quả, rau, hoa và một số cây hàng năm khác. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Tập trung cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu cao về nhân lực của các ngành, các lĩnh vực, nhất là cho công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của mọi cá nhân, đơn vị kinh tế huyện. Khuyến khích, tạo lòng tin và hướng họ tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo các mục tiêu cụ thể mà quy hoạch tổng thể đã đề ra.
3.2.5. Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống
Tư tưởng cơ bản được coi trọng là ứng dụng và trang bị kỹ thuật, công nghệ mới cho các ngành kinh tế trong huyện theo hướng hiện đại. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được tập trung vào các hướng:
- Thủy lợi hóa: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, và do Thuận Thành là một huyện nông nghiệp thuộc vùng nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, hạn hán và úng thường xuyên xảy ra, nên để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tưới, tiêu được xác định là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Điện khí hóa: Đây được coi là điều kiện tiền đề không thể thiếu được trong tiến trình CNH, HĐH nông thôn. Được sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, huyện Thuận Thành đã tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới điện về tất cả các thôn, xã để cấp nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Phát triển công nghệ sinh học: Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông của huyện đã tập trung trước hết vào phát triển công nghệ vi sinh, di truyền và hóa sinh; nghiên cứu và đưa vào sản xuất những cây trồng có năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng vi rút, sâu bệnh, tự tổng hợp ni tơ tự nhiên thành phân đạm và có hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Cần có cơ chế chính sách hợp lí và công khai nhằm khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới đối với nhiều lĩnh vực ưu tiên.
3.2.6. Khoa học công nghệ và môi trường
- Phát triển nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng những đòi hỏi trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ trực tiếp cho quá trình phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện; nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng; đưa khoa học công nghệ vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đầu tư chiều sâu, thay dần công nghệ cũ bằng công nghệ tiên tiến vào các ngành, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các điểm tập kết rác thải nông thôn, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác đất đá đồi núi, hoạt động tập kết cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện. Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.2.7. Giải pháp về thị trường
Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần quán triệt coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng KTTĐ Bắc Bộ, đồng thời quan tâm đặc biệt đến sức mua của thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng đối với khu vực nông thôn và thành thị.
Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng sản xuất.
Mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong huyện.
3.2.8. Phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh và hợp tác cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xuất, tận dụng kinh tế theo qui mô và tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Nếu kinh tế nhà nước đảm nhận những ngành chủ chốt, cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới, thì kinh tế tiểu chủ cá thể đảm nhiệm những hoạt động kinh tế phụ vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước và những thị trường ngách. Nếu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào những ngành hiện đại, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là những khu vực thành thị và nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi thì khu vực kinh tế tư nhân và tập thể có thể phát huy khả năng trong những khu vực nông nghiệp nông thôn và những vùng miền núi khó khăn. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp nhà nước, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những trụ cột giúp nền kinh tế cạnh tranh trên thị trường thế giới và giúp nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Các thành phần kinh tế khác vẫn tồn tại như một thực tế khách quan, xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam cũng như văn hoá Việt nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, bổ sung và phối kết hợp với các trụ cột trên tạo thành một nền kinh tế phát triển lành mạnh và đa dạng.
3.2.9. Giải pháp phát triển bền vững
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao chất lượng quản trị Nhà nước đối với phát triển bền vững (PTBV).
- Lồng ghép các nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Xây dựng và triển khai các mô hình, sáng kiến phát triển bền vững.
- Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững.
- Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò; trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững.
- Tăng cường vai trò của khoa học và công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững.
3.2.10. Giải pháp về cải cách hành chính
- Hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư (giá thuê đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính,...)
- Coi trọng việc nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo ANQP. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo.
- Khẩn trương cải tiến phương thức quản lý và củng cố đội ngũ cán bộ ở cơ sở theo hướng tiếp cận với công nghệ thông tin, trang bị hệ thống thông tin liên lạc; nâng cao trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Tiểu kết chương 3
Phát huy những thế mạnh và những kết quả đạt được trong qua trình phát triển kinh tế, xuất phát từ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, UBND huyện Thuận Thành đã đề ra những mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Những mục tiêu và định hướng này hoàn toàn phù hợp với những điều kiện của huyện trong giai đoạn hiện nay, cũng như yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, hoàn thành các mục tiêu phát triển đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thu hút đầu tư, về vốn, về khoa học công
- nghệ, về đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức quản lí và bảo vệ môi trường... Phát triển kinh tế toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế đô thị, lấy công nghiệp là đột phá, dịch vụ là trọng tâm, nông nghiệp là nền tảng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Phát triển văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu huyện Thuận Thành đã cho thấy KT-XH của huyện có những bước phát triển quan trọng trong giai đoan 2005 - 2014. Kết quả đến năm 2014, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 7.072,9 tỷ đồng (giá thực tế); Tốc độ tăng trưởng kinh tề của huyện luôn đạt ở mức cao đạt 14,5%; Tổng sản phẩm địa phương-GRDP năm 2014 (giá so sánh năm 2010) đạt 3.321,6 tỉ đồng; Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến 28,4triệu đồng/người/năm.
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực trong tất cả các ngành kinh tế: Tỷ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất có xu hướng giảm từ 39,6% (năm 2005) xuống còn 21,1% (năm 2014); tương tự tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,6% lên 54,0%; tỷ trọng dịch vụ giảm nhẹ từ 29,8% xuống còn 24,9%.
Sản xuất nông nghiệp ổn định, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng rõ rệt và hiệu quả, góp phần quan trọng đảm báo ổn định chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng quan trọng, kêu gọi được các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, nội lực trong nhân dân các thành phần kinh tế; kinh tế dịch vụ đã bước đầu phát triển mạnh và nhanh ở một số lĩnh vực, hoạt động tín dụng - tài chính cơ bản đáp ứng cho đầu tư phát triển KTXH của huyện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; vấn đề môi trường được cải thiện.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện toàn diện và bền vững trong thời gian tới, trên cơ sở ý kiến tham khảo của chuyên gia và phân tích thực tiễn địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số đề xuất mang tính khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, việc quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch phải phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.
Thứ hai, lồng ghép các nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Xây dựng và triển khai các mô hình kinh tế phát triển bền vững.
Thứ ba, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ, nhất là nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư vào huyện; cải thiện nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở; áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong nông nghiệp để góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản; Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo ra môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Nội dung đề tài là tìm hiểu về quá trình phát triển phát triển KT-XH của huyện Thuận Thành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không mới, có không ít những công trình nghiên cứu vấn đề này ở các địa phương khác nhau, tuy nhiên đối với huyện Thuận Thành thì tài liệu về vấn đề này không nhiều. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng nghiên cứu, nguồn tài liệu hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và tồn tại, vì vậy tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý để có thể tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kết quả nghiên cứu, đề tài phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế của huyện Thuận Thành trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam - Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính (1945 - 2002), NXB Thông Tấn, Hà Nội. | |
2. | Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội nhiệm kỳ đại hội Đảng 2011- 2015 huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Thuận Thành. |
3. | Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (2009), Các vùng, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. |
4. | Ngô Văn Chiến ( 2013 ), Kinh tế huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP - ĐHTN. |
5. | Cục thống kê Bắc Ninh , Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005, 2010 và 2014. |
6. | Huyện ủy Thuận Thành (2010), Báo cáo chính trị trình của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI trình tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010-2015. |
7. | Phòng thống kê huyện Thuận Thành, Niên giám thống kê huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014. |
8. | Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. Hà Nội. |
9. | Dương Quỳnh Phương (2011), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (phần I), NXB Giáo dục Việt Nam. |
10. | Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Bắc Ninh, 2015. |
11. | Nguyễn Văn Thanh (2012), Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành, Bắc Ninh giai đoạn 2000 – 2010, khoá luận tốt nghiệp Địa lí, ĐHSP – Đại học Thái Nguyên. |
12. | Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ các vùng địa lý, NXB thế giới. |
13. | Hoàng Thị Thắm, Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010, luận văn thạc sĩ Địa lí, ĐHSP Thái Nguyên. |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp Huyện Thuận Thành Giai Đoạn 2005 - 2014 (Giá Thực Tế)
- Bản Đồ Hiện Trạng Phát Triển Kinh Tế Huyện Thuận Thà
- Quy Mô Chăn Nuôi Của Huyện Thuận Thành Đến Năm 2020
- Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
15. | Bùi Tất Thắng (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam, NXB KTVN. |
16. | Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2008), Giáo trình Địa Lý kinh tế xã hội Việt Nam tập 1,2, NXB Đại học sư phạm. |
17. | Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lí các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Giáo dục. |
18. | Lê Thông (chủ biên) (2007), Việt Nam- Đất nước con người, NXB Giáo dục. |
19. | Lê Thông và nnk (2011), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam |
20. | Nguyễn Văn Thường và nnk (2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB chính trị Quốc Gia. |
21. | Tổng cục Thống kê, Vụ thống kê tổng hợp (2009), Tư liệu kinh tế- xã hội 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, NXB Thống kê. |
22. | Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Dương Quỳnh Phương (2015), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (phần 2), NXB Giáo dục Việt Nam. |
23. | Nguyễn Xuân Tuấn (2012), Kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010 với tầm nhìn đến năm 2020, luận văn thạc sĩ Địa lí, ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. |
24. | Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lí kinh tế- xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm. |
25. | Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. |
26. | Website: http://www.mpi.gov.vn/ http://vi.wikipedia.org/ http://www.gso.gov.vn/ |
14.