Tác Động Của Ngân Hàng Đông Dương Đến Nền Kinh Tế Việt Nam


đó có Việt Nam. Nói về lịch sử xây dựng tuyến đường sắt chúng ta có thể chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1898 và thời kỳ sau 1898.

- Thời kỳ trước năm 1898

Các tuyến đường được xây dựng thời kỳ này gồm:

- Tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho: việc xây dựng đường này được đặt ra khoảng năm 1880 và được đưa vào sử dụng ngày 20/7/1885. Tuyến đường này đi qua vùng dân cư đông đúc của Nam Kỳ. Nó nối hai thành phố quan trọng là Sài Gòn và Mỹ Tho và chạy qua Chợ Lớn. Chính vì lẽ đó nên tuyến đường này chủ yếu dùng để chở khách.

- Tuyến Hà Nội đi Đồng Đăng và Na Chàm hay là đường đi Quảng Tây: Tuyến đường này được xây dựng nhằm mục đích quân sự để bình định các vùng núi phía bắc và đông bắc Bắc Kỳ dọc biên giới Quảng Tây. Công trình này được gọi thầu ở Paris ngày 13/9/1889 và năm sau thì khởi công xây dựng. Ngân sách đầu tư xây dựng tuyến đường này đầu tiên là do ngân sách mẫu quốc tài trợ nhưng sau đó thì đưa vào kế hoạch khai thác của Đông Dương và phát hành một đợt công trái gọi vốn để tiếp tục xây dựng tuyến đường này. Theo đó, điều 4 của đạo luật ký ngày 19/2/1896 cho phép Chính phủ Bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ được vay 80 triệu francs với lãi suất 2,5% và hạn trả 60 năm [50]. Ngân hàng Đông Dương được giao một nhiệm vụ quan trọng là phát hành cho vay 80 triệu francs này và được Chính phủ Pháp bảo đảm. Đồng thời pháp luật cũng cho phép Chính phủ Bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ sử dụng 6 triệu francs của khoản vay 80 triệu cho việc xây dựng đường ô tô ở các vùng lãnh thổ trong khu vực quân sự (1,5 triệu francs), các công trình thủy lợi và những công việc hữu ích khác trong nông nghiệp (2,5 triệu francs), cải thiện cảng Hòn Gai (1 triệu francs), xây dựng đường giao thông và các tòa nhà để tạo ra các khu nghỉ mát (1 triệu francs) [101; tr.126]. Nhờ nguồn vốn đó các tuyến đường được mở rộng và đoạn cuối cùng từ Đồng Đăng đến Na Chàm được đưa vào khai thác ngày 15/11/1921.

- Thời kỳ sau 1898


Kế hoạch này do Toàn quyền Paul Doumer đề xuất và ông đặc biệt chú ý đến việc phát triển tuyến đường sắt. Chính vì thế, từ năm 1898 một chương trình đã được thiết lập gọi là chương trình Doumer. Kế hoạch này nhằm xây dựng hai trục đường lớn. Một đường chạy dọc bờ biển nối liền các xứ của Đông Dương còn gọi là đường xe lửa xuyên Đông Dương (Transindochinnois) nối Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Phnôm Pênh (Campuchia). Một đường xe lửa nối với Vân Nam (Trung Quốc), nhằm vận chuyển hàng hóa của tỉnh này ra vịnh Bắc bộ. Đặc biệt tuyến đường sắt này nối với cảng Hải Phòng là hải cảng lớn của miền Bắc Việt Nam với thủ phủ Vân Nam của Trung Quốc. Tuyến này được công ước Pháp Hoa ký ngày 10/4/1898 cho phép Pháp xây dựng [27; tr.154]. Tuy nhiên để thực hiện chương trình này thì cần phải có nguồn kinh phí rất lớn trong khi đó xứ Đông Dương không đủ tài chính để tự cáng đáng nên công trình chỉ có thể thực hiện khi tiến hành phát hành công trái tại Pháp.

Chính vì lẽ đó mà đích thân Toàn quyền Paul Doumer đã bảo vệ kế hoạch này trước Hạ nghị viện Pháp và được chuẩn y bằng đạo luật ký ngày 25/12/1898. Theo đạo luật này, Tổng thống Cộng hòa Pháp: Chấp thuận cho vay 200 triệu francs, được trả trong 75 năm, để xây dựng các đường sắt ở Đông Dương với lãi suất 3,5% [102; tr.125-126]. Điều 2 ghi rõ ngân khoản này được dùng để làm các tuyến đường: Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Nam Định - Vinh; Tourane (Đà Nẵng) - Huế - Quảng trị; Sài Gòn - Khánh Hòa - Lang Bian (Lâm Viên); Mỹ Tho - Cần Thơ với tổng chiều dài ước tính là 1.627 km. Vật tư dùng xây dựng đường sắt xuất xứ từ Pháp và chuyên chở bằng tàu Pháp.

Đạo luật này cũng cho phép Chính phủ Pháp có thể nhượng lại tuyến đường Lào Cai - Vân Nam cho công ty tư nhân và giải quyết cho công ty này đảm bảo có lợi tức giới hạn là 3 triệu francs/năm trong thời hạn 75 năm (điều 3). Việc giải quyết lợi tức này được Chính phủ Pháp bảo lãnh (Xem Phụ lục: F. CÁC NGHỊ ĐỊNH, ĐƠN XIN VAY, TRẢ TIỀN - 13. Đạo luật ngày 25/12/1898 của Tổng thống Cộng hòa Pháp chấp nhận cho vay 200.000.000 francs để xây dựng các đường sắt ở Đông Dương).


Theo các nguyên tắc trên, khế ước nhượng quyền đã được ký ngày 15/6/1901 với một tập đoàn tư bản tài chính bao gồm Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Chiết khấu Quốc gia Paris, Tổng công ty Phát triển Thương mại và Kỹ nghệ Pháp quốc, Tổng công ty Ngân hàng Kỹ nghệ và thương mại. Nhóm tập đoàn tư bản này đứng ra thành lập công ty hỏa xa Pháp ở Đông Dương và Vân Nam gọi tắt là công ty hỏa xa Vân Nam (Compagnie Française des Chemins de Fer de l’Indochine et du Yunnan) vào năm 1901 với số vốn ban đầu là 12.500.000 francs [32; tr.272].

Ngoài ra, Đạo luật ngày 2/3/1919 của Nhà nước Pháp về những điều kiện về thiết lập các đường sắt từ các xứ thuộc địa ghi rõ ở điều 3 là: Vật liệu dùng trong việc thiết lập và khai thác đường sắt phải có nguồn gốc từ Pháp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thuộc địa, tùy trường hợp đặc biệt có thể cho phép mua vật liệu nước ngoài [101; tr.1047].

Cũng theo khế ước này Chính phủ Đông Dương phải xây dựng và trang bị xong đoạn Hải Phòng - Lào Cai và giao cho công ty hỏa xa Vân Nam quyền khai thác tuyến đường này. Như vậy, theo thỏa thuận thì Công ty hỏa xa Vân Nam sẽ được quyền khai thác tuyến đường Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam với tổng chiều dài là 848 km.

Toàn quyền Paul Doumer rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhưng việc thực hiện nó đã diễn ra hết sức chậm chạp, đến năm 1936 thì con đường sắt xuyên Đông Dương vẫn chưa thông suốt, chỉ mới nối được một mạch từ Na Sầm tới Mỹ Tho. Còn tuyến từ Sài Gòn tới Phnôm Pênh chỉ còn hơn hai trăm cây số nữa là hoàn thành nhưng thực dân Pháp đành bỏ cuộc vì không huy động được vốn, cũng như dự đoán khai thác không có hiệu quả (Xem Phụ lục Bản đồ 1: Tuyến đường sắt Đông Dương).

Tiểu kết chương 3

Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương đã đóng một vai trò quan trọng trong chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Thông qua Ngân hàng Đông Dương, chính quyền thực dân đã thò bàn tay xuống nắm lấy chính quyền cơ sở ở


làng xã. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đông Dương dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân đã thu được những món lợi khổng lồ và được đảm bảo chắc chắn không bị thiệt hại trong quá trình kinh doanh. Đó là lý do vì sao chính quyền và ngân hàng luôn có sự gắn bó mật thiết.

Ngân hàng Đông Dương đã nắm toàn bộ “mạch máu” của nền kinh tế Đông Dương và điều này cho thấy sự khôn khéo của người Pháp trong việc nhanh chóng thiết lập ngân hàng tại các xứ thuộc địa.

Ngân hàng Đông Dương không chỉ là một ngân hàng mà đã phát triển, trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành có mặt ở mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Sở dĩ nó có thể làm được điều này vì đằng sau nó là sự ủng hộ, bao bọc và che chở của chính quyền thực dân ở Đông Dương. Chính quyền cũng thực chất là cổ đông sáng lập ra ngân hàng, với danh nghĩa là để kiểm soát ngân hàng nhưng kỳ thực là để bảo đảm cho Ngân hàng Đông Dương có thế lực để hoạt động và chi phối các vấn đề kinh tế Đông Dương. Như vậy, Ngân hàng Đông Dương đã có đầy đủ mọi quyền lực: từ “tài quyền” đến “chính quyền” và cả “thần quyền”. Chính điều này làm cho Ngân hàng Đông Dương có thể tổ chức và thực hiện những kế hoạch bóc lột nhân dân ta ở mức cao nhất.

Xét về mặt kinh tế - xã hội, hoạt động của Ngân hàng Đông Dương thông qua các tổ chức tín dụng cho vay, cầm cố, thanh toán quốc tế lúc bấy giờ không mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam và các nước Đông Dương. Tuy nhiên qua mô hình hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc thiết lập và điều hành hệ thống Ngân hàng Việt Nam đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Thương mại sau khi nước nhà giành được độc lập và cho mãi đến tận ngày nay.


CHƯƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM


Ngân hàng Đông Dương được thành lập với chức năng phát hành tiền đồng thời cũng là cơ quan để người ta đổi tiền, chuyển tiền hay gửi tiền lấy lãi. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Ngân hàng Đông Dương cũng là cơ quan bỏ tiền ra cho vay và kinh doanh trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngân hàng Đông Dương còn có cổ phần trong nhiều công ty và nó cũng là cơ quan đầu não chi phối nhiều hoạt động tại đó. Ngoài ra, Ngân hàng Đông Dương còn là cơ quan điều tiết tài chính cho tất cả mọi hoạt động của thực dân Pháp tại Đông Dương. Hay nói cách khác thông qua các hoạt động của mình, Ngân hàng Đông Dương đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống của người dân Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.

4.1. Tác động của Ngân hàng Đông Dương đến nền kinh tế Việt Nam

4.1.1. Tác động tiêu cực

4.1.1.1. Chính sách phát hành tiền

Mục đích ra đời của Ngân hàng Đông Dương là để quản lý, điều tiết và nắm độc quyền việc kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Được Chính phủ giao cho đặc quyền phát hành tiền, Ngân hàng Đông Dương đã chú ý rất nhiều đến việc khai thác công cụ này một cách có hiệu quả nhất để kiếm lời. Việc phát hành tiền tệ được coi là một “doanh vụ đáng kể vì đã đạt được nguồn lợi lớn”. Ngân hàng có thể dễ dàng kiếm cho mình những số tiến rất lớn “Thật vậy, chỉ cần đặt vào két bao nhiêu lần 100 đồng bằng kim loại bạc là được phát hành tùy theo ý muốn bấy nhiêu lần 300 đồng bạc bằng tiền giấy” [78]. Ngân hàng chỉ tốn kém rất ít nhưng nguồn lợi từ việc phát hành đem đến là hết sức to lớn. Không những thế nó còn bảo vệ ngân hàng tránh các sự rắc rối về hối đoái.

Đặc quyền phát hành tiền đã đem lại một nguồn lợi lớn cho Ngân hàng Đông Dương. Tại Sài Gòn, từ năm 1880 đến năm 1885, 72% lợi nhuận của ngân hàng


đến từ việc phát hành. Riêng số tiền ký thác ngân hàng không phải trả tiền lời cho Hội Truyền giáo và các nghiệp đoàn đã cho Ngân hàng Đông Dương nguồn lợi toàn bộ lên đến 58% và đem về trung bình 48% cho các cơ sở mà Ngân hàng Đông Dương đã đầu tư trong 10 năm đầu thành lập [20; tr.73]. Chính vì thế, giấy bạc Đông Dương được phát hành và cho lưu hành ngày càng nhiều.

Nếu tính từ khi Pháp xâm lược đến năm 1913, giấy bạc lưu hành có mức độ nhưng từ 1914 trở đi thì tăng liên tục. Theo những chỉ dẫn lấy từ các niên giám thống kê của Đông Dương [47], năm 1913 giấy bạc lưu hành chỉ có 32 triệu, đến năm 1939 con số đó lên đến 216 triệu (tính theo đồng franc - vàng năm 1913, các con số đó tương ứng với 80 và 184 triệu). Sự tăng tiến trong lưu hành giấy bạc lên đến 130% trong vòng 26 năm, tức 5% mỗi năm [149; tr.167]. Đó là chưa tính đến việc Pháp cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền vô tội vạ để bù chiến phí giai đoạn từ 1940 đến 1945, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1. Tình hình lưu hành giấy bạc Đông Dương

Đơn vị: triệu $


Năm

Số giấy bạc lưu hành

Năm

Số giấy bạc lưu hành

1913

32

1930

120

1914

29

1931

102

1915

31

1932

93

1916

33

1933

91

1917

35

1934

95

1918

40

1935

88

1919

50

1936

113

1920

75

1937

151

1921

92

1938

174

1922

84

1939

216

1923

98

1940

280

1924

93

1941

347

1925

109

1942

494

1926

124

1943

740

1927

130

1944

1.344

1928

142

1945

2631

1929

146

1946

3190

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 14

Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1998), "Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954", Tạp chí Xưa và Nay số 55B/1998, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, tr.6.


Qua bảng trên cho chúng ta thấy khi chiến tranh thế giới thứ nhất và khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra thì lượng tiền ngân hàng cho lưu hành luôn giảm cụ thể: năm 1913 lượng tiền lưu hành là 32 triệu đồng thì đến 1914 chiến tranh nổ ra số lượng tiền lưu hành giảm xuống chỉ còn 29 triệu đồng, tương tự như vậy khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, số lượng tiền lưu hành giảm dần năm 1929 là 146 triệu đồng thì sang năm 1930 chỉ còn 120 triệu đồng, và đến năm 1933 thì số tiền lưu hành giảm mạnh chỉ còn 91 triệu đồng (vì bắt đầu từ năm 1930 khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến các thuộc địa của Pháp trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy có những mốc thời gian mà số lượng tiền lưu hành tăng mạnh cụ thể năm 1919 số lượng tiền cho lưu hành là 50 triệu đồng thì đến năm 1920 tăng lên 75 triệu đồng. Có lẽ đây là năm Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Và cũng trong năm này Chính phủ Pháp ban hành Quy ước ngày 20/1/1920 biến Ngân hàng Đông Dương thành sở phát hành giấy bạc của Phủ Toàn quyền (và đây mới là nguyên nhân chính của hiện tượng đó). Do Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành một lượng giấy bạc quá lớn dẫn đến lạm phát nghiêm trọng trong những năm 1919-1920 và hậu quả tất yếu là một cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra. Mặc dù Sắc lệnh ngày 16/5/1900, điều 3 quy định, chỉ cho phép tổng mức giấy bạc ngân hàng phát hành không vượt quá 3 lần so với tổng số kim khí quý (vàng) và ngoại tệ tồn quỹ [99; tr.6087] và [100; tr.1998], nhưng năm 1920, tỉ lệ đó đã lên đến 12,6 lần. Trước tình hình mất giá của đồng bạc, nhân dân ta đã đổ xô đến ngân hàng đòi đổi tiền lấy kim loại quý. Tình hình đó làm cho Ngân hàng Đông Dương có nguy cơ bị phá sản. Tuy nhiên, để bảo vệ ngân hàng, ngày 27/3/1920 Toàn quyền Đông Dương Long (Maurice Long) ra Nghị định tuyên bố thi hành “chế độ lưu hành cưỡng bức” (cours forcé) tờ giấy bạc Đông Dương [116]. Văn bản quy định giá cưỡng bức thống nhất trên toàn Đông Dương kể từ ngày 28/3/1920 là 1 đồng Đông Dương đổi được 15 francs (thực tế thì thấp hơn nhiều cụ thể: tháng 6/1920, 1 đồng Đông Dương chỉ đổi được 8 francs) Ngân hàng Đông Dương được phép lưu hành thêm 25 triệu đồng ngoài khối lượng tiền đã


phát hành. Đồng thời còn miễn cho ngân hàng từ nay không phải chuyển trả bằng kim khí cho những người mang giấy bạc đến đổi mặc dù trên tờ giấy bạc vẫn còn ghi câu: “Payables en espèces a vue au porteur” (trả bằng vàng cho người cầm giấy bạc này). Như vậy, với văn bản pháp lý này, chính quyền thực dân đã giúp ngân hàng không chỉ thoát khỏi nguy cơ bị phá sản mà còn bảo vệ được tồn quỹ kim loại quý và ngoại tệ, mọi gánh nợ của Ngân hàng Đông Dương đều được trút lên đầu nhân dân Việt Nam. Việc làm này cho thấy bộ máy chính quyền thực dân chỉ để phục vụ cho lợi ích của tập đoàn tư bản tài chính mà tiêu biểu là Ngân hàng Đông Dương. Chế độ “lưu hành cưỡng bức” đồng bạc Đông Dương kéo dài đến ngày 31/12/1921 mới được bãi bỏ.

Đến thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai thì số tiền lưu hành một lần nữa lại tăng, mà còn tăng rất mạnh, đặc biệt là trong các năm 1944, 1945 và đỉnh điểm là năm 1946 là 3.190 triệu đồng (mặc dù lúc này Cách mạng Tháng Tám đã thành công và ta đã giành được chính quyền) và điều này đã làm cho đồng bạc không ổn định. Nguyên nhân là từ tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương để bù đắp vào khoản tiền khổng lồ mà Nhật không chịu thanh toán cho số hàng hóa Đông Dương xuất siêu sang Nhật (từ năm 1941 đến tháng 4/1945 tổng giá trị khoảng trên 300 triệu đồng). Cộng thêm Hiệp ước Minati - Lavan (ngày 30/12/1942) buộc Pháp phải cung ứng cho bộ máy chiếm đóng của quân đội Nhật ở Đông Dương (khoảng 730 triệu đồng). Giải pháp đơn giản nhất để bù đắp lượng tiền thiếu hụt trên, François Block Lainé ra quyết định cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền mệnh giá lớn bất chấp lạm phát sẽ xảy ra. Giai đoạn này tờ 100$, 500$ được in rất nhiều (đây là tiền hữu danh vô thực). Chính vì thế, số lượng giấy bạc được in và lưu hành tại Đông Dương vào năm 1945 đã tăng lên gấp 10 lần so với số lượng của năm 1940, và đã tạo ra một cuộc lạm phát “phi mã” [20; tr.643].

Theo C.Mác việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: “việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự” [19; tr.242].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023