Kết Quả Kinh Đoanh Đường Sắt Giữa Chính Phủ Pháp Và Công Ty Hỏa Xa Vân Nam


Campuchia để chúng có thể bóc lột được nhiều nhất và không muốn để các nước thuộc địa phát triển, và cố tình tìm cách duy trì mãi chế độ thuộc địa này.

* Trong lĩnh vực giao thông vận tải

Để đánh giá rõ các tác động của chính sách giao thông vận tải, chúng tôi đi sâu đánh giá loại hình đầu tư xây dựng của thực dân Pháp mà có sự đầu tư góp vốn của ngân hàng đó là tuyến đường sắt.

Nói đến vấn đề phát triển giao thông ở Việt Nam dưới thời Pháp, không thể không đề cập đến hệ thống giao thông đường sắt. Có thể nói việc phát triển đường sắt được chính quyền thực dân và tư bản Pháp chú trọng bỏ vốn đầu tư xây dựng. Lý giải cho vấn đề này, chúng ta cần nhận thấy rõ những mục đích sâu xa mà thực dân Pháp đẩy mạnh xây dựng đường sắt ở Việt Nam.

Mục đích thứ nhất, nhằm phân tán dân cư và thị uy sức mạnh của đế quốc Pháp, mặt khác giúp cho việc vận chuyển hàng hóa nhanh và rẽ hơn.

Năm 1902 Edmond Blanchet trong bản luận án về đường sắt Đông Dương có viết: “Lịch sử dạy chúng ta rằng: bao giờ các cuộc nổi dậy của các dân tộc bị chinh phục cũng phát sinh ở những vùng dân cư đông đúc. Vì vậy, phân tán dân chúng đi khắp các vùng trong xứ, giảm bớt tầm quan trọng của các trung tâm lớn… đó là hành động theo chính sách phòng xa…”

Mục đích thứ hai, là xây dựng phương tiện để dễ dàng vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân Việt Nam.

Hai mươi mốt năm sau, năm 1923 cựu Toàn quyền Albert Sarraut trong hồi ký về chương trình khai thác thuộc địa còn viết rõ hơn:“Đường sắt phải có mục đích đưa tới các cửa bể và nhận ở đó tất cả khối lượng vận chuyển. Người ta sẽ phí công trồng các thứ để xuất cảng nếu không thể chuyên chở các thứ đó đi được… Nước Pháp có thể tìm thấy ở thuộc địa tất cả các thứ kim khí mà nền kỹ nghệ Pháp cần dùng. Nhưng cần phải để cho nước Pháp có thể nhận được các thứ đó, vì vậy cần phải xây dựng đường sắt…” [133].

Mục đích thứ ba, trong việc xây dựng đường sắt, thực dân Pháp cũng đề cập tới việc lợi dụng phương tiện vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng này để đem quân đi đánh dẹp các cánh quân khởi nghĩa của nhân dân ta.


Mục đích thứ tư, được ghi trong đạo luật ngày 2/3/1919, nhờ đó mà các nhà tư bản kỹ nghệ nặng Pháp có thể tha hồ bán các thiết bị đường sắt, đầu máy, toa tàu,… với một giá rất cao. Tư bản ngành đường sắt của Pháp đã được Ngân hàng Đông Dương hỗ trợ vốn để triển khai, lại được đế quốc Pháp cho chính quyền Đông Dương cho vay để thanh toán nên tất cả bọn chúng thu được rất nhiều khoản lãi thậm chí cả lãi đơn, lãi kép thông qua xây dựng đường sắt Đông Dương.

Mục đích cuối cùng, là thực dân Pháp dự định dùng đường sắt để chuẩn bị bàn đạp đánh Trung Hoa. Đây là chủ đích rất quan trọng mà thực dân Pháp đã chú ý tới ngay từ khi mới đánh chiếm Nam Kỳ.

Với tất cả các mục đích trên, năm 1898, Toàn quyền Paul Doumer đưa ra kế hoạch làm đường sắt cho Đông Dương. Tuy nhiên, không phải tới năm 1898 mới bắt đầu làm đường sắt. Từ năm 1881 tới năm 1885 Pháp đã làm xong tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Điều đó đủ thấy toan tính của thực dân Pháp xa đến mức nào.

Chưa dừng ở đó, con đường Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn hoàn thành đã tiêu tốn tiền công quỹ một khoản rất lớn. Và một điều quan trọng ở đây là chính quyền thực dân bỏ tiền ra để xây dựng tuyến đường sắt này không phải là để phục vụ cho việc đi lại hay mục tiêu kinh tế mà là mục tiêu quân sự để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. Chúng dùng con đường này để hành binh. Tuy nhiên, công việc làm đường sắt của chúng luôn bị nghĩa quân ta tập kích đánh phá, đặc biệt là nghĩa quân Đề Thám.

Chương trình Paul Doumer được thiết lập 1898 dự định xây dựng tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương. Viên Toàn quyền này tâm đắc và dự kiến làm xong trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên trong suốt 55 năm, từ năm 1881 (tính từ khi Pháp xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho) đến năm 1936 (đợt 8 đoạn Đà Nẵng - Nha Trang) thì con đường sắt xuyên Đông Dương vẫn chưa thể hoàn thành.

Nói về khía cạnh khai thác đường sắt chúng ta nhận thấy hàng năm đều thu được nhiều lãi. Ví dụ: năm 1913 lãi thu được là 1.127.000$, năm 1925 được


1.819.000$, năm 1929 được 858.000$ [140; tr.32]. Như vậy, Chính phủ Đông Dương cũng thu được lãi trong lĩnh vực kinh doanh này.

Tuy nhiên, số tiền lãi mà chính quyền thu được nhiều hay ít đều chảy vào túi của Ngân hàng Đông Dương cũng như tư bản Pháp như bảng kết quả dưới đây.

Bảng 4.6. Kết quả kinh đoanh đường sắt giữa Chính phủ Pháp và Công ty hỏa xa Vân Nam


Năm

Đường Chính phủ Đông Dương kinh

doanh

Đường Công ty hỏa xa Vân Nam kinh

doanh

Tổng số thu ($)

Chiều dài (km)

Tổng số thu ($)

Chiều dài (km)

1913

1922

1930

1938

1.744.000

3.324.000

5.521.000

7.782.000

1.167

1.219

1.539

2.185

3.095.000

4.602.000

5.021.000

9.708.000

848

848

848

848

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 17

Nguồn: Hồ sơ số 34046, phông Phủ thống sứ Bắc Kỳ, TTLTQG I, Hà Nội và Bulletin éonomique de l’Indochine, ngày 1/2/1915, tr.112; Bulletin éonomique de l’Indochine (1936), tr.1082- 1083 và Bulletin éonomique de l’Indochine (1939), tr.682.

Bảng trên cho ta thấy con đường do Chính phủ Đông Dương kinh doanh trực tiếp ngày càng dài và thậm chí đến năm 1938 còn dài 2,5 lần đường do công ty hỏa xa Vân Nam quản lý. Nhưng doanh thu mang về chính quyền thì rất ít nên ngân sách hàng năm phải bù vào phần lỗ vốn của con đường xuyên Đông Dương. Phần bù này không ai khác hơn là từ tiền thuế của người dân.

Ngược lại, tuyến đường do công ty hỏa xa Vân Nam trực tiếp kinh doanh số kilômét không thay đổi qua các năm (tổng chiều dài là 848km trong đó: đoạn Hải Phòng - Lào Cai dài 383km và đoạn Lào Cai - Vân Nam dài 465km) nhưng doanh thu đều tăng hằng năm. Sở dĩ doanh thu tăng theo lý giải của thực dân Pháp, là do con đường này một nửa đi trên đất Trung Quốc, một nửa thì nó đi qua những vùng đông đúc và đặc biệt là nó đi qua cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất của miền Bắc Việt Nam. Chính vì lẽ đó, khối lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu qua con đường này cũng rất nhiều nên doanh thu luôn tăng là điều dễ hiểu (Tham khảo Biểu đồ 2: Doanh thu tính theo km của tuyến đường sắt; Biểu đồ 3: Chi phí tính theo km của tuyến đường sắt; Biểu đồ 4: Lợi nhuận của tuyến đường sắt).


Rõ ràng Ngân hàng Đông Dương đã rất khôn khéo trong việc đầu tư vốn để khai thác con đường này. Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương được giao phụ trách việc tài trợ cho các công trường phụ trách các công tác công chính cùng với việc “quá vận” thuốc phiện của Vân Nam, từ khi khai trương đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam và đây cũng là lý do vì sao công ty hỏa xa Vân Nam luôn hoạt động có lãi và lãi tăng nhanh từ khi tuyến đường được đưa vào khai thác.

Tuy nhiên, để có những con tàu phục vụ cho lợi ích của chính quyền thực dân cũng như bọn tư sản Pháp thì biết bao xương máu của nhân dân ta đã đổ xuống. Và cũng như những người nông dân, những người công nhân trong các đồn điền, hầm mỏ họ cũng bị bọn tư sản Pháp bóc lột tiền lương và sức lao động. Không chỉ vậy những hệ lụy từ các bến tàu đem lại cho người dân Việt Nam cũng không nhỏ như nạn rượu chè, cờ bạc, hút chích…

4.1.2. Tác động tích cực

Ngân hàng Đông Dương ra đời và được phép phát hành tiền, đặc biệt là tiền giấy được chấp nhận, được thanh toán rộng rãi, hình thành thói quen sử dụng tiền trong nhân dân, đã cho thấy sự thành công của Ngân hàng Đông Dương và Chính phủ Pháp, đánh dấu cho sự khởi đầu của việc tiền giấy lưu hành không chỉ ở thời Pháp thuộc mà còn sử dụng cho đến ngày nay (mặc dù khi Hồ Quý Lý lên ngôi vua năm 1400 đã cho phát hành và lưu hành tiền giấy nhưng không được dân ta chấp nhận). Nên có thể nói rằng, trong các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây không có tiền giấy mà loại tiền được lưu hành và sử dụng phổ biến chỉ là tiền kim loại.

Khi Pháp xâm lược Việt Nam để độc chiếm nền kinh tế Việt Nam thì bắt buộc Pháp phải kiểm soát được vấn đề lưu thông tiền tệ. Muốn làm được điều đó người Pháp phải có một đồng tiền chỉ huy. Vì thế, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Đông Dương chức năng phát hành tiền. Đây là chức năng “độc nhất vô nhị” của Ngân hàng Đông Dương. Bên cạnh tiền đồng thì tiền giấy cũng được ngân hàng phát hành và cho lưu hành. Nếu như thời nhà Hồ tiền giấy không được nhân dân ta chấp nhận thì thời Pháp tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành lại được nhân dân ta chấp nhận và đã trở thành đồng tiền độc tôn tại Việt Nam.


Tiền tệ thống nhất đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Giờ đây mọi trao đổi, thanh toán quốc tế đều dựa trên đồng bạc Đông Dương. Sự thuận lợi của công cụ thanh toán này đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán và nhờ thế hàng hóa Việt Nam đã từng bước có mặt trên thị trường quốc tế.

Về hoạt động hối đoái, đây là lĩnh vực mới xuất hiện tại Việt Nam thời kỳ này. Tuy nhiên, thông qua hoạt động này Ngân hàng Đông Dương đã góp phần giúp Chính phủ Pháp điều tiết nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Ngân hàng Đông Dương đã làm rất tốt trong việc kiểm soát kinh doanh ngoại hối một lĩnh vực mà ngày nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn còn rất khó quản lý. Việc kiểm soát tốt tỉ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thu hút nguồn vốn ngoại hối đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Việt Nam. Ngân hàng Đông Dương đã rất thành công trong lĩnh vực hoạt động này và đã giúp cho Chính phủ ổn định đồng tiền, điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong một chừng mực nào đó.

Thông qua hoạt động hối đoái một mô hình kinh doanh hiện đại xuất hiện tại Việt Nam. Giờ đây các nhà kinh doanh trong và ngoài nước có thể chuyển tiền và nhận tiền nhanh chóng thông qua ngân hàng. Đánh dấu sự khởi đầu của hình thức kinh doanh hiện đại. Các bên đối tác có thể tin tưởng lẫn nhau thông qua sự bảo lãnh của ngân hàng.

Chính sách đầu tư tài chính của Ngân hàng Đông Dương lúc bấy giờ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua hoạt động đầu tư của ngân hàng mà ngành ngoại thương của Việt Nam đã phát triển. Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt trên thị trường quốc tế. Đánh dấu cho sự mở đầu hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Với mô hình kinh doanh đồn điền (lúa gạo, cao su, chè…) một số máy móc, tư liệu sản xuất cũng được tư bản Pháp nhập khẩu vào, đã bước đầu đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta (mặc dù lúc bấy giờ Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi thời).


Sự ra đời của tuyến đường sắt đã góp phần làm cho nền kinh tế Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng phát triển. Nhờ có phương tiện vận chuyển này mà hàng hòa Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới ngày càng nhiều. Việc giao thương buôn bán với các nước nhờ đó cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này đã thu hút vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam ngày càng tăng. Lợi nhuận mà tư bản Pháp thu được cũng vì thế mà tăng lên. Mặc dù tuyến đường sắt ra đời nhằm phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa nhưng nó cũng phần nào giúp cho việc đi lại của người dân thuận lợi hơn. Qua đó góp phần phân bố lại dân cư, thu hút những dòng người di cư lên thành thị kiếm sống (nông dân ra thành thị sống vào làm ở các nhà máy xí nghiệp và trở thành công nhân). Hình thành các khu đô thị mới. Có thể nói, hệ thống xe lửa đã đạt được một sự thành công lớn. Số lượng hàng hóa được chuyên chở vào năm 1913 là 450.000 tấn, đến năm 1939 đã tăng lên đến

1.168.000 tấn. Số các hành khách tính theo các số kilô mét đã tăng lên gấp hai lần nhiều hơn vào năm 1929 so với năm 1913, trong khi đó, chiều dài của hệ thống đường sắt chỉ tăng lên có một phần tư (1/4), và việc này, đã diễn ra tại các vùng có mật độ dân số rất thấp [20; tr.464]. Riêng tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam đã vận chuyển một số lượng lớn hàng hóa thương mại trong các khu trung tâm và đặc biệt chủ yếu là hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam sang Vân Nam (Xem Phụ lục Bảng 2: Bảng trọng tải thực khối lượng hàng hóa thương mại vận chuyển từ năm 1918-1926).

Việc Ngân hàng Đông Dương dùng nguồn vốn của Chính phủ hay nguồn vốn huy động để trực tiếp đầu tư, mở xí nghiệp kinh doanh ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế (miễn là có lợi nhuận cao), thâu tóm và lũng đoạn thị trường, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách hiện nay. Do đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay, rút kinh nghiệm đã nghiêm cấm các Ngân hàng Thương mại dùng vốn huy động để mở công ty và trực tiếp kinh doanh, cũng như tham gia đầu tư ngoài ngành.

Tóm lại: Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương đã góp phần hình thành nền kinh tế thuộc địa. Với sự hoạt động tích cực của nó, một cấu trúc kinh tế mới, hiện


đại lần đầu tiên xuất hiện: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và đặc biệt là tài chính - ngân hàng (ngành mới). Và ở một mức độ nào đó Ngân hàng Đông Dương cũng đã góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ.

4.2. Tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với xã hội Việt Nam

4.2.1. Tác động tiêu cực

4.2.1.1 Hoạt động tín dụng, quản lý buôn bán vàng, kim loại quý và cầm cố

* Hoạt động tín dụng

Ngay từ khi được thành lập, Ngân hàng Đông Dương đã tìm cách cho người nông dân Việt Nam vay nhằm mục đích thâu tóm các hoạt động thương mại, đồng thời bóp nghẹt tư bản Ấn kiều, Hoa kiều và địa chủ Việt Nam. Ngoài mục đích kinh tế, cho vay theo mùa còn nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Đánh giá về chính sách cho vay theo mùa, Phủ Thống đốc Nam Kỳ đã khẳng định: “cho vay theo mùa sẽ loại trừ được nạn cho vay nặng lãi, một căn bệnh trầm trọng của xã hội, giúp cho sự thịnh vượng chung của xứ sở” [125]. Tuy nhiên, tác động của hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng Đông Dương đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam không hoàn toàn sáng sủa như vậy.

Thời hạn hoàn trả vốn và lãi vay trong vòng từ 4 - 8 tháng mà ngân hàng đặt ra hoàn toàn dựa vào thời vụ trồng lúa. Thời hạn này chưa tính đến thị trường của sản phẩm nông nghiệp vì sau vụ mùa, giá thóc lúa rất rẻ nên người trồng không dại gì đem bán ngay. Ngoài ra, người đi vay không chỉ vay tiền đầu tư cho vụ mùa mà còn cho những công việc khác như khai hoang, làm thủy lợi… Trong nhiều trường hợp, đây mới thật sự là những việc cần vốn đầu tư lớn [124]. Vì thế, thời hạn cho vay như trên khó có thể đáp ứng được yêu cầu của người đi vay. Nhưng ngân hàng và chính quyền thuộc địa vẫn duy trì thời hạn cho vay này là bởi nó giúp quay vòng vốn nhanh hơn và hạ thấp độ rủi ro, bất trắc trong quá trình cho vay.

Mang danh nghĩa là cho vay để giúp đỡ nông dân có vốn tăng gia sản xuất và lãi suất nhẹ hơn tư bản Hoa, Ấn và địa chủ Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế người nông dân muốn vay được tiền của Ngân hàng Đông Dương thì phải làm đơn


xin vay và theo quy định đơn được coi là hợp lệ khi có đủ chữ ký của kỳ hào và phải có đóng dấu của xã. Những thủ tục gắt gao đó đã làm cho tín dụng cho vay theo mùa hầu như không thể đến được với người nông dân Nam Kỳ. Đến năm 1876, cách thức cho vay được thay đổi. Nông dân muốn vay thì phải vay tập thể, lấy làng làm đơn vị và kỳ hào phải chịu trách nhiệm về việc đôn đốc trả nợ tập thể. Điều này đã tạo cơ hội cho kỳ hào ăn chặn một phần vào số tiền vay khiến nông dân vay ít mà phải trả nhiều. Không những thế, thời hạn cho vay ngắn khiến họ thường phải bán tống bán tháo nhà cửa ruộng vườn để trả nợ quá hạn.

Những điều trên cho thấy chính sách tín dụng mới cũng hà khắc không kém gì so với trước đây. “…Những người nông dân An Nam hiền lành tưởng thời đại giàu có đã tới. (Vì tưởng vay không nguy hiểm gì mà lại có vốn sản xuất theo sự tuyên truyền của tư bản Pháp - Nguyễn Khắc Đạm chú). Trong cái ảo ảnh lừa dối đó… không biết bao nhiêu gia sản đã bị chìm nghỉm không cách gì gỡ lại” [91; tr.192].

Không những người nông dân có rất ít cơ hội hưởng lợi từ hoạt động cho vay theo mùa, ngay cả chính quyền thuộc địa cũng chỉ nhận được phần lãi không đáng kể mặc dù theo lý thuyết, khoản thu này có quy mô khá lớn. Lý do là số nợ đọng do chính quyền thuộc địa đứng ra bảo đảm, bảo lãnh và chịu trách nhiệm ngày càng lớn. Phần lớn khoản thu ngân sách từ hoạt động cho vay này được chính quyền thuộc địa dùng để bù vào những khoản thâm hụt từ nợ khó đòi và việc vận hành bộ máy theo dõi, quản lý đòi nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, vì có đến 20% cổ phần trong Ngân hàng Đông Dương nên chính quyền tích cực đứng ra bảo lãnh cho ngân hàng. Ở đây, có một sự kết hợp giữa “chính quyền” và “tài quyền” trong việc khai thác và cai trị thuộc địa.

Khi mô hình Hội Nông tín tương tế (SICAM) ra đời, Ngân hàng Đông Dương cũng tham gia với tỷ trọng lớn. Ngân hàng Đông Dương buộc chính quyền thực dân và ban quản trị các SICAM có nhiệm vụ đảm bảo việc hoàn vốn và lãi đúng kỳ hạn. Trong khi đó Ngân hàng Đông Dương chỉ việc ngồi một chỗ bỏ vốn ra và sẽ có cả một bộ máy thực dân và địa chủ quản lý và thu hộ. Rõ thực không

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí