Số Tiền Thưởng Cho Mỗi Kí Lô Cao Su Xuất Khẩu


thấp cổ bé họng chỉ còn có cách, một là đi chỗ khác khẩn hoang để rồi lại bị cướp đoạt, hai là ở lại làm tá điền nộp tô cho chúng.

Nhiều địa chủ Pháp cướp đoạt tới hàng vạn mẫu đất. Điển hình tên Mezin Cuétan đã cướp đoạt tới 13.000 héc-ta [5; tr.70]. Không riêng gì Nam Kỳ mà ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ bằng nhiều thủ đoạn chính quyền thực dân cùng với bọn địa chủ Pháp đã cướp đoạt hết ruộng đất của nông dân ta và biến họ từ người có ruộng trở thành kẻ trắng tay làm thuê cho bọn địa chủ Pháp.

Khi đã chiếm đoạt được nhiều ruộng đất, địa chủ Pháp cũng bắt chước địa chủ Việt Nam chia nhỏ ruộng đất để cho tá điền thuê và thu tô. Chế độ lĩnh canh ra đời đã làm cho người nông dân Việt Nam bị bóc lột hết sức nặng nề. Chính điều này đã tạo ra những mối quan hệ đặc biệt giữa người chủ đất với các tá điền được quy tụ xung quanh một bản hợp đồng. Con số các gia đình tá điền bị bóc lột ước lượng lên tới 354.000 gia đình, tức gần 57% cư dân nông thôn Việt Nam. Người tá điền phải trả cho chủ đất khoản tiền thuê đất dao động từ 40% đến 50% của thu hoạch gộp trên đất, và nếu kể thêm vào đó cả các khoản dịch vụ thì số tiền đó có thể tăng, phần của người chủ đất hưởng lên tới 70% [15; tr.522]. Như vậy, với phần còn lại, người tá điền không thể đủ nuôi sống gia đình mặc dù quanh năm suốt tháng họ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Không những thế, người nông dân Việt Nam còn khổ vì nạn sưu thuế phải nộp cho chính quyền thực dân đặc biệt là thuế thân.

Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi người dân Việt Nam theo quy định từ 18 đến 60 tuổi phải đóng một số thuế thân trị giá bằng 0$14. Nhưng khi Pháp sang đã bắt nhân dân ta phải đóng 0$50 ở Bắc Kỳ và 0$30 ở Trung Kỳ. Nhưng từ năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer ra luật thuế, đã tăng thuế mỗi suất đinh lên tới 2$50 ở Bắc Kỳ và 2$30 ở Trung Kỳ [115]. Loại thuế này mang tính chất đồng loạt, giàu nghèo đều phải đóng như nhau.

Tóm lại, tất cả các việc cải cách thuế của thực dân Pháp ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều tựu chung lại đó là vì mục đích tăng nguồn thu thuế lên một mức cao nhất. Điều đó đã làm cho nông dân Việt Nam luôn phải khổ sở vì sưu cao thuế


nặng của chính quyền thực dân. Nỗi khổ đó chúng ta có thể thấy rất rõ qua hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

Người nông dân không những chỉ khổ vì thuế mà còn khổ vì chính sách xuất khẩu lúa gạo. Nghị định ngày 26/7/1919, quy định rõ 2/3 số lượng gạo xuất đi phải dành cho tư bản Pháp [103; tr.1587]. Nếu như trước chiến tranh thế giới thứ hai, tư bản Pháp chỉ mới nắm giữ được tới 86% thì đến thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, chúng nắm gần như hầu hết [61; tr.158]. Những người chuyên chở thóc gạo trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài cũng không phải là người Việt Nam mà phần lớn vẫn là tư bản Pháp hoặc Hoa kiều, hay tư bản ngoại quốc. Tư bản Pháp càng ngày càng mua nhiều thóc gạo xuất sang Pháp. Thời kỳ trước 1930, chúng mới mua được từ 10% đến 25% tổng số thóc gạo xuất khẩu của Đông Dương, nhưng từ năm 1931 trở đi chúng đã mua được tới từ 30% đến 65%. Tuy xuất khẩu nhiều nhưng nguồn thu nhập của người nông dân Việt Nam không đáng là bao, thậm chí có lúc còn thiếu đói. Con số thống kê cho thấy, năm 1936 số tiền thu về từ xuất khẩu thóc gạo ở Nam Kỳ đã phân chia theo tỉ lệ sau:

- 26% cho người sản xuất

- 14,4% cho sở thuế ở Việt Nam và Pháp

- 33,6% cho các nhà buôn

- 21% cho chuyên chở

- 5% cho các nhà máy gạo

Tỷ lệ 26% trên dành cho người sản xuất mà chúng ta phải hiểu là người có gạo đem bán để xuất khẩu chứ không phải là người nông dân làm ra lúa gạo. Do vậy tỷ lệ 26% nêu trên không phải là tất cả người nông dân Việt Nam được hưởng mà chỉ là một bộ phận nhỏ mà thôi. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu gạo cũng là ngành chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ nhiều nhất cho Ngân hàng Đông Dương (65% vào năm 1913, 61% vào năm 1928) [20; tr. 465].

- Về cao su

Các chủ đồn điền thường được chính quyền thực dân nâng đỡ trong việc khai thác cao su. Để các chủ đồn điền kinh doanh thuận lợi thực dân Pháp đã lấy


tiền công quỹ ra mở đường sắt từ Bến Đông Sở đi Lộc Ninh xuyên qua các vùng đồn điền cao su lớn để tiện cho việc khai thác và vận chuyển cao su chứ không phải tiện cho việc đi lại của nhân dân ta. Trong khi tiền công quỹ đó được lấy từ tiền thuế của nhân dân ta đóng.

Trong lĩnh vực này, Ngân hàng Đông Dương ngoài việc tài trợ cho các nhà xuất khẩu, ngân hàng còn kiểm soát 3 đồn điền cao su, phối hợp với những quan chức cấp cao trong chính quyền thực dân cũng có nhiều cổ phần trong các công ty cao su, như Toàn quyền Brévié có nhiều cổ phần ở các công ty cao su của Ngân hàng Đông Dương. Vì lợi ích riêng nên họ phải tìm mọi cách để các công ty cao su làm ăn thu được lãi nhiều nhất (mặc dù đó là thời kỳ kinh tế thế giới khó khăn). Chúng đã dùng công quỹ để trợ cấp cho các đồn điền khi gặp khó khăn, làm cho người dân Việt Nam lâm vào cảnh sưu cao thuế nặng, rất cơ cực.

Từ năm 1919 trở đi, các nước như Nam Dương (Inđônêxia), Malaysia tung ra thị trường rất nhiều cao su, làm cho giá cao su sụt hẳn xuống. Năm 1913, giá cao su là 64 francs một kilô, sang tới 1920 còn có 26,5 francs một kilô. Ngày 14/9/1919, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định chuẩn cấp những khoản ứng trước bằng tiền, với danh nghĩa cho vay. Các khoản tiền ứng trước được thực hiện, như là tiền thưởng cho việc xuất khẩu cao su, có thể được trả cho các nhà vườn [98; tr.1961]. Nhờ đó các chủ đồn điền cao su không những tiếp tục đứng vững mà còn phát triển thêm nhiều đồn điền. Riêng năm 1921, chính quyền thực dân đã trợ cấp cho đồn điền là 1.700.000$ [65; tr.168]. Để nâng giá cao su, năm 1922, thực dân Anh đưa ra chương trình Stevenson áp dụng cho các nước sản xuất cao su như: Hà Lan (ở Nam Dương), Anh (ở Malaysia), Pháp (ở Đông Dương)… Theo qui ước này, các nước cần hạn chế việc xuất khẩu cao su, điều này đồng nghĩa phải hạn chế việc sản xuất và phát triển cao su để điều tiết nguồn cung ra thị trường. Trong khi đó, tư bản Pháp được hưởng lợi vì giai đoạn này đầu tư vào cao su chưa được nhiều. Thống kê dưới đây cho thấy rõ, giai đoạn 1919-1923 trong khi toàn thế giới xuất khẩu được 1.859.000 tấn cao su thì tư bản Pháp ở Đông Dương mới xuất khẩu được có 20.000 tấn, còn kém xa cao su xuất khẩu trong cùng thời kỳ của đế quốc


Anh ở Malaysia (920.000 tấn), ở Tích-lan là 209.000 tấn, của đế quốc Hà Lan ở Nam Dương là 475.000 tấn,… [5; tr.90]. Chính vì lẽ đó nên tư bản Pháp vẫn được phép tiếp tục phát triển cao su tới mức thoả mãn được nhu cầu của công nghiệp Pháp như chương trình Stevenson đã quy định.

Chương trình Stevenson ra đời, giá cao su đi lên. Tư bản Pháp thi nhau bỏ vốn vào kinh doanh cao su. Tư bản Bỉ cũng chung vốn với tư bản Pháp để lập ra “Công ty Đất đỏ” phối hợp với Công ty Michenlin đã khai thác những đồn điền lớn hàng vạn hécta.

Từ năm 1922 trở đi là thời kỳ tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào ngành cao su. Năm 1926, Đông Dương xuất hơn 8,5 ngàn tấn cao su [79; tr.145]. Nhưng các nước tư bản chỉ đồng ý với nhau được ít lâu lại phá lệ hạn chế xuất khẩu cao su. Do đó, từ năm 1926 trở đi, cao su lại bắt đầu tràn ngập trên thị trường thế giới, cho tới năm 1928 thì chương trình Stevenson bị phá sản. Giá cao su hạ thấp. Bảng thống kê dưới đây cho thấy sự sụt dốc giá cao su rất thảm hại kể từ năm 1932 về sau.

Bảng 4.4. Thống kê giá cao su qua các năm


Năm

Giá cao su

1928

1930

1931

1932

1933

20francs/kg 5francs/kg 4francs/kg 2francs5/kg

2francs/kg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 16

Nguồn: Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, tr.9.

Bảng thống kê cho thấy chỉ trong vòng 5 năm giá cao su đã giảm 10 lần từ 20francs/kg năm 1928 đến năm 1933 chỉ còn 2francs/kg. Do giá cao su hạ thấp nên các chủ đồn điền mất nhiều lãi. Đứng trước tình hình nguy ngập của các chủ đồn điền cao su, mà đứng đằng sau là các trùm tư bản tài chính thống trị toàn bộ đời sống kinh tế ở Đông Dương, nên chính quyền thực dân lại áp dụng chiêu cũ, trích công quỹ cho vay tới hơn 9 triệu bạc trong 5 năm từ 1930 đến 1934 [140; tr.196]. Ngoài ra, chính quyền thực dân còn giảm rất nhiều thuế, lấy tiền công quỹ ra


thưởng các chủ đồn điền có cao su xuất khẩu dưới danh nghĩa trợ giá bù chênh lệch giữa giá thành và giá bán như bảng sau.

Bảng 4.5. Số tiền thưởng cho mỗi kí lô cao su xuất khẩu

Đơn vị tính: đồng franc

Năm

Số tiền thưởng

1931

1932

1933

1934

2

3

1

0,6

Nguồn: Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, tr.91.

Ngoài ra, để có thêm nguồn tiền thưởng cho các chủ đồn điền cao su ở Việt Nam, từ năm 1931, Chính phủ Pháp đã đặt thêm sắc thuế phụ thu đánh vào cao su ngoại quốc nhập khẩu vào Pháp. Hưởng lợi từ nguồn đầu tư này, Ngân hàng Đông Dương mua thêm nhiều đồn điền. Năm 1933, Ngân hàng Đông Dương thôn tính đồn điền cao su Xa-se (De la Sachère) với giá có 100.000 đồng Đông Dương, trong khi đó giá trị thật của đồn điền đó lên tới những hai triệu bạc, nghĩa là bằng những chiêu thức kinh doanh ngân hàng đã dễ dàng thu lợi về cho mình 1,9 triệu [5; tr.43].

Với những thủ đoạn nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, các chủ đồn điền cao su luôn đứng vững qua các giai đoạn khủng hoảng bất chấp giá cao su sụt giảm đến mức nào. Theo Bernard thì năm 1931, giá trị cao su là 2,5 triệu bạc trong khi đó, tổng giá trị sản xuất ở Việt Nam là 651 triệu [52; tr.15], chiếm chỉ khoảng 4 phần nghìn tổng giá trị sản xuất, điều đó có nghĩa vị trí cao su còn đứng rất xa sau gạo là mặt hàng sản xuất chính ở Việt Nam. Nhưng ngược lại các chủ đồn điền cao su thì thu được những món lãi khổng lồ do được hỗ trợ của thực dân Pháp, trong khi đó người lao động bị bóc lột cùng cực và “bủng beo” từng ngày. Con số sau đây minh chứng điều đó: Năm 1939, riêng 19 công ty cao su đã thu được 309 triệu francs lãi trong khi đó thì tổng số tiền chúng trả cho công nhân chỉ có 40 triệu francs [15; tr.511].

Người công nhân cao su phải làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, dậy từ tờ mờ sáng và đi nghỉ thì trời đã khuất núi. Thêm vào đó điều kiện


lao động thấp kém không đảm bảo dưỡng chất làm việc trong rừng sâu, nước độc nên không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vùi thây làm phân bón cho những gốc cao su xanh tươi của bọn tư bản Pháp. Có thể nói, cao su là nước mắt của cây nhưng cũng là máu và nước mắt của những người dân phu ngày xưa.

* Trong lĩnh vực công nghiệp

Ngay khi vừa chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã nhanh chóng thực hiện đúng chính sách là biến Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu công nghiệp cho nền đại công nghiệp ở chính quốc.

Để tạo thuận lợi cho việc khai thác, năm 1884, Pháp đã lập một Ủy ban để chuẩn bị cho kế hoạch khai mỏ và đưa ra điều kiện để được khai mỏ hết sức dễ dàng cho những ai muốn kinh doanh mỏ. Theo nguồn tài liệu còn lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, phông Công ty than Bắc Kỳ, hồ sơ số 560 quy định chung về khai thác mỏ ở Đông Dương, đó là ai có giấy phép thì có thể được đặc quyền đi dò tìm khoáng sản trong một khu hình vuông mỗi cạnh dài 3km bất kỳ nơi nào cũng được. Giấy phép đó sẽ có giá trị trong vòng 3 năm và nếu người tìm mỏ (thực chất là tư bản Pháp, vì người Việt Nam lúc này chưa có ai kinh doanh mỏ, sau này tuy cũng có người kinh doanh nhưng chỉ là số rất nhỏ) đã đóng một khoản thuế thì có thể trở thành chủ mỏ ngay. Nhờ sự dễ dãi đó mà số khu vuông khai thác mỏ ở Việt Nam ngày càng tăng.

Hoạt động khai thác mỏ càng được đẩy mạnh trong hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là trong chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, để cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, đồng thời cần tìm những nguyên liệu không nhập cảng được như nhung đá (amiante), thạch cao (gypse), hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam đã tăng trở lại. Từ năm 1944 trở đi, khi cuộc chiến mỗi ngày chuyển biến theo chiều hướng không có lợi cho Pháp thì hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp mới giảm dần.

Có thể nói, tư bản Pháp đã bỏ vốn đầu tư khai thác nhiều loại mỏ ở Việt Nam. Mục đích cuối cùng của chúng là đều muốn thu được lợi nhuận cao nhất. Và trong quá trình kinh doanh ngoài lợi thế về vốn mà tư bản Pháp dựa vào Ngân hàng Đông Dương, chúng còn được chính quyền thực dân tạo những điều kiện thuận lợi


cho chúng hưởng nhiều đặc quyền trong kinh doanh. Ví dụ: Năm 1893, chính quyền thực dân giảm nhẹ cho các chủ mỏ người Pháp rất nhiều thuế như thuế xuất khẩu, thuế đất. Điều đáng chú ý ở đây là tư bản Pháp thu lợi rất lớn nhưng chỉ bỏ ra rất ít vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc. Trong hầm mỏ, các công việc đào than, xúc, chuyển than… đều sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu. Tính chung trong tất cả các ngành cho đến 1929, số công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 0,43% trong tổng số công nhân [16; tr.235]. Về điều kiện sống và lao động của công nhân hầm mỏ nói chung rất khổ cực, họ thường xuyên phải làm việc 10 tiếng một ngày, thậm chí 16 tiếng một ngày nhưng với đồng lương rẻ mạt. Họ còn thường xuyên bị đốc công, cai… áp bức, đánh đập tàn nhẫn và căn bệnh sốt rét đã cướp đi sinh mệnh của họ rất nhiều. Chính sự áp bức bóc lột đó đã làm cho giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh. Đặc biệt, từ năm 1930, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã chính thức giành ngọn cờ lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Điểm qua chính sách công nghiệp của Pháp đã cho ta thấy rõ âm mưu của Pháp là muốn biến nền kinh tế Việt Nam phải ngày càng què quặt, lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. Có như vậy chúng mới thu được lãi nhiều, và mới thực hiện được ý đồ biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Chủ trương nhất quán của thực dân Pháp là không đầu tư phát triển các nước thuộc địa, mà chỉ muốn vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt để dễ bề cai trị. Hậu quả là tài nguyên khoáng sản của nước ta bị khai thác cạn kiệt. Chính vì lẽ đó ngày nay chúng ta dễ nhận ra rằng các nước thuộc địa của Pháp lúc nào cũng nghèo và lạc hậu nhiều hơn so với các nước là thuộc địa của đế quốc Anh.

Ngoài ra, chúng ta cũng dễ thấy rằng Ngân hàng Đông Dương đã vươn vòi bạch tuộc trong lĩnh vực công nghiệp. Ngành nào có lời thì lập tức có bóng dáng của ông trùm “Ngân hàng Đông Dương” thông qua việc mua cổ phần, đầu tư vốn cho các nhà máy của Pháp tại Việt Nam hoặc trực tiếp thành lập công ty để hoạt động. Những lĩnh vực mà Ngân hàng Đông Dương bỏ vốn kinh doanh đều mang về nguồn lợi nhuận kếch sù. Bởi lẽ đứng đằng sau Ngân hàng Đông Dương đã có bộ máy chính quyền thực dân ủng hộ, làm chỗ dựa vững chắc trong các hoạt động


kinh doanh. Vì thế mà Ngân hàng Đông Dương ngày càng thao túng, tác động mạnh vào chính sách công nghiệp tại Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.

Để minh chứng cho nhận định trên, Jacques Marseille giáo sư kinh tế học tại đại học Sorbonne, Paris, đã ghi về bách phân tiền lãi của công ty khai thác than đá tại Bắc Kỳ đã đạt được số tiền lời rõ ràng trên số tiền vốn đã đóng đủ, là 62,8% vào năm 1906, 84,6% cho năm 1913. Số tiền lãi của Công ty cất rượu Đông Dương đã đạt được 20,5% cho năm 1909 và 50,8% cho năm 1918, trong lúc đó công ty xe điện Pháp đã đạt được, cũng trong thời gian đó tương ứng chỉ 32,4% và 47,6%. Nếu ta đem so sánh về các số tiền lãi đã được chia cho các cổ phần của các công ty này so sánh với các công ty Pháp đầu tư vào đế quốc Nga và đế quốc Thổ Nhỉ Kỳ, thì việc đầu tư vào Đông Dương đã được xếp vào hạng nhất. Trong lúc công ty khai thác than đá tại Bắc Kỳ đã trả thù lao đến 30% và 35% cho số tiền vốn đã đóng vào; các mỏ ở Balia - Karaidin là trong số các công ty nặc danh với số tiền vốn của Pháp tại Thổ Nhỉ Kỳ chỉ trả thù lao cho các số tiền vốn, là 13% cho các năm 1893 đến 1914 [20; tr.473-474]. Điều này chứng tỏ việc đầu tư vào Đông Dương và nhất là Việt Nam luôn đem lại nguồn lợi cho tư bản Pháp đặc biệt là Ngân hàng Đông Dương.

Theo tài liệu nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Giàu thì “ở các nước tư bản chủ nghĩa, nếu hàng năm lời từ 10% đến 15% vốn thì đã cao lắm rồi; ở đây, ở thuộc địa, như thế là chúng lời trên 50% vốn mỗi năm, đó là chưa kể chúng đã để một phần lời vào vốn để vốn ấy tăng lên mãi và càng sinh nhiều lời hơn nữa ” [5; tr.59].

Một điều đáng chú ý nữa là phần lớn số lãi của tư bản Pháp kiếm được ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng hàng năm đều được gửi về Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương và chỉ có một phần nhỏ là dùng để mở rộng thêm cơ sở kinh doanh ở Đông Dương. Như vậy, tư bản Pháp đã cố tình duy trì một nền kinh tế thuộc địa lạc hậu không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở cả Lào,

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí