Đó là hình thức vệ sinh truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp, hóa chất chuyên dụng cùng những phương pháp tối ưu, quy trình xử lý khoa học…nhằm đem lại hiệu quả làm sạch cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vệ sinh công nghiệp mang đến một môi trường sống và làm việc tiện nghi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe…Tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn chuyên tâm vào các hoạt động sống, chăm sóc gia đình và bản thân, mang lại những lợi ích cho chính mình và xã hội.
5.2. Các biện pháp thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp
- Bước 1: Lập kế hoạch phương án vệ sinh công nghiệp:
Đội ngũ kỹ thuật sẽ họp kỹ thuật đưa ra những phương án thi công hiệu quả nhất để đảm bảo được chất lượng
+ Tiến độ và an toàn cho công trình. đặc biệt là những hạng mục khu vực cao, sâu như vệ sinh mái và làm kính ngoài trời hoặc các vật liệu sàn gỗ, đá… khó thực thi.
- Bước 4: Tiến hành thi công:
Bước quan trọng nhất trong quy trình vệ sinh công nghiệp đó. Toàn bộ công nhân vệ sinh phải tuân thủ theo tiến độ lập ra, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, giám sát kỹ thuật và thử nghiệm các phương án tốt nhất cho công trình.
+/ Vệ sinh mặt thô
Trước khi tiến hành các bước dọn chính, bao giờ cũng phải dọn thô qua phần bề mặt cần thi công. Vệ sinh mặt thô ở đây bao gồm: thu dọn phế thải, rác thải xung quanh công trình, nếu rác không thể dọn bằng máy hút thì sẽ được đội ngũ nhân viên xử lý bằng tay, đồng thời hút sạch hết bụi bẩn.
Vật dụng không sử dụng được sẽ được thu gom và đựng trong các bao tải, thùng xốp, sau đó đem tập kết về đúng nơi quy định.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Dòng Điện Đối Với Cơ Thể Con Người
- Động Cơ Điện 2.lò Xo 3.cầu Dao 4.lõi Sắt 5.cuộn Dây
- Giáo trình An toàn điện lạnh Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Công việc của vệ sinh phần thô bao gồm:
– Thu gom rác thải hay phế thải xây dựng còn xót lại khắp khu vực toà nhà cần vệ sinh bỏ vào đúng nơi quy định.
– Nếu khu vực vệ sinh có quá nhiều bụi cần tiến hành hút bụi cho khu vực trước khi tiến hành vệ sinh phần tinh.
Khâu dọn dẹp thô ngoài việc giúp bước dọn tinh được diễn ra thuận lợi, nó còn giúp hệ thống thoát nước sinh hoạt của ngôi nhà, chung cư, văn phòng,… không bị tắc nghẽn.
Lưu ý nhỏ trong bước này đó là khi pha hóa chất: cần phải pha đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất đưa ra, thử hóa chất trước tại góc khuất, sau đó có thể điều chỉnh lượng cho phù hợp.
+/ Vệ sinh tinh
Nguyên tắc của vệ sinh phần tinh đó chính là “ vệ sinh từ trong ra ngoài- từ trên xuống dưới”để đảm bảo quá trình vệ sinh được xuyên suốt, nhanh chóng, sạch sẽ và đảm bảo tiến độ, chất lượng. Các bước trong vệ sinh phần tinh bao gồm; vệ sinh kính, làm sạch khu vệ sinh và vệ sinh thảm.
Đây là bước dọn dẹp chính trong toàn bộ quy trình vệ sinh máy móc thiết bị và tổng thể công trình. Thực hiện đúng theo nguyên tắc “dọn sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”.
❱ Bắt đầu với việc lau kính: đội ngũ nhân viên sẽ sử dụng hóa chất và dụng cụ chuyên dụng để làm sạch toàn bộ bề mặt kính của công trình. Tùy theo loại vật liệu, hóa chất tương ứng sẽ được sử dụng. Cụ thể: hóa chất lau kính sẽ có mùi thơm nhẹ, không độc hại, giúp làm trong kính; trong khi hóa chất lau phần khung nhôm sẽ có mùi hơi hắc, nhưng lại có tác dụng tạo độ bóng, làm sạch, chống bám bụi và oxy hóa cho phần khung.
❱ Làm sạch khu trung tâm: làm sạch bằng máy đánh sàn hay bàn chải có răng nhỏ…, lau chùi hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, lau bình nước nóng lạnh, làm sạch hết các cửa ra vào và cửa sổ, dọn dẹp nhà vệ sinh, toilet, gương soi…
Lưu ý trong quá trình thực hiện: với những vật dụng làm bằng inox, để tránh bị trầy xước làm mất đi độ sáng bóng của thiết bị, cần dùng khăn khô quấn lại trước khi tiến hành dọn dẹp.
❱ Vệ sinh bề mặt sàn: thu dọn rác trên sàn, quét sơ hoặc hút bụi và bắt đầu lau sàn. Nếu có vết ố trên bề mặt, nhân viên sẽ sử dụng hóa chất để tẩy sạch vết ố, sau đó mới dùng máy chà sàn để làm sạch. Cuối cùng hút hết nước bẩn trên bề mặt sàn, kiểm tra lại lần nửa và dùng cây lau để tạo độ bóng tương đối.
Gợi ý hóa chất sử dụng:
✤ Dymasan, Dymatrio: tẩy rửa tổng quát bề mặt bằng đá cẩm thạch, đá granite…
✤ Dymascale: là chất tẩy mạnh cho những bề mặt bị dính xi măng, gỉ sét hay dính vôi…
- Bước 5: Bước cuối cùng là nghiệm thu công trình: sẽ tiến hành nghiệm thu tổng kết và sửa chữa các phần công việc chưa đạt yêu cầu, sẽ làm thêm các công việc phát sinh theo yêu cầu
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Câu 1: Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong buồng lạnh thì cần tuân thủ các quy định nào?
Câu 2: Trình bầy quy định chung về an toàn cho cơ sở sản xuất nước đá dùng dung dịch muối.
Câu 3: Trình bầy các quy định chung về an toàn chung cho công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến đông lạnh.
Câu 4: Tại sao phải bố trí phòng đệm trong các kho đông lạnh?
Câu 5: Trình bầy các biện pháp bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong kho lạnh.
Câu 6: Trình bầy các quy định an toàn cho cơ sở khí hóa lỏng. Câu 7: Khi bị điện giật, dòng điện có thể gây ra các tác hại gì?
Câu 8: Mức độ trầm trọng khi bị điện giật phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 9: Có mấy nguyên nhân gây tai nạn điện giật? Hãy liệt kê các nguyên nhân.
Câu 10: Hãy phân tích trường hợp chạm vào hai pha khác nhau của mạng
điện.
Câu 11: Hãy phân tích trường hợp chạm vào một pha của dòng điên ba pha
có dây trung tính nối đất.
Câu 12: Hãy phân tích trường hợp chạm vào một pha của mang điện với dây trung tính cách điện không nối đất.
Câu 13: Hãy liệt kê các biện pháp chung về an toàn điện.
Câu 14: Tiếp đất bảo vệ có tác dụng gì? Hãy phân tích các biện pháp tiếp đất bảo vệ?
Câu 15: Cứu người tai nạn về điện gồm mấy giai đoạn? Hãy trình bầy giai đoạn cứu người khỏi nguồn điện.
Câu 16: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện chưa mất chi
giác.
Câu 17: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện mất tri giác
nhưng vẫn thở được.
Câu 18: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện không thở, tim ngừng đập?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ, (1999), Kỹ thuật lạnh cơ sở, NXB Giáo dục.
[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ (2002), Kỹ thuật lạnh ứng dụng, NXB Giáo dục.
[3] Hà Đăng Trung, Nguyễn Quân, (1997), Điều tiết không khí, NXB Khoa học kỹ thuật -.
[4] Nguyễn Đức Lợi (2007), Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh, NXB Giáo dục -.
[5] Thông tư số 10/2003/TT - LĐTBXH ngày 18/04/2003 [6] TCVN 4244 - 2005