đúng chính sách và quy trình tín dụng

Trong QLRRTD quan trọng là việc thiết kế và thực hiện các chính sách, quy trình bằng văn bản liên quan đến viếc phát hiện, đánh giá, giám sát và kiểm soát



RRTD. Các chính sách tín dụng cần phải lập một cách rò ràng, thống nhất với các thông lệ thận trọng trong kinh doanh NH và các quy định của nhà nước đồng thời phải phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của mỗi NH. Các chính sách và quy trình phù hợp cho phép các NH đạt được mục tiêu sau:

+ Duy trì chuẩn mực cấp tín dụng an toàn

+ Đánh giá đúng những cơ hội kinh doanh mới

+ Phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

+ Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng tốt

1.3.2.3 Kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng

Các khoản cho vay phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo các khoản cho vay này được hoàn trả đúng thời hạn. Theo dòi khoản vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng có thể sử dụng các thông tin sau đây để giám sát các khoản vay:

- Phòng ban khác trong ngân hàng có giao dịch với khách hàng vay

- Các tổ chức tài chính khác

- Trung tâm tín dụng của NHNN

- Thăm thực địa khách hàng vay

- Thông qua các nhà cung cấp chính cho khách hàng

1.3.2.4 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

Để quản lý tốt các rủi ro tín dụng, các ngân hàng nhất thiết phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022