Danh Mục Các Nhà Đầu Tư Lớn Nhất Vào Thị Trường Bđs Việt Nam Giai Đoạn 1988-2008.

chững lại bởi tác động của những yếu tố kinh tế khách quan trên thế giới và trong khu vực nhưng nhìn chung lượng vốn FDI để thực hiện các dự án BĐS trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã tăng lên rất nhiều kể từ năm 1988 đến những tháng tháng đầu năm 2008 vừa qua.

Biểu 1.1: Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam giai đoạn 1988-2008.

TriÖu


9 000 Sè dù ¸n 120 8 000 7 000 97 100 6 000 5 000 4 000 3 000 2 000 1 000 1988 1990 1992 1994 0 1

9,000

Sè dù ¸n

120


8,000


7,000


97 100


6,000


5,000


4,000


3,000


2,000


1,000


1988

1990

1992

1994

0


33 34


18

4 8


69

61

50


33


19

12

3 3

80


60


42 40

29 27

23 21 22 20

11

1996

1998

2000

2002

2004

2006

2008

0


(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Nếu năm 1988, chỉ có 4 dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 18.088.500 USD thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên một cách ấn tượng với 97 dự án được cấp giấy với số vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng và trong 4 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã thu hút được 27 dự án với quy mô vốn lớn lên đến 6.347.437.362 USD và hứa hẹn một năm 2008 đầy khởi sắc cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Tính

đến tháng 3 năm 2008, cả nước đã thu hút được 619 dự án BĐS, với tổng số vốn đầu tư luỹ kế lên đến 31,744,328,638 USD.

Tuy vậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài dành cho lĩnh vực BĐS Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu không phải lúc nào cũng theo một xu hướng tăng đơn nhất mà đã trải qua nhiều giai đoạn biến động thăng trầm.

Một thời gian khá dài kể cho đến cuối những năm 80, thị trường BĐS hầu như chỉ có các nhà đầu tư trong nước hoạt động. Bắt đầu tư năm 1988 với 4 dự án đầu tư vào khách sạn du lịch là dự án khách sạn Kim Sơn, khách sạn Cố đô, dự án nâng cấp khách sạn Thọ Nguyệt và Otas nhưng với số vốn đầu tư rất hạn chế. Đây cũng là những dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đô thị đầu tiên tại Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực BĐS Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu dành sự quan tâm chú ý đến thị trường BĐS trong nước với số vốn đầu tư ngày càng tăng nhanh qua các năm. Giai đoạn 1988-1996 chứng kiến sự phát triển không ngừng của vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư. Năm 1996, cả nước thu hút được

33 dự án BĐS với số vốn đầu tư lớn nhất trong suốt thời kỳ này là 4,412,578,672 USD.

Sau năm 1996 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á và những chính sách chưa thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, FDI vào Việt Nam đã giảm xuống trong vài năm. Theo xu hướng đó, FDI vào lĩnh vực BĐS nói riêng cũng giảm mạnh vào giai đoạn này. Nhiều dự án BĐS đã đăng kí thì các nhà đầu tư nước ngoài không triển khai thi công hoặc các dự án đã triển khai trước đó thì bị chậm tiến độ hoặc bị đình trệ trong một thời gian.

Chỉ đến Đại hội Đảng khoá IX năm 2001, nước ta mới xác định rõ chủ trương về lĩnh vực BĐS với nội dung chủ yếu là “ Hình thành và phát triển thị trường BĐS theo quy định của pháp luật, từng bước mở của thị trường BĐS

cho người nước ngoài vào tham gia đầu tư”. Từ đó đến nay thị trường BĐS đã trải qua giai đoạn phát triển khá chậm khoảng thời gian 2002 đến 2005 và tín hiệu đáng mừng đã quay trở lại đầu năm 2006 với sự gia tăng trong số lượng các dự án và sự quay trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án BĐS có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên mạnh mẽ, đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư lớn nhất từ Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản... Những tác nhân làm cho FDI vào Việt Nam nói chung và FDI vào lĩnh vực BĐS nói riêng ngày càng tăng lên là do Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế khả quan trong một thời gian dài liên tục và có tình hình chính trị ổn định. Ngoài ra, Luật đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006) có nhiều quy định đảm bảo bình đẳng cho các nhà đầu tư của Việt Nam và nước ngoài. Triển vọng ra nhập WTO trước đây và nay là việc Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Hàng loạt dự án BĐS có vốn nước ngoài đã được khởi công trong thời gian này như xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long, khu đô thị mới An Phú tại thành phố Hồ Chí Minh, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Quốc Từ, Sài Đồng do Deawoo Hanel làm chủ đầu tư...

Điều đó cho thấy khó khăn trong kinh doanh BĐS của Việt Nam giai đoạn trước đó chỉ mang tính tạm thời. Trong khi đó, nhu cầu về BĐS đô thị lớn và cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn ngày càng cao. Đây là lý do mà các nhà đầu tư nước ngoài nỗ lực tìm kiếm những dự án mới trong lúc thị trường đang còn trầm lắng và năm 2006 bắt đầu giai đoạn vốn FDI ồ ạt đổ vào lĩnh vực BĐS nước ta với 2,248,542,552 USD. Năm 2007 thực sự là năm Việt Nam thu hút được lượng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS lớn nhất từ trước đến này: 7,727,310,145 USD. Nguyên nhân của tình trạng này là cùng với việc hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang hoàn thiện để đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển. Chính sách cải cách hành chính và pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn đã tạo điều kiện cơ bản cho sự

phát triển thị trường nói chung và BĐS nói riêng. Cụ thể, Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở cùng với hàng loạt các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư khác đã tạo những tiền đề cơ bản nhất.

Hơn nữa, để phát triển BĐS, rất cần phải có sự gắn kết với lĩnh vực tài chính, ngân hàng... giai đoạn này đang phát triển rất mạnh cùng với thị trường chứng khoán đang là một kênh nóng để đầu tư và huy động vốn cho BĐS. Nguồn vốn dồi dào sẽ trở thành một động lực lớn thúc đầy thị trường BĐS Việt Nam phát triển trong dài hạn. Năm 2007, có 97 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS sản rải rác trong hơn 50 tỉnh thành trong cả nước với số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến này là 7,727,310,145 USD. Theo dự đoán, con số các dự án đầu tư sẽ còn tăng lên rất nhiều trong năm 2008 và những năm sắp tới. BĐS Việt Nam đã đang và sẽ là vẫn một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 619 dự án BĐS trên toàn lãnh thổ Việt Nam được phân bổ vào 4 nhóm lĩnh vực chính: 346 dự án xây dựng khách sạn du lịch, 35 dự án xây dựng hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp, 10 dự án xây dựng khu đô thị mới và 228 dự án thuộc nhóm lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ.

Biểu 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư cụ thể giai đoạn 1988-2008.

Đơn vị: %



41%

14%

6%

39%

Kh¸ch s¹n du lÞch

XD h¹ tÇng KCN, KCX XD khu ®« thÞ

XD v¨n phßng, c¨n hé


(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Có thể thấy, sự tham gia mạnh mẽ của nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ và khách sạn du lịch bao gồm các khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp...Không chỉ chiếm số dự án lớn, 2 lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ và khách sạn du lịch này còn chiếm phần lớn số vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS tương ứng với 13,194,464,449 USD và 12,224,486,316 USD, chiếm 41% và 39% so với

tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS trên toàn lãnh thổ là 31,744,328,638 USD. 10 dự án xây dựng khu đô thị mới với số vốn 4,475,326,672 USD chiếm 14% tổng số vốn đầu tư nói trên, lượng vốn còn lại xây dựng hạ tầng các KCN-KCX chỉ chiếm 6%. Đầu tư vào các dự án tổ hợp văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại và hệ thống BĐS du lịch đã trở thành xu hướng chính của các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam.

Sức hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam thể hiện qua việc khá nhiều hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam được các công ty tư vấn, quỹ đầu tư hoặc các công ty kinh doanh và quản lí BĐS tổ chức trong và ngoài nước. Điểm khác biệt so với trước đây là khách tham dự đa số là các nhà đầu tư chứ không phải là những nhà phát triển BĐS. Điều này có nghĩa là có nhiều nhà đầu tư có vốn sẵn sàng mua lại những dự án BĐS đang khai thác hoặc đầu tư tiền vào các dự án BĐS mới tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu

tư đã tỏ ra linh hoạt, chủ động hơn khi bỏ tiền vào các dự án BĐS Việt Nam. Bên cạnh việc giới thiệu các dự án đầu tư đang có, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Ông Trần Trọng Hiếu, Giám đốc đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị quốc tế (IDJ), đơn vị tổ chức hai hội thảo đầu tư lớn gần đây tại Hà Nội và TPHCM, cũng cho biết hơn 60% cam kết đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài tại hai hội thảo này thuộc lĩnh vực địa ốc [3]. Phần lớn các nhà đầu tư này đến từ châu Á và họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các thị trường BĐS mới nổi của nước ta.

Bảng 1.3: Danh mục các nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường BĐS Việt Nam giai đoạn 1988-2008.

Tên nước chủ

đầu tư

Tổng số dự

án

Tổng vốn đầu tư

Tỷ lệ % so vớI tổng số

vốn đầu tư

Singapore

78

6,518,081,328

20,53%

Bristish Virgin

Islands

67

5,905,341,861

18,6%

Hàn Quốc

80

4,981,190,653

15,69%

Malaysia

22

2,574,986,151

8,11%

Hồng Kông

110

2,527,263,809

7,96%

Hoa Kỳ

17

2,237,208,215

7,05%

Đài Loan

48

1,975,633,813

6,22%

Nhật Bản

37

1,402,913,905

4,42%

Thái Lan

15

447,412,825

1,41%

Pháp

25

437,193,578

1,38%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Các nhà đầu tư đến từ Singapore, British Virgin Island, Hàn Quốc và Malaysia đang thống lĩnh các dự án mới quy mô lớn. Singapore là chủ đầu tư

có số vốn đầu tư lớn nhất có 78 dự án số vốn đầu tư đến từ quốc đảo này lên đến 6,518,081,328 USD chiếm 20,53% tổng vốn đầu tư.

Trong thời gian qua Việt Nam đón nhận nhiều đại gia nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS. Có thể kể ra đây 3 quỹ đầu tư BĐS lớn là quỹ của tập đoàn Indochina Land, tập đoàn Indochina Capital, VinaCapital, cùng các công ty như Development Planning investment Pte.Ltd - Singapore, tập đoàn Keangnam - Hàn Quốc, 2 công ty đầu tư lớn của British Virgin Island là Starbay holding investment Pte.ltd, City Horse Trading international investment LTD và hàng loạt các công ty khác từ Malaysia, Hoa Kỳ ... với số vốn hàng tỷ USD. Họ đã có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 90 và đang tập trung đầu tư vào các dự án BĐS tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong số các địa phương có kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất phải kể đến Hà Nội (với 131 dự án với tổng số vốn FDI vào lĩnh vực BĐS là 7,562,143,451 USD) và thành phố Hồ Chí Minh (vớI 190 dự án với tổng số vốn FDI là 8,851,580,824 USD). Đây cũng là lí do trong chương sau của khoá luận tốt nghiệp tác giả sẽ tập trung vào phân tích cụ thể tình hình đầu tư vào lĩnh vực BĐS của Hà Nội-một trong 2 thành phố thu hút đầu tư lớn nhất năm vừa qua.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HÀ NỘI


2.1 Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước và là trung tâm kinh tế lớn thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội có diện tích tự nhiên là 92,1 nghìn hecta và là một thành phố cổ với hơn 1000 năm lịch sử. Vì vậy trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới khi Việt Nam đã gia nhập WTO, mục tiêu của Hà Nội trong những năm tới là trở thành thủ đô văn minh, hiện đại, có thể sánh vai với các thành phố lớn trong khu vực. Chính quyền Hà nội đã có định hướng tăng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô trong giai đoạn 2001- 2010 nhằm phát huy tối đa các tiềm năng của mình và thu hút các nguồn vốn FDI, ODA để có thể tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố lên từ 1,5 đến 2,5 lần vào năm 2010 [3]. Trong đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng và BĐS đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đổi mới bộ mặt của thành phố. Chính vì vậy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đã trở thành chủ trương lớn của các nhà lãnh đạo Hà Nội. Và thực tế cũng cho thấy trong những năm qua Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí