Chính Sách Xuất Khẩu Lúa Gạo Và Độc Quyền Nấu Rượu


có một lối kinh doanh nào lại có ưu thế và đơn giản đến như vậy và tất nhiên ngân sách địa phương cũng được hưởng 2% từ nguồn lợi nhuận thu được ở hoạt động cho vay này.

Ở một góc độ khác, địa chủ Nam Kỳ đã lợi dụng nguồn vốn của các SICAM cho vay để làm giàu, bằng cách vay của SICAM và cho vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất: từ lãi suất cho vay chính thức 10% hay 12% nhưng đến khi cho vay lại, lãi suất đã tăng lên 24% đến 30% [24; tr.551]. Kết hợp với quyền lực ở địa phương, địa chủ Nam Kỳ có thể hoặc thu được rất nhiều lãi, hoặc có thêm ruộng đất tước đoạt từ người đi vay lại. Điều này đã được Toàn quyền Đông Dương xác nhận:

“Thực tế là gần như không sao có thể làm cho những khoản vay đến được với người nông dân nhỏ bé, những tá điền, những người nhà quê mà lại không phải thông qua sự trung gian của các địa chủ lớn và trung bình. Những kẻ này chỉ cho vay trực tiếp hoặc bảo lãnh cho những khoản vay với tỷ lệ nặng lãi, đến nỗi người nông dân nghèo không được hưởng một chút thuận lợi nào mà tín dụng nông nghiệp đem lại. Các chủ sở hữu lớn và trung bình luôn giữ một thói quen tệ hại là đòi tới gấp hai lần số cho vay, bằng hiện vật hay bằng tiền, trong thời hạn 6 hay 8 tháng đối với những người nông dân nghèo khó, những chủ sở hữu nhỏ… Họ đã can thiệp như những lăng kính làm biến dạng, bất lương giữa chính quyền với quần chúng nông thôn… Sự biểu hiện của lòng căm giận, mối hiềm thù đang được tạo ra từ sự vô ý thức và vô nhân đạo của những lãnh chúa này” [52; tr.75-76].

Nhận thấy việc cho vay ở Nam Kỳ phát triển, Ngân hàng Đông Dương còn cấu kết với chính quyền thuộc địa thành lập Ngân hàng Nông phố (CPA) ở các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ theo Nghị định ngày 4/9/1926. Khác với các tổ chức SICAM Ngân hàng Đông Dương sẽ bảo đảm việc ứng vốn cho các CPA (các hội viên không phải góp vốn vì các chủ ruộng ngoài Bắc nói chung không giàu có bằng các chủ ruộng ở Nam Kỳ). Vì thế, Ngân hàng Đông Dương đã giao cho chính quyền thực dân cử những công chức đến quản trị, mỗi Ngân hàng Nông phố sẽ có một


công chức đứng đầu. Theo Nghị định ngày 21/7/1927, mức lãi suất được áp dụng cho tất cả các CPA là 12% (trong khi Nam Kỳ chỉ 10%). Với cách tổ chức đó thì nông dân ở Bắc và Trung Kỳ phải gánh thêm 2% tiền lãi để nuôi bọn công chức Pháp. Và trong thực tế hoạt động các CPA cũng không mang lại lợi ích gì cho người nông dân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngược lại nó đã đem lại nguồn lợi lớn cho các giám đốc của những ngân hàng đó vì chúng đã nhân cơ hội các chủ ruộng cần vay tiền để nhũng nhiễu đòi họ phải lễ lộc, quà cáp nhiều thì mới cho vay. Ngoài ra giám đốc các hợp tác xã nông nghiệp cũng thu về cho mình một nguồn lợi không nhỏ từ hoạt động cho vay này.

Từ năm 1930 trở đi, do khủng hoảng kinh tế nên Ngân hàng Đông Dương đành phải bắt các SICAM, CPA giảm nhẹ lãi suất đồng thời cũng đưa ra tỷ lệ phân chia để không bị thiệt hại gì trong việc hạ lãi suất. Như vậy, cho dù tình hình có biến động nhưng quyền lợi của Ngân hàng Đông Dương vẫn được đảm bảo. Khi nợ đọng tại các SICAM, CPA ngày càng tăng, chính quyền thuộc địa đã đứng ra giải quyết nhằm đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng Đông Dương bằng cách chủ trương cho thu hồi công nợ bằng các biện pháp cưỡng chế. Nhờ biện pháp này mà nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo thu đủ trong khi đó một số các địa chủ thì lâm vào tình trạng phá sản, đồng thời trong nội bộ giai cấp địa chủ ở Việt Nam lúc bấy giờ cũng có sự thôn tính lẫn nhau. Khi khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến Việt Nam, họ bán thóc không đủ trả nợ nên đành phải bán ruộng để trả nợ. Nhưng giá ruộng cũng hạ theo giá thóc nên ruộng bán không được giá. Do đó cả cơ nghiệp của họ đã bị bọn đại địa chủ Pháp thôn tính hết.

Như vậy, thực chất của việc cho vay của Ngân hàng Đông Dương là chiếm đoạt ruộng đất của nông dân tập trung vào trong tay bọn đại địa chủ Pháp. Và điều này đã gây nên một sự xáo trộn về kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở Việt Nam.

Qua tín dụng cho vay của Ngân hàng Đông Dương phần lớn nguồn vốn vay đó chỉ đến tay các địa chủ (trong đó có địa chủ Việt Nam). Điều này đã biến tầng lớp địa chủ dần dần trở thành “rường cột của xã hội đương thời” (so với Nam Kỳ thì Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhỏ bé hơn). Với chính sách đó đã nói lên phần nào đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.


lối chính sách của Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam là “dùng người Việt trị người Việt”.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 18

Chính điều này đã góp phần thổi bùng ngọn lữa đấu tranh của người nông dân, thợ thủ công Việt Nam ngày càng quyết liệt hơn. Họ đã trở thành lực lượng nòng cốt (cùng với công nhân) trong cuộc đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai.

* Kinh doanh vàng, kim loại quý và cầm cố

Ngân hàng Đông Dương mua bán vàng và kim loại quý chủ yếu cho Chính phủ, dùng để cân đối hệ thống kim bản vị để phát hành tiền. Lĩnh vực đồ trang sức được tiêu thụ lúc này không lớn, chủ yếu là sính lễ trong cưới xin và dành cho tầng lớp danh gia vọng tộc. Còn nhân dân lao động có chút ít vàng bạc làm của để dành, phòng thân khi đau ốm. Nổi lên nhất cho việc mua bán vàng và kim loại quý kết hợp với cho vay nặng lãi là các hiệu cầm đồ. Chúng được Ngân hàng Đông Dương hà hơi tiếp sức thành lập nhằm tạo chân rết thâu tóm mặt hàng quý hiếm này.

Các hiệu cầm đồ đã có mặt ở Việt Nam ngay từ khi quân Pháp mới sang xâm chiếm. Năm 1884 ở Nam Kỳ đã có 5 hiệu cầm đồ [57; tr.298] và sau đó càng phát triển mạnh đến mức một người Pháp đã thốt lên: “Các hiệu cầm đồ rất phồn thịnh ở Nam Kỳ. Người ta thấy những chi nhánh của chúng trong bất cứ một thị trấn tương đối quan trọng nào” [91; tr.206].

Sự phồn thịnh của chúng có liên quan mật thiết đến chính sách mở sòng bạc khắp nơi của thực dân Pháp. Trong khi bị ma cờ bạc ám ảnh thì người đánh bạc quên đi mọi chuyện. Bao nhiêu của cải dành dụm như vòng, nhẫn vàng hoặc đồ dùng quý trong nhà thế là nối gót nhau tới nằm ở các cửa hiệu cầ m đồ để có tiền đi đánh bạc. Còn rất nhiều người hoặc bị sưu thuế nặng nề, hoặc vì phải chạy tiền cho người nhà bị thực dân Pháp bắt giam do bị tình nghi làm cách mạng, hoặc vì mất mùa nên cũng phải đem cầm đồ tưởng rằng một thời gian sau làm ăn khá giả sẽ được chuộc lại. Nhưng sự chuộc lại đồ đã mang đi cầm cố đó là cả một vấn đề đối với họ. Lý do là vì tư bản Pháp chỉ cho vay một số tiền bằng 1/3 giá trị của đồ vật đem đi cầm và hạn cho vay chỉ được 6 tháng, lãi tính 4%/tháng (tức


48%/năm). Quá hạn 6 tháng nếu người cầm đồ không có tiền chuộc sẽ bị mất đứt đồ đem đi cầm.

Theo tổng kết, nguồn lãi mà ngân hàng thu được từ các hiệu cầm đồ rất nhiều. Ví dụ các hiệu cầm đồ ở Nam Kỳ năm 1932 đã cho vay 13.353.219$, thì thu lãi ròng về Ngân hàng Đông Dương là 2.095.050$ đây là mức lãi khổng lồ. Không dừng ở đó, để hợp thức hóa cho việc độc quyền thu mua toàn bộ vàng và kim loại quý, nghị định ngày 27/9/1939, chính quyền thực dân buộc các hiệu cầm đồ phải bán lại cho Ngân hàng Đông Dương toàn bộ số vàng hoặc kim loại quý mà khách hàng không có khả năng chuộc lại. Chính điều này giúp ngân hàng có điều kiện thâu tóm và trữ kim loại vàng ngày càng nhiều, trong khi đó người dân Việt Nam phải tan cửa nát nhà.

4.2.1.2. Chính sách xuất khẩu lúa gạo và độc quyền nấu rượu

* Chính sách xuất khẩu lúa gạo

Chính sách xuất khẩu lúa gạo của Pháp đã tác động không nhỏ đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Sài Gòn chuyên về xuất khẩu mặt hàng này (vì lúa gạo xuất khẩu chủ yếu từ Nam Kỳ). Ngân hàng sẽ cung ứng vốn cho các nhà xuất khẩu và thực hiện các giao dịch chuyển - đổi tiền. Mặc dù tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam biến động, tỉ giá hối đoái của đồng bạc Đông Dương tăng hay giảm nhưng doanh thu của ngân hàng trong hoạt động này không bao giờ lỗ.

Nghịch lý của chính sách xuất khẩu lúa gạo là, trong lúc đế quốc Pháp cố vơ vét lúa gạo Nam Kỳ để xuất khẩu sang Hong Kong, Singapore (Xem Phụ lục Biểu đồ 5: Gạo xuất khẩu từ Sài Gòn qua Singapore từ năm 1900 - 1936),… thì nhân dân Bắc và Trung Kỳ thiếu gạo ăn phải nhập khẩu từ Hong Kong, có khi lại nhập khẩu chính gạo của Việt Nam vừa xuất sang.

Theo con số chính thức của sở Thương chính thì Bắc Kỳ năm 1887 nhập khẩu gạo tới 6.300.000 francs, năm sau còn cao hơn, nhưng vẫn xảy ra nạn đói cuối năm 1887, trong lúc đó thì gạo Nam Kỳ vẫn cho xuất khẩu với giá rẻ mạt. Điều này cho thấy chúng độc ác biết chừng nào.


Về giá cả, Sài Gòn bán qua Hong Kong mỗi bao lúa 0$90, còn Hải Phòng mua của Hong Kong mỗi bao 1$50. Quy Nhơn gần sát Nam Kỳ mà phải mua của Hong Kong gần 2$. Đến lúc giá lúa ở Bắc Kỳ lên vùn vụt tới 5$ mỗi bao vào cuối 1887, thế là đầu năm 1888 tư bản Pháp cho chở gạo Sài Gòn ra bán kiếm lời [9; tr.165].

Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), tư bản Pháp đổ vốn vào đầu tư rất mạnh vào nông nghiệp. Nhờ thế sản lượng gạo thu hoạch tăng cao. Tuy nhiên từ năm 1930, khủng hoảng kinh tế tác động đến Việt Nam giá gạo xuống thấp và các nhà xuất khẩu gạo không thể mang gạo đi xuất khẩu được. Tiền thu được ít điều này không chỉ tác động xấu đến nông dân, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến các địa chủ, các nhà xuất khẩu. Một bộ phận trong số họ đã bị phá sản do đã dốc hết vốn vào đầu tư cho nông nghiệp. Trong số vốn họ bỏ ra đầu tư thì có một phần là họ vay của ngân hàng. Do giá gạo xuống thấp, số tiền thu về không đủ thanh toán nợ cho ngân hàng nên tài sản của họ đã bị phát mãi, nhiều gia đình lâm vào cảnh tan cửa nát nhà.

Năm 1940, Nhật vào Việt Nam. Ngày 6/5/1941, Nhật ký với Pháp Hiệp ước theo đó hàng năm Pháp phải cung cấp đủ nhu cầu lương thực cho Nhật. Từ đây Pháp vừa phải vơ vét gạo cung cấp cho Nhật, vừa vơ vét cung cấp cho mình. Chính sách vơ vét lúa gạo của Pháp - Nhật đã dẫn đến tình trạng đời sống nông dân bị kiệt quệ. Giá sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là giá lương thực. Giá gạo ở Bắc Kỳ tháng 10/1944 là 150$/tạ, tháng 12 là 500$ và tháng 2/1945 là 1000$ [16; tr.361].

Năm 1944 bị mất mùa, nhưng Pháp vẫn phải xuất sang Nhật 900.000 tấn gạo, cộng thêm số gạo cung cấp cho quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương. Ngoài ra, Pháp còn dùng gạo để nấu rượu và đốt thay than... Hậu quả là gần 2 triệu người, chủ yếu là Bắc Kỳ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) bị chết vì đói không có gạo ăn.

Thông qua những chính sách thủ đoạn nói trên đã phá hoại nền kinh tế Việt Nam đồng thời làm đảo lộn đời sống của nhân dân Việt Nam đặc biệt là những vùng nông thôn. Nó buộc nhân dân ta phải vùng lên đấu tranh chống lại sự áp bức


bóc lột của thực dân Pháp (từ 1940 có thêm Nhật). Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng là một điều tất yếu.

* Chính sách độc quyền nấu rượu

Chính sách về công nghiệp của thực dân Pháp không chỉ tác động đến nền kinh tế Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam và ở đây chúng ta cần phải nói đến đó là chính sách về ngành công nghiệp chế biến rượu.

Uống rượu, ăn trầu… đó là những thói quen của ông cha ta từ bao đời nay nên bất cứ gia đình nào trong những ngày giỗ, ngày tết hoặc khi tiếp khách đều dùng đến rượu,… vì thế mức tiêu thụ về rượu hàng năm là khá lớn. Chính vì lẽ đó nên từ khi bắt đầu đặt chân xâm lược Việt Nam, chính quyền t hực dân đã đặc biệt chú ý đến ngành nấu rượu và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tư bản Pháp kinh doanh lấy lời.

Ngày 22/11/1864, Phó đô đốc, Thống đốc, Tư lệnh Nam Kỳ ra quyết định về việc cho phép cung cấp rượu, nước và gạo. Theo đó, những nhà nấu rượu vang rượu mạnh phải có môn bài được tái cấp mỗi 6 tháng với tiền thuế nộp 6 đồng mỗi kỳ xin cấp. Môn bài do thanh tra bản xứ vụ cấp và lập sổ đăng ký. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1865 [64; tr.168]. Và độc quyền nấu và bán rượu ta đã giao cho một số ít người Hoa ở Nam Kỳ... Có thể nói đây là bước đi đầu tiên để bóp chết nghề nấu rượu của nhân dân ta. Họ đã lý giải cho việc làm này là để tiện việc thu thuế và đảm bảo mức thu thuế. Không dừng ở đó bước tiếp theo vào năm 1885, chúng mở nhà máy rượu ở Sài Gòn để tranh nguồn lợi từ việc bán rượu với người Trung Hoa.

Ở Trung Kỳ thì độc quyền nấu rượu Pháp đã giao cho người Hoa từ năm 1889. Riêng Bắc Kỳ thì nhân dân ta vẫn được tự do nấu rượu đến năm 1902 (vì trước đó do tình hình chính trị ở Bắc Kỳ chưa ổn định nên không cho phép Pháp đặt chế độ độc quyền nấu rượu). Tuy nhiên để tạo thuận lợi trong việc kinh doanh của các nhà máy rượu Pháp thì chúng đã tạo điều kiện bằng cách giảm nhẹ tiền thuế từ 20% đến 40% cho họ [5; tr.186].


Ngày 9/3/1900, Toàn quyền Đông Dương quy định việc hành nghề trong hãng chưng cất rượu và xưởng chế biến rượu mùi ở Đông Dương [95; tr.458]. Mục đích là để hạn chế các nhà sản xuất rượu nhỏ của Việt Nam bằng cách ra lệnh bắt các nhà máy nấu rượu phải có nhà xưởng xây bằng gạch kiên cố và phải có giấy phép bán rượu. Các nhà nấu rượu nhỏ của Việt Nam vì không có vốn nên không thể đáp ứng yêu cầu đó vì thế đã phải bỏ nghề.

Tiếp theo, ngày 10/12/1902, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc bán rượu, theo đó các nhà kinh doanh phải có giấy phép bán rượu (ghi ở thiên 9) [93; tr.1267]. Chỉ có các nhà máy rượu của tư bản Pháp mới có đủ điều để được tiếp tục phát triển với quy mô rất lớn. Cho đến năm 1902, hai công ty Pháp: “Công ty cất rượu Đông Dương” và “Công ty cất rượu Bắc Kỳ” chính thức độc quyền nấu và bán rượu ở Bắc Kỳ và ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Từ năm 1905, công ty cất rượu Đông Dương vươn tay vào Nam Kỳ. Để tạo điều kiện cho các công ty Pháp, động thái tiếp theo của Pháp là buộc các tỉnh có bán rượu bản xứ, bắt buộc phải đóng vô chai mang các hệ thống bảo đảm như nhãn hiệu và dấu đóng của Nhà nước theo Nghị định ngày 27/4/1905 của Toàn quyền Đông Dương [94; tr.563]. Có thể nói, Chính phủ Pháp đã tìm mọi cách để bóp chết ngành nấu rượu của Việt Nam và tạo mọi điều kiện để các công ty Pháp nắm độc quyền trong lĩnh vực này. Trước các quy định của Chính phủ Pháp, các nhà tư sản người Hoa tìm cách phản đối nhưng rút cục họ chỉ còn được quyền sản xuất 30% số rượu tiêu thụ ở miền Nam và bắt buộc phải nộp thuế cao hơn 1/3 thuế suất của công ty Pháp phải chịu [5; tr.186].

Theo Nghị định ngày 11/10/1923, Toàn quyền Đông Dương ấn định số lượng rượu cho các nhà sản xuất rượu ở thuộc địa được phép sản xuất là 1.133 hectolit (113.300 lít) thì công ty cất rượu Đông Dương được quyền sản xuất là 868,6278 hectolit (86.862,78 lít) chiếm hơn 2/3 số lượng rượu [96; tr.2001].

Trước sự phản đối của các tầng lớp nhân dân Việt Nam về chế độ độc quyền nấu và bán rượu giao cho các công ty Pháp và Trung Hoa đặc biệt là giao cho hãng


Phông-ten. Mãi cho đến năm 1933, thực dân Pháp mới bãi bỏ chế độ độc quyền nấu rượu. Lúc này ai có đủ điều kiện sẽ được tự do hành nghề nấu rượu.

Tuy nhiên, thực dân Pháp lấy lý do các nhà sản xuất rượu nhỏ Việt Nam không có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm nên vẫn cấm kinh doanh.

Rốt cuộc mặc dù chế độ độc quyền nấu rượu đã bị bãi bỏ nhưng trong thực tế nó vẫn tồn tại và chỉ là mở rộng độc quyền ấy cho một số nhà tư sản Việt Nam kinh doanh rượu như công ty Văn Điển (Bắc Kỳ Nam Tửu công ty), công ty Nam- đồng-ích… Tính đến năm 1938, các nhà máy rượu của Pháp vẫn bán được rượu nhiều nhất ở Đông Dương với mạng lưới hơn 5,5 vạn điểm bán hàng. Công ty cất rượu Đông Dương vẫn giữ được đặc quyền chỉ riêng năm 1941, công ty đã cung cấp 70% tổng lượng rượu tức 59.400.000 lít [15; tr.516].

Mặt khác, thực dân Pháp đã tìm mọi cách cấm ngặt không cho nhân dân Việt Nam được nấu rượu. Ai bị bắt vì nấu “rượu lậu” có thể bị phạt từ 500 francs đến

5.000 francs và bị tù từ 15 tháng đến 3 năm. Ai bắt được quả tang có “rượu lậu” trong nhà hay đem đi ngoài đường cũng có thể bị phạt từ 25$ đến 500$ và bị tù từ 8 ngày đến 3 năm [5; tr.188]. Dù vậy cũng không cấm được người dân nấu rượu, bởi lẽ ngoài việc kiếm kế sinh nhai, có rượu để dùng, điều quan trọng hơn họ tận dụng bã rượu để chăn nuôi, góp phần làm tăng thêm nguồn thu nhập.

Thực dân Pháp biết rõ vấn đề này nên một mặt “nhà đoan” của chính quyền thực dân tăng cường kiểm soát gắt gao, dùng nhiều bọn chỉ điểm ở nông thôn đồng thời chúng dùng lính đoan đi bắt bớ những người nấu rượu.

Từ năm 1933 trở đi, chính quyền thực dân còn bắt bọn tổng lý phải chịu trách nhiệm liên đới nếu trong hạt họ có người bị bắt vì nấu rượu lậu. Nhưng chúng cũng không quên khen thưởng cho những người có công chỉ điểm và cấp giấy khen, phần thưởng cho nhiều quan huyện và tổng lý vì đã tìm cách bắt dân mua hết số rượu được giao.

Chế độ độc quyền sản xuất rượu của chính quyền thực dân đã làm cho nông thôn Việt Nam bị xáo trộn. Nhiều kẻ thù oán nhau, muốn hại người trái ý với mình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023