Định Hướng Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam


chiến lược đầu tư phổ biến trên thế giới. Thực tế đầu tư của các ngân hàng trên thế giới cho thấy: (i) Các NHTM nhỏ, tình hình thanh khoản không ổn định thường áp dụng chiến lược tập trung kì hạn ngắn nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng thanh khoản hơn là mục đích tạo ra thu nhập, đồng thời tránh tổn thất về vốn khi lãi suất tăng; (ii) Các NHTM nhỏ thường áp dụng chiến lược phân bổ kì hạn đều (mức đầu tư vào các kì hạn giống nhau) - Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập, nhưng có lợi thế làm giảm dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn về quản trị; (iii) Các NHTM lớn, có năng lực quản trị rủi ro tốt thường áp dụng chiến lược tập trung kì hạn dài và ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa thu nhập. Tại Việt Nam, giai đoạn 2015-2019, các NHTM có quy mô lớn, năng lực quản trị tốt lại có tỉ lệ đầu tư trái phiếu chính phủ (với kì hạn ngắn và trung hạn, có thu nhập thấp nhưng an toàn) cao hơn. Trong khi đó, nhiều ngân hàng nhỏ và vừa, năng lực quản trị còn hạn chế lại tăng tỉ lệ đầu tư vào TPDN, trái phiếu của các TCTD khác với kì hạn dài hơn và lãi suất cao hơn.

Ba là, hoạt động đầu tư TPDN ở các NHTM tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Từ đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Việt Nam đang gặp khó khăn về vốn do các NHTM đang thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng đối với bất động sản theo chủ trương của NHNN, dẫn đến doanh nghiệp bất động sản, các chủ đầu tư dự án khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Từ đó, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành TPDN với lãi suất cao từ 11%-13%/năm, có doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất huy động đến 14,5%/năm (trong khi lãi suất bình quân trái phiếu nhóm NHTM chỉ ở mức 6,5%/năm). Mặc dù không có số liệu chi tiết về hoạt động đầu tư TPDN của các NHTM theo ngành, nhưng theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhiều NHTM đang có xu hướng đổ vốn vào TPDN, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực địa ốc, bất động sản huy động vốn với lãi suất cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cao nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ. Trong bối cảnh đó, nếu NHTM không có quy trình thẩm định và phê duyệt đầu tư


thận trọng, không tổ chức quản trị rủi ro nghiêm ngặt sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

Bốn là, mặc dù hiện nay NHNN chưa có các quy định kiểm soát việc đầu tư trái phiếu giữa các NHTM, các TCTD nên việc đầu tư trái phiếu lẫn nhau giữa các TCTD không bị coi là trái pháp luật, nhưng thực trạng NHTM đầu tư trái phiếu của các TCTD khác tất yếu dẫn đến có một lượng vốn lớn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng. Thực tế này có thể làm chậm tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế và tác động ngược đến vai trò là trung gian tài chính “cung ứng vốn cho nền kinh tế” của các NHTM.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù số đông ngân hàng đã ban hành quy định đầu tư trái phiếu, nhưng không có quy định chi tiết về giới hạn đầu tư từng loại trái phiếu, nhất là quy định về các giới hạn mua trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Chính sách tín dụng của các NHTM thường có quy định rất r về các ngành, lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao cho từng thời kỳ và hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, căn cứ theo khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng cụ thể. Trong khi đó, các quy định, chính sách đối với hoạt động đầu tư trái phiếu chưa được xây dựng cụ thể, chi tiết, có chính sách đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể, khu trú các ngành, lĩnh vực đang có xu hướng không ổn định, thoái trào hay rủi ro cao trong nền kinh tế để định hướng hoạt động đầu tư trái phiếu cũng như kiểm soát hoạt động này chặt chẽ, hiệu quả hơn.

- Chiến lược, quy trình thực hiện, phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu ở một số ngân hàng vẫn còn đơn giản và nhiều bất cập. Việc QLRR của một số NHTM, nhất là các ngân hàng nhỏ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát việc tuân thủ quy trình tác nghiệp do bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện, công tác đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro chưa được NHTM chú trọng, chưa áp dụng các công cụ phổ biến như Duration, Convexity, VaR, không áp dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


các phân tích tình huống và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test).

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 18

- Nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoạt động đầu tư trái phiếu còn mỏng, một bộ phận chưa được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm nên chưa chuyên nghiệp.

* Nguyên nhân khách quan

- Một là, NHNN chưa ban hành quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu của NHTM vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, cũng như quy định về tỉ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản. Thông tư số 19/2017 và 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018) quy định tổng dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư kinh doanh TPDN của TCTD không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. Quy định này không bao gồm số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp do NHTM trực tiếp đầu tư. Điều này, một mặt mâu thuẫn với quy định về cách xác định tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư đầu tư TPDN do NHTM đầu tư); mặt khác xét về nguồn gốc của rủi ro, nếu ngân hàng cho khách hàng vay để đầu tư, hoặc ngân hàng trực tiếp đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ thì rủi ro tiềm ẩn đều xuất phát từ doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để có chính sách quản lý nhà nước phù hợp giữa cho khách hàng vay để đầu tư TPDN với hoạt động đầu tư TPDN của chính ngân hàng.

- Hai là, thị trường trái phiếu chưa phát triển, thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng nếu so sánh với các thị trường TPCP phát triển thì quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ. Chủng loại hàng hóa trên thị trường chưa nhiều. Sự hạn chế về hàng hóa làm nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn trong đầu tư, thị trường kém hấp dẫn và thiếu chiều sâu, thanh khoản thị trường hạn chế, nhất là thị trường TPDN. Loại hình giao dịch trên thị trường thứ cấp còn khá đơn giản và đơn điệu. Từ khi thị trường ra đời, trái phiếu vẫn được giao dịch theo 2 phương thức chủ yếu là outright và repos. Cơ sở nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu chưa đa dạng, thiếu vắng một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh như quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, làm


giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng hệ thống thông tin thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa có khả năng hỗ trợ nhiều cho phòng ngừa rủi ro, chưa giúp các thành viên tìm kiếm đối tác dễ dàng khi có nhu cầu. Hệ thống thông tin mới chỉ cung cấp dữ liệu cơ bản, chưa có nhiều thông tin giá trị gia tăng, thông tin chưa được tổng hợp đa dạng, nhiều chiều, chưa cung cấp nhiều chỉ số mang tính dự báo, đầu tư hỗ trợ việc giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường. Thị trường trái phiếu hiện nay vừa thiếu công cụ, vừa thiếu thông tin giúp nhà đầu tư cũng như các bên liên quan “đọc” được rủi ro hoạt động của doanh nghiệp, cũng như trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Hạ tầng công nghệ về giao dịch, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin… chưa đáp ứng được yêu cầu tập trung hóa và chia sẻ thông tin, chưa kết nối với nhiều hệ thống cổng thông tin quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, thị trường chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm, vai trò tạo lập thị trường của các tổ chức tài chính trung gian còn rất hạn chế. Thực tế phát triển thị trường trái phiếu ở các nước cho thấy, định mức tín nhiệm được coi là hoạt động quan trọng và cần thiết cho việc phát triển thị trường, song thị trường trái phiếu Việt Nam hiện vẫn còn thiếu vắng các tổ chức này. Các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phải tự thực hiện việc đánh giá và phân tích, điều này rất mất thời gian, tốn kém và không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tự thực hiện được. Với sự có mặt của hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường, việc xác định rủi ro sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay, một số NHTM, công ty chứng khoán (CTCK) đang đảm nhận vai trò là nhà tạo lập thị trường trên thị trường TPCP, nhưng thực tế họ không mấy mặn mà do phải đối mặt với gánh nặng nghĩa vụ lớn (chẳng hạn như hàng năm phải mua một lượng TPCP lớn, phải thực hiện chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn...) trong khi quyền lợi chưa tương xứng. Quyền lợi nổi bật nhất của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam là được sử dụng thông tin thị trường trái phiếu của HNX, nhưng


cơ sở dữ liệu trên hệ thống của HNX chưa được hoàn thiện, chuẩn hóa, nên chưa hấp dẫn các tổ chức tài chính tham gia làm nhà tạo lập thị trường.

Thứ tư, môi trường pháp lý đối với hoạt động của thị trường trái phiếu chưa hoàn thiện. Kể từ khi hình thành, hệ thống khung khổ pháp lý đối với thị trường trái phiếu đã dần hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán…đã tạo ra nền tảng pháp lý quan trọng cho việc tổ chức phát hành, giao dịch cũng như sử dụng công cụ giao dịch trái phiếu. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các Nghị định, Thông tư về tổ chức, quản lý và hướng dẫn thi hành các hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, khung khổ pháp lý hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TTTP, đặc biệt cơ chế chính sách về phát triển TTTP còn chưa có sự liên thông và thiếu đồng bộ với thị trường tiền tệ, tín dụng. Một số cơ chế, chính sách chưa được ban hành theo chuẩn quốc tế như: Cơ chế thiết lập nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp; thị trường mua bán lại trái phiếu (repos) chưa phát triển do quy định về hoạt động này chưa có sự đồng bộ giữa chính sách đầu tư của các thành viên tham gia thị trường với bản chất giao dịch của sản phẩm tài chính. Hệ thống pháp lý quy định về phát hành và giao dịch TPDN cũng chưa thực sự nhất quán, đồng bộ, chưa tạo động lực, khuyến khích để hỗ trợ thị trường phát triển. Nghị quyết 78/2014 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước 2015 với quy định “phát hành TPCP kì hạn từ 5 năm trở lên đang bộc lộ bất cập. Kì hạn trung bình của TPCP đến hết năm 2019 dài hơn 13 năm, trong khi các kì hạn ngắn rất ít. Việc không phát hành TPCP dưới 5 năm gây khó khăn cho hình thành đường cong lãi suất chuẩn, ảnh hưởng không tốt đến thị trường TPDN, nhất là việc định giá, khả năng thanh khoản và không đảm bảo được tính minh bạch của thị trường.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực ngân hàng truyền thống cùng sự suy giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, các ngân hàng ngày càng mở rộng và tham gia sâu vào các giao dịch trên thị trường tài chính nhằm đa dạng hoá kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Chương 3 tập trung vào mục tiêu đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và một số NHTM điển hình nói riêng.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư trái phiếu trong toàn hệ thống không có biến động mạnh trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên cá biệt có một số NHTM có quy mô đầu tư hầu hết các năm đều ở mức rất cao (Ngân hàng Hàng Hải từ trên 33% đến trên 54%/năm; Đại Dương từ trên 34% đến trên 47%/năm). Quy mô đầu tư quá lớn có thể làm thay đổi bản chất hoạt động của một NHTM. Trong hoạt động đầu tư trái phiếu giai đoạn vừa qua của các NHTM cũng bắt đầu bộc lộ một số dấu hiệu đáng lo ngại khi một số ngân hàng đang có xu hướng đổ vốn vào trái phiếu doanh nghiệp, nhất là khi một số doanh nghiệp trong lĩnh vực địa ốc, bất động sản huy động vốn với lãi suất cao. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh NHNN đang thực hiện lộ trình kiểm soát chặt tín dụng vào thị trường bất động sản, giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ. Bên cạnh đó, thực trạng NHTM đầu tư trái phiếu của các TCTD khác dẫn đến thực tế có một lượng vốn lớn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng, làm sai lệch bức tranh tổng thể về quy mô vốn trung – dài hạn, tác động tiêu cực đến vai trò trung gian tài chính của các NHTM trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Những động thái trên đang đặt ra những bài toán về quản trị, vận hành lành mạnh, an toàn và hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM trong bối cảnh mới với nhiều thách thức và rủi ro.


CHƯƠNG 4:

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ


4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN 2030


Thực tiễn cho thấy sự phát triển của thị trường trái phiếu trong nước có tác động hai mặt tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, thị trường trái phiếu và khu vực ngân hàng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, vừa là đối tượng cạnh tranh, vừa là đối tượng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trước hết, việc chính phủ và các doanh nghiệp tăng huy động vốn qua phát hành trái phiếu giúp làm giảm áp lực về nhu cầu vốn tín dụng lên hệ thống ngân hàng, từ đó giúp giảm bớt sự bất cân xứng về kỳ hạn tín dụng của các ngân hàng và giảm rủi ro đối với nền kinh tế, gánh nặng về vốn đầu tư và rủi ro cho vay của các ngân hàng sẽ được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Mặt khác, hệ thống ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường trái phiếu bởi với thế mạnh về tiềm lực tài chính và thông tin, kỹ năng phân tích, các ngân hàng luôn là những nhà đầu tư chiếm tỷ trọng lớn, nhà bảo lãnh phát hành, môi giới, tư vấn, nhận ủy thác chính trên thị trường trái phiếu. Trên thực tế, lợi nhuận từ những hoạt động này đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu nhập hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu và hệ thống ngân hàng cũng là những đối tượng cạnh tranh xét trên khía cạnh đều là các kênh lưu chuyển vốn, dẫn vốn chính yếu trên thị trường tài chính. Nếu các nhà phát hành và các nhà đầu tư quá tập trung hoạt động trên thị trường trái phiếu, hoặc lãi suất trên thị trường trái phiếu (đặc biệt là lãi suất TPCP) được điều hành ở mức hấp dẫn hơn trong mối tương quan về rủi ro so với các sản phẩm huy động hay tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi và cấp tín dụng.


Do vậy, một trong những điều kiện quan trọng để có một thị trường trái phiếu phát triển là hệ thống ngân hàng lành mạnh và ngược lại, một thị trường trái phiếu phát triển có thể củng cố sức mạnh của hệ thống ngân hàng thông qua việc tăng cường kỷ luật thị trường và chia sẻ rủi ro. Hoạt động đầu tư trái phiếu đối với các ngân hàng thương mại cũng không thể ngằm ngoài bối cảnh phát triển của hệ thống tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

4.1.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Ngày 14/8/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ- TTg về việc phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là động lực và là hành lang quan trọng nhằm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, có các quan điểm, mục tiêu và định hướng cụ thể cho phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam như sau:

4.1.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, thị trường tiền tệ - tín dụng ngân hàng).

Thứ hai, phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo an toàn hệ thống, từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa hạ tầng thị trường, đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.

Thứ ba, tiếp tục tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

4.1.1.2. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023